Các Nghiên Cứu Trước Liên Quan Đến Vốn Xã Hội, Việc Làm Và Thu Nhập


chọn việc làm và mức lương phù hợp. Tiền lương, hiệu quả làm việc và niềm tin nơi làm việc là chất keo kết dính giữa NLĐ với việc làm (Helliwell & Huang, 2010).

Mô hình Lewis (1954) hay mô hình hai khu vực

Lewis (1954) nghiên cứu và đưa ra mô hình hai khu vực tại các quốc gia mới phát triển (hay còn gọi là lý thuyết kinh điển). Theo Lewis (1954) tại các quốc gia này có sự dịch chuyển lao động giữa hai khu vực kinh tế. Với khu vực kinh tế truyền thống (nông nghiệp) thì lực lượng lao động dư thừa rất nhiều, nếu dịch chuyển lượng lao động thừa này cũng không gây ảnh hưởng lớn đến sản lượng trong khu vực kinh tế. Trong khi đó, khu vực kinh tế hiện đại (công nghiệp) ở đô thị phát triển, nguồn lực lao động khan hiếm, cầu về lao động tăng sẽ dẫn đến tiền lương danh nghĩa tăng. Hấp lực về cầu lao động và tiền lương của khu vực này sẽ thu hút nguồn lực lao động dư thừa từ khu vực truyền thống sang. Sự dịch chuyển này giúp tạo ra nhiều sản phẩm và lợi nhuận cho doanh nghiệp và thu nhập của người lao động cũng gia tăng. Đây cũng là động lực cho các quốc gia thay đổi mô hình kinh tế và mô hình tăng trưởng. Lý thuyết này giúp giải thích xu hướng dịch chuyển lao động, trong đó yếu tố tiền lương, điều kiện làm việc sẽ quyết định sự lựa chọn của người lao động.

Lý thuyết di cư do chênh lệch thu nhập kỳ vọng của Harris và Todaro (1970)

Harris và Todaro cho rằng, sự điều chỉnh thu nhập và tiền lương giữa các khu vực kinh tế tạo ra sự di dân. Ở các nước đang phát triển thì tiền lương ở khu vực nông thôn thường là thấp hơn khu vực đô thị. Chính sự khác biệt về tiền lương ở 2 vùng này hình thành nên quá trình dịch chuyển dân cư (lao động). Quá trình này là tự phát và chịu sự tác động của thu nhập. Những khu vực có nhiều việc làm hơn, tìm việc dễ hơn và với mức tiền lương hay thu nhập cao hơn thì sẽ hút một lượng lao động chuyển đến.

Qua các lý thuyết về tiền lương, việc làm và thu nhập nêu trên ta thấy, việc làm và thu nhập luôn là hai vấn đề song hành của người lao động (NLĐ). Việc làm quyết định mức thu nhập; thu nhập sẽ quyết định mức chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư của cá nhân, HGĐ (Keynes, 1937). Vì thế, NLĐ sẵn sàng di chuyển từ nơi làm việc có thu nhập thấp sang nơi có thu nhập cao hơn. Sự thay đổi nơi làm việc và liền với đó là vấn đề tiền lương, sự giảm thiểu những rủi ro do chỉ có một nguồn thu nhập của HGĐ. Điều này gắn liền với khung SKBV (DFID, 2007). Như vậy, các lý thuyết về việc làm, tiền lương hay thu nhập đều liên quan đến sinh kế của con người. Đôi khi, tiền lương không phải là yếu


tố quyết định với NLĐ, vì họ sẵn sàng làm việc ở nơi mà họ cảm thấy hài lòng và chấp nhận mức thu nhập thấp hơn vì những vấn đề xã hội như gần gia đình, gần nơi sinh ra, có nhiều bạn bè thân tình... Như vậy, hai khía cạnh việc làm và thu nhập không những gắn chặt với nhau mà còn gắn với các vấn đề xã hội. Câu hỏi đặt ra là việc làm quyết định thu nhập hay ngược lại? giữa việc làm & thu nhập và những vấn đề XH, quan hệ xã hội có MQH như thế nào. Đây là các câu hỏi lớn mà nhiều nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra lời giải đáp phù hợp. Vì thế, nghiên cứu VXH với việc làm và thu nhập vẫn còn là “mảnh đất màu mỡ” tạo không gian nghiên cứu cho nhà khoa học.

Lý thuyết hai khu vực của Lewis (1954) và lý thuyết “di cư chênh lệch thu nhập kỳ vọng” của Harris-Todaro (1970) chứng minh việc làm và thu nhập có mối hệ chặt chẽ. Nơi có thu nhập cao hơn sẽ là yếu tố tích cực dẫn đến sự dịch chuyển lao động từ nơi có thu nhập thấp hơn, tất yếu việc làm cũng có sự dịch chuyển theo. Các lý thuyết này cũng chỉ ra MQH của việc làm giữa các khu vực kinh tế và sự chênh lệch thu nhập của nó. Các lý thuyết này cũng gắn với khung SKBV (DFID, 2007). Theo DFID (2007), HGĐ cần ĐDHTN nhằm giảm thiểu những rủi ro do tập trung vào một nguồn thu nhập (nhất là thu nhập từ việc làm nông nghiệp) nhằm đảm bảo SKBV. Nghiên cứu này sẽ ứng dụng lý thuyết của Lewis (1954), Harris - Todaro (1970), Smith (1976) nhằm xem xét MQH giữa việc làm và thu nhập giữa các khu vực kinh tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

2.2.5. Lý thuyết khung sinh kế bền vững

Sinh kế (livelihood) là việc làm để kiếm ăn, kiếm sống. Trong thực tiễn, sinh kế được hiểu là những hoạt động mưu sinh hay kiếm sống, việc làm để tìm kế sinh nhai. Trong luận án này, sinh kế được sử dụng là những việc làm để tìm kế sinh nhai của người dân (Rakodi, 2014; Võ Văn Tuấn & Lê Cảnh Dũng, 2015; Nguyễn Đăng Hiệp Phố, 2016).

Vốn xã hội tác động đến việc làm và thu nhập của hộ gia đình - 9

Theo Chambers & Conway (1992), sinh kế bao gồm các khả năng, tài sản (vật chất và xã hội) và các hoạt động để kiếm sống. Sinh kế bền vững nghĩa là sinh kế có thể đối phó và phục hồi sau những cú sốc, duy trì hoặc nâng cao năng lực và tài sản của mình, đồng thời không làm suy yếu nguồn TNTN (Chambers, 1987; Hussein & Nelson, 1998; Rakodi, 2014).



Thể chế và

Tổ chức

Nội dung, điều kiện & xu hướng

Vốn sinh kế Thể chế & cơ cấu tổ chức


Chiến lược sinh kế


Kết quả sinh kế bền vững



Chính sách


Lịch sử Chính trị,

Điều kiện kinh tế vĩ mô


Khí hậu,

Sinh thái nông nghiệp,

Nhân khẩu học,

Sự phân hóa xã hội


Vốn tự nhiên


Vốn kinh tế/tài chính


Vốn con người Vốn xã hội

và những loại khác….


Thâm canh – Mở rộng nông nghiệp


Đa dạng hóa sinh kế


Di cư

Kế sinh nhai

1.Tăng số ngày làm việc

2.Giảm đói nghèo


3.Sức khỏe và khả năng cải thiện


Sự bền vững


4.Tăng cường khả năng thích ứng với sinh kế, tính dễ bị tổn thương và khả năng phục hồi

5.Đảm bảo tính bền vững của TNTN


Phân tích bối cảnh các điều kiện, xu hướng và đánh giá việc thiết lập

Phân tích các nguồn lực sinh kế: đánh đổi, kết hợp, trình tự, xu hướng

Phân tích ảnh hưởng của thể chế/ tổ chức đối với việc tiếp cận các nguồn lực sinh kế và thành phần của danh mục chiến lược sinh kế

Phân tích các danh mục và lộ trình chiến lược sinh kế

Phân tích kết quả và đánh đổi


Hình 2.2 : Khung phân tích sinh kế (IDS, 1996; Scoones, 1998)

Khung sinh kế bền vững được các tổ chức như IDS, IISD, IIED, UNDP, DFID nghiên cứu, phát triển nhằm đề ra những chính sách vĩ mô, giải quyết các phúc lợi của dân cư và HGĐ (Carney, 2002; Solesbury, 2003; Quan & Van Toan, 2012). Trong đó, khung sinh kế IDS (1996) và DFID (1999) được nhiều nghiên cứu sử dụng và bổ sung hoàn chỉnh (Scoones, 1998; Nguyễn Đăng Hiệp Phố, 2016). Khung sinh kế của IDS (1996) và khung sinh kế theo Scoones (1998) tương đồng nhau (Hình 2.2). Theo IDS (1996) và Scoones (1998) khung sinh kế có 5 thành phần: (i) nội dung, điều kiện và xu


hướng; (ii) các nguồn lực (vốn) sinh kế; (iii) thể chế và cơ cấu tổ chức; (iv) chiến lược sinh kế và (v) kết quả sinh kế. Sinh kế bền vững đạt được khi khả năng thích ứng với sinh kế, khả năng phục hồi sau những cú sốc tốt, đồng thời tài nguyên được sử dụng hợp lý, bền vững. Sinh kế ở nông thôn phần lớn phụ thuộc ít nhất 1 nguồn TNTN nào đó, vì thế tính bền vững của TNTN có ý nghĩa rất quan trọng (Conway, 1985). Tính bền vững của TNTN nghĩa là sử dụng nhưng không làm cạn kiệt hay suy giảm vĩnh viễn nguồn tài nguyên đã mang lại những sản phẩm hay dịch vụ hữu ích cho sinh kế của con người (Holling, 1993).

Theo IDS (1996) và Scoones (1998), nguồn lực (vốn) sinh kế gồm 4 loại: (i) vốn tự nhiên (đất, nước, không khí, chu trình thủy văn, ô nhiễm... tạo ra tài nguyên và dịch vụ hữu ích cho sinh kế); (ii) vốn kinh tế hoặc tài chính (tiền, tín dụng hay các khoản nợ, tiền tiết kiệm, thiết bị, công nghệ…) (iii) vốn văn hóa (tài lực, trí lực); (iv) vốn xã hội (mạng lưới các MQH, chính sách XH, liên kết XH, hiệp hội) và các nguồn lực khác (Chambers, 1989). Mọi người phải sử dụng kết hợp các nguồn vốn mà họ có để tạo ra sinh kế.

Do đó, để tạo sinh kế, mọi người phải kết hợp các nguồn lực mà họ có thể tiếp cận và kiểm soát. Mọi người bên cạnh việc sử dụng kết hợp các loại vốn mà mình có còn phải sử dụng chúng một cách hiệu quả nhằm tạo ra mức thu nhập mong muốn, đảm bảo kế sinh nhai được bền vững (Lax & Kothke, 2017; Dedehouanou & McPeak, 2020). Mỗi HGĐ có những nguồn vốn khác nhau và cách sử dụng cũng khác nhau (Allanson, Kasprzyk & Barnes, 2017; Gecho, 2017). Do đó, khả năng ĐDHTN của HGĐ cũng khác nhau, sự bền vững của sinh kế cũng khác nhau (Agyeman, Asuming-Brempong, & Onumah, 2014, Senaratna & cộng sự, 2014; Hebinck, Mtati & Shackleton, 2018; Dedehouanou & cộng sự, 2018; Ayele, 2019).

Theo Scoones (1998), sinh kế hướng tới sự bền vững được đề xuất qua 3 chiến lược: (i) thâm canh; (ii) đa dạng hóa sinh kế bằng cách đa dạng hóa việc làm tạo ra ĐDHTN; (iii) Di cư. Trong đó, chiến lược ĐDHTN được phần lớn nông hộ theo đuổi vì có xu hướng dễ tiếp cận, giảm rủi ro do phụ thuộc vào một nguồn thu nhập và giảm những tác động tiêu cực từ môi trường (Dimova & Sen, 2010; Adelekan & Omatayo, 2017; Ayele, 2019).


Theo khung sinh kế IDS (1996) và Scoones (1998) cho thấy, các nguồn vốn sinh kế chưa đầy đủ và khó có thể xác định được các dạng “vốn” khác (Chambers & Conway 1992). Vì thế, khung sinh kế theo IDS (1996) và Scoones (1998) ít được sử dụng. Các nhà nghiên cứu thường sử dụng khung sinh kế của DFID (1999) phổ biến hơn (Nguyễn Đăng Hiệp Phố, 2016; Dedehouanou & McPeak, 2020; Omotesho & cộng sự, 2020).

Khung sinh kế của DFID (1999, hoàn chỉnh năm 2007) gồm 5 thành phần chính;

Từ khóa

H = Vốn văn hóa S = Vốn xã hội

N = Vốn tự nhiên P = Vốn vật chất F = Vốn tài chính

VỐN SINH KẾ

KẾT QUẢ SINH KẾ

(i) các tác động bên ngoài (những cú sốc, xu hướng, tính thời vụ); (ii) vốn sinh kế (5 loại vốn – Hình 2.3); (iii) cấu trúc và qui trình; (iv) chiến lược sinh kế và (v) kết quả sinh kế. DFID (1999) đưa ra những chỉ dẫn tổng quát hơn, vốn sinh kế cũng rõ ràng hơn so với sinh kế của Scoones (Rakodi, 2014).



H

S

N

CẤU TRÚC

-Các cấp của Chính phủ

- Khu vực

Tư nhân

CHIẾN LƯỢC SINH KẾ

P

F

-Luật pháp

-Chính sách

-Văn hóa

-Thể chế

QUY TRÌNH

Tác động & tiếp cận

Cấu trúc biến đổi và các quy trình

-Tăng thu nhập

- Tăng phúc lợi

- Giảm tính dễ bị tổn thương

- Cải thiện an ninh lương thực

- Sử dụng các nguồn tài nguyên bền vững hơn

CÁC TÁC ĐỘNG BÊN NGOÀI

-Những cú sốc

-Xu hướng XH

-Tính thời vụ, khí hậu

Hình 2.3: Khung sinh kế của DFID (1999, 2007)

Những bối cảnh bên ngoài luôn tác động gây tổn thương cho cá nhân, HGĐ, làm phương hại đến sinh kế của cá nhân, HGĐ (DFID, 2001). Tùy theo đặc điểm của cá nhân, HGĐ, nghề nghiệp và môi trường sống, làm việc mà những tác động bên ngoài tổn hại đến sinh kế của mỗi người, mỗi HGĐ khác nhau (DFID, 2001; Cahn, 2002).


Để vượt qua các tác động bất lợi từ bên ngoài, con người cần sử dụng 5 nguồn vốn (Hình 2.3) của mình một các hiệu quả. Theo DFID (2001), VXH là những MQH xã hội (chính thức hoặc phi chứng thức) giúp cá nhân, HGĐ đạt được lợi ích nhất định, theo đuổi sinh kế của họ. Năm nguồn vốn sinh kế này giúp con người ứng phó với những tác động bên ngoài (phản ứng ngắn hạn) hoặc thay đổi hành vi (phản ứng dài hạn) nhằm khắc phục, phục hồi sau những cú sốc, những tác động tiêu cực từ bên ngoài (Cahn, 2002; Lax & Kothke, 2017; Dedehouanou & McPeak, 2020).

Vốn xã hội là mạng lưới các MQH quen biết (họ hàng thân tộc, hàng xóm, khách hàng, bạn bè…). Những MQH này có thể xuất phát từ những nhóm chính thức hoặc không chính thức (DFID, 2001; Odero, 2003; Sida, 2003). Các MQH tin cậy, có sự thông cảm, thấu hiểu, giúp đỡ (hỗ trợ) qua lại trong những tình huống khó khăn, những khi gặp những cú sốc trong công việc cũng như cuộc sống (Ellis, 2000; Kien, 2011; Omotesho & cộng sự, 2020).

Chiến lược sinh kế hướng đến sự bền vững cần kết hợp sử dụng năm nguồn vốn sinh kế nêu trên. Một trong những chiến lược sinh kế được sử dụng phổ biến là ĐDHTN nhằm hướng đến kết quả sinh kế tốt hơn: thu nhập tăng, phúc lợi của HGĐ tăng, giảm những tổn thương do tác động bất lợi từ bên ngoài, sử dụng tài nguyên bền vững (Dimova & Sen, 2010; Adelekan & Omatayo, 2017; Ayele, 2019).

Thực tế cho thấy, HGĐ lựa chọn chuyên môn hóa hay đa dạng hóa (ĐDH) chịu sự ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như: đặc điểm của cá nhân và HGĐ, bối cảnh sinh sống và làm việc, đặc điểm vùng/miền (Chambers, 1989; Davies, 1996; Lax & Kothke, 2017; Dedehouanou & McPeak, 2020). Những nghiên cứu về vai trò của VXH cho thấy, HGĐ có VXH lớn hơn dễ dàng vượt qua những cú sốc, có khả năng ĐDHTN tốt hơn nên thu nhập cao hơn, SKBV hơn (Kien, 2011; Goulden & cộng sự, 2013; Hua, Yan & Zhang, 2017; Wu. Li & Hou, 2017; Wuepper, Yesigat Ayenew & Saure, 2018; Pour & cộng sự, 2018; Diao, Magalhaes & Silver, 2019). Tuy nhiên, các nghiên cứu của: Rakodi (2002); Nasa'I & cộng sự (2010), Omotesho & cộng sự (2020) cho rằng, VXH có tác động trái chiều đến ĐDHTN của HGĐ hoặc không có tác động đến sinh kế của HGĐ.

Luận án ứng dụng khung sinh kế của DFID để tìm hiểu sự tác động của VXH đến ĐDHTN của HGĐ nhằm góp phần giải quyết những điểm chưa thống nhất trong các nghiên cứu trước đây.


2.3. Các nghiên cứu trước liên quan đến vốn xã hội, việc làm và thu nhập

Như đã nêu trong phần mở đầu, VXH được hình thành khá sớm trên thế giới nhưng ở Việt Nam nghiên cứu về VXH gắn với các vấn đề kinh tế chỉ mới phát triển mạnh ở hai thập niên gần đây. Các kết quả nghiên cứu cũng chưa có sự thống nhất cao. Mỗi nghiên cứu rút ra những kết luận chưa trùng nhau, có khi giống nhau nhưng cũng có lúc trái ngược nhau. Mỗi nghiên cứu quan tâm đến các góc cạnh khác nhau, sử dụng thang đo lường khác nhau và định nghĩa VXH cũng không giống nhau nên kết quả nghiên cứu chưa mang tính đồng nhất. Nhiều nghiên cứu về VXH đã được thực hiện trên thế giới. Tuy nhiên, VXH gắn với việc làm, thu nhập và ĐDHTN của HGĐ còn ít nghiên cứu quan tâm thực hiện. Luận án tóm lược những nghiên cứu về VXH gắn với việc làm, SHL về việc làm (mục 2.3.1), những nghiên cứu về VXH gắn với thu nhập, thu nhập của HGĐ (mục 2.3.2) và những nghiên cứu về VXH gắn với ĐDHTN của HGĐ (mục 2.3.3) để làm rõ hơn về những khoảng trống nghiên cứu đã nêu ở chương 1 (mục 1.5) và làm căn cứu khoa học để đưa ra mô hình nghiên cứu.

2.3.1. Các nghiên cứu về vốn xã hội với việc làm và sự hài lòng về việc làm

2.3.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

Seibert, Kraimer & Liden (2001) sử dụng lý thuyết sức mạnh của MQH yếu của Granovetter (1973) để xác định lợi ích mạng lưới và ảnh hưởng của mạng lưới (thông tin nghề nghiệp và bảo trợ nghề nghiệp) đến SHL trong công việc của 448 người tốt nghiệp MBA ở Chicago. VXH được xem xét trên hai khía cạnh cấu trúc mạng lưới và nguồn lực XH. Kết quả phân tích SEM cho thấy, mạng lưới có tác động cùng chiều đến SHL với công việc nhưng không ảnh hưởng đến tiền lương của NLĐ. Cả hai khía cạnh VXH đều có tác động đến thành công trong công việc thông qua trung gian là tiếp cận thông tin, tiếp cận tài nguyên và tài trợ nghề nghiệp.

Cũng sử dụng lý thuyết VXH của Granovetter (1973) nhưng nghiên cứu của Israel, Beaulieu & Hartless (2001) chứng minh rằng, MQH gia đình mang lại nhiều lợi thế cho cá nhân hơn. Nền tảng gia đình, TĐHV và tình trạng nghề nghiệp của cha mẹ có ảnh hưởng cùng chiều đến học vấn, việc làm và nghề nghiệp của con cái họ (Rumberger, 1983). Các nghiên cứu của Rumberger (1983), Corcoran & cộng sự (1990) cho thấy, nền tảng gia đình và cộng đồng có ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng kinh tế của cá nhân và HGĐ. Lin & Dumin (1986) nhận thấy rằng, cá nhân nào có vị trí XH càng cao thì


VXH càng lớn, càng dễ tiếp cận các nguồn lực XH thông qua các MQH của mình (Lin, Ensel và Vaughn, 1981). Ban đầu, cá nhân dựa vào nguồn lực của gia đình để tìm việc, sau đó, nguồn lực và VXH của cá nhân sẽ góp phần gia tăng nguồn lực và VXH của gia đình. Bên cạnh đó, mức độ của các MQH có ảnh hưởng đến hiệu quả tìm việc, vị trí công việc, tiền lương, tiền công của NLĐ (Lin, Ensel & Vaughn, 1981).

Henly, Danziger & Offer (2005) ứng dụng lý thuyết của VXH kết nối (mạng lưới chính thức) để xem xét tác động của hỗ trợ XH đến phúc lợi kinh tế của 632 bà mẹ đơn thân. Các bà mẹ đều cho biết họ có lợi ích cao hơn khi nhận hỗ trợ phi tài chính (chia sẻ, hỗ trợ cảm xúc…) so với hỗ trợ tài chính. Hồi quy OLS phát hiện rằng, hỗ trợ XH (chia sẻ, tâm sự) tác động không đáng kể đến thu nhập hay chất lượng việc làm, nhưng có tác động giúp giảm khả năng sống trong nghèo đói. Những phát hiện này gây tranh cãi rằng viện trợ không chính thức rất quan trọng đối với sự sống còn hàng ngày của các gia đình có thu nhập thấp, nhưng ít hỗ trợ cho việc thay đổi kinh tế.

Helliwell & Huang (2005) ứng dụng lý thuyết VXH của Granovetter (1973) để đo lường SHL về công việc, cuộc sống. Sự hài lòng về công việc được đo bằng các biến số như: công việc hiện tại do cá nhân quyết định, những yêu cầu về kỹ năng phù hợp, có thời gian làm việc vừa phải, sự tin tưởng của cá nhân vào nhà quản lý. VXH đo bằng sự liên hệ với các thành viên (gia đình, bên ngoài gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm), số thành viên trong HGĐ có tham gia TCCTXH, niềm tin vào XH, vào chính sách của chính phủ, cảnh sát, tôn giáo, hàng xóm hay bạn bè, đồng nghiệp. Kết quả đã chứng minh các biến VXH có MQH tích cực với SHL trong công việc.

Sabatini (2008) không sử dụng lý thuyết của Granovetter (1973) mà sử dụng lý thuyết của Putnam (2000). Sabatini (2008) xem xét MQH giữa ba loại VXH gắn bó, bắc cầu và kết nối với sự phát triển của con người và một số chỉ số về XH. Kết quả phân tích 2SLS và SEM cho thấy, VXH gắn bó được hình thành bởi MQH gia đình giảm bớt sự bấp bênh trong việc làm của NLĐ. Kết quả này trùng với kết luận của Israel, Beaulieu & Hartless (2001). Tuy nhiên, VXH bắc cầu và kết nối mạng lưới không tìm thấy có ảnh hưởng đến việc làm của NLĐ. Điều này khác với phát hiện của Helliwell & Huang (2005), Henly, Danziger & Offer (2005).

Để kiểm chứng ảnh hưởng của vốn xã hội đến SHL trong công việc, Ommen & cộng sự (2009) đưa ra hai mô hình nghiên cứu (mô hình 1 không có biến VXH, mô hình

Ngày đăng: 25/02/2024