Giới Thiệu Tổng Quan Điều Kiện Tự Nhiên Tỉnh Cà Mau‌


CHƯƠNG 2‌‌

ĐẦU TƯ CÔNG CHO DU LỊCH CỦA TỈNH CÀ MAU THỜI GIAN QUA


2.1. Giới thiệu tổng quan điều kiện tự nhiên tỉnh Cà Mau‌


2.1.1 Vị trí địa lý, địa hình


Cà Mau là tỉnh nằm tận cùng phía Nam Việt Nam trong khoảng từ 8o34’ đến 9o33’ vĩ độ Bắc và 104o43’ đến 105o25’ kinh độ Đông, cách thành phố Hồ Chí Minh 370km về phía nam. Tỉnh Cà Mau có ba mặt tiếp giáp với biển: phía Đông giáp biển Đông, phía Nam và phía Tây giáp vịnh Thái Lan. Phía Bắc Cà Mau giáp hai tỉnh Bạc Liêu và Kiên Giang.

Tỉnh Cà Mau được tái lập 01/01/1997, lãnh thổ gồm 02 phần: đất liền và vùng biển chủ quyền. Diện tích đất liền hơn 5.294km2, chiếm 12,97% diện tích vùng Đồng bằng sông Cửu Long và bằng 1,58% diện tích cả nước. Vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam do tỉnh Cà Mau quản lý có diện tích

71.000 km2. Trong đó, có đảo Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc. Cà Mau nằm ở khu vực trung tâm vùng biển các nước Đông Nam Á, có điều kiện thuận lợi trong giao lưu hợp tác kinh tế với các nước trong khu vực. Tỉnh Cà Mau cũng nằm trong hành lang kinh tế phía Nam của chương trình hợp tác Tiểu vùng Sông Mêkông mở rộng, đây là điều kiện thuận lợi góp phần phát triển kinh tế xã hội, trong đó khả năng mở rộng và kết nối khai thác du lịch là rất lớn.

Cà Mau Có vị trí nằm ở rìa giáp biển của đồng bằng sông Cửu Long, là vùng đất mới, bằng phẳng và thấp so với mực nước biển (trung bình chỉ cao từ 0,5 đến 1,5m so với mặt biển). Hướng địa hình nghiêng dần từ bắc xuống nam, từ đông bắc xuống tây nam. Phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh bị ngập nước vào mùa mưa, trong đó một diện tích đất đai khá lớn thường xuyên bị ngập nước. Ngoài đất ngập mặn, đất phèn và than bùn, Cà Mau có diện tích lớn đất bãi bồi màu mỡ, có giá trị cao đối với việc phát triển các vườn cây ăn trái phục vụ phát triển du lịch miệt vườn. Do có độ cao trung bình thấp, Cà Mau là một trong những địa phương được dự báo là chịu tác động nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.

Toàn tỉnh có 254km đường bờ biển, chiếm 7,8% chiều dài đường bờ biển của cả nước. Trong đó có 107km bờ biển Đông và 147km bờ biển Tây (vịnh Thái Lan). Bờ

biển phía đông thường xuyên bị xói lở, có nơi mỗi năm bị xói lở trên 20 mét. Ngược lại, vùng Bãi Bồi Mũi Cà Mau hàng năm được phù sa bồi đắp từ 50 đến 80 mét.

Cà Mau có 9 đơn vị hành chính gồm thành phố Cà Mau và 8 huyện: Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước, Phú Tân, Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển. Trong đó thành phố Cà Mau là trung tâm hành chính, kinh tế và văn hoá của cả tỉnh. (Xem Bản đồ hành chính tỉnh Cà Mau – phụ lục 1)

2.1.2. Khí hậu


Do chịu ảnh hưởng của vị trí địa lý, Cà Mau có khí hậu mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo với nền nhiệt trung bình hàng năm cao. Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh vào khoảng 26,5oC, ở mức trung bình so với toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Trong năm, nhiệt độ cực đại rơi vào tháng 4 với nhiệt độ trung bình tháng đạt khoảng 27,6oC. Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất trong năm đạt 25oC và rơi vào tháng 1. Biên độ dao động nhiệt năm trên toàn tỉnh khoảng hơn 2oC.

Cùng chung đặc điểm của miền khí hậu phía Nam, Cà Mau có khí hậu phân thành hai mùa mưa, khô rõ rệt. Hàng năm, mùa mưa kéo dài khoảng 7 tháng từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô kéo dài 5 tháng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Tổng lượng mưa năm ở đây đạt xấp xỉ 2.400mm và rơi chủ yếu vào thời gian mùa mưa (chiếm khoảng 90% lượng mưa cả năm). Trung bình trên địa bàn tỉnh có khoảng 165 ngày mưa/năm. Độ ẩm tương đối trung bình năm thường đạt 85,6% với cực tiểu rơi vào tháng 3 hàng năm(đạt xấp xỉ 80%).

Chế độ gió cũng mang tính mùa rõ rệt. Mùa khô hướng gió thịnh hành là hướng Đông Bắc và Đông với vận tốc trung bình 1,6m-2,8m/s. Mùa mưa hướng gió thịnh hành là hướng Tây Nam hoặc Tây với vận tốc trung bình 1,8m- 4,5m/s. Cà Mau nằm trong khu vực ít chịu ảnh hưởng của bão nhưng thỉnh thoảng cũng có giông hoặc lốc xoáy.

2.1.3. Thuỷ, hải văn


Cà Mau là tỉnh duy nhất trong cả nước ta chịu ảnh hưởng chi phối của hai chế độ triều khác nhau: bán nhật triều ở biển Đông và nhật triều không đều ở biển Tây. Biên độ triều ở biển Đông tương đối lớn: 3,0m đến 3,5m vào các ngày triều cường và 1,8m đến 2,2m vào ngày triều kém.

Hệ thống sông ngòi của Cà Mau khá dày đặc. Bên cạnh một số con sông khá lớn như Tam Giang, Bảy Háp, Gành Hào, Sông Đốc, Sông Trẹm... Cà Mau còn có chung đặc điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long là có mạng lưới kênh rạch chằng chịt rất thuận lợi cho phát triển giao thông thuỷ nhưng khó khăn trong việc phát triển giao thông đường bộ.

Chế độ thuỷ văn của hệ thống sông ngòi, kênh rạch ở dây chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy triều quanh năm do địa hình thấp và có nhiều cửa sông rộng thông ra biển. Cửa Bồ Đề (sông Tam Giang), cửa Bảy Háp (sông Bảy Háp), cửa Ông Đốc (sông Đốc) là những cửa sông rộng nhất ở đây (500m), cửa sông Gành Hào rộng 300m... Phần lớn các sông nội hạt Cà Mau đều chảy ra biển theo chế độ nhật triều và bán nhật triều. Phía ngoài cửa sông ảnh hưởng của thuỷ triều mạnh, ảnh hưởng này giảm dần khi vào sâu trong nội địa.‌

2.1.4. Tài nguyên tự nhiên


2.1.4.1. Tài nguyên nước Nguồn nước mặt

Cho đến nay, tỉnh Cà Mau chưa có nguồn nước ngọt đưa từ nơi khác về bổ sung. Nguồn nước mặt của tỉnh Cà Mau chủ yếu là nguồn nước mưa và nguồn nước đưa từ biển vào, chứa trong hệ thống sông rạch tự nhiên, kênh thủy lợi, trong rừng ngập mặn, rừng tràm và các ruộng nuôi thủy sản. Theo vùng quy hoạch sản xuất nông nghiệp, nguồn nước mặt ở tỉnh Cà Mau đã có sự phân chia khá rõ:

Nguồn nước mặt phục vụ sản xuất cây con là nước ngọt chủ yếu còn lại ở khu vực rừng tràm U Minh Hạ, vùng sản xuất nông nghiệp phía Bắc huyện Trần Văn Thời và huyện Thới Bình, vùng mía nguyên liệu của huyện Thới Bình.

Nguồn nước mặt là nước lợ, nước mặn, đây là nguồn nước được đưa vào từ biển, hoặc được pha trộn với nguồn nước mưa.

Trong những năm gần đây, nguồn nước mặt đang đối mặt với nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng liên quan đến sản xuất nông nghiệp do việc xả thải bừa bãi, quá trình chuyển đổi sản xuất và phát triển không đồng bộ cơ sở hạ tầng thủy lợi,…

Nguồn nước ngầm


Theo kết quả điều tra của Liên đoàn Bản đồ địa chất Miền Nam, nước ngầm ở tỉnh

Cà Mau có trữ lượng lớn, chất lượng đảm bảo cho sinh hoạt và sản xuất công nghiệp. Có 7 tầng chứa nước dưới đất với tổng trữ lượng tiềm năng khoảng 6 triệu m3/ngày.

Theo dự báo đến năm 2020, áp lực khai thác sử dụng nguồn nước ngầm là rất lớn, sản lượng cấp nước toàn tỉnh phải đạt khoảng 152.000 m3/ngày, trong đó riêng khai thác tại thành phố Cà Mau và các thị trấn, các khu công nghiệp lên tới trên

100.000 m3/ngày. Nếu quá trình khai thác nước ngầm không được quy hoạch hợp lý sẽ dẫn đến phá vỡ cân bằng tự nhiên giữa các tầng nước, có thể nước mặn ở tầng 1 sẽ thấm xuyên xuống các tầng dưới gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Đồng thời có thể ảnh hưởng đến nền móng các công trình xây dựng.

2.1.4.2. Tài nguyên rừng


Cà Mau có tổng diện tích rừng khoảng 103.723 ha, chiếm 77% rừng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chủ yếu là rừng ngập nước. Trong đó, rừng tự nhiên 9.179ha, rừng trồng 94.544ha.

Rừng ở tỉnh Cà Mau bao gồm rừng ngập mặn ven biển (tập trung ở các huyện Ngọc Hiển, Năm Căn, Đầm Dơi, Phú Tân) và rừng tràm ngập úng phèn (tập trung ở huyện U Minh và Trần Văn Thời). Đây là 2 hệ sinh thái rừng đặc thù ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, có tính đa dạng sinh học cao, có vai trò cân bằng sinh thái vùng, điều hoà khí hậu và phòng hộ ven biển. Ngoài ra, trên cụm đảo Hòn Khoai và Hòn Chuối có trên 710 ha rừng, với nhiều loại gỗ quý và động vật sinh sống dưới tán rừng.

Đặc biệt tỉnh Cà Mau có Vườn quốc gia Mũi Cà Mau với diện tích 41.861 ha và Vườn Quốc gia U Minh Hạ với diện tích 8.527 ha, đây là hệ sinh thái rừng ngập lợ chua phèn. Cả 2 vườn quốc gia đều có giá trị rất cao về đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên, môi trường và đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đây là một trong những địa điểm quan trọng thuộc chương trình quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam. Năm 2013 Vườn quốc gia Mũi Cà Mau được công nhận là khu ramsar thứ 5 của Việt Nam, thứ 2088 của thế giới.

2.1.4.3. Tài nguyên biển


Cà Mau là một trong số 28 tỉnh ven biển của cả nước và là tỉnh duy nhất có 3 mặt tiếp giáp với biển. Biển Cà Mau được đánh giá là vùng trọng điểm của cả nước không chỉ vì có trữ lượng hải sản lớn mà còn vì sự phong phú đa dạng về chủng loại

hải sản. Với diện tích 71.000km2 vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam do tỉnh quản lý, biển đã và sẽ tạo ra vị thế phát triển cho tỉnh Cà Mau thông qua các lĩnh vực khai thác thủy sản, du lịch, công nghiệp cơ khí và chế biến, vận tải biển và đặc biệt là nhiệm vụ quốc phòng an ninh vùng biển. Nhiều hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh đang và sẽ có mối quan hệ chặt chẽ với việc khai thác, bảo vệ tài nguyên biển.

2.1.4.4. Tài nguyên sinh vật Động, thực vật

Rừng U Minh: Đây là nơi trưng bày tiêu bản sống của loài thực vật thuộc hệ sinh thái ngập nước của Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Á, với 201 loài thực vật, trong đó có rất nhiều loài quý hiếm có giá trị khoa học và kinh tế.

Rừng ngập mặn Cà Mau: Theo tài liệu của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng kỹ thuật rừng ngập Minh Hải, thảm thực vật gồm 66 loài, trong đó có các loài phổ biến là họ mắm, họ bần, họ đước, nhưng ưu thế vẫn là cây đước. Sinh sôi phát triển vững chắc dưới tán rừng đước là quần thể ngư loại khá phong phú (tôm, cua, ốc, ghẹ, sò,…) và động vật có khỉ, chim,…

Nhìn chung, tài nguyên động, thực vật ở Cà Mau rất phong phú và đa dạng, đặc biệt là hệ động thực vật rừng U Minh và rừng ngập mặn Cà Mau. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua do tác động của con người đã và đang làm suy giảm sự đa dạng và ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên.

Nguồn lợi thủy sản


Theo tài liệu “Cẩm nang nghề cá” của Bộ Thủy sản, ở vùng biển Cà Mau có 175 loài cá thuộc 116 giống, 77 họ. Cũng như khu hệ cá của biển Việt Nam nói chung, khu hệ cá vùng biển Cà Mau có nét điển hình của khu hệ cá nhiệt đới là đa dạng phong phú về số lượng họ, nhưng số lượng giống trong một họ hoặc số lượng loài trong một giống không nhiều. Trong danh sách có tới 43 họ chỉ có một loài, các họ cá có từ 5 loài trở lên chỉ chiếm có 10,34%, trong đó họ cá khế có nhiều loài nhất là 16 loài, tiếp đó là họ cá trích (9 loài), họ cá đù (8 loài), họ cá hồng (7 loài), họ cá cơm, cá lượng, cá liệt (6 loài) và họ cá đuối (5 loài).

Ngoài ra vùng biển Cà Mau còn đa dạng với các loại giáp xác, nhuyễn thể, động

thực vật thủy sinh rất thuận lợi phát triển khai thác và nuôi trồng thủy sản trên biển.‌


2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau


2.2.1. Đặc điểm nền kinh tế tỉnh Cà Mau‌


2.2.1.1. Tăng trưởng kinh tế.


Mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức khi bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm 2011 – 2015 nhưng nền kinh tế của tỉnh vẫn liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong cả giai đoạn, đặc biệt với sự hình thành của cụm khí - điện - đạm, khu kinh tế Năm Căn và các khu, cụm công nghiệp.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong tỉnh (GRDP) giai đoạn 2011 – 2015 tăng bình quân 8,1%/năm, trong đó khu vực ngư - nông - lâm nghiệp tăng bình quân 7,2%/năm, khu vực Công nghiệp - Xây dựng tăng 6,7%/năm và Thương mại - Dịch vụ tăng 11,2%/năm.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 1.600 USD /người (gấp 1,5 lần so với năm 2010) và bằng khoảng 70% mức thu nhập bình quân đầu người của cả nước ở cùng thời điểm.

Tổng vốn đầu tư xã hội bình quân giai đoạn 2011 – 2015 đạt 30,6% GDP.


2.2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.


Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng của khu vực dịch vụ và giảm dần tỷ trọng của khu vực ngư – nông – lâm nghiệp. Khu vực dịch vụ 36,02%, khu vực ngư – nông – lâm nghiệp 31,07%, khu vực công nghiệp -xây dựng 29,12%.

Bảng 2.1 : Các chỉ tiêu kinh tế tỉnh Cà Mau từ năm 2010 – 2015 đvt : Triệu đồng


Danh mục

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Giá

trị

(%)

Giá

trị

(%)

Giá

trị

(%)

Giá

trị

(%)

Giá

trị

(%)

Giá

trị

(%)

Tổng GDP

14.646

100

16.111

100

17.554

100

23.469

100

25.754

100

43.098

100

Ngư, nông,

lâm nghiệp

4.950

39,2

5.297

38,2

6.512

37,1

7.971

37,3

8.859

36,87

13.389

36,15

Công nghiệp,

xây dựng

5.733

26,6

6.248

37,2

6.477

36,9

9.161

35,5

9.715

36,05

12.550

35,31

Thương mại,

dịch vụ, du lịch

3.974

24,2

4.530

24,6

4.564

26,0

6.337

27,2

7.175

27,08

15.524

28,54

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Đầu tư công cho phát triển ngành du lịch tỉnh Cà Mau - 5

(Nguồn: Cổng thông tin điện tử UBND tỉnh Cà Mau)

2.2.2. Dân số và lao động‌


Dân số Cà Mau có 1.219.128 người, bằng 7,01% dân số Đồng bằng sông Cửu Long, bằng 1,37% dân số cả nước; mật độ dân số 230 người/km2, 78,42%% dân cư sống ở nông thôn. Tỉnh Cà Mau có khoảng 20 dân tộc anh em sinh sống, trong đó có 03 dân tộc chính người Kinh chiếm 96,66%, người Khơ-me chiếm 2,74%, người Hoa chiếm 0,77%, các dân tộc khác chiếm 0,83%. Số người lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh là 670.448 người, chiếm 55% dân số, đa số là lao động trẻ, cần cù, cho thấy nguồn lao động của Cà Mau khá dồi dào.

2.2.3. Y tế, Giáo dục


Mạng lưới y tế Cà Mau đã được quan tâm đầu tư và phát triển khá tốt trong mọi lĩnh vực của hoạt động y tế: phòng bệnh, khám và chữa bệnh, đào tạo và sản xuất kinh doanh; chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ y tế và công tác khám chữa bệnh cho nhân dân ngày càng được củng cố, đến nay 100% xã phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh có trạm y tế; 100% trạm y tế có nữ hộ sinh trung học và y sĩ sản nhi; 100% ấp, khóm có nhân viên y tế hoạt động, đến cuối năm 2012 bình quân 6,6 bác sĩ/10.000 dân, 100% xã, phường, thị trấn có bác sĩ. Công tác xã hội hoá y tế đạt được nhiều kết quả, nhiều phòng khám đa khoa tư nhân hoạt động có hiệu quả, góp phần tích cực cùng hệ thống y tế Nhà nước chăm sóc sức khoẻ người dân.

Công tác vệ sinh phòng dịch và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân đã được quan tâm. Trong những năm qua phần lớn các dịch lớn được kiểm soát, kiềm chế tốt. Công tác khám chữa bệnh cho nhân dân được coi trọng, đáp ứng cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trong tỉnh với chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao, các chương trình quốc gia về y tế được triển khai sâu rộng. Số vụ ngộ độc thực phẩm liên tục giảm qua các năm.

Trong những năm qua, ngành giáo dục Cà Mau đã thực hiện nhiều giải pháp giúp nâng cao chất lượng đào tạo và đã gặt hái được nhiều thành tựu nổi bật. Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị ngày càng được củng cố và tăng cường; thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy và giáo dục của nhà trường trong mọi cấp học. Đặc biệt là việc đẩy mạnh đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và quản lý giúp người dạy và người học thuận tiện trong việc truyền, nhận kiến thức... Hệ thống trường học của tỉnh được đầu tư phát triển đã giúp đảm bảo tỷ lệ huy động và duy trì sĩ số học sinh.

Năm 2013 toàn tỉnh có 131 trường Mầm non, 267 trường tiểu học, 117 trường trung học cơ sở, 31 trường trung học phổ thông và 10 Trung tâm Giáo dục thường xuyên, 06 trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, Dạy nghề. Số lượng học sinh, sinh viên tăng hàng năm, đến nay đã huy động được 97,9% trẻ 5 tuổi vào mẫu giáo; 99,6 % trẻ 6 tuổi vào lớp 1; 98,69% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6; 83% tốt nghiệp THCS vào lớp 10; huy động trẻ từ 6-14 tuổi đi học đạt 99,8 %; tỷ lệ bỏ học ở tiểu học chiếm 1,58 %, THCS 2,50 %, THPT 5,04%. Tỷ lệ về số lớp trên 1 phòng học giảm dần, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học được quan tâm đầu tư cơ bản theo hướng hiện đại, đáp ứng kịp thời nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng.

Tỷ lệ học sinh lên lớp năm học 2013 - 2014 đạt khá cao, cấp tiểu học đạt 99,63%, trung học cơ sở 98,89% và tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 98,27%. Số học sinh đến trường tăng so với năm học trước (trung học cơ sở tăng 8,09%, trung học phổ thông tăng 1,21%); riêng học sinh mẫu giáo và tiểu học giảm 2,08%. Quy mô các cấp học, ngành học được mở rộng; đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên các cấp học, bậc học được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Tiếp tục triển khai công tác phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi giai đoạn 2011 - 2015. Thực hiện tốt công tác dạy và học theo Đề án “Dạy ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”.

Cơ sở vật chất và các điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục được quan tâm, công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia được chú trọng và triển khai tích cực. Trong 10 tháng, đã công nhận 23 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số có 179 trường đạt chuẩn quốc gia. Đến cuối năm 2014 có 182 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 33% tổng số 548 trường (đạt chỉ tiêu). Công tác quản lý, kiểm tra việc dạy thêm, học thêm, các khoản thu - chi năm học 2014 - 2015 được tăng cường thực hiện.

2.2.4. Hệ thống dịch vụ tài chính, ngân hàng


Với thế mạnh về xuất khẩu thủy hải sản và đặc biệt là các dự án công nghiệp lớn, hệ thống tài chính - tín dụng của tỉnh đã phát triển khá mạnh thời gian qua với mạng lưới các chi nhánh ngân hàng công thương, ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, công ty bảo hiểm, công ty xổ số kiến thiết và mạng lưới tín dụng nhân dân... Các tổ chức này đã đáp ứng tốt cho nhu cầu của sản xuất kinh

Xem tất cả 96 trang.

Ngày đăng: 04/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí