Các Nghiên Cứu Về Vốn Xã Hội Gắn Với Đa Dạng Hóa Thu Nhập Của Hgđ


hàng và bạn bè, giúp đỡ hoặc nhận sự giúp đỡ của người thân, bạn bè, hàng xóm hoặc đồng nghiệp và những người thân khác. Các biến kiểm soát liên quan đến kinh tế hộ bao gồm thu nhập, tình trạng việc làm và tình trạng kinh tế hộ (nghèo, không nghèo) trong quá khứ. Các biến kiểm soát cũng bao gồm nhân khẩu học và XHH. Phân tích hồi quy OLS cho thấy, VXH bắc cầu có tác động mạnh hơn đến thu nhập của cá nhân và tỷ lệ thu nhập nhu cầu so với VXH gắn bó. Cả hai đều tác động làm tăng thu nhập, cải thiện kinh tế của cá nhân và HGĐ nhờ cải thiện tình trạng việc làm. Hai loại VXH này tác động đến việc làm rõ rệt hơn so với tài chính. Tuy nhiên, có sự khác biệt về tác động của VXH đến thu nhập của cá nhân ở hai giai đoạn nghiên cứu. Cụ thể là, VXH có tác động tích cực đến thu nhập ở giai đoạn (1987-1988) nhưng có tác động tiêu cực ở giai đoạn (1992- 1994). VXH gắn bó (giúp đỡ và nhận giúp đỡ từ người thân) không tìm thấy dấu hiệu tác động đến thu nhập của cá nhân trong cả hai giai đoạn. VXH bắc cầu có tác động nhỏ đến thu nhập của cá nhân trong ngắn hạn nhưng khá lớn trong dài hạn.

Park & Subramanian (2012) sử dụng dữ liệu khảo sát của WVS ở 48 quốc gia nhằm kiểm tra các yếu tố cá nhân về niềm tin XH trên cấp độ vi mô và vĩ mô (thành viên của các tổ chức hội tự nguyện) với sự phân chia XH (bất bình đẳng thu nhập). Kết quả cho thấy, sự tham gia vào các hoạt động XH thể hiện VXH của cá nhân. Điều này giúp nâng cao niềm tin của cá nhân qua các MQH xã hội - VXH bắc cầu. Kết quả này cũng được Bekkers & cộng sự (2012) khẳng định. Theo Bekkers & cộng sự (2012), các cá nhân có địa vị XH cao thường tham gia nhiều vào các nhóm tự nguyện, điều này giúp nâng cao uy tín và cải thiện thu nhập cá nhân nhiều hơn. Ngược lại, các thành viên tham gia trong các TCCT (Đảng, đoàn, các nhóm lợi ích) không ảnh hưởng đến thu nhập cá nhân (Bekkers và cộng sự, 2012).

Growiec & Growiec (2014) nghiên cứu VXH, niềm tin và cân bằng kinh tế, để từ đó đề xuất một cơ chế mới tránh rơi vào bẫy “thu nhập thấp”. Nghiên cứu này đã chứng minh được VXH bắc cầu và niềm tin XH tác động lẫn nhau và ảnh hưởng đến thu nhập và sức khỏe của cá nhân. VXH bắc cầu dẫn đến trạng thái cân bằng thu nhập tốt hơn, cả VXH bắc cầu và niềm tin XH đều có ảnh hưởng đồng biến với thu nhập và phúc lợi. Niềm tin thấp và thiếu VXH dẫn đến thu nhập thấp và khó đạt trạng thái cân bằng trong thu nhập.


Growiec & Growiec (2016) dựa vào dữ liệu khảo sát cá nhân ở Châu Âu và thế giới do Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện từ năm 1999 đến 2002, để xác định MQH của VXH bắc cầu và thu nhập cá nhân. Phương pháp hồi quy OLS và 2SLS được sử dụng để phân tích dữ liệu. VXH bắc cầu được đo lường bằng sự liên kết, mức độ liên lạc, sự hỗ trợ, sự tin tưởng giữa cá nhân với bạn bè, gia đình, người quen, cá nhân tham gia trong các tổ chức tự nguyện của vùng/khu vực nơi sinh sống và làm việc. Growiec & Growiec (2016) rút ra các kết luận là: (i) Qui mô HGĐ có ảnh hưởng tích cực đối với tổng thu nhập của hộ; (ii) MQH ổn định làm tăng tổng thu nhập HGĐ và sẽ giảm trong trường hợp tính theo TNBQ/người; (iii) Nếu người có thu nhập chính trong gia đình là người làm công ăn lương thì tác động tiêu cực đến thu nhập của HGĐ; (iv) MQH giữa VXH bắc cầu và thu nhập cá nhân là MQH chữ U ngược và tác động của VXH đến thu nhập của cá nhân thể hiện qua niềm tin XH; (v) VXH bắc cầu (tham gia vào tổ chức tự nguyện) và tình trạng việc làm của cá nhân có quan hệ không chặt.

Teame & Woldu (2016) xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến tổng thu nhập của HGĐ dựa trên dữ liệu khảo sát các HGĐ từ 4 làng ở Zoba Maekel, Eritrea. Phân tích OLS cho thấy, quyền sở hữu đất đai, vốn văn hóa, thu nhập phi nông nghiệp và thu nhập ngoài lương có tác động tích cực đến tổng thu nhập của HGĐ. Chủ hộ là nam giới có tác động tích cực đến làm công nhận lương nhưng tiêu cực đến tự doanh. Số năm đi học của chủ hộ, số thành viên có việc làm phi nông nghiệp, số người phụ thuộc có ảnh hưởng tích cực đến tổng thu nhập của HGĐ.

Yodo & Yano (2017) sử dụng dữ liệu khảo sát VXH của Đại học Nihon được thực hiện vào năm 2010 và 2013, nhằm xem xét MQH giữa VXH, thu nhập và sức khỏe (Inaba & cộng sự, 2015). Yodo và Yano (2017) đã áp dụng bốn nhóm VXH thể hiện qua các câu hỏi như: (i) phạm vi tương tác với hàng xóm (tương tác với hàng xóm); (ii) số lượng hàng xóm với các tương tác (hàng xóm tương tác); (iii) mức độ tương tác với bạn bè; (iv) mức độ tương tác với người thân (tương tác với gia đình). Kết quả cho thấy, các loại VXH và thu nhập của HGĐ có MQH tương quan đồng biến. Biến giáo dục đóng góp mạnh nhất vào sự hình thành VXH so với các biến khác.

Phillips & cộng sự (2018) nghiên cứu MQH giữa VXH với mức lương khởi điểm của người khuyết tật và người bình thường ở Mỹ. Bằng phân tích (ANOVA ba chiều) dữ liệu khảo sát 262 sinh viên ở Trung Tây, nước Mỹ cho thấy, VXH có ảnh hưởng tích cực đến mức


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 222 trang tài liệu này.

lương khởi điểm của người khuyết tật cũng như của người bình thường. Một cá nhân có VXH cao hơn 1 mức dẫn đến mức tiền lương cao hơn 1.500 USD/năm so với những người có mức VXH thấp.

Quá trình lược khảo cũng giúp tác giả nhận thấy, trên thế giới những năm gần đây có khá nhiều nghiên cứu liên quan đến VXH. Những đề tài VXH trên khía cạnh trung mô điển hình như: VXH với bất bình đẳng thu nhập (Elgar, Stefaniak & Wohl, 2020); VXH và sự phát triển của các công ty gia đình (Sanchez-Ruiz & cộng sự, 2019); VXH gia đình trong kinh doanh (Herrero & Hughes, 2019); VXH của gia đình và việc quyết định của doanh nhân (Wang & cộng sự, 2020); VXH và COVID-19 (Borgonovi & Andrieu, 2020). Tuy nhiên, tác giả chưa tìm thấy đề tài nào gần đây liên quan đến VXH và thu nhập của HGĐ.

Vốn xã hội tác động đến việc làm và thu nhập của hộ gia đình - 11

2.3.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam

Carol Newman, Finn Tarp & Lưu Đức Khải (2012) xem xét MQH giữa VXH với hình thức tiết kiệm của HGĐ. Kết quả phân tích dữ liệu VARHS vào năm 2006 và 2008 cho thấy, tham gia HPN, HND giúp gia tăng tổng tiền gửi tiết kiệm chính thức của hộ, đặc biệt là HPN. Chủ hộ có học vấn có xu hướng tham gia các Hội nhiều hơn. Tỷ lệ hộ nghèo và số người tham gia vào HPN, HND có MQH đồng biến. Các biến VXH này đều đo bằng biến giả (có/không có tham gia vào các Hội) do đó chưa thể đưa ra những kết quả chính xác về mức tác động của VXH.

Về vai trò của các tổ chức hội, TCCT với thu nhập của HGĐ, Võ Thành Khởi (2015) phân tích dữ liệu phỏng vấn mẫu ngẫu nhiên 282 HGĐ ở Bến Tre đã khẳng định là, HGĐ có tham gia TCCT (HPN, HND) giúp cải thiện thu nhập của các HGĐ. Như vậy, kết luận Võ Thành Khởi (2015) và Carol Newman, Finn Tarp & Lưu Đức Khải (2012) tương đồng với nhau. Đồng thời, Võ Thành Khởi (2015) còn phát hiện, qui mô HGĐ và tuổi của lao động chính ảnh hưởng trái chiều với thu nhập của HGĐ.

Nguyễn Kim Phước & Phạm Tấn Hòa (2015) cũng đề cập về “hộ có thành viên tham gia TCCTXH” trong đề tài thu nhập của HGĐ vùng ĐTM. Kết quả hồi quy OLS cho thấy, bên cạnh các yếu tố về đặc điểm của chủ hộ (học vấn, giới tính, tuổi), đặc điểm của HGĐ (diện tích đất, tỷ lệ lao động) thì biến “hộ có thành viên tham gia TCCTXH có ảnh hưởng mạnh (tích cực) đến thu nhập của HGĐ.


Châu Ngọc Hòe & Nguyễn Hoàng Yến (2020) cũng đã phát hiện ra “ hộ có người tham gia hợp tác xã” có thu nhập cao hơn những hộ không có người tham gia tổ chức này. Bên cạnh đó, dựa theo kết quả hồi quy OLS, Châu Ngọc Hòe & Nguyễn Hoàng Yến (2020) cũng đã khẳng định, số nhân khẩu trong hộ, tuổi của chủ hộ, thu nhập phi nông nghiệp, đất sản xuất có ảnh hưởng dương đến thu nhập của HGĐ ở Quảng Nam.

2.3.3. Các nghiên cứu về vốn xã hội gắn với đa dạng hóa thu nhập của HGĐ

2.3.3.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

ĐDHTN là một khía cạnh quan trọng giúp gia tăng thu nhập, giảm nghèo và phát triển kinh tế của các HGĐ (Herbinck, Mtati & Shackleton, 2018; Dedehouann & cộng sự, 2018). Điều này phụ thuộc vào việc các HGĐ có bao nhiêu nguồn lực đầu vào và sử dụng các nguồn lực đó hiệu quả đến mức độ nào (Lax & Kothke, 2017; Dedehouann & McPeak, 2020). Theo DFID (1999, 2001), sinh kế của HGĐ phụ thuộc vào các loại vốn: văn hóa, tự nhiên, tài chính, vật chất và xã hội.

Ersado (2006) đã chứng minh ĐDHTN giúp giảm nghèo, tăng phúc lợi của HGĐ. Minot & cộng sự (2006), Barrett & Reardon (2000) tuyên bố rằng ĐDHTN là giải pháp chính để giảm rủi ro, giảm tác động của các cú sốc từ bên ngoài. Đất đai là một yếu tố hạn chế ĐDH sản phẩm và thay đổi năng suất trong nông nghiệp. ĐDHTN không tuân thủ theo mô hình nào (yếu tố đẩy hay yếu tố kéo) mà do sự khác biệt giữa các vùng hay đặc điểm của HGĐ (Alobo & Bignebat, 2017). ĐDHTN chịu ảnh hưởng đáng kể bởi tài sản của HGĐ, đặc điểm nhân khẩu học và khu vực sinh sống (Alobo & Bignebat, 2017). VXH và ĐDHTN có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định sự bền vững của vốn sinh kế ở HGĐ nói riêng và nền kinh tế, nhất là những nền kinh tế dựa vào tài nguyên (Goulden, 2013). Nghiên cứu về ĐDHTN của HGĐ ở Việt Nam và thế giới đều chú trọng đến hầu hết các loại vốn kinh tế theo khung sinh kế của DFID nhưng chưa quan tâm nhiều đến VXH. Kết quả của các nghiên cứu cũng có khác biệt nhất định. Điển hình như Laszlo (2000), Ahmed (2012) đã kết luận rằng, độ tuổi, TĐHV của chủ hộ và quyền sở hữu tài sản ảnh hưởng đến ĐDHTN, thu nhập của HGĐ. Thông thường, những HGĐ có tài sản lớn (ví dụ sở hữu đất đai đủ lớn) thường chuyên môn hóa hơn ĐDH nhưng quy mô HGĐ, khả năng tiếp cận vốn vay và tình trạng hôn nhân không ảnh hưởng đến ĐDHTN (Khai & Danh, 2014). Tuy nhiên, các nghiên cứu cho kết quả trái ngược nhau, cụ thể như Escobal (2001) qua nghiên cứu của mình đã kết luận rằng, chủ hộ càng nhiều


tuổi, nhiều kinh nghiệm sẽ có ảnh hưởng tích cực đến ĐDHTN. Ersado (2006) tìm thấy bằng chứng ngược lại, chủ hộ có tuổi tác càng cao càng ít ĐDH. Senadza (2012) chưa tìm thấy bằng chứng cho thấy có MQH giữa tuổi chủ hộ và ĐDHTN. Ellis (2000a) nhận định, chủ hộ là nam giới thì ĐDHTN tốt hơn nữ, trong khi đó, Malek & Usami (2009), Sarah (2012) và Ackah (2013) kết luận rằng nữ giới ĐDH tốt hơn nam giới. Ackah (2013) nhận định rằng, diện tích đất của hộ, TĐHV (tốt nghiệp tiểu học trở lên) có ảnh hưởng tích cực đến ĐDHTN. Trình độ học vấn càng cao có xu hướng làm những việc phi nông nghiệp nhiều hơn, dẫn đến ĐDHTN của HGĐ càng cao (Micevska, 2008). Tình trạng KTXH, khả năng tiếp cận vốn tín dụng giúp ĐDHTN (việc làm phi nông nghiệp) tốt hơn, người giàu có thu nhập phi nông nghiệp cao hơn nhiều so với người nghèo trong các HGĐ nông thôn Châu Phi (Reardon & cộng sự, 2007; Sultan, Hossain & Islam, 2015). Barrett & Reardon (2000) cũng đã chỉ ra rằng, đây cũng là trường hợp của một số nước châu Mỹ như Argentina, Mexico và Ecuador (Elbers & Lanjouw, 2001). Nghiên cứu ở các nước châu Á (Ấn Độ và Pakistan) cho thấy, HGĐ giàu có có tỷ trọng nông nghiệp nhỏ (Barrett & Reardon, 2000). Schwarze & Zeller (2005), Ahmed (2012) kết luận rằng, điện, đường (hạ tầng) tốt giúp dễ tiếp cận thị trường, thuận lợi để ĐDHTN

Nega & cộng sự (2009) khám phá mức ĐDHTN và bất bình đẳng thu nhập của 385 HGĐ nông thôn ở miền Bắc Ethiopia. Biến HGĐ có thành viên tham gia các TCXH tại địa phương được chọn làm biến đại diện cho VXH. Kết quả hồi quy OLS phát hiện rằng ĐDH làm gia tăng bất bình đẳng thu nhập. VXH (có thành viên tham gia các TCXH) có ý nghĩa quan trọng đối với thu nhập phi nông nghiệp và có ảnh hưởng mạnh hơn đối với HGĐ có chủ hộ là nữ giới.

Barr, Di Falco & Mourato (2011) phân tích vai trò của VXH đối với giảm rủi ro của 661 ngư dân ở hai bờ biển của Mtwara của Tanzania. Kết quả hồi quy OLS cho thấy, ĐDHTN và ba biến số vốn xã hội (lòng tin, thành viên nhóm ngư nghiệp và sự hỗ trợ trong mạng lưới đánh cá) có tương quan với nhau và có sự khác nhau về các ngư dân có thành viên nhóm nghề nghiệp và ĐDHTN. Niềm tin được phát hiện có ảnh hưởng mạnh (tích cực) đến mức độ ĐDH. Sự “có đi có lại” có mối tương quan nghịch với mức độ tham gia các chương trình nghề nghiệp của ngư dân.

Giesbert & Schindler (2012) nhận thấy, phúc lợi của HGĐ ở Mozambique giảm sút do tác động của hạn hán. HGĐ có người làm việc phi nông nghiệp thì bị tác động ít


hơn HGĐ chỉ làm việc trong nông nghiệp. Kết quả Giesbert & Schindler (2012) cũng được sự đồng thuận của Porter (2012). Cả hai đều chứng minh việc làm phi nông nghiệp giúp thu nhập của HGĐ ít bị ảnh hưởng từ các cú sốc bên ngoài. Như vậy, ĐDHTN hay đa dạng việc làm giúp giảm các tác động xấu đến thu nhập của HGĐ.

Demissie & Legesse (2013) nghiên cứu ĐDHTN của các HGĐ nông thôn tại Fedis (khu Đông Hararghe), Ethiopia. Kết quả phân tích (mô hình Tobit) cho thấy, ĐDHTN và thu nhập HGĐ chịu ảnh hưởng bởi: vốn con người (giới tính, TĐHV và tuổi của chủ hộ, số lao động, số trẻ em đang đi học), tài sản sinh kế (gia súc, diện tích đất canh tác), chiến lược đa dạng hóa sinh kế (đa dạng hóa cây trồng và thu hoạch) và vị trí nơi ở gần thị trường.

Goulden (2013) phân tích kết quả điều tra 80 HGĐ sinh sống ở hai Hồ Kyoga và Wamala vùng Uganda. Biến “số người có thể vay mượn thực phẩm” đại diện cho VXH của HGĐ. Goulden (2013) kết luận rằng, sự đa dạng của mạng lưới XH giúp HGĐ đa dạng hóa sinh kế. Sự khác biệt về tài sản của HGĐ là nguyên nhân của sự khác biệt về đa dạng hóa.

Baird & Gray (2014) xem xét vai trò của mạng liên kết XH đến ĐDH sinh kế của các HGĐ. Sự “có đi có lại” (trao đổi của cải vật chất) trong các mạng lưới liên kết XH (bên trong và bên ngoài gia đình) đại diện cho VXH. Kết quả phân tích dữ liệu (OLS) thu thập từ 216 HGĐ các cộng đồng dân tộc Maasai ở miền bắc Tanzania cho thấy, mức độ trao đổi của cải vật chất của các HGĐ làm giảm khả năng ĐDH sinh kế. VXH kết nối (bên ngoài gia đình có tác động dương đến ĐDH sinh kế của HGĐ.

Agyeman, Asuming-Brempong & Onumah (2014) sử dụng mô hình Tobit để xem xét các yếu tố tác động đến chỉ số ĐDHTN (chỉ số SID) của HGĐ ở miền Tây của Ghana. Agyeman, Asuming-Brempong & Onumah (2014) tìm thấy các yếu tố: tuổi, số năm học, hộ do nữ làm chủ hộ, TNBQ/người của HGĐ, số lần tham gia các chương trình khuyến nông, tài sản (đất đai, tư liệu sản xuất) có vai trò quyết định sự ĐDHTN của nông hộ.

Zhao (2014) nghiên cứu các mô hình ĐDHTN (theo ngành và theo vị trí tạo ra thu nhập) ở nông thôn Trung Quốc. Kết quả hồi quy Probit cho thấy: Quy mô HGĐ lớn hơn kích thích thực hiện ĐDHTN nhiều hơn, HGĐ nông thôn chọn mô hình ĐDHTN của mình bằng cách tham khảo các vùng lân cận xung quanh; việc làm phi nông nghiệp giúp


nâng cao thu nhập của HGĐ, việc làm của cá nhân và các HGĐ xung quanh có tác động đến ĐDHTN.

Sultana, Hossain & Islam (2015) nghiên cứu tình trạng ĐDHTN (chỉ số SID) và tác động của nó đến đời sống của 138 HGĐ ở nông thôn tại Rajshahi, Bangladesh. Kết quả hồi quy OLS chỉ ra rằng, mức độ ĐDHTN là rất thấp trong khu vực nghiên cứu. Chỉ số SID có tác động mạnh (dương) đến phúc lợi của các HGĐ.

Alobo & Bignebat (2017) phân tích dữ liệu thu thập từ 1.747 nông hộ trong 2 năm (2007-2008) ở vùng nông thôn của Senegal và Kenya đã kết luận rằng, ĐDHTN không tuân thủ theo yếu tố đẩy hay kéo mà có sự khác biệt giữa các vùng. Tài sản của HGĐ, các yếu tố nhân khẩu học, lao động di cư và nhận thức của HGĐ về an ninh lương thực luôn có tương quan thuận với quyết định ĐDHTN của HGĐ.

Johny, Wichmann & Swallow (2017) xem xét tác động của mối liên hệ XH trong làng đối với khả năng ĐDHTN (chỉ số Simpson) của HGĐ ở một trong những vùng nghèo nhất và đa dạng về sắc tộc nhất của bang Kerala, Ấn Độ. Sử dụng dữ liệu khảo sát 301 HGĐ cư trú tại chín ngôi làng ở Meenangadi Panchayat Johny, Wichmann & Swallow (2017) phát hiện ra, các mối liên hệ XH trong một làng làm tăng khả năng ĐDHTN của HGĐ lên 3,6 lần so với việc chỉ dựa vào các đặc điểm HGĐ như TĐHV và số người trưởng thành trong hộ.

Wuepper, Yesigat Ayenew & Sauer (2018) sử dụng dữ liệu bảng từ Ethiopia với 2.653 quan sát trong hai năm 2004 và 2009. Bên cạnh các yếu tố kinh tế như qui mô sản xuất, bối cảnh và đặc điểm HGĐ, mô hình nghiên cứu còn bổ sung biến “số người có thể cho HGĐ mượn tiền khi khó khăn” và HGĐ có tham gia bảo hiểm để đại diện cho VXH. Kết quả hồi quy (2SLS) cho thấy, HGĐ có VXH lớn hơn có xu hướng chuyên môn hóa cao hơn, hay nói khác hơn là VXH của HGĐ càng nhiều thì ĐDH càng thấp. Kết quả này không đồng nhất giữa các HGĐ. Đa dạng hóa hay chuyên môn hóa tùy thuộc vào đặc điểm của HGĐ và vùng có biến đổi khí hậu mạnh thì HGĐ có xu hướng ĐDH nhiều hơn.

Daud & cộng sự (2018) phân tích tác động của ĐDHTN của 120 HGĐ nông thôn tại Oyo, Nigeria. Kết quả hồi quy 2SLS cho thấy, số nguồn thu nhập, tỷ trọng thu nhập phi nông nghiệp (OFS), chỉ số ĐDH, số năm kinh nghiệm và quy mô trang trại có ý nghĩa tích cực đối với TNBQ/người của HGĐ. Các biến số vốn văn hóa (số năm học, số năm đào tạo nghề) và số lần tiếp xúc với đại lý khuyến nông (VXH) có tác động tích cực đến


ĐDHTN của nông dân tại Oyo, Nigeria. Nghiên cứu cũng kết luận rằng tuổi, tình trạng hôn nhân và nghề nghiệp chính của người được hỏi không ảnh hưởng đến thu nhập của HGĐ và sự ĐDHTN của hộ.

Olugbire & cộng sự (2020) rút ra kết luận rằng, các HGĐ có chủ hộ là nam giới và được học chính quy giúp HGĐ tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp (NFW) nhiều hơn. Tiếp cận tín dụng, sự tham gia của cộng đồng (VXH), quy mô (người) và tài sản của hộ lớn hơn, làm tăng khả năng tham gia vào các việc làm tự do (NFS), Trong khi đó, quy mô sản xuất và tiếp cận tín dụng cao làm giảm việc làm tự do và việc làm phi nông nghiệp.

Khan (2020) nghiên cứu các yếu tố quyết định nguồn thu nhập đa dạng trong 220 nông hộ ở Uttar Pradesh, Ấn Độ. Kết quả hồi quy OLS cho thấy, TĐHV, quy mô HGĐ, quy mô đất đai, nguồn thông tin là những biến số ảnh hưởng đáng kể đến ĐDH của nông hộ ở Uttar Pradesh, Ấn Độ.

Omotesho & cộng sự (2020) xem xét đặc điểm của lao động chính trong hộ (tuổi, giới tính, số năm đi học, số năm kinh nghiệm làm việc, có tham gia TCXH), qui mô của HGĐ (số người trong hộ), số nguồn thu nhập (ĐDHTN) ảnh hưởng đến sinh kế của HGĐ (mức thu nhập). Dữ liệu thu thập từ 160 HGĐ ở Nigeria với phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên ba giai đoạn. Kết quả phân tích tương quan cho thấy, ĐDHTN và sinh kế của HGĐ có mối tương quan nghịch biến.

Anaman & Adjei (2021) tìm hiểu mối liên hệ giữa ĐDTTN (chỉ số SID) và phúc lợi kinh tế của các HGĐ nông thôn ở vùng Volta của Ghana, sử dụng dữ liệu phỏng vấn ngẫu nhiên 894 chủ hộ. Anaman & Adjei (2021) rút ra các kết luận sau: (i) tuổi chủ hộ, mức thu nhập và quy mô HGĐ có ảnh hưởng tích cực ĐDHTN của HGĐ; (ii) ĐDHTN của HGĐ thay đổi theo độ tuổi của chủ hộ, cụ thể là chủ hộ tuổi từ 17 – 31 và trên 74 tuổi khả năng ĐDH giảm, chủ hộ từ 31 – 74 tuổi khả năng ĐDH cao hơn; (iii) ĐDHTN chỉ ảnh hưởng đến những HGĐ có thu nhập trung bình đến cao.

2.3.3.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam

Kien (2011) khám phá khả năng chống chịu lũ lụt của HGĐ ở ĐBSCL qua VXH (sự gắn bó với khu dân cư, mạng lưới hỗ trợ XH và sự tham gia vào các nhóm, hiệp hội) và đa dạng hóa sinh kế (chỉ số Herfindahl-Hirschman nghịch đảo). Dữ liệu được thu thập từ việc khảo sát 459 HGĐ tại 3 huyện của 3 tỉnh: An Giang, Đồng Tháp và Cần Thơ vào

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/02/2024