Các Nghiên Cứu Về Vxh Gắn Với Thu Nhập, Thu Nhập Của Hgđ


2 bổ sung thêm biến VXH). Ommen & cộng sự (2009) phân tích (OLS) dữ liệu khảo sát ý kiến của 277 bác sỹ tại Đức cho thấy, các biến VXH đều có tác động tích cực đến sự hài lòng, mức độ giải thích của mô hình 2 (có biến VXH: sự tin cậy, mức độ hiểu biết lẫn nhau, tham gia vào các nhóm cộng đồng, những hoạt động vì mục tiêu chung) là 36%, trong khi mức giải thích của mô hình 1 chỉ có 9%. Như vậy, VXH có tác động rất mạnh đến SHL trong công việc.

Helliwell & Huang (2010) sử dụng lý thuyết của Putnam (2000) và Smith (2008) để xem xét các yếu tố ảnh hưởng của thu nhập (trong đó có sự tin tưởng với lãnh đạo, đồng nghiệp), hiệu quả công việc và SHL trong cuộc sống. Helliwell & Huang dựa trên dữ liệu của ba cuộc khảo sát (thang đo điểm số 1 đến 10) ở Canada trong 2 năm 2002 và 2003 với 1.739 quan sát. Kết quả phân tích dữ liệu (OLS, Probit) cho thấy, sự tin tưởng vào lãnh đạo và đồng nghiệp nơi làm việc giúp gia tăng thu nhập hơn 30%. Niềm tin nơi làm việc hoặc có cơ hội để cải thiện môi trường làm việc giúp gia tăng SHL trong cuộc sống và hiệu quả tại nơi làm việc.

Khác với Helliwell & Huang (2010), Vigoa – Gadoe & Talmud (2010) xem xét lòng tin vào các TCCT (lòng tin tổng quát) thay vì lòng tin cụ thể. Vigoa – Gadoe & Talmud (2010) kiểm tra hiệu ứng của niềm tin và hỗ trợ xã hội (VXH) đối với MQH giữa TCCT và kết quả công việc, bằng cách sử dụng dữ liệu được thu thập từ 142 học giả ở những trường đại học lớn của Israel. Kết quả phát hiện ra rằng, niềm tin và hỗ trợ XH tăng lên giúp kiểm soát tốt (giảm) các tác động tiêu cực tiềm tàng của TCCT.

Ahmadi, Ahmadi & Zandieh (2011) qua phân tích dữ liệu khảo sát (bằng mô hình SEM) 225 NLĐ trong ba bệnh viện tư nhân, cũng đã có kết luận tương tự như Helliwell & Huang (2010). Ahmadi, Ahmadi & Zandieh (2011) chỉ ra rằng, niềm tin có ảnh hưởng tích cực đến SHL trong công việc. Tuy nhiên, niềm tin là biến trung gian giữa sự tham gia vào các mạng lưới chính thức và SHL trong công việc. Đồng thời kết quả này cũng cho thấy, TĐHV càng cao, SHL trong công việc càng giảm.

Navabakhsh, Motlaq & Naghshi (2012) cũng xem xét lòng tin vào tổ chức như các nghiên cứu của Helliwell & Huang (2010), Vigoa – Gadoe & Talmud (2010) nhưng bổ sung vào mô hình nhiều thang đo vốn xã hội hơn. Navabakhsh, Motlaq & Naghshi (2012) tìm hiểu MQH giữa VXH và SHL trong công việc của tổ chức phúc lợi ở Kermanshah. Dữ liệu khảo sát 370 nhân viên của tổ chức phúc lợi ở Kermanshah. Hồi


quy OLS cho kết quả là: lòng tin XH, sự tham gia XH, lòng tin giữa các cá nhân, niềm tin chung, sự tin tưởng vào tổ chức, sự tham gia vào các tổ chức chính thức có MQH trực tiếp, mạnh mẽ và tích cực với SHL trong công việc. Lòng tin tổng quát và lòng tin cụ thể đều có tác động tích cực đến SHL trong công việc của NLĐ (Navabakhsh, Motlaq & Naghshi, 2012). Đồng thời, Navabakhsh, Motlaq & Naghshi (2012) cũng đã kết luận rằng, trình độ học vấn có tương quan đáng kể với SHL, nhưng tuổi tác, giới tính, hôn nhân và thu nhập không có bất kỳ MQH nào với SHL trong công việc.

Bên cạnh việc sử dụng yếu tố lòng tin như các nghiên cứu khác để đo lường vốn xã hội, Kang (2012) bổ sung thêm sự tuân thủ các chuẩn mực và mạng lưới mối quan hệ XH vào mô hình nghiên cứu. Kang (2012) xem xét mối quan hệ giữa VXH, SHL với công việc của nhân viên và cam kết của tổ chức. Kết quả phân tích SEM cho thấy, lòng tin và các chuẩn mực có tác động tích cực đến SHL và cam kết của nhân viên trong tổ chức phúc lợi XH.

Khác với một số nghiên cứu trước, Huang, Tsai & Wang (2012) xem xét lòng tin ở cấp độ vĩ mô. Huang, Tsai & Wang (2012) khám phá các MQH giữa VXH (niềm tin thể chế và niềm tin giữa các cá nhân), nâng cao sức khỏe và SHL trong công việc. Phân tích dữ liệu thu thập từ 2.884 nhân viên làm việc toàn thời gian của 16 bệnh viện ở Đài Loan bằng mô hình SEM cho thấy, sự tin tưởng về thể chế, sự tin tưởng giữa các cá nhân đã có những tác động tích cực đáng kể đến SHL trong công việc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

Mohsenzadeh & Ahmadi (2013) nghiên cứu MQH giữa VXH và SHL trong công việc tại ba bệnh viện tư nhân ở Tehran. Kết quả mô hình SEM chỉ ra rằng, có MQH trực tiếp, tích cực và quan trọng giữa sự tin tưởng và mức độ hài lòng với công việc; có MQH gián tiếp, tích cực (thông qua sự tin cậy) giữa các mạng lưới chính thức và SHL trong công việc, không có mối quan hệ (kể cả trực tiếp và gián tiếp) giữa các chuẩn mực hợp tác và SHL trong công việc. Nghiên cứu của Mohsenzadeh & Ahmadi (2013) cho kết quả tương đồng với kết luận của Kang (2012).

Engbers, Rubin & Aubuchon (2013) cũng xem xét lòng tin nhưng đặt trong MQH với thu nhập thay cho SHL trong công việc. Kết quả cho thấy lòng tin không có ảnh hưởng đến thu nhập. Engbers, Rubin & Aubuchon (2013) phân tích VXH (tin tưởng, thành viên nhóm XH) của các khu vực đô thị ở Mỹ và sự thay đổi trong công việc (tăng

Vốn xã hội tác động đến việc làm và thu nhập của hộ gia đình - 10


trưởng việc làm) đã chứng minh rằng, cá nhân là thành viên nhóm XH được tìm thấy có ảnh hưởng đến thay đổi TNBQ/người.

Savari, Eslami & Monavarifard (2013) và Hasan, Gholamreza & Maryam (2014) đều sử dụng thang đo SHL trong công việc của Spector (1985) để đánh giá tác động của vốn xã hội đến SHL trong công việc của các cá nhân làm việc trong các cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, kết quả của hai nghiên cứu này chưa thống nhất. Cụ thể là, Savari, Eslami & Monavarifard (2013) thực hiện để đánh giá tác động của VXH (theo các khía cạnh cấu trúc MQH và lòng tin) với SHL trong công việc. Đối tượng phỏng vấn là 80 chuyên gia của tổ chức Nông nghiệp Jihad ở thành phố Divandare, tỉnh Kurdistan, Iran. Các thành phần thang đo của SHL trong công việc bao gồm SHL với: tiền lương, với cấp quản lý và giám sát, với lợi ích, với phần thưởng, với giám đốc điều hành, với đồng nghiệp, với tính chất công việc và với tổ chức cộng đồng. Kết quả phân tích chỉ ra rằng, cấu trúc MQH có tác động mạnh (giải thích 50,1%) đến SHL trong công việc.

Hasan, Gholamreza & Maryam (2014) nghiên cứu ảnh hưởng của VXH đến SHL trong công việc của 139 cán bộ quản lý và NLĐ trong tổ chức Tổng Thanh tra Nhà nước ở Iran. Thang đo SHL dựa theo thang đo của Spector (1985). VXH được xem xét theo các nhóm nhân tố: sự tham gia hoạt động cộng đồng, sự tin cậy, sự tôn trọng lẫn nhau, sự hợp tác, sự gắn bó và đoàn kết, bản sắc tập thể và tuân thủ các chuẩn mực chung. Nghiên cứu sử dụng thang đo likert 5 mức độ. Kết quả phân tích SEM cho thấy, tất cả các nhóm nhân tố VXH đều có ảnh hưởng tích cực đáng kể đến SHL của các cán bộ quản lý và NLĐ.

Mạng lưới cấu trúc quan hệ XH cũng được Wanberg & cộng sự (2015) đề cập trong nghiên cứu của mình. Wanberg & cộng sự (2015) tổng hợp 94 nghiên cứu MQH giữa độ tuổi với kết quả tìm kiếm việc làm của 303 công nhân thay đổi việc làm trong năm 2014 tại Hoa Kỳ theo dữ liệu của Cục điều tra dân số Hoa Kỳ. Những yếu tố liên quan đến cá nhân người trưởng thành gồm: nhận thức, kiến thức, kinh nghiệm, năng lực thể chất, mạng lưới quan hệ xã hội, động lực làm việc, trí thông minh và kỹ năng làm việc. Kết quả cho thấy, tuổi, kiến thức, mạng lưới quan hệ XH có ảnh hưởng đến kết quả tìm việc, SHL trong công việc và tiền lương.

Shin & Lee (2016) tiếp cận VXH rộng hơn so với các nghiên cứu của Huang, Tsai & Wang (2012), Mohsenzadeh & Ahmadi (2013). Shin & Lee (2016) xem xét mức độ ảnh


hưởng của VXH đối với SHL trong công việc và chất lượng chăm sóc bệnh nhân của y tá. VXH được đo lường qua ba nhóm yếu tố là sự tin cậy, sự chia sẻ và hỗ trợ giữa các đồng nghiệp bao gồm cả các cấp quản lý tại 2 bệnh viện thuộc đại học Hàn Quốc. Kết quả phân tích dữ liệu khảo sát 432 y tá theo phương pháp thuận tiện cho thấy, các nhóm biến VXH đều có liên quan tích cực đến SHL với công việc và chất lượng chăm sóc bệnh nhân. VXH giải thích lần lượt 50% và 24% cho sự khác biệt giữa mức độ hài lòng với công việc và chất lượng chăm sóc bệnh nhân. Như vậy, nghiên cứu của Shin & Lee (2016) đã cho thấy, sự chia sẻ và hỗ trợ của các cá nhân trong tổ chức có tác động đến SHL của NLĐ trong quá trình làm việc.

Nghiên cứu của Rezaee & Nabeiei (2016) nhằm xác định MQH giữa VXH và SHL trong công việc của 120 giảng viên trường Y ở Shiraz, Iran. VXH đề cập gồm: tin cậy, sự tham gia các chương trình tình nguyện, cam kết XH, mối quan hệ XH không chính thức. Phân tích tương quan cho kết quả là VXH và SHL trong công việc có tương quan thuận. Sự hài lòng có sự khác biệt về tuổi nhưng không khác biệt về tình trạng hôn nhân.

Özan, Özdemir & Yaraş (2017) xem xét tác động của các yếu tố VXH đối với SHL trong công việc và động lực làm việc của 252 giáo viên ở Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả phân tích tương quan và OLS cho thấy, mức độ giao tiếp, tương tác XH là một yếu tố dự báo tốt về mức độ hài lòng trong công việc của giáo viên.

Giống như Savari, Eslami & Monavarifard (2013) và Hasan, Gholamreza & Maryam (2014), nghiên cứu Tsounis, Niakas & Sarafis (2017) cũng sử dụng đồng thời thang đo của Spector (1985) cùng với thang đo VXH của Onyx & Bullen (2000), Kritsotakis (2008) để xem xét MQH giữa VXH và SHL của nhân viên trung tâm trị liệu tại Ketea, Hy Lạp. SHL được đo lường qua cảm nhận của nhân viên về: tiền lương, các khoản thu nhập ngoài lương và tiền thưởng khác, sự thăng tiến, sự giám sát, những lợi ích, qui trình làm việc và đặc điểm công việc, đồng nghiệp và sự giao tiếp. Sáu nhóm biến VXH gồm: (i) mức độ tham gia vào cộng đồng địa phương; (ii) cảm giác an toàn;

(iii) sự kết nối gia đình, bạn bè; (iv) cảm nhận giá trị cuộc sống; (v) khả năng chịu đựng áp lực (vi) những kết nối liên quan công việc. Mỗi mục được xếp hạng theo thang điểm Likert 4 điểm. Kết quả cho thấy, mối liên hệ tích cực đáng kể giữa các khía cạnh VXH với SHL của nhân viên, tuy nhiên SHL có sự khác biệt về giới tính, tuổi, kinh nghiệm


của các nhân viên. Những người có VXH cao hơn thì sẽ có SHL cao hơn, mức tăng cụ thể là: 77% về tiền lương, 69,9% cơ hội thăng tiến, 60,3% đối với các phúc lợi tăng thêm ngoài tiền lương, 80,8% với MQH của họ với đồng nghiệp.

Tương tự như nghiên cứu của Rezaee & Nabeiei (2016), Edinger & Edinger (2018) xem xét MQH giữa VXH, hiệu quả giảng dạy và SHL trong công việc của giáo viên trường Stonehill. Nghiên cứu khảo sát ngẫu nhiên 122 ý kiến của các giáo viên tiểu học của trường. Kết quả cho thấy, sự tin tưởng, MQH giữa các giáo viên với nhau, mật độ tham gia vào các tổ chức tư vấn học tập giúp gia tăng SHL trong công việc và mức thu nhập cao hơn đáng kể so với các đồng nghiệp của họ.

Khác với một vài nghiên cứu trước, Rivera & cộng sự (2018) xem xét VXH gắn bó (trong gia đình) và bắc cầu (ngoài gia đình) đến sự phát triển kinh tế. Rivera & cộng sự (2018) nghiên cứu về tầm quan trọng của VXH đối với sự phát triển nông nghiệp và nông thôn ở 7 quốc gia: Đức, Tây Ban Nha, Ý, Litva, Latvia, Đan Mạch và Israel những năm 2014 – 2016 theo dạng nghiên cứu điển hình. VXH thể hiện ở sự tin tưởng, hợp tác, ý thức cộng đồng, văn hóa và truyền thống. VXH gắn bó được biểu hiện là sự trung thành, tin tưởng trong gia đình, có sự tương tác và liên quan chặt chẽ giữa các thành viên của cùng một nhóm dựa trên niềm tin và hành động tập thể (Snider, Afonro – Gallregos & Gutierrez, 2017). VXH kết nối đề cập đến sự tương tác giữa những người khác nhau thu hút các nhóm và sự tin tưởng vào người khác, các mạng kết nối XH theo chiều dọc, sự tin tưởng ngoài nhóm, hành động tập thể và chia sẻ thông tin (Svendsen & Svendsen, 2009). Kết quả cho thấy, sự tin tưởng và chất lượng của các MQH, lợi ích chung và hợp tác là những yếu tố quan trọng tác động tích cực và mạnh mẽ đến phát triển nông nghiệp và nông thôn. MQH và kiến thức là những yếu tố thúc đẩy sự phát triển KTXH. Phát hiện này phù hợp với kết luận của Kliksberg (1999) và Snider, Afonro – Gallregos & Gutierrez (2017).

Gültekin (2019) kiểm tra tác động của VXH đến SHL trong công việc của 210 giáo viên thể dục ở Thổ Nhĩ Kỳ. Kết quả mô hình SEM cho thấy, VXH (sự tin tưởng, sự giúp đỡ lẫn nhau) có ảnh hưởng tích cực đến SHL trong công việc. Giáo viên nào có nhiều MQH hơn thì SHL trong công việc cao hơn. Kết luận của Gültekin (2019) đã góp phần khẳng định lại kết quả của Rezaee & Nabeiei (2016), Edinger & Edinger (2018).


Motlagh, Nobahar & Raiesdana (2020) tìm hiểu ảnh hưởng của VXH đến SHL trong công việc của 99 y tá làm việc tại khoa cấp cứu của các trung tâm y tế ở Semnan, Iran. Kết quả thống kê mô tả và phân tích tương quan cho thấy, tất cả các biến liên quan đến đặc điểm cá nhân và VXH (sự tin tưởng, sự tương trợ) đều có tương quan đồng biến đến SHL. Kết quả này đã củng cố thêm kết luận của Shin & Lee (2016).

Kết quả lược khảo các nghiên cứu trước ở trên cho thấy, phần lớn các nghiên cứu đo lường tác động của vốn xã hội đến SHL trong việc làm của NLĐ đều tập trung xem xét VXH theo yếu tố lòng tin, chỉ có một vài nghiên cứu xem xét thêm yếu tố “chia sẻ, hỗ trợ hay tâm sự”. Phần nhiều các nghiên cứu xem xét VXH bắc cầu hay kết nối mà chưa tập trung VXH gắn bó. Thang đo SHL trong công việc của Spector (1985) được các nghiên cứu sử dụng phổ biến. Kết quả của các nghiên cứu kể trên cũng chưa có sự thống nhất cao.

2.3.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam

Như đã đề cập ở chương 1, các nghiên cứu liên quan đến vốn xã hội với việc làm ở Việt Nam còn ít. Phần nhiều các nghiên cứu quan tâm đến tìm việc làm hơn là đánh giá tình trạng việc làm hiện tại hay SHL trong công việc. Các nghiên cứu về chủ đề này cũng chỉ xem xét VXH theo một yếu tố nào đó mà chưa đặt trọng tâm vào vốn xã hội. Cụ thể như:

Nguyen (2010) làm rõ về vai trò của VXH gắn bó của nông dân Bắc Trung Bộ đến sản xuất (trồng trọt, thủ công mỹ nghệ) và nguồn lực tài chính. Ông cũng chỉ mới dừng lại ở việc phân tích, nhận xét và kết luận về vai trò của VXH mà chưa có kiểm chứng nhận định của mình bằng dữ liệu thực nghiệm.

Phạm Huy Cường (2014) đánh giá tác động của VXH đến khả năng tìm việc của sinh viên theo 3 khía cạnh: mạng lưới XH, niềm tin giữa các cá nhân và sự tham gia vào các hoạt động XH của các sinh viên. Phân tích dữ liệu 1.073 sinh viên, Phạm Huy Cường đã kết luận rằng, VXH (lan truyền thông tin việc làm) có ảnh hưởng cùng chiều đến khả năng tìm được việc làm của các cá nhân và các khía cạnh VXH khác có kết quả không rõ ràng (đôi khi tác động tiêu cực, đôi khi tích cực) tùy thuộc vào đặc điểm của cá nhân và thị trường lao động. Nghiên cứu của Phạm Huy Cường (2016) cũng đã chỉ ra rằng, mạng lưới quan hệ XH thông qua các MQH (người thân, bạn bè – kênh thông tin không chính thức) sẽ giúp tìm việc dễ dàng hơn (thời gian tìm việc nhanh hơn) so với kênh thông tin chính thức (báo, đài, dịch vụ việc làm…). Đồng thời, Phạm Huy Cường cũng


kết luận là VXH (tìm việc qua kênh không chính thức) có tác động tiêu cực đến mức tiền lương khởi điểm của NLĐ.

Phạm Thị Tuyết (2014) xem xét vai trò của VXH trong hoạt động đánh bắt và buôn bán hải sản tại xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Kết quả khảo sát và phân tích dữ liệu (OLS) cho thấy, lòng tin và sự “có đi có lại” trong mạng lưới XH có vai trò tích cực trong việc huy động vốn và hoạt động kinh doanh.

Nguyễn Văn Phúc & cộng sự (2018) tìm hiểu VXH với tìm việc làm của sinh viên cũng đã kết luận rằng, VXH đóng vai trò khá quan trọng đối với sinh viên trong tìm việc làm. Trong đó, VXH gắn bó, lòng tin tổng quát là quan trọng hơn VXH bắc cầu hay lòng tin cụ thể. Như vậy, Phạm Huy Cường (2016) và kết luận của Nguyễn Văn Phúc & cộng sự (2018) tương đồng với nhau. Phạm Thị Thu Hà (2019) cũng đã chứng minh là, mạng lưới quan hệ XH giúp việc tiêu thụ sản phẩm được dễ dàng, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, Phạm Thị Thu Hà (2019) cũng phát hiện ra, lòng tin có hai mặt (tác động tích cực đến tiêu thụ sản phẩm nhưng tiêu cực trong thu hồi khoản tiền cho mượn).

Vũ Đình Khoa & Nguyễn Thị Mai Anh (2020) ứng dụng lý thuyết VXH (cấu trúc, nhận thức) để xem xét tác động đến sự đổi mới và chuỗi cung ứng của 121 doanh nghiệp. Vũ Đình Khoa & Nguyễn Thị Mai Anh (2020) đã kết luận rằng, cả hai khía cạnh của VXH đều có tác động tích cực đến đổi mới và hiệu quả của chuỗi cung ứng. Đây là một nghiên cứu VXH theo khía cạnh trung mô.

Trần Đăng Dương (2020) làm rõ ảnh hưởng của VXH với tìm kiếm việc làm của những người giúp việc nhà. Trần Đăng Dương (2020) sử dụng phương pháp nghiên cứu (PPNC) định tính đã rút ra kết luận rằng, MQH quen biết là một trong các yếu tố có tần suất ghi nhận sự thành công của người tìm việc nhiều nhất.

Nguyễn Kim Phước & Phạm Tấn Hòa (2020) cũng nghiên cứu sự thành công trong tìm việc giống như Phạm Huy Cường (2016), Nguyễn Văn Phúc & cộng sự (2018). Nguyễn Kim Phước & Phạm Tấn Hòa (2020) cũng đã tìm thấy bằng chứng về tác động đồng biến của niềm tin, sự gắn bó với các MQH (gia đình, bạn bè, hàng xóm) đến sự thành công trong tìm việc làm mới (thay đổi nơi làm việc) của cựu sinh viên.

Đoàn Bảo Sơn & Hà Minh Trí (2020) dùng mô hình SEM để phân tích dữ liệu thu thập từ 298 CBCCVC tại tỉnh Tiền Giang. Kết quả đã chứng minh, ba khía cạnh của


VXH là cấu trúc, tri nhận và quan hệ đều có ảnh hưởng cùng chiều đến việc chia sẻ tri thức ẩn và tri thức hiện của CBCCVC.

2.3.2. Các nghiên cứu về VXH gắn với thu nhập, thu nhập của HGĐ

2.3.2.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

Wolz, Fritzsch & Reinsberg (2005) nghiên cứu ảnh hưởng của VXH đối với thu nhập của nông trại và HGĐ ở Ba Lan. Nghiên cứu khảo sát ngẫu nhiên 410 nông trại có đăng ký dịch vụ khuyến nông (thành viên của tổ chức chính thức). Phân tích nhân tố, hồi quy OLS với 15 biến độc lập (lao động, đất đai, vốn, cơ cấu sản xuất, vốn nhân lực, vốn xã hội, chia sẻ thông tin, đào tạo nghề…) để xác định mức độ ảnh hưởng đến thu nhập. Wolz, Fritzsch & Reinsberg (2005) chỉ ra rằng, VXH (tham gia tổ chức nghề nghiệp chính thức) là yếu tố quyết định mức thu nhập của các trang trại tại Ba Lan.

Brisson & Usher (2005) sử dụng hồi quy OLS để kiểm tra ảnh hưởng của các đặc điểm cá nhân, khu dân cư và sự tham gia của cư dân đến VXH kết nối ở các khu vực thu nhập thấp. Nghiên cứu thực hiện khảo sát 6.551 cư dân từ 413 khu phố ở 10 thành phố của Mỹ. Kết quả cho thấy, sự tham gia của dân cư, quyền sở hữu nhà và sự ổn định của khu phố có liên quan đến VXH kết nối. Tình trạng cư trú, khu dân cư người da đen, khu dân cư người Tây Ban Nha, sự ổn định của khu dân cư, sở hữu nhà ở, mặt bằng thu nhập khu phố da đen và Tây Ban Nha có tác động tích cực đến VXH của dân cư. Tuy nhiên, phụ nữ và VXH liên kết có tương quan nghịch biến.

Yusuf (2008) xem xét những ảnh hưởng của VXH vào phúc lợi HGĐ ở bang Kwara, Nigeria. Dữ liệu của nghiên cứu này được thu thập từ 315 hộ dân. Mô hình nghiên cứu gồm: (i) các biến liên quan đến đặc điểm HGĐ như: thu nhập bình quân đầu người, qui mô hộ, tuổi của chủ hộ, số năm đi học; (ii) các biến VXH được đo lường bằng mức độ tham gia vào các hiệp hội tại địa phương, đóng góp tiền vào các hiệp hội. Kết quả hồi quy OLS chỉ ra rằng, VXH ảnh hưởng tích cực đến phúc lợi của HGĐ.

Zhang, Anderson & Zhan (2011) xem xét ảnh hưởng của VXH bắc cầu và VXH gắn bó đến sự khác biệt về thu nhập của cá nhân và tỷ lệ thu nhập theo nhu cầu ở

3.198 người trưởng thành theo dữ liệu khảo sát HGĐ giai đoạn (1987-1988) và (1992- 1994) ở Mỹ. Tỷ lệ thu nhập theo nhu cầu tính toán thông qua việc chia thu nhập gia đình theo ngưỡng nghèo cho qui mô HGĐ. VXH gắn bó được đo bởi các kết nối với họ hàng và bạn bè được phản ánh thông qua các hoạt động xã hội, thời gian dành cho họ

Xem tất cả 222 trang.

Ngày đăng: 25/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí