Hành Vi Sai Lệch Của Nhóm Pct Trong Học Sinh Thpt (%, N=448)


chí nó có thể làm các quan điểm nó lệch lạc đi rất là nhiều. (PVS GV01)

Trong khi đó, từ góc nhìn của học sinh THPT, sự tồn tại của nhóm phi chính thức mà em đang tham gia là hoàn toàn “chính thức” và hợp thức.

Hầu hết những hoạt động em tham gia ở các nhóm đều rất chính thống và phù hợp. (PVS HS09)

Chính vì vậy, việc tìm hiểu làm rõ những hành vi sai lệch cùng nhóm PCT của học sinh THPT, bên cạnh những hoạt động phù hợp với chuẩn mực hiện tại của xã hội như đã trình bày ở chương 3, sẽ góp phần thu hẹp khoảng cách trong nhìn nhận về bản chất ảnh hưởng của nhóm PCT tới học sinh THPT và hướng đến nhận diện những khả năng khai thác hiệu ứng tích cực mà nhóm PCT có thể đem lại.

40

37.9

35

33.5

31.3

30

25

19.4

20

16.3

14.3

15

13.4

12.9

9.2

Với 9 hành vi sai lệch được tìm hiểu trong phạm vi tiếp cận của nghiên cứu này, kết quả khảo sát tại biểu đồ 4.1 cung cấp một mô tả chung về mức độ tham gia các hành vi như vậy cùng nhóm PCT của học sinh THPT.


10


5

0


Không

Đi xe đèo

Vượt đèn

Chơi bài

Đi xe lạng

Tham gia

Hái hoa

Đánh

Chiếm


đội mũ

ba

đỏ

ăn tiền

lách,

cổ vũ đua

bẻ cành

nhau ở

giữ trái


bảo hiểm




đánh

xe trái

nơi công

trường

phép đồ






võng

phép

cộng


của người










khác

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 179 trang tài liệu này.

Việc tham gia nhóm phi chính thức và hành vi sai lệch của học sinh THPT tại thành phố Hà Nội - 15

Biểu đồ 4.1. Hành vi sai lệch của nhóm PCT trong học sinh THPT (%, n=448)

(Kết quả điều tra xã hội học của tác giả)

Về tổng thể, 49,6% học sinh THPT tham gia khảo sát cho biết từng tham gia ít nhất một trong 9 dạng hành vi sai lệch cùng nhóm PCT, không phân biệt tần suất


thực hiện. Trong đó tỷ lệ tham gia các hành vi sai lệch được khảo sát của học sinh THPT cùng với nhóm PCT trải trên một dải từ 9,2% tới 37,9%. Đây là những mức tỷ lệ đáng kể, mặc dù chưa phải là quá lớn, khi chú ý tới học sinh THPT trong khảo sát đều thuộc các trường ở nội thành Hà Nội với những điều kiện chăm sóc và học tập rất được gia đình và nhà trường quan tâm. Tuy nhiên những xem xét thận trọng hơn về từng loại hành vi sai lệch và bối cảnh diễn ra trong thực tế sẽ là cần thiết để có những hướng ứng xử và can thiệp chuẩn xác và phù hợp.

Xem xét cụ thể trong 9 hành vi sai lệch được khảo sát, ba hành vi sai lệch nổi trội lên với tỷ lệ xác nhận có thực hiện nhiều nhất là những hành vi nguy cơ trong tham gia giao thông, gồm không đội mũ bảo hiểm (37,9%), đi xe đèo ba (33,5%), và vượt đèn đỏ (31,3%). Đây cũng chính là những hành vi vi phạm phổ biến nhất trong tham gia giao thông của người dân ở Việt Nam. Hai hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ khác có tỷ lệ xảy ra được xác nhận ở mức trung bình là đi xe lạng lách, đánh võng (16,3%) và tham gia cổ vũ đua xe trái phép (14,3%). Trong khi công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về chủ đề này đã được triển khai mạnh mẽ tới xã hội và tại các nhà trường nói riêng, điều này cho thấy những nỗ lực nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi là một quá trình lâu dài và đòi hỏi tiếp tục phải được tăng cường.

Ba hành vi sai lệch ít xảy ra với các nhóm PCT của học sinh THPT trong nghiên cứu này là hái hoa bẻ cành nơi công cộng (13,4%), đánh nhau ở trường (12,9%), và chiếm giữ trái phép đồ của người khác (9,2%). Trong khi hành vi chơi bài ăn tiền có sự tham gia của học sinh THPT cùng nhóm PCT có tỷ lệ xảy ra lớn hơn (19,4%).

Ngoài ra, việc học sinh từng ở tình trạng bị đình chỉ học được xem như một dấu hiệu của việc có hành vi sai lệch, mặc dù tiêu chí thực hiện cùng nhóm phi chính thức không được xác nhận trong trường hợp này. Trong toàn bộ mẫu khảo sát có 29 trường hợp báo cáo từng bị đình chỉ học chiếm 6,5%, với 4 nhóm lý do được nêu ra (biểu đồ 4.2). Trong 4 nhóm lý do đó, bỏ học nhiều lần là lý do chủ yếu nhất (41,4%), trong khi việc vi phạm luật giao thông nhiều lần chỉ xảy ra với tỷ lệ nhỏ (6,9%).



100%

90%

80%

70%

60%

50%

40%

30%

20%

10%

0%

6.5

6.9

24.1


27.6

93.5

41.4

Tình trạng bị đình chỉ học Lý do từng bị đình chỉ học (n=448) (n=29)

Chưa từng Đã từng

Bỏ học nhiều lần Vi phạm quy chế thi

Đánh nhau2 Vi phạm luật giao thông nhiều lần


Biểu đồ 4.2. Tình trạng và Lý do bị đình chỉ học của học sinh THPT (%, n=448)

(Kết quả điều tra xã hội học của tác giả)

Đặt tình trạng có hành vi sai lệch cùng nhóm PCT của học sinh THPT trong mối liên hệ với đặc điểm nhân khẩu học, bảng 4.1 cho thấy chỉ có mức sống của gia đình có liên hệ một cách ý nghĩa và đáng kể (p=0,000; Cramers’V=0,209) với tình trạng có bất kỳ hành vi sai lệch nào cùng nhóm PCT. Trong khi đó yếu tố giới tính và khối lớp không phản ánh mối liên hệ có ý nghĩa thống kê nào về điều này.

Cụ thể hơn về mối liên hệ giữa mức sống của gia đình với việc có tham gia hành vi sai lệch cùng nhóm PCT của học sinh THPT, chúng tôi nhận thấy tỷ lệ học sinh THPT có hành vi sai lệch cùng nhóm PCT ở mức thấp nhất 38,8% với học sinh thuộc gia đình có mức sống khá. Ngược lại, các trường hợp học sinh thuộc gia đình có mức sống ở hai thái cực đối lập là giàu và nghèo, cận nghèo có tỷ lệ xác nhận việc tham gia hành vi sai lệch cùng nhóm PCT lần lượt ở mức cao nhất (66,7%) và thứ hai (64,5%).


Bảng 4.1. Hành vi sai lệch cùng nhóm PCT của học sinh THPT xét theo Giới tính, Mức sống gia đình, khối lớp



Đặc điểm của học sinh THPT

Hành vi sai lệch cùng nhóm PCT


Kiểm định

Số lượng

tổng

Không

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Chung

448

226

50,4

222

49,6

Giới tính HS

Nam


219


110


50,2


109


49,8

X2=0,008;

p=0,928

Nữ

229

116

50,7

113

49,3

Mức sống của gia đình

Giàu


6


2


33,3


4


66,7

p=0,000***; Cramer’s V

=0,209

Khá

214

131

61,2

83

38,8

Trung bình

197

82

41,6

115

58,4

Nghèo, cận nghèo

31

11

35,5

20

64,5

Khối lớp

Khối 10


144


71


49,3


73


50,7

X2=2,012;

p=0,366

Khối 11

151

83

55,0

68

45,0

Khối 12

153

72

47,1

81

52,9

***: có ý nghĩa thống kê ở mức 99%.

(Kết quả điều tra xã hội học của tác giả)


Trong khi điều kiện sống của gia đình giàu có thể khiến cho trẻ bị mất phương hướng bởi sự đầy đủ và hành vi sai lệch cùng nhóm PCT dễ được trẻ tìm đến như một cách thức khám phá và khẳng định bản thân, thì điều kiện kinh tế gia đình khó khăn cũng có thể đặt trẻ ở môi trường có tiếp xúc gần với những người có hành ví lệch chuẩn để vượt qua các thách thức hoặc tìm kiếm cơ hội mới [41]. Điều này cũng gợi nhắc đến nhận định của các tác giả [6] về hai khả năng hình thành nên ảnh hưởng tiêu cực của môi trường gia đình tới hành vi của thanh thiếu niên, hoặc là thiếu quan tâm hoặc là quá nuông chiều.

Xét theo mối liên hệ với các thuộc tính của nhóm PCT, việc có hành vi sai lệch cùng nhóm PCT của học sinh THPT cho thấy tồn tại mức tương quan tương đối mạnh có ý nghĩa thống kê (p=0,000) ở tất cả các khía cạnh về kiểu nhóm (Cramers’V=0,374), mục đích tham gia nhóm (Cramers’V=0,336), quy định trong nhóm (Cramers’V=0,255), và mức độ nhóm giao lưu với nhóm khác (Cramers’V=0,248).


Bảng 4.2. Hành vi sai lệch cùng nhóm PCT của học sinh THPT xét theo các thuộc tính nhóm PCT



Thuộc tính của nhóm PCT

Hành vi sai lệch cùng nhóm PCT


Kiểm định

Số lượng

tổng

Không

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Chung

448

226

50,4

222

49,6

Kiểu nhóm

Cùng môi trường

sống


126


40


31,7


86


68,3

p=0,000***; Cramer’s V =0,374

Cùng lợi ích

101

43

42,6

58

57,4

Cùng niềm tin

101

47

46,5

54

53,5

Cùng sở thích

120

96

80,0

24

20,0

Mục đích tham gia nhóm

Giúp đỡ, trao đổi


211


91


43,1


120


56,9

p=0,000***; Cramer’s V =0,336

Khẳng định bản thân

104

84

80,8

20

19,2

Tìm lợi ích

133

51

38,3

82

61,7

Quy định trong nhóm

Về vai trò trưởng

nhóm


56


19


33,9


37


66,1

p=0,000***; Cramer’s V =0,255

Về tương tác trong

nhóm

240

104

43,3

136

56,7

Về tương tác ngoài

nhóm

152

103

67,8

49

32,2

Mức độ nhóm giao lưu với nhóm khác

Chưa bao giờ


43


27


62,8


16


37,2

p=0,000***; Cramer’s V =0,248

Hiếm khi

54

26

48,1

28

51,9

Thỉnh thoảng

247

143

57,9

104

42,1

Thường xuyên

104

30

28,8

74

71,2

***: có ý nghĩa thống kê ở mức 99%.

(Kết quả điều tra xã hội học của tác giả)


Xét theo kiểu nhóm, tỷ lệ xác nhận của học sinh THPT có hành vi sai lệch cùng nhóm PCT ở mức cao nhất với các nhóm cùng môi trường sống (68,3%) không quá khác biệt so với kiểu nhóm cùng lợi ích hoặc cùng niềm tin. Tuy nhiên kiểu nhóm cùng sở thích có tỷ lệ như vậy thấp hơn hẳn (20.0%). Trong khi đó, đối với mục đích tham gia nhóm, tỷ lệ 19,2% là thấp nhất thuộc về các học sinh THPT có hành vi sai lệch cùng nhóm PCT với mục đích tham gia nhóm để khẳng định bản


thân; và mức cao nhất được xác nhận với học sinh THPT tham gia nhóm PCT để tìm lợi ích (61,7%). Việc có hành vi sai lệch cùng nhóm PCT cũng được học sinh THPT xác nhận nhiều nhất với trường hợp nhóm có quy định về vai trò của trưởng nhóm (66,1%) và thấp nhất với các nhóm có quy định về tương tác ngoài nhóm (32,2%). Cuối cùng các nhóm PCT có mức độ giao lưu thường xuyên với nhóm khác thì cũng có tỷ lệ tham gia hành vi sai lệch cùng nhóm PCT cao nhất (71,2%); ngược lại các nhóm PCT chưa bao giờ giao lưu với nhóm khác có tỷ lệ này chỉ bằng phân nửa (37,2%). Như vậy kiểu nhóm cùng sở thích, có thành viên tham gia để khẳng định bản thân, có quy định về tương tác ngoài nhóm và không giao lưu với các nhóm khác là những đặc điểm của nhóm PCT mà ở đó có tỷ lệ ít nhất các thành viên tham gia hành vi sai lệch.


4.2. Một số dạng hành vi sai lệch của nhóm phi chính thức trong học sinh trung học phổ thông

Với 9 hành vi sai lệch thực hiện cùng nhóm phi chính thức của học sinh THPT đã được trình bày trên đây, chúng tôi tiến hành phân loại theo ba dạng thức để có thêm góc nhìn phân tích sâu sắc hơn, gồm các hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông đường bộ, các hành vi nguy cơ với trật tự xã hội, và hành vi bạo lực học đường.

Với tỷ lệ 49,6% mẫu nghiên cứu là học sinh THPT có tham gia một trong 9 hành vi sai lệch được nêu ra cùng nhóm PCT, tình trạng tham gia theo từng dạng thức hành vi sai lệch có sự khác biệt đáng kể (Biểu đồ 4.3). Dạng thức hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông đường bộ gồm các hành vi đi xe đèo ba, vượt đèn đỏ, lạng lách đánh võng, cổ vũ đua xe, không đội mũ bảo hiểm có tỷ lệ xuất hiện gần tương đồng (46,4%) với thông số về hành vi sai lệch nói chung, trong khi hành vi bạo lực học đường (đánh nhau ở trường) có xuất hiện với 12,9% số học sinh tham gia khảo sát. Dạng thức hành vi nguy cơ đối với trật tự xã hội gồm các hành vi chơi bài ăn tiền, hái hoa bẻ cành nơi công cộng, chiếm giữ trái phép tài sản của người khác có gần 1/4 số mẫu khảo sát (23,4%) cho biết có từng tham gia cùng nhóm PCT.



Hành vi bạo lực học đường

12.9

Hành vi nguy cơ với trật tự xã hội

23.4

Hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông

46.4

Hành vi sai lệch (chung)

49.6

0

5 10 15 20 25 30 35 40 45 50


Biểu đồ 4.3. Các dạng hành vi sai lệch của nhóm PCT trong học sinh THPT (%, n=448)

(Kết quả điều tra xã hội học của tác giả)

4.2.1. Hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông đường bộ cùng nhóm phi chính thức của học sinh trung học phổ thông

Có thể nói thanh thiếu niên chính là một trong những lực lượng chủ yếu tham gia giao thông đường bộ. Ở khía cạnh tham gia giao thông, các thanh thiếu niên cũng thường có các hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông như lái xe quá tốc độ, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm ... ở mức độ cao. Những hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông đường bộ như vậy là những hành động có ý thức, mang tính chất nguy hiểm, rủi ro khi di chuyển trên các tuyến giao thông đường bộ làm đe dọa đến sức khỏe thể chất và tinh thần, đeo đọa tính mạng của chính bản thân người điều khiển phương tiện giao thông và những người xung quanh trong quá trình tham gia giao thông.

Trong nghiên cứu này, một mặt dạng thức hành vi nguy cơ khi tham gia giao thông là phổ biến nhất trong ba dạng thức hành vi sai lệch cùng nhóm PCT của học sinh THPT như đã đề cập trên đây. Nghiên cứu của Fergusson, Swain – Campbell & Horwood (2003) cũng đã chỉ ra 90% thanh thiếu niên đã từng thực hiện hành động lái xe nguy hiểm [19].


Bảng 4.3. Hành vi nguy cơ cùng nhóm PCT khi tham gia giao thông đường bộ

xét theo đặc điểm nhân khẩu học của học sinh THPT



Đặc điểm của học sinh THPT

Hành vi nguy cơ khi TGGT cùng nhóm PCT


Kiểm định

Số lượng tổng

Không

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Số

lượng

Tỷ lệ

%

Chung

448

240

53,6

208

46,4

Giới tính HS

Nam


219


119


54,3


100


45,7

X2=0,101;

p=0,750

Nữ

229

121

52,8

108

47,2

Mức sống của gia đình

Giàu


6


3


50,0


3


50,0

p=0,000***; Cramer’s V

=0,212

Khá

214

138

64,5

76

35,5

Trung bình

197

87

44,2

110

55,8

Nghèo, cận

nghèo

31

12

38,7

19

61,3

Khối lớp

Khối 10


144


76


52,8


68


47,2

X2=0,717;

p=0,699

Khối 11

151

85

56,3

66

43,7

Khối 12

153

79

51,6

74

48,4

***: có ý nghĩa thống kê ở mức 99%.

(Kết quả điều tra xã hội học của tác giả)


Mặt khác, mối liên hệ giữa tình trạng sai lệch này với đặc điểm nhân khẩu học của học sinh THPT (bảng 4.3) cho thấy không có sự khác biệt nào đáng kể trong mối liên hệ với giới tính và khối lớp. Đây là một điểm khác với gợi ý nêu ra trong nghiên cứu của Furman, Christine & Brennan [56], rằng khi có mặt các bạn cùng lứa tuổi, thanh thiếu niên chịu nhiều rủi ro hơn, chẳng hạn việc nam thanh thiếu niên lái xe nhanh hơn khi có mặt các nam thiếu niên khác. Hay như trong một nghiên cứu tại Hà Nội với 170 thanh thiếu niên (tuổi từ 16-24) nhận thấy có sự khác biệt đáng kể về tần suất thực hiện các hành vi nguy cơ giữa nhóm khách thể nam và nữ với xu hướng nam giới có nhiều hành vi nguy cơ hơn khi tham gia giao thông so với nữ giới: từ nhắn tin; xem tin nhắn; nghe cuộc gọi; đi sai làn; chạy quá tốc độ; không đội mũ bảo hiểm cho đến sử dụng các chất kích thích [19].

Xem tất cả 179 trang.

Ngày đăng: 14/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí