Vận Tải Hàng Không Góp Phần Mở Rộng Giao Lưu Văn Hóa, Xã Hội Trong Nước Và Quốc Tế:

hợp tác quốc tế được mở rộng hơn. Thứ hai, vận tải HK giữ một vị trí quan trọng trong việc liên kết các phương thức vận tải với nhau, tạo nên mô hình vận tải đa phương thức hiệu quả, nhanh chóng. Qua đó, ngành vận tải HK giúp ngành vận tải khai thác tối đa những ưu điểm của từng loại hình chuyên chở, cũng như giúp giảm thiểu chi phí và rút ngắn thời gian vận chuyển, tạo điều kiện gia tăng lợi nhuận. Thứ ba, vận tải HK giảm sự chênh lệch, giảm khoảng cách về kinh tế, mức sống giữa các vùng miền trong một đất nước, từ đó, góp phần tạo sự phát triển ổn định, đồng đều giữa các vùng miền, cải thiện mức sống của người dân.

Bên cạnh đó, vận tải HK góp phần hỗ trợ và thúc đẩy các ngành khác phát triển, từ các ngành như bưu chính viễn thông, du lịch, dầu khí cho đến nông nghiệp, công nghiệp khai thác kim loại quí. Sự gia tăng về số lượng du khách đến Việt Nam trong những năm gần đây là một ví dụ điển hình cho vai trò hỗ trợ và thúc đẩy của ngành vận tải HK cho ngành du lịch của đất nước. Điều đó không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu Việt Nam với bạn bè quốc tế, mà còn giúp tạo công ăn việc làm cho người dân, tạo cơ hội cho họ tham gia phát triển du lịch, tăng thêm thu nhập cho các vùng miền, phát triển các khu du lịch sinh thái, khách sạn, nhà hàng… Sau tất cả những thay đổi đó, chúng ta không thể phủ nhận vai trò đóng góp của ngành vận tải HK nói chung và vận tải hành khách bằng đường HK nói riêng.

Ngoài ra, ngành vận tải này còn đóng góp đáng kể vào cán cân thanh toán quốc tế. “Cán cân thanh toán quốc tế của một quốc gia là báo cáo có hệ thống về tất cả các giao dịch kinh tế giữa nước đó với phần còn lại của thế giới, và thường được hạch toán theo ngoại tệ. Một cách khái quát, cán cân thanh toán phản ánh toàn bộ lượng ngoại tệ đi vào và đi ra lãnh thổ của một nước.” [2; 268]. Theo cách hiểu đó, những khoản thu từ việc vận chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý và bưu kiện bằng đường HK đã đem lại nguồn ngoại tệ khá lớn cho đất nước. Vận tải HK càng phát triển thì lượng thu ngoại tệ về cho đất nước càng nhiều. Ở Việt Nam, ngành vận tải HK được coi là một trong những ngành phát triển mạnh mẽ và năng động nhất, với tốc độ phát triển trung bình mỗi năm đạt 12% - 14% trong giai đoạn 2003- 2008. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh vận tải HK đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước và là nguồn thu ngoại tệ lớn của quốc gia.

Như vậy, vận tải HK giữ vai trò là chất xúc tác đặc biệt, thúc đẩy nền kinh tế quốc gia phát triển và tăng cường các mối quan hệ kinh tế quốc tế, đưa đất nước hòa chung vào dòng chảy kinh tế thế giới.

2.2.2. Vận tải hàng không với hoạt động chính trị, ngoại giao và quốc phòng của đất nước: Mỗi một quốc gia đều có những chính sách đối ngoại và phát triển kinh tế của riêng mình. Tuy nhiên, nhìn vào xu hướng chung hiện nay, hầu hết các quốc gia đều tiến tới hợp tác, hỗ trợ và giúp đỡ nhau cùng phát triển. Muốn làm được điều đó, nhất thiết phải có những buổi gặp gỡ, tiếp xúc và thăm viếng của các phái đoàn ngoại giao giữa các nước với nhau. Trước nhu cầu này, vận tải HK là một nhân tố

chắc chắn không thể thiếu đối với từng quốc gia.

Sự tối cần thiết của vận tải HK trong hoạt động ngoại giao thể hiện ở chỗ, đây là hình thức vận tải duy nhất phục vụ việc đưa đón phái đoàn các nước giao lưu gặp gỡ lẫn nhau. Việc di chuyển qua nhiều quốc gia, nhiều biên giới không thể thực hiện bằng hình thức vận tải đường sông, đường biển, đường sắt hay chỉ đường bộ đơn thuần. Phương tiện vận tải được sử dụng dành cho các nguyên thủ quốc gia và phái đoàn ngoại giao của một đất nước là máy bay và ô tô chuyên dụng của mỗi nước. Thậm chí, như trong Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 14 được tổ chức tại Việt Nam năm 2006, một số quốc gia như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Liên bang Nga không chỉ sử dụng chuyên cơ riêng của mình, mà còn vận chuyển cả ô tô chuyên dụng cho nguyên thủ nước họ bằng máy bay.

Một ý nghĩa quan trọng không kém nữa là chính trị. Sự tham gia góp mặt trong hoạt động ngoại giao của ngành vận tải HK nói chung và vận tải hành khách bằng đường HK nói riêng không chỉ dừng lại ở chức năng đưa đón các quan chức đơn thuần, mà đồng thời hàm chứa ý nghĩa chính trị - khẳng định vị thế và tiềm lực kinh tế của quốc gia đó. Một đất nước được coi là vững mạnh, bên cạnh những chỉ số kinh tế như tổng sản phẩm quốc nội, chỉ số lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp…, còn có cả sự phát triển của một số ngành then chốt, trong đó có vận tải HK. Ngành vận tải HK được xem là bộ mặt của đất nước, là biểu tượng cho sức mạnh không quân, quân sự của quốc gia đó, và là biểu hiện cho sự phát triển về khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, tiên tiến. Điều này giải thích phần nào cho sự xuất hiện đồng

thời của những chuyên cơ, những xe chuyên dụng của các nguyên thủ quốc gia một số nước trong các cuộc thăm viếng quốc gia và vùng lãnh thổ khác.

Dưới góc độ quốc phòng, vận tải HK chính là một lực lượng quan trọng khi có chiến tranh xảy ra. Nếu chức năng của các sân bay trong thời bình là phục vụ cho mục đích thương mại và dân sự, thì trong thời chiến, chúng phục vụ cho mục đích quân sự và chiến đấu. Do đó, xây dựng một hệ thống cơ sở vật chất HK vững mạnh không chỉ có ý nghĩa trước mắt phục vụ kinh tế, xã hội, mà còn là sự chuẩn bị cho công cuộc bảo vệ lãnh thổ của đất nước nếu chủ quyền của đất nước đó bị xâm phạm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

2.2.3. Vận tải hàng không góp phần mở rộng giao lưu văn hóa, xã hội trong nước và quốc tế:

Ưu điểm về khả năng kết nối và liên kết nhiều vùng miền trong nước, và nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới chính là nhân tố giúp vận tải HK tham gia đóng góp đáng kể trong việc thúc đẩy giao lưu văn hóa, xã hội trong nước và quốc tế.

Thị trường vận tải khách hàng của Vietnam Airlines trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế - 3

Những khó khăn về khoảng cách, địa lý dường như hoàn toàn được khắc phục với loại hình vận tải tiên tiến này. Nếu như những vùng đất xa xôi, địa lý hiểm trở đã khiến việc đi lại, tiếp cận bằng đường bộ, đường thủy, đường sắt hay đường sông không gặp thuận lợi, thì một chiếc máy bay cỡ nhỏ là cách duy nhất có thể làm được việc đó. Các sân bay xuất hiện tại các tỉnh thành, vùng miền trong đất nước sẽ góp phần tạo điều kiện giao lưu kinh tế, buôn bán, văn hóa giữa các vùng. Không kể đến vận tải hành khách hay vận tải hàng hóa, thì vận chuyển bằng đường HK vẫn là cách tiếp cận các vùng xa trung tâm rất hiệu quả.

Trên phạm vi quốc tế, vai trò cầu nối giao lưu văn hóa, xã hội càng được thể hiện rõ rệt. Nhu cầu hiểu biết về các nền văn hóa, các phong tục tập quán, lối sống, danh lam thắng cảnh của các quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới ngày càng tăng trong xã hội hiện đại. Không chỉ là những kiến thức mới về một vùng đất mới, về một nền văn hóa mới, mà đó còn là cơ hội học hỏi và tiếp cận những tinh hoa, những nét đẹp nơi đó. Hiểu biết không bao giờ có giới hạn, và càng biết nhiều bao nhiêu, chúng ta càng có thể phát triển đất nước mình bấy nhiêu. Trong vai trò ấy, vận tải HK trở thành một cầu nối hữu hiệu, tiếp cận những vùng đất xa xôi, bị cách trở về mặt tự nhiên một cách thuận tiện và hiệu quả hơn.

Như vậy, ngành vận tải HK nói chung và vận tải hành khách bằng đường HK nói riêng, nếu chỉ bó hẹp ở thị trường trong nước sẽ là một sự lãng phí vô cùng lớn. Vươn ra thế giới bằng “đôi cánh” của khoa học kỹ thuật sẽ giúp ngành phát huy tốt hơn năng lực vốn có của mình, và qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.

3. Những nhân tố ảnh hưởng tới thị trường vận tải hành khách bằng đường HK:

Bất kỳ một lĩnh vực kinh doanh nào, một hoạt động nhằm mục đích lợi nhuận nào cũng đều xuất phát từ nhu cầu và khả năng cung ứng sản phẩm, dịch vụ của lĩnh vực đó, hoạt động đó. Kinh doanh và khai thác vận tải HK nói chung và vận tải hành khách bằng đường HK nói riêng cũng như vậy. Cung - cầu vận tải HK được hình thành từ sự tác động phức hợp của rất nhiều yếu tố, và tất cả đều ảnh hưởng tới thị trường này theo nhiều khía cạnh khác nhau. Nhìn chung các yếu tố đó thuộc hai nhóm: nhóm các nhân tố khách quan và nhóm các nhân tố chủ quan.

3.1. Nhóm các nhân tố khách quan:

3.1.1. Môi trường kinh tế, chính trị:

Thế giới những năm 90 của thế kỷ XX đã chứng kiến mức tăng trưởng vừa phải của các cường quốc kinh tế, trong khi khu vực châu Á liên tục đạt mức tăng trưởng bình quân hàng năm cao, đặc biệt là Trung Quốc với mức tăng trưởng bình quân 13%/năm trong suốt 8 năm liền từ 2000-2007. Trải qua giai đoạn khủng hoảng kinh tế năm 1997, nhiều quốc gia đã dần khôi phục nền kinh tế của mình. Từ đó đến nay, nền kinh tế thế giới luôn tồn tại một xu hướng toàn cầu hóa rõ rệt trên mọi lĩnh vực, từ qui mô nhỏ đến qui mô lớn. Sự đan xen về kinh tế biểu hiện qua sự hiện diện các liên minh khu vực, tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, đa quốc gia khiến cho xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng trở nên rõ rệt. Xu hướng đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức đầu tư trực tiếp hay gián tiếp cũng ngày một rõ ràng ở các nước, đặc biệt là các nước mới nổi và đang phát triển. Mỗi một quốc gia trên thế giới không thể tránh khỏi xu hướng chung của khu vực và thế giới đó. Châu Á đã và đang duy trì một nền kinh tế ngày càng mở cửa, tích cực tham gia vào phân công lao động và hợp tác quốc tế, tăng dần tỷ lệ kim ngạch ngoại thương so với tổng sản phẩm quốc nội, nên châu lục này đã giữ được tốc độ tăng trưởng

khá ấn tượng trong thời gian qua. Và Việt Nam cũng đã có những bước biến chuyển để thích nghi với tình hình kinh tế chung của khu vực và thế giới.

Về mặt chính trị, thế giới đã có nhiều thay đổi lớn từ năm 1990. Các nước không phải siêu cường đã có xu hướng liên kết lại với nhau theo từng khu vực để tăng thêm sức mạnh, hoặc đã hội nhập vào các khối lớn để được bảo vệ. Những khối liên minh thương mại, liên minh quân sự, hay hiệp hội các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ, hiệp hội IATA… ra đời nhằm thiết lập một khối vững chắc, bảo vệ các thành viên khi những tình huống xấu xảy ra, đồng thời, xây dựng những điều kiện chung để hỗ trợ nhau phát triển.

Môi trường kinh tế - chính trị như trên đã tạo điều kiện cho mỗi quốc gia thống nhất phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, từ đó làm gia tăng khối lượng và mật độ giao lưu hàng hóa, dịch vụ, thông tin liên lạc, đi lại… trên tất cả các thị trường, từ thị trường hàng hóa đến đầu tư, thông tin, vốn, tài chính tiền tệ… trong và ngoài nước, khiến cho thị trường vận tải HK nói chung, và vận tải hành khách bằng đường HK nói riêng sẽ sôi động và phong phú hơn.

3.1.2. Môi trường pháp luật, chính sách của Nhà nước:

Hệ thống pháp luật của một quốc gia luôn là yếu tố lưu tâm hàng đầu của bất cứ doanh nghiệp hay nhà đầu tư nào. Bởi lẽ, pháp luật Nhà nước điều chỉnh hoạt động và phạm vi kinh doanh của những đối tượng này. Ngành vận tải HK cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ từ môi trường pháp lý đó. Khi một đất nước gia nhập các tổ chức kinh tế của khu vực và thế giới, thì hệ thống pháp luật của nước đó cần được điều chỉnh sao cho phù hợp với nguyên tắc chung của tổ chức. Do đó, việc sản xuất, kinh doanh hay đầu tư trong các ngành kinh tế, đặc biệt là những ngành mang tính quốc tế cao như ngành vận tải HK, chắc chắn sẽ ít nhiều chịu tác động từ sự điều chỉnh ấy. Một hệ thống pháp luật minh bạch, hoàn thiện sẽ là một điều kiện rất tốt cho ngành vận tải HK phát triển theo đúng hướng và theo xu thế toàn cầu, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Với sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cuối năm 2006, toàn bộ hệ thống pháp luật của chúng ta đang trong quá trình sửa đổi và điều chỉnh cho phù hợp với nguyên tắc chung của

thế giới, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho ngành vận tải HK phát triển và hợp tác ngày càng sâu rộng với ngành vận tải HK thế giới.

Bên cạnh những điều khoản mang tính bắt buộc và cưỡng chế về mặt pháp lý, còn có một yếu tố mang tính định hướng và chỉ dẫn của Chính phủ đối với hoạt động của các đối tượng tham gia vào nền kinh tế, đó là các chính sách cụ thể của Nhà nước. Những định hướng phát triển trong ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từng bước được đưa ra, nhằm điều chỉnh một cách hợp lý con đường phát triển đất nước trước những thay đổi mới, tình hình mới. Những chính sách kinh tế cụ thể áp dụng cho ngành tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dầu khí, vận tải, nông nghiệp, xuất nhập cảnh… đều có tác động nhiều chiều đến nền kinh tế nói chung và từng đối tượng tham gia nền kinh tế nói riêng. Nhà nước có thể hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua các chính sách như cắt giảm thuế hoặc áp dụng mức thuế ưu đãi dành cho doanh nghiệp, hỗ trợ về vốn cho doanh nghiệp trong việc đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, phục vụ sản xuất kinh doanh… Với ngành vận tải HK, các chính sách phát triển ngành trong tương lai, hay những thay đổi hiện tại mà Chính phủ yêu cầu ngành phải thực hiện, những chính sách về du lịch, xuất nhập cảnh, điều chỉnh giá nhiên liệu… là những yếu tố tiêu biểu ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của ngành. Lấy ví dụ ở nước ta, khi chính phủ tăng cường tổ chức các festival văn hóa tại các tỉnh thành trong cả nước, nhằm phát triển ngành du lịch, thì bản thân ngành vận tải HK cũng được hưởng lợi ít nhiều từ chính sách này. Số lượng du khách tham quan tới các địa phương này tăng lên, bao gồm cả khách quốc tế lẫn khách nội địa, mang lại nhiều doanh thu cho ngành vận tải HK. Hoặc chính sách miễn thị thực cho công dân các nước thuộc Liên minh Châu Âu đi lại trong khu vực đã tạo điều kiện giúp ngành vận tải HK của các nước thuộc khu vực này phát triển một cách rõ rệt. Ở Việt Nam hiện nay, chúng ta mới chỉ có chính sách miễn thị thực cho công dân của một số nước, ví dụ như gần đây nhất là chính sách miễn thị thực cho công dân Liên bang Nga sang Việt Nam. Bên cạnh đó, ngành vận tải HK của nước ta cũng có thêm cơ hội phát triển kinh doanh nhờ vào chính sách miễn thị thực dành cho công dân của các một số nước thuộc khu vực ASEAN, như Thái Lan, Malaysia, Singapore…, bằng cách khai thác các đường bay du lịch dành cho du khách tới những đất nước

này, hoặc liên kết du lịch để vận chuyển hành khách từ những nước này đến nước ta, bởi du khách đã được giảm bớt thủ tục xuất nhập cảnh khi qua các nước đó, và chỉ cần làm thủ tục qua Việt Nam.

3.1.3. Môi trường tự nhiên:

Đặc điểm tự nhiên của một quốc gia được xem như tài sản quí giá mà thiên nhiên ban tặng cho đất nước ấy. Từ vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan môi trường cho đến dân số, các tài nguyên khoáng sản nhằm phục vụ nền kinh tế… tất cả đều có ảnh hưởng đến hoạt động của ngành vận tải HK. Một đất nước có nhiều danh lam thắng cảnh, khí hậu thoải mái, dễ chịu chắc chắn sẽ có một ngành du lịch phát triển, kéo theo ngành vận tải HK phát triển, đặc biệt là vận tải hành khách. Một đất nước có tài nguyên thiên nhiên phong phú chắc chắn sẽ tạo tiền đề phát triển kinh tế, gia tăng các mối quan hệ làm ăn, qua lại giữa nước đó với các nước khác, và qua đó, vận tải HK cũng có điều kiện để phát huy vai trò thiết yếu trong nền kinh tế. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng, đây là những nhân tố mà mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp không thể thay đổi chúng, mà chỉ có thể tự thay đổi mình cho phù hợp, thích ứng với chúng, để việc hoạt động kinh doanh của mình không bị ảnh hưởng nhiều do những điều kiện bất lợi.

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương nhìn ra biển Đông, có diện tích 331.212 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn

4.200 km² biển nội thủy và một vùng biển với hơn 2.800 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ [34], trong đó có vùng thềm lục địa rộng lớn và những quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cùng nhiều đảo khác ở Vịnh Bắc Bộ, ven Trung Bộ và Vịnh Thái Lan, có đường biên giới đất liền dài 3.730km (phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia) và bờ biển dài 3.444km [34]. Những điều kiện tự nhiên này là một yếu tố rất thuận lợi cho việc thúc đẩy một ngành du lịch phát triển ở một đất nước hứa hẹn thu hút nhiều du khách đến tham quan và tìm hiểu môi trường kinh doanh.

Về mặt địa lý, Việt Nam kéo dài theo trục Bắc-Nam, với hai trung tâm là Hà Nội và tp. HCM. Giữa hai điểm này có các điểm Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang là các đầu mối theo hướng Đông Tây của Việt Nam và đường ra biển

của Lào và Đông Bắc Thái Lan. Thêm vào đó, vị trí của nước ta nằm ngày trung tâm của khu vực Châu Á và là cửa ngõ thuận lợi cho việc ra/vào khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, phù hợp để phát triển hoạt động kinh doanh vận tải HK. Địa lý kinh tế là lợi thế phát triển vận tải HK ở Việt Nam theo nghĩa là điểm trung chuyển hành khách, hàng hóa của các khu vực tam giác (Việt Nam-Lào-Camphuchia), tứ giác, ngũ giác (Việt Nam-Lào-Campuchia-Myanmar-và Nam Thái Lan). Đó là vị thế đầy hứa hẹn phát triển thị trường HK cho Việt Nam. Do đó, về mặt môi trường địa lý, Việt Nam có tiềm năng phát triển ngành vận tải, đặc biệt là vận tải HK, trong tương lai ngành vận tải HK có khả năng tăng trưởng nhanh, nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng trong nước và trên khu vực.

3.1.4. Môi trường khoa học công nghệ:

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ cách đây vài thập kỷ đã mang lại nhiều đột phá lớn, biến khoa học thành lực lượng sản xuất trực tiếp của loài người, tạo ra những thành tựu lớn trong các ngành, các lĩnh vực, trong đó có ngành công nghiệp HK. Công nghệ và kỹ thuật hiện đại đã và đang tạo ra những biến đổi về chất đối với hoạt động của ngành. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, nhiều thế hệ máy bay mới với chỉ số kinh tế kỹ thuật tốt, tiện nghi cho hành khách và người lái sử dụng, với những vật liệu mới, công nghệ tin học, trí tuệ nhân tạo… đã ra đời. Sản xuất thân máy bay và động cơ máy bay là một ngành có sức cạnh tranh rất cao, nhưng đối với máy bay dân dụng trên 100 chỗ chỉ có 02 nhà sản xuất (không kể hai nhà sản xuất của Liên Xô cũ) và 03 nhà chế tạo động cơ chính. Sản xuất và chế tạo cả thân máy bay và động cơ có tỷ lệ phát triển rất nhanh trong suốt 40 năm qua, điều này đã nhấn mạnh vào việc tăng tính năng hiệu quả với một số sự thay đổi về tốc độ và kích thước. Xu hướng sản xuất máy bay những năm gần đây mà hai hãng chế tạo máy bay Boeing và Airbus tập trung thiết kế là sự phát triển thân máy bay rộng tới mức có thể chứa được 750 hành khách, hay loại máy bay hai tầng. Nhờ thiết kế đó, các hãng kinh doanh HK có thể giảm chi phí tính cho ghế/km, qua đó có thể áp dụng giá vé thấp và tận dụng tối đa giờ hạ/cất cánh ở các sân bay có tần suất hoạt động cao.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 11/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí