Ảnh Hưởng Của Văn Thơ Nôm Đời Trần


Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy sự ảnh hưởng, tiếp thu nguồn dân gian trong

Quốc âm thi tập thể hiện ở một số điểm nổi bật:

Trên cơ sở nguồn thi liệu là thành ngữ, tục ngữ, ca dao dân gian, Nguyễn Trãi tiếp thu những nội dung có trong đó, lựa chọn để đưa vào tác phẩm phù hợp với chủ đề tư tưởng. Nguyễn Trãi dựa vào nội dung mang tính chất triết lí, chiêm nghiệm từ thực tiễn, trong các vấn đề quan hệ ứng xử giữa con người với con người được đúc kết trong tục ngữ, ca dao và những bình giá về phẩm chất con người trong những hoàn cảnh khác nhau sáng tạo những câu thơ của riêng mình:

Tục ngữ:

Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.

Quốc âm thi tập:

Ở bầu thì dáng ắt nên tròn. (148/ 1)

Hay ca dao:

Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây.

Quốc âm thi tập:

Có mống tự nhiên lại có cây. (25/ 1)

Bên cạnh việc tiếp thu nội dung của những câu thành ngữ, tục ngữ, ca dao từ dân gian, Nguyễn Trãi còn tiếp thu vận dụng về hình thức nghệ thuật. Điều này có thể thấy rất nhiều câu thơ trong Quốc âm thi tập được tạo ra bằng cách lấy ý từ tục ngữ, ca dao có khi cả câu, có khi bổ sung từ. Chẳng hạn, Nguyễn Trãi đưa nguyên mẫu tục ngữ, ca dao vào trong thơ của mình như:

Tục ngữ:

Nuôi con mới biết lòng cha mẹ.

Quốc âm thi tập:

Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ. (135/ 5)

Qua dẫn chứng có thể thấy Nguyễn Trãi đưa nguyên mẫu câu tục ngữ, ca dao vào trong thơ mà không thay đổi cấu trúc hoặc sắc thái tu từ của câu tục ngữ, ca dao ban đầu. Lúc này câu dẫn đóng vai trò như một chân lí được khẳng định cả về nội dung và hình thức. Hay có rất nhiều câu trong Quốc âm thi tập được tạo ra bằng


cách phát triển ý tưởng lên một tầng bậc mới hoặc đưa ra một chân lí mới trên cơ sở các câu tục ngữ, ca dao trong đời thường. Chẳng hạn như:

Tục ngữ:

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

Quốc âm thi tập:

Ăn lộc đền ơn kẻ cấy cầy. (146/ 4)

Bên cạnh việc tiếp thu trên nền thi liệu là tục ngữ, ca dao dân gian về mặt nội dung và hình thức, Nguyễn Trãi còn vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao một cách sáng tạo, linh hoạt. Sự linh hoạt đó thể hiện ở vị trí xuất hiện các câu có tiếp thu từ thành ngữ, tục ngữ, ca dao vào những vị trí khác nhau ở trong câu, có thể ở vị trí câu đề, hoặc ở vị trí câu thực, hoặc ở vị trí câu luận hoặc ở vị trí câu kết trong kết cấu của bài thơ Đường.

Tóm lại, trong Quốc âm thi tập vốn từ có xuất xứ chủ yếu từ ngôn ngữ dân gian. Những lời ăn, tiếng nói hàng ngày;những từ láy, hư từ; thành ngữ, tục ngữ, ca dao; những cụm từ cân đối hài hòa được tác giả khai thác, sử dụng với số lượng lớn và đem lại hiệu quả cao.

3.2.1.2. Ảnh hưởng của văn thơ Nôm đời Trần

Từ thế kỉ XIII đời Lý - Trần, văn thơ tiếng Việt đã được nhen nhóm. Dưới thời Lý, chữ Nôm được dùng chủ yếu để ghi tên người, tên đất. Ngoài ra còn ở một số văn bia nhà chùa. Đến thời Trần, thơ phú bằng tiếng Việt mới có. Tương truyền Nguyễn Thuyên là người dùng chữ Nôm đầu tiên. Sau này việc làm thơ chữ Nôm trở nên thịnh hành. Thơ chữ Nôm trở thành một bộ phận trong dòng văn học thời kỳ này với một số tác giả tiêu biểu như, Hàn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố, Chu An...

Khi nhà Minh sang xâm lược nước ta, suốt hai mươi năm trời chúng thi hành những chính sách độc ác về văn hóa. Cho nên những tác phẩm bằng chữ Nôm không còn lại gì, lại thêm bắt buộc dân ta học và dùng chữ Hán trong mọi hoạt động của xã hội đã khiến văn hóa nước ta giai đoạn này trở nên vô cùng nguy hiểm. Hòa bình lập lại, dân tộc ta bước vào giai đoạn khôi phục và xây dựng nền văn hóa. Tuy nhiên do sự thiếu đồng thuận cho nên giai đoạn này chủ trương về xây dựng nền


văn hóa cũng có những khó khăn và thiếu nhất quán. Chính ở giai đoạn này, chúng ta bắt gặp Nguyễn Trãi với một tư cách mới - một nhà văn hóa lớn. Bên cạnh việc sử dụng những liệu quen thuộc của văn học dân gian như đã trình bày thì Nguyễn Trãi còn tiếp thu những thành tựu văn thơ Nôm thời Trần trong việc sáng tạo tác phẩm Quốc âm thi tập.

Qua tìm hiểu một số các tác phẩm đời Trần và Quốc âm thi tập chúng tôi nhận thấy có sự tương đồng trong cách sử dụng một số lượng từ ngữ nhất định. Và những từ ngữ này thấy xuất hiện ở những tác phẩm trước Nguyễn Trãi và trong tác phẩm của Nguyễn Trãi nhưng không xuất hiện ở giai đoạn sau. Chẳng hạn như khảo sát tác phẩm Cư trần lạc đạo phú của Trần Nhân Tông và Quốc âm thi tập đều xuất hiện từ "chỉn xá" với nghĩa là hãy nên như:

Quốc âm thi tập:

Chỉn xá lui mà thủ phận

Lại tu thân khác mực thi thư (34/ 7- 8)

Cư trần lạc đạo phú, đệ nhị hội:

Chỉn xá nói tự sau Mã tổ, ắt đà quên thuở trước tiên Hoàng.

Không chỉ tiếp thu những từ trong văn thơ Nôm thời Trần mà Nguyễn Trãi còn tiếp thu cả cách sử dụng phổ biến trong cách diễn tả - đó là sử dụng những cụm từ cân đối hài hòa. Cách sử dụng này khá phổ biến ở Cư trần lạc đạo phú. Chẳng hạn như trong Quốc âm thi tập có những cụm từ như:

Bạc mai vàng cúc.

(49/ 8)

Đêm thanh nguyệt hiện.

(153/ 4)

Mắt hòa xanh, đầu dễ bạc.

(36/ 5)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.

Tính khẩu ngữ trong thơ Nôm Nguyễn Trãi - 10

Những cụm từ cân đối hài hòa này sau Nguyễn Trãi rất lâu sau mới thấy xuất hiện lại. Phải đến Truyện Kiều của Nguyễn Du thì các cụm từ cân đối mới thấy.

Và một đặc điểm khác trong việc tiếp thu thành tựu thơ văn Nôm thời Trần trong sáng tác thơ Nôm Nguyễn Trãi là sự có mặt của hư từ với số lượng nhiều và tần số lớn. Minh chứng cho sự tiếp thu này là sự có mặt của rất nhiều các hư từ như, nếu, chẳng, còn, lại, chớ,... có mặt trong Cư trần lạc đạo phú và sau có mặt trong


Quốc âm thi tập. Ngoài ra trong Quốc âm thi tập nhiều câu thơ có ý hoặc có lối diễn đạt tương tự như các câu thơ trong các tác phẩm giai đoạn trước. Chẳng hạn:

Trong Cư trần lạc đạo phú, đệ nhị hội, viết:

"Ăn rau, ăn trái, nghiệp miệng chẳng hiềm thuở đắng cay. Vận giẻ, vận sui, thân căn có ngại chi đen trắng. Nhược chỉn vui bề đạo đức, nửa gian lều quý nớ thiên cung. Dầu hay miễn thuở nghĩa nhân, ba phiến ngõa yêu hơn lầu các".

Trong Quốc âm thi tập bài 23, câu 1 - 2 - 3 - 4 viết: Ngày tháng kê khoai những sản hằng Tường đào ngõ mận ngại thung thăng Đạo ta cậy bởi chân non khỏe

Lòng thế tin chi mặt nước bằng.

Ở hai dẫn chứng trên, chúng tôi nhận thấy chúng có những điểm chung về nội dung biểu hiện và về mặt ngôn ngữ xét đến cùng chúng đều bắt nguồn từ ngôn ngữ dân gian. Lý giải điều này có thể là do mục đích nghệ thuật của cả hai tác phẩm có điểm tương đồng. Quốc âm thi tập là tập thơ Nôm thể hiện khát vọng xây dựng ngôn ngữ văn hóa có tính dân tộc và tính thống nhất còn Cư trần lạc đạo phú là bài phú viết nhằm giảng giải và giác ngộ cho đệ tử.

Vì những lí do trên có thể nói rất có thể vốn từ trong Quốc âm thi tập đã được tiếp thu từ những thành tựu văn thơ Nôm đời Trần. Và với nội dung phản ánh phong phú, đa dạng trong Quốc âm thi tập thì việc tiếp thu từ những thành tựu thơ văn Nôm đời Trần không đáp ứng nhu cầu diễn đạt.

3.2.1.3. Vay mượn thi liệu Hán học

Xã hội Việt Nam giai đoạn trung đại dưới sự lãnh đạo của giai cấp phong kiến một mặt luôn tỏ rõ thái độ tích cực chống mưu đồ bá quyền và sự bành trướng của phong kiến phương Bắc. Nhưng mặt khác ngay trong thời đại ấy giai cấp phong kiến không thoát khỏi vòng cương tỏa của văn hóa trung Hoa, không tìm cho mình được một hướng đi riêng mà lệ thuộc vào hệ tư tưởng chính thống của Trung Quốc một cách sâu sắc. Và có thể nói ở giai đoạn này thái độ sùng bái văn hóa, học thuật,


ngôn ngữ Trung Quốc hoàn toàn chiếm ưu thế. Cho nên những truyền thống sáng tạo tinh thần của nhân dân mà ngôn ngữ là tiêu biểu bị coi rẻ.

Trong điều kiện như vậy, Nguyễn Trãi xuất hiện với một hướng đi và cách làm mới. Xuất thân từ gia đình có truyền thống Nho học và bản thân ông cũng là người say mê văn chương, tài hoa nức tiếng. Với học vấn uyên thâm lại hiểu rộng về văn hóa, văn học Trung Hoa cho nên có lẽ đây là tiền đề cơ sở cho Nguyễn Trãi có điều kiện làm giàu từ ngữ Việt văn hoá bằng cách vận dụng, cải biến và sáng tạo từ ngữ Việt mới trên cơ sở ngữ liệu Hán học.

Quả nhiên, trong Quốc âm thi tập có rất nhiều những từ ngữ, câu thơ được xây dựng trên cơ sở chất liệu Hán học. Và chất liệu Hán chúng tôi nói đến bao gồm cả phần nội dung được thể hiện qua hình thức Việt. Nói cách khác đây là cách vay mượn ngôn ngữ Hán bằng hình thức từ vựng và ngữ pháp của tiếng Việt. Ngoài ra trong Quốc âm thi tập có rất nhiều những điển cố được Nguyễn Trãi nhắc tới và những từ ghép được tạo ra bằng phương thức ghép từ. Có thể nói cách tiếp thu, cải biến ngữ liệu Hán học là hoàn toàn phù hợp với quy luật vận động của ngôn ngữ và đáp ứng được yêu cầu biểu đạt của con người.

a. Vay mượn ngữ nghĩa của từ Hán

Vay mượn ngôn ngữ là một cách thức phổ biến đối với bất cứ ai hay quốc gia nào để đáp ứng nhu cầu biểu đạt. Đây là cách mượn phần nội dung chất liệu từ ngữ gốc Hán thay thế hình thức ngữ âm (vỏ âm thanh) của chúng bằng hình thức ngữ âm của dân tộc. Trong quá trình vay mượn, tùy vào mục đích sử dụng cũng như tùy thuộc vào lớp ngôn từ vay mượn mà các hình thức vay mượn thông qua phương thức khác nhau. Trong Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi phỏng dịch theo một số cách:

Dịch tương đương một từ gốc Hán thành một từ gốc Việt. Chẳng hạn


Bần cốt đáo

thành

ngặt đến xương

(71/ 1)

Hàn đăng

->

đèn lạnh

(120/ 4)

Thanh lâu

- >

lầu xanh

(210/ 1)

Khi dịch các yếu tố này từ tiếng Hán sang tiếng Việt, Nguyễn Trãi tuân thủ các quy luật biến đổi vị trí các yếu tố chính - phụ từ Hán sang Việt khá nghiêm


ngặt. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp ông giữ nguyên vị trí của các yếu tố Hán - Việt sang Việt như, tam kính cúc -> ba đường cúc. Với việc dịch thẳng những từ ngữ gốc Hán sang từ Việt, Nguyễn Trãi không chỉ làm tăng khả năng diễn đạt cho người Việt mà còn tạo thêm cho người Việt có thêm vốn từ trong việc sử dụng ngôn ngữ. Những từ ngữ mới được tạo ra phù hợp với cách cảm và cách nghĩ của người Việt. Tuy nhiên cũng cần thấy hạn chế trong cách dịch này là đôi chỗ dịch còn gượng gạo, khiên cưỡng.

Dịch một nửa và giữ một nửa từ ngữ Hán. Cách dịch này thực chất là ghép yếu tố Hán với yếu tố Việt. Cách ghép này chủ yếu được sử dụng để ghép yếu tố dịch (yếu tố chính của từ Hán) với yếu tố phụ của từ Hán (giữ nguyên). Từ đó tạo ra một từ ghép trong đó yếu tố chính là từ Việt còn yếu tố phụ là từ Hán. Chẳng hạn:

Nguyệt dạ

thành

đêm nguyệt

(22/ 5)

Lan tương

- >

chèo lan

(41/ 1)

Lãnh quan

- >

quan lạnh

(108/ 7)

Với cách dịch và ghép này đã tạo ra những từ mới mang sắc thái Việt, phù hợp về cấu trúc ngữ pháp Việt và cách biểu đạt ý nghĩa.

Tuy nhiên trong cách làm giàu hệ thống ngôn từ bằng cách phỏng dịch thì cách dịch ý của từ ngữ được sử dụng nhiều nhất. Trong Quốc âm thi tập có rất nhiều câu thơ được cấu tạo từ cách dịch ý từ các thành ngữ gốc Hán. Với cách dịch này thì số lượng từ ngữ sau khi dịch thường có sự thay đổi (hoặc thêm hoặc bớt chữ). Tuy nhiên ý tứ, nội dung của cụm từ gốc vẫn được giữ nguyên. Chẳng hạn:

Thủ khẩu như bình thành Còn miệng tựa bình đà chỉn giữ. (34/ 3) Quan bất tại ngu -> Quan cao nào đến dáng người ngây (137/ 4) Bỉnh chúc dạ du - > Cầm đuốc mải chơi đêm. (204/ 4)

Với những cách vay mượn ngữ nghĩa trên đã giúp cho Nguyễn Trãi có nhiều ngôn từ để sử dụng nhằm biểu đạt nội dung một cách chính xác nhất với cách cảm và cách nghĩ của người dân Việt. Thoát khỏi lớp vỏ ngôn từ từ chất liệu Hán học các từ mới được tạo ra gần gũi với cách cảm, cách nghĩ của người Việt trên cả hai phương diện cấu trúc ngữ pháp và cách biểu đạt ngữ nghĩa. Như vậy có thể nói với


cách vay mượn trên Nguyễn Trãi đã sáng tạo được một số lượng từ ngữ đáng kể nhập vào ngôn ngữ văn học dân tộc. Bên cạnh việc tạo ra những từ mới bằng cách vay mượn ngữ nghĩa từ, Nguyễn Trãi còn làm giàu kho từ vựng tiếng Việt bằng cách tạo thêm vốn từ ngữ diễn đạt bằng cách dụng điển.

b. Vay mượn điển cố

Văn học trung đại vốn mang tính chất sùng cổ và tập cổ cho nên trong Quốc âm thi tập xuất hiện hiện tượng vay mượn điển cổ cũng là điều dễ xảy ra. Điển cố là những chuyện cũ người xưa, lời nói xưa có tính chất điển hình về một bình diện nào đó được rút gọn lại trong đôi ba chữ để đưa vào thi văn, làm cho câu văn trở nên hàm súc, ngắn gọn, lời ít ý nhiều. Nhận thấy dụng điển có một giá trị nhất định trong việc sáng tác nên Nguyễn Trãi đã đưa một số điển cố vào trong thơ Nôm. Tuy nhiên việc vận dụng điển cố này hoàn toàn mang tính chất sáng tạo, mang màu sắc cá nhân rõ nét chứ không phải là sự cóp nhặt ngôn ngữ một cách cơ học.

Do sự rút gọn cho nên mỗi điển cố khi đi vào văn thơ chỉ tồn tại dưới dạng là những tập hợp từ (dưới dạng thức ngữ hoặc câu). Tuy nhiên xét về giá trị thông báo mà điển cố được sử dụng trong câu thơ thì tập hợp đó chỉ tương đương một từ. Cũng giống như các thành ngữ, quán ngữ, các đơn vị yếu tố của bản thân điển cố không thể tồn tại độc lập để mang giá trị thông báo toàn vẹn mà chúng phải được gắn kết với nhau, nương tựa vào nhau để biểu đạt ý nghĩa ước lệ của điển cố.

Trong Quốc âm thi tập có khá nhiều điển cố. Theo khảo sát của tác giả Phạm Thị Phương Thái thì ước tính số điển cố trong tập thơ này có khoảng 300 điển cố. Những điển cố được sử dụng trong Quốc âm như:

- Ngàn nọ so miền Thái Thạch

Làng kia mở cảnh Tiêu Tương. (42/ 3 - 4) Có khi trong một bài thơ tác giả sử dụng rất nhiều điển cố theo khác nhau.

Chẳng hạn như:

Lan còn chín khúc cúc ba đường Quê cũ chẳng về nỡ để hoang.

Thương nhẫn Biện Hòa ngồi ấp ngọc,


Đúc nên Nhan Tử tiếc chi vàng.

Quan thanh bằng nước nhà bằng khánh, Cảnh ở tựa chiền lòng tựa sàng.

Dường ấy của no cho bậc nữa,

Hôm dao đáo để có công mang. (Bài 117)

Bài thơ 8 câu nhưng có tới 6 điển cố. Với cách sử dụng các điển cố này không chỉ mang đến vẻ đẹp sang trọng cho câu thơ bằng lối tập cổ mà chủ yếu giúp nhà thơ tạo ra những cách diễn đạt mới mang tính hàm súc, sâu sắc như những điều tâm sự. Mở đầu bài thơ, Nguyễn Trãi đã mượn chữ và dịch nghĩa chữ "cửa uyển" trong câu thơ của Khuất Nguyên trong Ly Tao: "Dư ký tư lan chi cửu uyển" (Ta đã tưới chín uyển lan a) để phiếm chỉ cảnh ẩn dật, điền viên, vui thú với mấy luống lan luống cúc và để bày tỏ ý định sống ẩn dật nơi quê nhà giống như Đào Tiềm "Điền viên tương vu hồ bất qui" (Ruộng vườn sắp hoang sao chẳng về). Không được tin dùng, bị nghi ngờ là người có bụng bất trung, Nguyễn Trãi đau xót nhắc chuyện Biện Hòa xưa kia dâng hòn đá ngọc cho Lệ Vương, Vũ Vương nước Sở mà bị chặt hai chân. Ông xót xa cho phận mình một lòng hướng nghĩa quân thần nào khác Biện Hòa, Nhan Tử - những bậc tôi trung tài giỏi mà không được tin dùng. Suốt một đời trọn đạo làm quan trong sạch thanh liêm - "nhà bằng khánh".

Những điển tích mà Nguyễn Trãi dùng trong Quốc âm thi tập thường là những điển tích phổ biến mà nhiều người biết. Chẳng hạn như: Nghiêu Thuấn, Khuất Nguyên, Đào Uyên Minh, Thái Chân, Dương Quý Phi... Với những điển tích trên tác giả nói ít mà ý nhiều diễn tả sâu sắc những trạng huống tâm lí một cách sâu sắc, chính xác nhất. Việc sử dụng những cụm từ mang tính chất điển cố này đã giúp cho Nguyễn Trãi tăng khả năng diễn tả và tạo ra giá trị nghệ thuật cao.

c. Vay mượn hình thức ngữ âm và sử dụng phương thức ghép tạo ra từ mới

Kho từ vựng là một hệ thống mở, luôn luôn só sự tự tạo và thu nạp những từ mới để phục vụ cho nhu cầu diễn đạt của con người. Những từ ghép mà Nguyễn Trãi tạo ra cũng nhằm mục đích đó. Xét về mặt biểu thị nghĩa thì những từ này thường có ý nghĩa khái quát hơn so với các từ đơn nghĩa. Các từ ghép này thường là

Xem tất cả 156 trang.

Ngày đăng: 05/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí