Thực Tiễn Quy Định Về Mối Quan Hệ Của Quản Tài Viên Với Các Chủ Thể Khác Theo Pháp Luật Phá Sản

- Lập bảng kê tài sản không đúng tình hình thực tế;

- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc sử dụng tài sản, để làm thất thoát tài sản của DN;

- Không đề nghị Thẩm phán quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo toàn tài sản của DN trong những trường hợp cần thiết, để thất thoát tài sản của DN mắc nợ;

- Lập danh sách chủ nợ, danh sách người mắc nợ sai sự thật;

- Có hành vi làm thất thoát, hư hỏng tài sản của DN;

- Không thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản DN bị áp dụng thủ tục thanh lý tài sản;

- Sử dụng trái phép tài sản của DN;

- Lập báo cáo không trung thực về việc thực hiện các quyết định về phá sản

- Cho thuê, cho mượn hoặc cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng chứng chỉ hành nghề QTV của mình để hành nghề quản lý, thanh lý tài sản;

- Gợi ý hoặc nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích vật chất từ người tham gia thủ tục phá sản hoặc lợi dụng danh nghĩa QTV để thu lợi từ cá nhân, tổ chức ngoài chi phí QTV được nhận theo quy định của pháp luật;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 182 trang tài liệu này.

- Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn để thông đồng với cá nhân, tổ chức nhằm mục đích vụ lợi.

Những hành vi kể trên là tương đối bao trùm những ranh giới hành động của QTV. Nếu vượt ra khỏi ranh giới đó, tất yếu QTV phải gánh chịu những trách nhiệm pháp lý bất lợi. Trách nhiệm pháp lý của QTV được ghi nhận trong pháp luật hiện hành được ghi nhận tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. QTV có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ việc phá sản thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trường hợp QTV vi phạm pháp luật hình sự thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Địa vị pháp lý của quản tài viên theo pháp luật phá sản Việt Nam hiện nay - 14

Như vậy, Luật Phá sản năm 2014 và các văn bản liên quan đã có những quy định cơ bản về trách nhiệm pháp lý của QTV khi thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật kể trên. Các trách nhiệm pháp lý này cũng bao gồm hành chính, dân sự và hình sự. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có quy định chi tiết về mức độ của hành vi để

áp dụng các trách nhiệm đó nên trên thực tiễn áp dụng pháp luật về vấn đề này còn nhiều vướng mắc.

3.2.4. Thực tiễn quy định về mối quan hệ của quản tài viên với các chủ thể khác theo pháp luật phá sản

Pháp luật về phá sản của Việt Nam hiện hành cũng có những quy định về mối quan hệ giữa QTV và các chủ thể khác trong thủ tục phá sản. Cơ bản có bốn mối quan hệ chính gồm: QTV với Toà án nhân dân; với chủ nợ; với DN, HTX mất khả năng thanh toán và với chấp hành viên đã được pháp luật ghi nhận.

a. QTV v i Toà án nhân dân

Luật Phá sản năm 2014 quy định Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết vụ việc phá sản của DN, HTX bị lâm vào tình trạng phá sản. Tòa án là trung tâm, nhân danh Nhà nước đưa ra các quyết định có tính chất pháp lý nhằm phục vụ việc quản lý, thanh lý tài sản của con nợ, mặt khác, giúp chủ nợ, con nợ và các chủ thể liên quan đạt được thỏa thuận trong phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN, HTX hoặc phân chia tài sản của DN, HTX theo quy định của pháp luật. Mối quan hệ giữa Toà án và QTV xuyên suốt thủ tục phá sản và được quy định ở rất nhiều điều khoản trong Luật Phá sản năm 2014 và Nghị định 22/2015/NĐ-CP. Trong đó, chủ yếu ghi nhận mối quan hệ một chiều của Toà án đối với QTV thông qua cơ chế chỉ định, giám sát và nhận các báo cáo của QTV. Ở chiều ngược lại của mối quan hệ này, QTV chủ yếu có quyền đề nghị Toà án thực hiện các thẩm quyền của mình liên quan đến thu thập thông tin, chứng cứ; tuyên giao dịch vô hiệu; áp dụng biện pháp khẩn cấp… đã được phân tích tại cấu thành quyền và nghĩa vụ của QTV.

Thẩm quyền của Tòa án trong quản lý, thanh lý tài sản được thực hiện gián tiếp thông qua QTV hoặc DN quản lý, thanh lý tài sản. QTV do Thẩm phán chỉ định và thay mặt cho Thẩm phán thực hiện chức năng giám sát, quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN, HTX từ thời điểm mở thủ tục phá sản cho đến khi tuyên bố phá sản. Quan hệ giữa Thẩm phán và QTV là quan hệ giữa người phụ trách và người thừa hành, thực thi nhiệm vụ được giao; Thẩm phán là người chỉ định đồng thời giám sát, kiểm tra hoạt động của QTV, ngược lại, QTV phải báo cáo toàn bộ hoạt động với Thẩm phán, trên cơ sở đó Thẩm phán đưa ra các quyết định pháp lý nhằm quản lý và thanh lý tài sản của DN. Kết quả hoạt động của chủ thể này là rất quan trọng, nó ảnh hưởng tới tiến độ và chất lượng giải quyết vụ việc phá sản của Tòa án, Tòa án dựa vào báo cáo của QTV để quyết định các vấn đề pháp lý

căn bản. QTV chính là đại diện của Tòa án và suy cho cùng là nhân danh Nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý, xử lý tài sản của con nợ nhằm thực hiện mục đích của việc phá sản.

b. QTV v i chủ nợ

QTV là đại diện cho chủ nợ khi thực hiện nhiệm vụ của mình, mục đích hoạt động của QTV nhằm thu hồi lại các khoản nợ cho chủ nợ. Sau khi được Tòa án chỉ định, hoạt động quản lý, thanh lý tài sản vốn là công việc của các chủ nợ được chuyển giao cho chủ thể này. Trong quá trình đó, sự phối hợp giữa hai chủ thể này là rất quan trọng, QTV có quyền yêu cầu chủ nợ xuất trình các chứng cứ chứng minh các khoản nợ; cung cấp thông tin về tình hình tài chính, khả năng tài sản của con nợ; ngoài ra còn có quyền triệu tập chủ nợ tham dự Hội nghị chủ nợ để bàn bạc, thông qua phương án phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh và các vấn đề quan trọng khác khi cần thiết. Mối quan hệ này mặc dù không được quy định chi tiết tại một quy phạm pháp luật cụ thể, nhưng được thể hiện thông qua các quyền, nghĩa vụ của QTV tại Điều 16, Luật Phá sản năm 2014.

Ngược lại các chủ nợ nhân danh cá nhân hoặc thông qua Hội nghị chủ nợ có quyền đề nghị Thẩm phán cử người quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của DN; quyền đề xuất với Tòa án tên QTV trước khi mở thủ tục phá sản; thảo luận và thông qua các nội dung mà QTV đưa ra, đồng thời giám sát hoạt động của chính chủ thể này; quyền kiến nghị Tòa án áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản của con nợ. Các quyền này của chủ nợ mặc dù không quy định chi tiết, nhưng được ghi nhận với vai trò là người tham gia thủ tục phá sản tại Điều 18, Luật Phá sản năm 2014.

c. QTV v i DN, HTX mất khả năng thanh toán

QTV và DN, HTX mất khả năng thanh toán có quan hệ với nhau xuyên suốt thủ tục phá sản. Nếu DN, HTX mất khả năng thanh toán đồng thời cũng là người nộp đơn thì DN, HTX đó có quyền đề xuất chỉ định QTV theo quy định tại khoản 4, Điều 28, Luật Phá sản năm 2014: ―Trường hợp có đề xuất chỉ định QTV, DN quản lý, thanh lý tài sản th đơn yêu c u mở thủ t c phá sản ghi rõ tên, địa chỉ của QTV, DN quản lý, thanh lý tài sản‖. Đây là mối quan hệ đầu tiên được xác lập của hai chủ thể này.

Sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản, DN, HTX phải báo cáo QTV trước khi thực hiện các hoạt động sau: hoạt động liên quan đến việc vay, cầm cố, thế

chấp, bảo lãnh, mua bán, chuyển nhượng, cho thuê tài sản; bán, chuyển đổi cổ phần; chuyển quyền sở hữu tài sản; chấm dứt thực hiện hợp đồng có hiệu lực; thanh toán khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản; trả lương cho người lao động trong DN, HTX bằng báo cáo trực tiếp, thư bảo đảm, thư thường, thư điện tử, fax, telex. Bên cạnh đó, các hoạt động giao dịch của DN, HTX bị mất khả năng thanh toán phải có sự đồng ý của QTV, trường hợp phát hiện giao dịch trái quy định thì QTV sẽ đề nghị Toà án xem xét tuyên bố giao dịch vô hiệu.

Nếu phương án phục hồi DN, HTX được thông qua bởi nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thì mối quan hệ giữa DN, HTX đó với QTV sẽ là mối quan hệ báo cáo. Cụ thể, tại Điều 93, Luật Phá sản năm 2014 quy định về giám sát thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh ghi nhận: Sau khi Thẩm phán ra quyết định công nhận nghị quyết của Hội nghị chủ nợ thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX mất khả năng thanh toán, QTV, chủ nợ giám sát hoạt động kinh doanh của DN, HTX. Sáu tháng một lần, DN, HTX phải lập báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX cho QTV. QTV có trách nhiệm báo cáo Thẩm phán và thông báo cho chủ nợ.

d. QTV v i chấp hành viên

Mối quan hệ của QTV và chấp hành viên được pháp luật hiện hành ghi nhận theo hướng chấp hành viên đóng vai trò giám sát hoạt động của QTV. Theo đó, chấp hành viên và QTV đều là người tiến hành thủ tục phá sản. Tuy nhiên, nếu như chấp hành viên đại diện cho thẩm quyền của cơ quan thi hành án dân sự thì QTV lại nhân danh cá nhân và đại diện cho tất cả các bên tham gia thủ tục phá sản. Mối quan hệ của hai định chế này được Luật Phá sản năm 2014 ghi nhận ở những khía cạnh chấp hành viên có quyền yêu cầu QTV tổ chức định giá tài sản, thanh lý tài sản và giám sát hoạt động này của QTV. Khả năng này của chấp hành viên được quy định như sau: chấp hành viên có quyền yêu cầu QTV tổ chức thực hiện việc định giá, thanh lý tài sản; thực hiện việc thanh lý tài sản; chấp hành viên giám sát hoạt động của QTV, DN quản lý, thanh lý tài sản khi thực hiện thanh lý tài sản của DN, HTX phá sản; yêu cầu QTV, DN quản lý, thanh lý tài sản báo cáo việc thanh lý tài sản; Chấp hành viên có quyền đề xuất Tòa án nhân dân thay đổi QTV, DN quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình thực hiện việc thanh lý tài sản của DN, HTX phá sản. Để đảm bảo cho quyền này của chấp hành viên, QTV phải có các nghĩa vụ thực hiện yêu cầu của chấp hành viên về tổ chức thực hiện thanh lý tài sản. Theo đó, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định phân công của

Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên có văn bản yêu cầu QTV thực hiện việc thanh lý tài sản và nghĩa vụ báo cáo. Khi tổ chức việc định giá và bán tài sản theo quy định, QTV báo cáo Chấp hành viên trong các trường hợp sau đây: Việc lựa chọn tổ chức thẩm định giá, tổ chức bán đấu giá tài sản để ký hợp đồng định giá tài sản, ký hợp đồng bán đấu giá tài sản; Việc thay đổi tổ chức thẩm định giá, tổ chức bán đấu giá tài sản; Không lựa chọn được tổ chức thẩm định giá, tổ chức bán đấu giá tài sản; án đấu giá tài sản không thành. Hình thức báo cáo gồm báo cáo trực tiếp, thư bảo đảm, thư thường, thư điện tử, fax, telex.

Như vậy, quy định của pháp luật hiện hành đã có những ghi nhận tương đối đầy đủ về mối quan hệ qua lại giữa QTV và các chủ thể khác trong thủ tục phá sản. Đặc biệt, mối quan hệ giữa QTV với chấp hành viên được xác lập mang tính đặc thù của pháp luật Việt Nam so với pháp luật các quốc gia trên thế giới. Những quy định này là cơ sở quan trọng để QTV nói riêng và các chủ thể khác xác lập mối quan hệ của mình trong thủ tục phá sản.

3.3. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật phá sản Việt Nam về địa vị pháp lý của quản tài viên

3.3.1. Thực tiễn thực hiện quy định điều kiện hành nghề quản tài viên

Thực hiện Nghị định số 22/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phá sản về QTV và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản, việc cấp Chứng chỉ hành nghề cho các QTV và đăng ký hoạt động cho DN quản lý, thanh lý tài sản đã được thực hiện nhanh chóng, thuận lợi, tạo điều kiện cho việc hình thành đội ngũ QTV trong thời gian ngắn. Theo số liệu thống kê của Bộ Tư pháp, tính đến tháng 7/2020, cả nước có 277 QTV hành nghề với tư cách cá nhân đang hoạt động[76]. QTV chủ yếu phân bổ tại hai thành phố lớn: Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh với 124/277 QTV, chiếm tỷ lệ 44,7% so với tổng số QTV trên cả nước. Hằng năm, số lượng QTV tăng mới trung bình 46 QTV một năm [6]. Con số QTV này nếu đứng độc lập thì không đáng kể, đặc biệt khi so với tỷ lệ dân số toàn quốc chỉ chiếm 0,000277%. Nghĩa là 361.000 người sẽ có 01 QTV. Tuy nhiên, nếu so sánh tổng số QTV với tổng số vụ việc được mở thủ tục phá sản thì tỷ lệ là 1:1.

Đây lại là một tỷ lệ lớn. Điều này được lý giải bởi số lượng vụ việc phá sản được thụ lý và được mở ở Việt Nam rất thấp5.


5 Hiện nay không có bất kỳ thống kê chính thức nào về điều này. Số liệu trên do tác giả tự tính toán ra trên cơ sở cộng dồn và chia theo các tỷ lệ từ công bố danh sách của Bộ Tư pháp về Quản tài viên từ năm 2015 đến hết tháng 11 năm 2021.

Danh sách QTV đã được Bộ Tư pháp đăng tải trên Cổng thông tin của Bộ Tư pháp. Các QTV đã được cơ quan Tòa án chỉ định trong các vụ việc phá sản DN mà Tòa án đã thụ lý giải quyết. Đến nay, tổ chức và hoạt động của QTV đã và đang bước đầu đi vào hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình được Luật phá sản quy định, góp phần trong việc giải quyết các vụ việc phá sản theo đúng quy định của pháp luật.

3.3.2. Thực tiễn thực hiện quy định về quyền và nghĩa vụ của quản tài viên

Sự hiện diện của QTV trong thủ tục phá sản đã góp phần giải quyết phá sản DN, HTX theo hướng chuyên nghiệp hơn. Theo kết quả tổng hợp báo cáo của các Tòa án nhân dân thì từ khi Luật Phá sản 2014 có hiệu lực thi hành đến ngày 31/3/2020, bên cạnh việc tiếp tục giải quyết 229 vụ việc đã thụ lý từ những năm trước, Tòa án nhân dân các cấp thụ lý mới 587 vụ việc phá sản [76]. Trong đó, Tòa án đã ra quyết định mở thủ tục phá sản 287 vụ việc, ra quyết định không mở thủ tục phá sản 97 vụ việc, ra quyết định tuyên bố DN, HTX phá sản 139 vụ việc, ra quyết định đình chỉ thủ tục phá sản 67 vụ việc, áp dụng thủ tục phục hồi kinh doanh 6 vụ việc [76]. Như vậy, so với 9 năm thi hành Luật Phá sản năm 2004 (từ 2004-2013: Tòa án các cấp chỉ thụ lý 336 đơn yêu cầu tuyên bố phá sản DN, ra 236 Quyết định mở thủ tục phá sản, trong đó ra 83 Quyết định tuyên bố phá sản)[60]. Trong 587 vụ việc phá sản được thụ lý mới giai đoạn từ đầu năm 2015 đến ngày 31/3/2020, có 132 vụ việc do QTV tham gia với tư cách cá nhân. Trong đó có 97 vụ có QTV tham gia phá sản thành công, có 3 vụ có QTV tham gia áp dụng phục hồi DN, HTX và 37 vụ có sự tham gia của QTV bị đình chỉ thủ tục phá sản [60].

Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện các quy định về quyền và nghĩa vụ của QTV có một số vấn đề như sau:

Thứ nhất, QTV mong muốn giải quyết nhanh chóng thủ tục phá sản nên đã có nhiều hành vi vượt quá quyền hạn được pháp luật ghi nhận. Đặc biệt trong các vụ việc phá sản mà DN, HTX không có ý muốn phá sản, do đó các DN, HTX cố tình cản trở hoặc kéo dài thủ tục phá sản bằng việc không hợp tác trong kiểm kê và bàn giao tài sản. Ví dụ dưới đây sẽ cho thấy một trường hợp điển hình như vậy.

Ví d thủ t c phá sản Công ty TNHH Thanh Nguyên [64].

Công ty TNHH Thanh Nguyên hoạt động trong lĩnh vực giáo dục có địa chỉ trụ sở tại 504 Trần Hưng Đạo, phường Đức Long, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận do bà Đoàn Thị Dung làm giám đốc. Công ty là đơn vị chủ quản của Trường

Mầm non và Tiểu học Thanh Nguyên được UBND TP. Phan Thiết cho phép thành lập tại Quyết định 992/QĐ-UBND ngày 18/8/2010 và Quyết định số 790/QĐ- U ND ngày 13/8/2015. Trường Mầm non và Tiểu học Thanh Nguyên có quy mô đầu tư xây dựng diện tích 5.242m2 với tổng diện tích đất 13.324m2, đi vào hoạt động từ tháng 01/2010. Để thực hiện dự án, Công ty Thanh Nguyên đã vay 36 tỉ đồng của Ngân hàng TMCP VN Thịnh Vượng, để đảm bảo khoản vay, công ty đã thế chấp quyền sử dụng đất và các tài sản trên đất và vay cá nhân ông Nguyễn Đức Quang (ngụ Thành phố Hồ Chí Minh) hơn 117,6 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đến đầu năm 2014, Công ty Thanh Nguyên đã không thực hiện các nghĩa vụ trả nợ kể trên. Cá nhân công Nguyễn Đức Quang đã nộp đơn lên Toà án nhân dân thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận và sau đó là Toà án tỉnh Bình Thuận để yêu cầu giải quyết vụ việc. Ngày 3-3-2016 TAND TP Phan Thiết đã ban hành quyết định mở thủ tục phá sản đối với công ty Thanh Nguyên và quyết định chỉ định QTV Trần Minh Đăng tham gia trong vụ việc này theo yêu cầu của chủ nợ và ngày 10/10/2014, Tòa án nhân dân tỉnh Bình Thuận có bản án phúc thẩm buộc Công ty TNHH Thanh Nguyên (chủ sở hữu trường Thanh Nguyên) phải trả nợ cho ông Nguyễn Đức Quang hơn 117,6 tỷ đồng. Cùng với số tiền của ông Quang, đến nay xác định tổng số tiền mà Công ty Thanh Nguyên nợ của tổ chức, cá nhân là hơn 177 tỷ đồng.

Sau 1 năm, Công ty Thanh Nguyên không trả tiền cho ông Quang nên ngày 2/11/2015, ông Quang có đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Công ty Thanh Nguyên. Sau khi triển khai các thủ tục, trình tự theo quy định, Tòa án thành phố Phan Thiết đã ban hành quyết định số 01/2017/QĐ-TBPS ngày 18/01/2017 tuyên bố phá sản đối với Công ty TNHH Thanh Nguyên.

Ngày 6/2/2017, bà Đoàn Thị Dung, Giám đốc Công ty Thanh Nguyên có đơn yêu cầu xem xét lại quyết định phá sản số 01 ngày 18/1/2017 của Tòa án thành phố Phan Thiết. Ngày 2/3/2017, Tòa án tỉnh mở phiên họp và ra quyết định không chấp nhận yêu cầu xem xét lại tuyên bố phá sản đối với Công ty TNHH Thanh Nguyên.

Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Phan Thiết đã có văn bản (số 49) do Chấp hành viên Lê Tấn Dũng ký, yêu cầu QTV Trần Đăng Minh (thuộc Công ty Luật Bảo Ngọc, quận a Đình, Hà Nội) thực hiện việc thanh lý tài sản của Công ty TNHH Thanh Nguyên trả cho chủ nợ.

Ngày 7/10/2016, QTV Trần Đăng Minh có đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thu giữ con dấu và quản lý sổ sách tài chính của Công ty Thanh Nguyên. Ngày 13/10/2016, Tổ thẩm phán của TAND TP. Phan Thiết ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, thu giữ toàn bộ hồ sơ pháp lý của Công ty Thanh Nguyên, bao gồm cả con dấu. Ngày 10/02/2017, Chấp hành viên Chi cục Thi hành án Phan Thiết ban hành văn bản giao QTV Trần Đăng Minh quản lý, thanh lý tài sản theo chỉ định của Tòa án thành phố Phan Thiết. Ngày 16/3/2017, Chi cục Thi hành án Phan Thiết có văn bản xin ý kiến Cục Thi hành án dân sự tỉnh chỉ đạo về nghiệp vụ thi hành Quyết định số 01 của Tòa án Phan Thiết [75].

Trong khi chờ hướng dẫn nghiệp vụ, ngày 20/3, QTV Trần Đăng Minh có văn bản đề nghị Chi cục Thi hành án Phan Thiết phối hợp hỗ trợ thi hành quyết định, sau đó Chi cục Thi hành án Phan Thiết cử chấp hành viên trực tiếp thụ lý giải quyết tham gia.

Chiều 23/3/2017, QTV Trần Đăng Minh cùng với đại diện các đơn vị như: Chấp hành viên Chi cục Thi hành án Phan Thiết, Viện Kiểm sát nhân dân Phan Thiết, Phòng Giáo dục và Đào tạo, lực lượng vệ sĩ do QTV thuê đến trường Mầm non – Tiểu học Thanh Nguyên (phường Xuân An, thành phố Phan Thiết, Bình Thuận) yêu cầu Giám đốc Công ty TNHH Thanh Nguyên bàn giao tài sản và tài liệu liên quan theo quyết định phá sản. Khi bị Giám đốc công ty Thanh Nguyên là bà Đoàn Thị Dung và các nhân viên của trường chống đối, QTV Trần Đăng Minh đã tiến hành khống chế và dùng còng số 8 để còng tay bà Dung [75].

Trong vụ việc này thực tiễn địa vị pháp lý của QTV được thể hiện dưới những nội dung đáng chú ý sau:

- QTV tham gia vụ việc do được ông Nguyễn Đức Quang yêu cầu chỉ định trong đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Công ty Thanh Nguyên và được Toà án nhân dân thành phố Phan Thiết chấp thuận. Điều này hoàn toàn đúng với thủ tục về chỉ định QTV theo pháp luật về phá sản hiện hành. Tuy nhiên, tại thời điểm ngày 3-3-2016 TAND TP Phan Thiết chỉ định QTV Trần Minh Đăng tham gia trong vụ việc này theo yêu cầu của chủ nợ thì QTV Trần Minh Đăng chưa đủ điều kiện hành nghề, chưa được các cơ quan chức năng cấp phép hành nghề... đã dẫn đến các hoạt động tiến hành thủ tục phá sản của QTV là không đúng quy định. Như vậy, trong vụ việc này một QTV chưa được cấp phép hành nghề đã được chỉ định tham gia vào thủ tục phá sản. Điều này hoàn toàn trái với các điều kiện hành nghề mà quy định

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/09/2023