Giải Pháp Truyền Thông Nâng Cao Nhận Thức Của Gia Đình, Cộng Đồng Về Việc Làm Với Người Khuyết Tật Tại Quận Thủ Đức

Hoàn thiện hành lang pháp lý về nghề CTXH nhằm quy định cụ thể về tiêu chuẩn nghề, tiêu chuẩn cung cấp DVCTXH, tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp nhằm xây dựng nguồn nhân lực chuyên nghiệp. Vì thực tế hiện nay theo quy định của Nhà nước, các chuyên ngành gần như xã hội học, giáo dục học, tâm lý học đều được xếp vào tiêu chuẩn ngạch CTXH trong tuyển dụng tại các cơ sở xã hội nói chung và tại các cơ sở cung ứng DVVL cho NKT nói riêng.

Hoàn thiện chính sách xã hội hóa, tạo điều kiện cho các cơ sở xã hội ngoài công lập tham gia quá trình cung cấp DVVL cho NKT, vì thực tế khảo sát chứng minh rằng các cơ sở ngoài công lập hiện đang cung cấp DVVL cho NKT trên địa bàn quận Thủ Đức có những đóng góp quan trọng vào việc giải quyết vấn đề việc làm cho NKT trên địa bàn quận.

3.2.2. Giải pháp truyền thông nâng cao nhận thức của gia đình, cộng đồng về việc làm với người khuyết tật tại Quận Thủ Đức

Tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức của gia đình, cộng đồng về đời sống của NKT, nhu cầu làm việc của NKT, các chính sách mà NKT được hưởng khi làm việc, các nguồn lực trong cộng đồng hỗ trợ việc làm cho NKT… vì các kênh truyền thông có sức lan tỏa lớn trong việc thay đổi nhận thức và hành vi của gia đình, cộng đồng về giá trị của NKT, về khả năng làm việc của NKT, cũng như loại bỏ quan niệm không đúng khi cho rằng NKT không thể làm việc vì bị khuyết tật.

Tổ chức các buổi giao lưu, nói chuyện chuyên đề về việc làm của NKT thông qua các buổi họp tổ dân phố, sinh hoạt chủ điểm của các hội đoàn tại phường hoặc tại các cơ sở tôn giáo… nhằm giúp gia đình, cộng đồng hiểu hơn về đời sống của NKT, tạo nên sự cảm thông và hỗ trợ tích cực để NKT có thể tham gia lao động một cách tự tin khi nhận được sự khích lệ, động viên từ gia đình và cộng đồng dành riêng cho họ.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức của gia đình, cộng đồng về vai trò của NVCTXH trong hỗ trợ NKT tiếp cận việc làm, cũng như phổ biến rộng rãi về các cơ sở cung cấp DVCTXH hỗ trợ việc làm cho NKT như địa chỉ cơ sở, loại hình

dịch vụ cung cấp, đối tượng thụ hưởng… nhằm giúp gia đình, cộng đồng dễ dàng tiếp cận khi trợ giúp NKT tìm kiếm việc làm.

Kết hợp với công đoàn của doanh nghiệp tổ chức các buổi truyền thông, nói chuyện chuyên đề về nhu cầu việc làm của NKT, quyền được tham gia làm việc của NKT, những lợi ích có thể mang lại khi tuyển dụng NKT vào làm việc theo quy định của pháp luật hiện hành… nhằm tác động đến nhận thức của doanh nghiệp về cơ hội bình đẳng được tiếp cận việc làm, quyền được làm việc nơi NKT cũng như thể hiện tính nhân văn, tính trách nhiệm xã hội khi doanh nghiệp tuyển dụng NKT vào làm việc.

3.2.3. Giải pháp nâng cao năng lực của cán bộ quản lý, nhân viên hỗ trợ việc làm với người khuyết tật tại Quận Thủ Đức

Phân loại CBNV theo trình độ chuyên môn. Những người đã học về CTXH thì tạo điều kiện bồi dưỡng kiến thức hằng năm hoặc học nâng cao về CTXH. Những người có bằng cấp nhưng không đúng ngành CTXH hoặc chuyên ngành gần với CTXH cần đào tạo mới theo quy định của Đề án 32 về nghề CTXH.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

Đào tạo, tập huấn chuyên sâu về CTXH cho CBNV trực tiếp cung cấp DVVL cho NKT, chú trọng đến việc rèn luyện các kỹ năng như kỹ năng tham vấn, kỹ năng khuyến khích sự tham gia, kỹ năng biện hộ, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng huy động nguồn lực... nhằm giúp CBNV cung cấp dịch vụ cách chuyên nghiệp khi hỗ trợ việc làm cho NKT.

Tổ chức các khóa học về CTXH với NKT nhằm giúp CBNV củng cố kiến thức nền tảng về nhóm đối tượng này, đồng thời cần cung cấp thêm kiến thức về thị trường lao động, các chính sách về lĩnh vực đào tạo, việc làm và giáo dục nghề nghiệp để CBNV nâng cao chuyên môn, cũng cố tay nghề khi làm việc.

Dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với người khuyết tật từ thực tiễn Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh - 11

Xây dựng mạng lưới CBNV CTXH tại các cơ sở cung cấp DVCTXH nhằm hỗ trợ nhau trong quá trình cung cấp DVVL cho NKT, cũng như tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm định kỳ để nâng cao năng lực của CBNV và sự cung ứng dịch vụ của cơ sở.

Xây dựng đội ngũ kiểm huấn viên hỗ trợ CBNV trực tiếp cung cấp DVVL cho NKT nhằm tư vấn, định hướng hỗ trợ CBNV giải quyết những ca khó đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng chuyên môn, vì cung cấp DVVL cho NKT là lĩnh vực không dễ thực hiện.

3.2.4. Giải pháp phát triển dịch vụ công tác xã hội của các đơn vị hỗ trợ việc làm với người khuyết tật tại Quận Thủ Đức

Đa dạng hóa các kênh truyền thông truyền tải thông tin việc làm cho NKT của các cơ sở cung cấp DVVL bằng nhiều hình thức khác nhau như sử dụng tờ bướm, tờ gấp, báo chí, mạng xã hội, truyền hình, truyền thanh... nhằm giúp NKT dễ dàng tiếp cận với các cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ việc làm.

Thực hiện hoạt động QLTH theo phương pháp CTXH trong quá trình hỗ trợ NKT tìm kiếm việc làm, đặc biệt chú trọng đến việc tham gia của NKT trong các bước của tiến trình QLTH nhằm giúp NKT giải quyết vấn đề.

Các cơ sở cung cấp dịch vụ cần kết nối với nhau khi cung cấp DVVL, thực tế khảo sát tại quận Thủ Đức cho thấy không phải cơ sở nào cũng cung cấp đủ các dịch vụ hỗ trợ việc làm cho NKT, vì thế sự hỗ trợ từ mạng lưới cơ sở cung cấp DVVL là cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu của NKT và gia đình họ khi tìm kiếm việc làm.

Phối hợp với ban ngành, đoàn thể, doanh nghiệp tổ chức các ngày hội việc làm, hội thảo việc làm để NKT có cơ hội trò chuyện, trao đổi với nhà tuyển dụng về vấn đề việc làm. Hơn nữa, cơ sở cần hỗ trợ doanh nghiệp thành lập DVCTXH nếu họ có nhu cầu tuyển dụng NKT vào làm việc. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng an tâm khi tuyển NKT vào làm việc, cũng như phù hợp với nguyện vọng của NKT về thành lập mạng lưới CTXH hỗ trợ NKT trong doanh nghiệp.

Tăng cường cơ sở cung cấp DVVL trong và ngoài công lập theo dạng tật trên địa bàn quận Thủ Đức, thực tế nghiên cứu cho thấy khi không có cơ sở cung cấp dịch vụ, NKT phải đi rất xa khi muốn học nghề hay hỗ trợ việc làm, vì thế họ thường bỏ cuộc nếu không có điều kiện theo học.

Đa dạng hóa ngành nghề đào tạo, đào tạo theo nhu cầu học nghề của NKT, nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, thị trường lao động cũng như đào

tạo các nghề mới phù hợp với xu hướng phát triển. Như thế, NKT mới có cơ hội tìm được việc làm sau đào tạo, đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng và tìm được cuộc sống độc lập. Không nên lối mòn trong đào tạo nghề mà đánh mất cơ hội tiếp cận việc làm, tiếp cận với các nghề mới nơi NKT.

Tăng cường đào tạo, tập huấn về kỹ năng xã hội cho NKT tại các cơ sở cung cấp dịch vụ học văn hóa, đào tạo nghề nhằm đáp ứng nhu cầu tuyển dụng hiện nay của doanh nghiệp cũng như giúp cho NKT đủ tự tin khi tìm việc, có thêm những kỹ năng cần thiết để ứng phó trong các tình huống khi làm việc chung với người bình thường. Thực tế khảo sát chứng minh NKT sẽ mất cơ hội được tuyển dụng nếu không được trang bị các kỹ năng xã hội cần thiết trước khi ra trường.

Xây dựng mô hình ở nội trú cho NKT tại các cơ sở cung cấp dịch vụ học văn hóa, đào tạo nghề trong thời gian NKT theo học, vì NKT thường khó khăn trong việc đi lại, hoàn cảnh gia đình khó khăn, không có người thân đưa rước hàng ngày... nên NKT có nguy cơ bỏ học giữa chừng nếu không được hỗ trợ từ mô hình ở nội trú này.


Tiểu kết chương 3

Trong chương 3, tác giả trình bày định hướng cơ bản về các giải pháp phát triển DVCTXH trong hỗ trợ việc làm đối với NKT dựa trên kết quả khảo sát như: Giải pháp đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ việc làm với NKT; truyền thông nâng cao nhận thức của gia đình, cộng đồng về việc làm với NKT; nâng cao năng lực của cán bộ quản lý, nhân viên hỗ trợ việc làm với NKT; phát triển DVCTXH của các đơn vị hỗ trợ việc làm với NKT trên địa bàn quận Thủ Đức.

KẾT LUẬN


Qua kết quả nghiên cứu, tác giả đã trả lời câu hỏi nghiên cứu và làm sáng tỏ giả thuyết nghiên cứu như phân tích, tổng hợp hệ thống hóa lý luận về DVCTXH trong hỗ trợ việc làm với NKT. Chỉ ra khái niệm DVCTXH trong hỗ trợ việc làm với NKT là các hoạt động có chủ đích được cung cấp, điều phối bởi các cơ sở cung cấp DVCTXH nhằm trợ giúp NKT tìm kiếm, có được việc làm, tạo thu nhập từ đó giúp họ đáp ứng những nhu cầu cơ bản, phục hồi chức năng, hướng đến sự phát triển và hội nhập xã hội.

Khảo sát về thực trạng việc làm và nhu cầu của NKT cho thấy số NKT có việc làm chiếm 38%. Những nhu cầu mà NKT cần được hỗ trợ nhiều nhất là học văn hóa, học nghề; giới thiệu việc làm; tham vấn, tư vấn việc làm và cung cấp thông tin việc làm.

Đánh giá thực trạng các dịch vụ hỗ trợ việc làm cho NKT về cơ bản, một số dịch vụ đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của NKT như: Dịch vụ truyền thông về việc làm; tham vấn, tư vấn việc làm; học văn hóa, đào tạo nghề; giới thiệu việc làm, kết nối nguồn lực; nhưng cũng có những dịch vụ NKT cho rằng chưa đáp ứng được nhu cầu của họ như: Dịch vụ QLTH; hỗ trợ sinh kế; hỗ trợ chính sách, pháp lý. Thêm nữa, DVCTXH còn những hạn chế khi hỗ trợ việc làm cho NKT như: Mạng lưới truyền thông chưa tốt; thiếu cơ sở cung cấp DVVL theo dạng tật; cán bộ thiếu tính chuyên nghiệp khi cung cấp DVVL; các cơ quan, tổ chức còn thiếu kết nối với nhau và nguồn lực hỗ trợ cho NKT còn hạn chế.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy một số yếu tố tác động tới DVCTXH hỗ trợ việc làm cho NKT như: Yếu tố bản thân NKT; đội ngũ NVCTXH; cơ chế, chính sách; đặc điểm cơ sở cung cấp dịch vụ; nhận thức của gia đình, cộng đồng. Trong số các yếu tố đó thì yếu tố năng lực đội ngũ NVCTXH và đặc điểm cơ sở cung cấp DVVL có tác động nhiều nhất đến DVCTXH hỗ trợ việc làm cho NKT.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, một số giải pháp được đề xuất như: Đổi mới cơ chế, chính sách hỗ trợ việc làm với NKT; truyền thông nâng cao nhận thức của gia đình, cộng đồng về việc làm với NKT; nâng cao năng lực của cán bộ

quản lý, nhân viên hỗ trợ việc làm với NKT và phát triển DVCTXH của các đơn vị hỗ trợ việc làm với NKT trên địa bàn quận Thủ Đức.

Trong khuôn khổ mục tiêu nghiên cứu, đề tài này mới chỉ ra được thực trạng DVCTXH trong hỗ trợ việc làm đối với NKT tại quận Thủ Đức, TPHCM. Kết quả nghiên cứu chỉ góp phần nào đó trong việc cung cấp một góc nhìn về thực trạng DVCTXH trong hỗ trợ việc làm đối với NKT, vì thế cần có những nghiên cứu tiếp theo trên quy mô rộng hơn và nghiên cứu ở nhiều địa phương khác nhau để có sự so sánh, làm rõ hơn vấn đề được nghiên cứu.


KIẾN NGHỊ


Nhằm tăng tỷ lệ việc làm cho NKT trên địa bàn quận Thủ Đức, tác giả đề xuất một số kiến nghị sau:

- Đối với quận Thủ Đức: Tăng cường cơ sở đào tạo nghề theo từng dạng tật trên địa bàn quận; đồng thời, tăng cường công tác truyền thông về việc làm của NKT trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Đối với các cơ sở đào tạo nghề cho NKT: Tăng cường đào tạo, tập huấn về kỹ năng xã hội cho NKT trong quá trình dạy văn hóa, dạy nghề cũng như xây dựng mô hình ở nội trú cho NKT trong thời gian theo học tại trường.

- Đối với cán bộ, nhân viên cung cấp DVVL cho NKT: Nâng cao trình độ chuyên môn về nghề CTXH cũng như áp dụng các kiến thức, kỹ năng của nghề vào quá trình hỗ trợ việc làm cho NKT.

- Đối với NKT: Tham gia tích cực vào việc học văn hóa, học nghề để có cơ hội tìm được việc làm tốt hơn, phù hợp với khả năng làm việc của bản thân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Bộ LĐTBXH (2013), Tạo việc làm bền vững cho lao động là đối tượng yếu thế, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.

2. Bộ LĐTBXH (2015), Báo cáo tình hình thực hiện Luật NKT.

3. Bộ Y tế, Bộ LĐTBXH, Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012): Khảo sát, đánh giá hệ thống dịch vụ cho NKT.

4. Bộ LĐTBXH (1999), Sổ tay thống kê thông tin thị trường lao động ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

5. Cục việc làm (2014), Báo cáo giải quyết việc làm cho NKT.

6. Đại Hội đồng Liên hợp quốc (1948), Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền.

7. Đại Hội đồng Liên hợp quốc (2007), Công ước quốc tế về quyền của NKT.

8. Phạm Thái Đài (2016), Hỗ trợ việc làm đối với NKT từ thực tiễn Thành phố Nha Trang Tỉnh Khánh Hòa, Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội.

9. Gina A. Yap, Joel C. Cam, Bùi Thị Xuân Mai (2012), Nghề CTXH nền tảng triết lý và kiến thức, Dự án đào tạo CTXH tại Việt Nam MOLISA - ULSA

- CFSI - ASI - AP - UNICEF.

10. Nguyễn Thị Kim Hoa và cộng sự (2014), CTXH với NKT, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

11. Trần Hậu, Đoàn Minh Huấn (2012), Phát triển dịch vụ xã hội ở nước ta tới 2020 - Một số lý luận và thực tiễn, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

12. Nguyễn Thị Thái Lan, Đỗ Ngọc Bích, Chu Thị Huyền Yến (2016), Chuyên nghiệp hóa các DVCTXH ở Việt Nam: Thực trạng và nhu cầu, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TPHCM.

13. Bùi Thị Xuân Mai (2014), Thực trạng mạng lưới dịch vụ xã hội ở Việt Nam - Những khuyến nghị giải pháp, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học quốc gia, Nhà xuất bản Thanh Niên.

14. Bùi Thị Xuân Mai (2014), Phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ xã hội và NVCTXH, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật.

15. Lê Thị Nhung (2017), Thực trạng và đề xuất giải pháp cơ bản đảm bảo sinh kế bền vững đối với NKT, Kỷ yếu Hội thảo Sinh kế bền vững cho nhóm lao động yếu thế ở Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ.

16. Phòng LĐTBXH Quận Thủ Đức (2017), Báo cáo số liệu thống kê về NKT và tình hình trợ giúp NKT năm 2017.

17. Quốc hội (2010), Luật NKT (Luật số: 51/2010/QH12).

18. Quốc hội (2012), Bộ luật lao động (Luật số: 10/2012/QH13).

19. Sở LĐTBXH TPHCM (2015), Báo cáo kết quả thực hiện Luật NKT trên địa bàn Thành phố.

20. Sở LĐTBXH TPHCM - Tổ chức UNICEF (2015), Báo cáo đánh giá độc lập về kết quả thực hiện Đề án phát triển nghề CTXH trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2011 - 2015 và phương hướng hoạt động giai đoạn 2016 - 2020.

21. Trung tâm Hỗ trợ và Phát triển (DRD), Báo cáo hoạt động của trung tâm năm 2006 - 2007.

22. Tổ chức Lao động quốc tế ILO (2009), Công ước số 159 và Khuyến nghị số 168 Phục hồi chức năng lao động và việc làm cho NKT.

23. Tổ chức Lao động quốc tế ILO (2011), Báo cáo khảo sát về đào tạo nghề và việc làm cho NKT tại Việt Nam.

24. Đoàn Thị Cẩm Vân (2015), Một số giải pháp giải quyết việc làm dành cho NKT tại TPHCM, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học công nghệ TPHCM.

25. Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (2013), Chi phí kinh tế của sống với khuyết tật và kỳ thị ở Việt Nam, Nhà xuất bản Lao động.

26. Viện Ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng.

27. Viện Khoa học Lao động Xã hội, Tổ chức GIZ (2011), Thuật ngữ An sinh xã hội Việt Nam.

Tài liệu tham khảo tiếng Anh

28. Barbara Ann Rosemond (2018), Employers’ perception and employment of individuals with disabilities, Walden University.

29. Blustein, D. L. (2008), The Role of Work in Psychological Health and Well- being, American Psychologist.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2023