- Thử khả năng dịch hóa gelatin (John Harley and Lansing Prescolt, 2002) Môi trường
+ Pepton 5 g
+ Gelatin 100–150 g
+ Dịch chiết tim 1000 ml pH= 7,2–7,4
Cho vào mỗi ống nghiệm có nắp đậy 5 ml môi trường, khử trùng ở 115 oC trong 20 phút, để nguội.
Chích sâu vi khuẩn mới hoạt hóa vào môi trường gelatin, giữ ống không cấy làm đối chứng, nuôi ở 20 oC trong thời gian 2,7,10,14,30 ngày.
Quan sát khả năng làm dịch hóa gelatin tại nhiệt độ phòng từ 20 oC trở xuống. Do vi khuẩn P. acnes sinh trưởng ở nhiệt độ trên 20 oC nên lúc quan sát gelatin hóa lỏng cần đặt ống nuôi cấy một lúc vào nước lạnh.
+ Dương tính: một phần hay toàn bộ gelatin hóa lỏng. Nếu so với âm tính thấy vi khuẩn đã mọc, gelatin chưa hóa lỏng nhưng bề mặt lõm xuống vẫn coi là dương tính.
+ Âm tính: bề mặt môi trường gelatin không lõm xuống, gelatin vẫn ở trạng thái ổn định (không sinh gelatinaza).
Kết quả chọn những dòng vi khuẩn khả năng dich hóa gelatin dương tính tiếp tục thử phản ứng nitrat hóa.
- Thử phản ứng nitrat hóa (John Harley and Lansing Prescolt, 2002) Môi trường:
+ Dịch chiết tim 100 ml
+ Pepton 2 g
+ KNO3 1 g pH= 7,2–7,4
Cho vào mỗi ống nghiệm có nắp đậy 5 ml môi trường, khử trùng ở 121 oC trong 30 phút.
Cấy vi khuẩn mới hoạt hóa vào ống nghiệm chứa môi trường.
Dùng vaselin bịt kín nắp đậy để ngăn oxy, đặt ở nhiệt độ thích hợp trong 1–8
ngày.
Quan sát sự phát triển của vi khuẩn và ghi nhận kết quả
+ Dương tính: dịch nuôi cấy tăng độ đục, sinh khí NH3, vi khuẩn có phát triển
+ Âm tính: dịch nuôi cấy không đục, vi khuẩn không phát triển.
Vi khuẩn P. acnes là vi khuẩn Gram dương và tế bào hình que, catalase dương tính, có khả năng sinh indol, khả năng dich hóa gelatin và khả năng phản ứng nitrat hóa.
3.3.6.4. Kiểm tra khả năng kháng kháng sinh
Thực hiện kháng sinh đồ nhằm xác định độ nhạy của vi khuẩn Propionibacterium acnes đối với các loại kháng sinh thường được sử dụng trong điều trị mụn trứng cá.
- Nguyên tắc làm kháng sinh đồ
Kháng sinh tẩm vào đĩa giấy với nồng độ thích hợp sẽ khuếch tán ra mặt thạch xung quanh, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Đường kính vòng vô khuẩn diễn đạt được tính nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh. Trường hợp không có vòng vô khuẩn, điều đó có nghĩa là vi khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh.
- Cách tiến hành
Phương pháp khoanh giấy kháng sinh khuếch tán trong thạch (Kirby-Bauer).
+ Môi trường nuôi cấy dùng để kiểm tra mức độ nhạy cảm với kháng sinh của vi khuẩn phải là môi trường được chuẩn hóa cao để giúp cho hầu hết các vi khuẩn gây bệnh mọc tốt, môi trường tiêu chuẩn là môi trường Mueller–Hinton agar (MHA). Môi trường MHA sẽ được thêm các chất bổ sung phù hợp với từng chủng vi sinh vật .
+ Huyền phù của P. acnes: các dòng vi khuẩn đã được nuôi cấy sau 48 giờ trong môi trường TYEG broth phải đạt tiêu chuẩn từ 108 tế bào/mL . Để tiêu chuẩn hóa mật độ vi khuẩn ta so sánh độ đục của ống vi khuẩn với độ đục của ống Mc Farland 0,5 (dung dịch BaSO4.2H2O ).
+ Dùng que tăm bông vô trùng nhúng vào huyền phù vi khuẩn, trải đều khắp mặt thạch (môi trường MHA , dày 4 mm), chờ mặt thạch khô , lấy 1 đĩa kháng sinh cho mỗi loại đặt nhẹ lần lượt vào sao cho mặt của khoanh giấy kháng sinh tiếp xúc phẳng với mặt thạch, mép ngoài của khoanh giấy cách thành trong của đĩa khoảng 2– 2,5 cm , các đĩa kháng sinh cách nhau 2 cm. Để đĩa thạch ở nhiệt độ phòng khoảng 30 phút cho kháng sinh khuếch tán.
+ Ủ kỵ khí (bình hút ẩm, không có hạt silicagel, đốt nến, đậy kín), 48 giờ ở 37
oC. Đo đường kính vòng vô khuẩn.
+ Ghi nhận kết quả: dựa trên đường kính vòng vô khuẩn theo tiêu chuẩn của từng loại kháng sinh được công bố của công ty Nam Khoa để đánh giá mức độ nhạy cảm kháng sinh của các dòng vi khuẩn phân lập. Tính nhạy cảm của các dòng vi khuẩn phân lập đối với 6 loại kháng sinh được xác định dựa vào đường kính vòng vô khuẩn được trình bày qua bảng sau:
Bảng 3.2 Chuẩn vô khuẩn công bố của các loại kháng sinh sử dụng
Ký hiệu | Nồng độ/đĩa (μg) | Đường kính vòng vô khuẩn (mm) | ||||
Stt | Loại kháng sinh | Nhạy | Trung gian | Kháng | ||
1 | Tetracyclin | Te | 30 | ≥ 31 | 24-30 | ≤ 23 |
2 | Cefuroxim | Cu | 30 | ≥ 36 | 27-35 | ≤ 26 |
3 | Levofloxacin | Lv | 5 | ≥ 31 | 25-30 | ≤ 24 |
4 | Trimethoprim/ sulfamethoxazol | Bt | 1,25/23,75 | ≥ 33 | 24-32 | ≤ 23 |
5 | Erythromicin | Er | 15 | ≥ 31 | 22-30 | ≤ 21 |
6 | Clindamycin | cL | 2 | ≥ 31 | 24-30 | ≤ 23 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khảo sát tình hình đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây bệnh mụn trứng cá Probionibacterium acnes tại thành phố Cần Thơ - 2
- Vi Khuẩn Propionibacterium Acnes (Douglas And Gunter, 1946) Giới: Bacteria
- Tình Hình Sử Dụng Kháng Sinh Và Đề Kháng Kháng Sinh Hiện Nay
- Kết Quả Định Danh Các Dòng Vi Khuẩn Phân Lập Được Bằng Phương Pháp Sinh Hóa
- Mối Quan Hệ Giữa Kết Quả Phân Lập Các Dòng Vi Khuẩn Propionibacterium Acnes Và Một Số Yếu Tố Khảo Sát
- Họ Tên Bênh Nhân:………………………………………………………………………. 2.giới Tính:
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
3.3.7. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS 16.0 với độ tin cậy 95 %.
3.3.8. Sơ đồ nghiên cứu
Lập danh sách 100 đối tượng nghiên cứu
Lấy mẫu bệnh phẩm từ bệnh nhân mụn
Nuôi cấy và phân lập vi khuẩn trên môi trường TYEG agar
Nhuộm Gram các dòng vi khuẩn phân lập được
Định danh các dòng vi khuẩn P. acnes
Thực hiện kháng sinh đồ
Đánh giá tỉ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn P. acnes
Hình 3.1 Sơ đồ nghiên cứu
3.3.9. Biện pháp khắc phục sai số
- Thiết kế đề cương chặt chẽ.
- Lựa chọn bệnh nhân có các tiêu chuẩn phù hợp.
- Kiểm tra tem kiểm định trang thiết bị trước khi tiến hành thí nghiêm.
- Hiệu chuẩn các dụng cụ đo lường.
- Làm đúng quy trình, các thao tác chính xác, cẩn thận, tỉ mỉ.
- Phương pháp xử lý và phân tích số liệu phù hợp.
3.4. Vấn đề y đức
- Bệnh nhân mụn trứng cá tự nguyện tham gia nghiên cứu.
- Nghiên cứu này không gây hại cho bệnh nhân tham gia nghiên cứu.
- Đảm bảo bí mật thông tin cá nhân của đối tượng tham gia nghiên cứu.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. KẾT QUẢ
4.1.1. Đặc điểm nhóm bệnh nhân mụn trứng cá nghiên cứu
Bảng 4.1 Phân bố theo giới
Số lượng (người) | Tỉ lệ ( %) | |
Nam | 23 | 23 |
Nữ | 77 | 77 |
Tổng | 100 | 100 |
Nhận xét: trong số 100 trường hợp bệnh nhân mụn trứng cá, bệnh nhân nam chiếm 23 % , bệnh nhân nữ chiếm 77 % .
Bảng 4.2 Phân bố theo tuổi
Số lượng (người) | Tỉ lệ (%) | |
12-18 | 20 | 20 |
19-25 | 51 | 51 |
>25 | 29 | 29 |
Tổng | 100 | 100 |
Nhận xét: bệnh chủ yếu gặp ở độ tuổi 19–25 chiếm tỉ lệ 51 % và thấp nhất là độ tuổi 12–18 chiếm 20 %.
Bảng 4.3 Phân bố theo nghề nghiệp
Số lượng (người) | Tỉ lệ (%) | |
Học sinh – sinh viên | 51 | 51 |
Nhân viên văn phòng | 18 | 18 |
Nội trợ | 15 | 15 |
Nhà máy/ xí nghiệp | 3 | 3 |
Ngoài trời | 0 | 0 |
Khác | 13 | 13 |
Tổng | 100 | 100 |
Nhận xét: bệnh nhân ở nhóm học sinh – sinh viên chiếm tỉ lệ cao nhất 51 %, tiếp đó là nhân viên văn phòng chiếm 18 %.
Bảng 4.4 Phân bố theo mức độ bệnh
Số lượng (người) | Tỉ lệ (%) | |
Nhẹ | 27 | 27 |
Trung bình | 59 | 59 |
Nặng | 12 | 12 |
Rất nặng | 2 | 2 |
Tổng | 100 | 100 |
Hình 4.1 Bệnh nhân mụn trứng cá
Nhận xét: bệnh nhân ở mức độ nhẹ và trung bình chiếm tỉ lệ cao nhất lần lượt là 27 % và 59 %, mức độ rất nặng chiếm tỉ lệ thấp nhất 2 %.
Bảng 4.5 Tình trạng da bệnh nhân mụn trứng cá
Số lượng (người) | Tỉ lệ (%) | |
Da nhờn | 52 | 52 |
Da khô | 13 | 13 |
Da nhạy cảm | 14 | 14 |
Da hỗn hợp | 21 | 21 |
Tổng | 100 | 100 |
Nhận xét: bệnh nhân da nhờn và da hỗn hợp chiếm tỉ lệ cao nhất lần lượt là 52
% và 21 %.
Bảng 4.6 Biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân mụn trứng cá
Số lượng (người) | Tỉ lệ (%) | |
Trứng cá đỏ | 21 | 21 |
Mụn mủ và trứng cá đỏ | 32 | 32 |
Sẩn viêm | 15 | 15 |
Đỏ da, giãn mao mạch | 4 | 4 |
Trứng cá thông thường | 20 | 20 |
Khác | 8 | 8 |
Nhận xét: trong tổng số 100 mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân mụn trứng cá mụn mủ và trứng cá đỏ chiếm tỉ lệ cao nhất 32 %; đỏ da, dãn mao mạch chiếm tỉ lệ thấp nhất là 4 %.
Bảng 4.7 Tiền sử điều trị của bệnh nhân mụn trứng cá
Số lượng (người) | Tỉ lệ (%) | |
Chưa điều trị | 15 | 15 |
Y tế tư | 52 | 52 |
Y tế công | 5 | 5 |
Tự điều trị | 28 | 28 |
Nhận xét: trong tổng số 100 bệnh nhân mụn trứng cá khảo sát tỉ lệ bệnh nhân tiền sử điều trị tại y tế tư chiếm tỉ lệ cao nhất 52 %, y tế công chiếm tỉ lệ thấp nhất là 5
%.
4.1.2. Phân lập và định danh các dòng vi khuẩn Propionibacterium acnes từ da bệnh nhân mụn trứng cá
4.1.2.1. Đặc điểm hình thái các dòng vi khuẩn phân lập
- Đặc điểm khuẩn lạc