Sự Cần Thiết Phải Ban Hành Luật Phá Sản Năm 2004

phá sản. Như vậy là, các chủ thể kinh doanh khác, cho dù có đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng không được gọi là doanh nghiệp thì cũng không thuộc phạm vi áp dụng của Luật phá sản. Một trong số rất ít những nước có cách làm này là Việt Nam. Theo Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 và Luật Doanh nghiệp năm 1999 thì ở Việt Nam lúc đó có 2 loại thương nhân và họ được gọi với hai tên khác nhau là doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể. Theo Luật PSDN 1993 và Luật Phá sản 2004 thì tuyên bố phá sản chỉ áp dụng cho một loại chủ thể kinh doanh duy nhất là doanh nghiệp mà thôi, còn các hộ kinh doanh cá thể, khi không trả được các món nợ đến hạn thì việc đòi nợ và trả nợ sẽ được thực hiện theo cơ chế thông thường tức là đòi nợ thông qua tố tụng dân sự và tố tụng kinh tế. Cụ thể, Luật phá sản năm 2004 quy định đối tượng áp dụng Luật phá sản là “doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã ( hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã gọi chung là hợp tác xã) được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật” (Điều 2, LPS 2004). Ngoài Việt Nam, còn có Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào là nước thứ hai cũng có cách quy định hẹp như vậy về phạm vi áp dụng của Luật Phá sản.

Theo cách thứ ba, tuyên bố phá sản không chỉ được áp dụng cho tất cả các loại hình thương nhân (pháp nhân, cá nhân kinh doanh) mà còn cho cả cá nhân người tiêu dùng. Sự mở rộng một cách tuyệt đối phạm vi áp dụng của Luật Phá sản như vậy là nét đặc trưng trong Luật Phá sản một số nước tư bản phát triển như Nhật Bản, Thuỵ Điển, CHLB Đức. Cụ thể:

+ Luật Phá sản Nhật Bản năm 2000 (đã được sửa đổi, bổ sung nhiều lần) quy định “Bất kỳ một cá nhân hay một công ty nào, dù mục đích của nó có vì lợi nhuận hay không để có thể trở thành chủ thể của phá sản” (trang 9, Chương 25 LPS Nhật Bản). Tuy nhiên, các pháp nhân không phải là công ty mà có tính chất công như Chính phủ trung ương và chính quyền địa phương thì không thuộc sự điều chỉnh của thủ tục phá sản do bản chất công rất lớn của chúng.

+ Luật phá sản của Thuỵ Điển không có quy định nào hạn chế về đối tượng bị áp dụng thủ tục phá sản. Điều này có nghĩa là, bất cứ tổ chức, cá nhân nào lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn cũng có thể bị áp dụng thủ tục phá sản.

+ Luật Phá sản CHLB Đức trước đây được áp dụng cho tất cả các chủ thể kinh doanh bao gồm tổ chức (pháp nhân) và cá nhân có đăng ký kinh doanh. Sau khi nước Đức thống nhất, đã nảy sinh một tình trạng là có rất nhiều cá nhân tiêu dùng do vay nợ quá nhiều đã lâm vào tình trạng “vỡ nợ”, tức là không trả được các khoản nợ đến hạn. Tình trạng này đặt ra nhu cầu cần mở rộng đối tượng áp dụng luật phá sản cho cả cá nhân tiêu dùng. Chính vì vậy, Luật Phá sản mới của CHLB Đức đã được ban hành năm 1999, theo đó, thủ tục phá sản đã được áp dụng cho cả các cá nhân tiêu dùng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn (Điều 11, Luật phá sản Đức năm 1999). Tuy nhiên, khác với thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp (công ty), thủ tục phá sản đối với cá nhân tiêu dùng được quy định với những nét đặc thù7.

Riêng đối với các con nợ là tổ chức tài chính ngân hàng, các công ty bảo hiểm và một số tổ chức khác, nhìn chung, pháp luật phá sản các nước đều có những quy định riêng về phá sản đối với các đối tượng này. Việc tuyên bố phá sản đối với các chủ thể này là vấn đề rất nhạy cảm, dễ tác động xấu đến nền kinh tế. Vì vậy, chủ trương chung của các nước là hạn chế tối đa việc tuyên bố phá sản các tổ chức này, và vì vậy, thủ tục phá sản đối với chúng chỉ được tiến hành khi đã thực sự không còn khả năng cứu vãn nữa.

3.2. Thế nào là tình trạng phá sản.


Thế nào là lâm vào tình trạng phá sản cũng là vấn đề mà pháp luật các nước có những quy định khác nhau với những tiêu chuẩn không giống nhau.

Việc thương nhân lâm vào tình trạng phá sản là căn cứ để Toà án ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với thương nhân đó. Quyết định này của Toà án gây ra hậu quả xấu về nhiều mặt cho nhiều đối tượng, nhất là cho con nợ. Ví dụ, quyết định mở

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.


7 TS. Trương Hồng Hải Đại học Luật Hà Nội, Luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam dưới góc độ luật so sánh và phương hướng hoàn thiện, tr 66-70.

Luật phá sản Việt Nam năm 2004 - thực tiễn áp dụng tại thành phố Hà Nội và phương hướng hoàn thiện - 4

thủ tục phá sản có thể ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín của nhà kinh doanh, đồng thời hạn chế quyền quản lý tài sản và quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của họ. Như vậy, sự quan niệm sai, không phù hợp với bản chất của sự việc và thực tế khách quan thì nhất định sẽ gây hại không những cho từng thương nhân cụ thể mà còn cho cả nền kinh tế nói chung. Vì vậy, việc xác định tình trạng phá sản luôn được các nhà khoa học pháp lý, nhất là các chuyên gia về luật phá sản các nước quan tâm nghiên cứu, xác định. Thông thường, tiêu chuẩn xác định một doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản thường được Nhà nước ghi nhận ngay trong Luật Phá sản để làm căn cứ pháp lý thống nhất và duy nhất cho Toà án áp dụng khi giải quyết vụ việc phá sản. Ví dụ, theo Điều 2 Luật Mất khả năng thanh toán (Phá sản) của CHLB Nga năm 2002 thì: “Tình trạng phá sản là tình trạng con nợ không có khả năng thoả mãn một cách đầy đủ các yêu cầu của chủ nợ đối với các nghĩa vụ trả tiền hoặc các món nợ bắt buộc phải trả khác”. Luật Phá sản của Nhật Bản không đưa ra khái niệm chung về tình trạng phá sản mà chỉ đưa ra cơ sở của việc phá sản nói chung và cơ sở của việc phá sản công ty nói riêng. Ví dụ, tại Điều 126 Luật phá sản Nhật Bản năm 2000 quy định:

“1. Khi con nợ không thể thanh toán thì theo yêu cầu, Toà án phải tuyên bố người đó phá sản bằng cách đưa ra phán quyết.

2. Nếu con nợ ngừng thanh toán thì con nợ được xem là không có khả năng thanh toán.”

Như vậy, ở Nhật Bản, cơ sở của sự nhận định về việc con nợ đã lâm vào tình trạng phá sản và do đó, có thể bị Toà án tuyên bố phá sản là việc con nợ đã không thanh toán được các món nợ đến hạn của mình8.

Ở Trung quốc, tuy khái niệm phá sản được quy định trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Luật Phá sản doanh nghiệp (Điều 3), Luật Tố tụng Dân sự (Điều 1999), Luật Công ty (Điều 196) nhưng nhìn chung đều thống nhất với nhau ở một


8 TS. Trương Hồng Hải Đại học Luật Hà Nội, Luật phá sản doanh nghiệp Việt Nam dưới góc độ luật so sánh và phương hướng hoàn thiện, tr57-40.

điểm có tính chất nguyên tắc, đó là đều lấy việc con nợ không trả được các món nợ đến hạn làm căn cứ để xác định doanh nghiệp đã lâm vào tình trạng phá sản.

Ở Việt Nam, các nhà lập pháp ở các thời kỳ lịch sử khác nhau cũng có quan điểm về tình trạng phá sản như ở nhiều nước trên thế giới. Ví dụ, tại Điều 864 Bộ luật Thương mại Sài Gòn 1972 đã viết “Thương gia ngưng trả nợ có thể đương nhiên hoặc theo đơn xin của trái chủ, bị Toà tuyên án khánh tận”. Luật PSDN 1993 của Việt Nam khẳng định rằng “Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn” (Điều 2). Quan điểm này của nhà lập pháp Việt Nam cũng đã được tiếp tục ghi nhận tại Điều 3 Luật Phá sản năm 2004 như sau: “Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là đã lâm vào tình trạng phá sản”.

Như vậy, bản chất của tình trạng phá sản là việc con nợ không có khả năng trả các món nợ đến hạn của mình. Vì vậy, về cơ bản, khi con nợ ngừng trả nợ thì coi như đã lâm vào tình trạng phá sản và lúc đó, các chủ nợ đã có cơ sở pháp lý để làm đơn yêu cầu Toà án thụ lý giải quyết vụ việc phá sản mà họ là nguyên đơn.

Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia khác nhau, do xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau nên có thể có các quan niệm khác nhau về cái gọi là lâm vào “tình trạng phá sản”. Có nước, khi xác định tình trạng phá sản, ngoài yếu tố chung, cơ bản, thiết yếu là mất khả năng thanh toán nợ đến hạn còn phải có thêm một dấu hiệu nữa là thời hạn chậm thanh toán. Ví dụ, theo Điều 3 Luật mất khả năng thanh toán (Phá sản) của CHLB Nga năm 2002 thì các thể nhân, pháp nhân chỉ bị coi là đã lâm vào tình trạng phá sản nếu sau 3 tháng, kể từ ngày đến hạn phải trả mà họ không trả được các món nợ đến hạn đó. Sự quy định thêm về thời gian chậm thanh toán có ý nghĩa nhất định, nhằm khẳng định thêm tính trầm trọng của tình trạng mất khả năng thanh toán của con nợ. Ngoài ra, một số nước còn bổ sung thêm một dấu hiệu nữa vào khái niệm tình trạng phá sản là con nợ không thể thanh toán được một khoản

tiền tối thiểu nào đó. Ví dụ, theo Luật Phá sản của Singapore năm 19999 thì con nợ sẽ bị áp dụng thủ tục phá sản khi không trả được số nợ đến hạn ít nhất là 5.000 Đô la Singapore. Theo Luật Mất khả năng thanh toán (Phá sản) của CHLB Nga năm 2002 thì số tiền đó đối với pháp nhân là không dưới 100.000 Rúp (tương đương 2.828 USD) và đối với cá nhân là không dưới 10.000 Rúp (tương đương 282,8 USD) (Điều 6). Ở Mỹ, số tiền này là không dưới 10.000 USD. Mục đích của việc quy định này là nhằm khuyến khích các chủ nợ và con nợ tự tìm cách giải quyết êm thấm các vụ tranh chấp có quy mô nhỏ bằng những hình thức khác thay vì đưa nó ra Toà án để giải quyết theo thủ tục phá sản nhằm giúp tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc cho các đương sự và Nhà nước.‌

Những phân tích ở trên cho thấy đặc điểm của pháp luật phá sản với ý nghĩa là lĩnh vực pháp luật độc lập trong hệ thống pháp luật các nước.

II. Luật phá sản Việt Nam năm 2004


1. Sự cần thiết phải ban hành Luật phá sản năm 2004


Ở Việt Nam quá trình hình thành và phát triển của Pháp luật phá sản có những hoàn cảnh lịch sử đặc thù và có lẽ chính những điều đó đã tạo ra những đặc điểm riêng của bộ phận pháp luật này. Có thể khái quát như sau:

Trong thời kỳ Pháp thuộc, cùng với Bộ luật thương mại Pháp, chế định pháp luật về phá sản đã được áp dụng ở Nam Kỳ từ năm 1864 và Bắc Kỳ từ năm 1888.

Năm 1942 triều đình Huế ban hành Bộ luật thương mại áp dụng cho phần lãnh thổ Trung kì từ năm 1944. Đây là một văn bản pháp luật thể hiện rõ sự vay mượn Pháp luật phá sản của Pháp với quan điểm hà khắc trong việc xử lý phá sản, theo đó người vỡ nợ được xem như tội phạm.

Tại miền Nam Việt Nam, dưới chế độ Việt Nam cộng hoà, trước khi có Luật Thương mại riêng năm 1972, các quy định về phá sản mang nặng tính phân tán và thể hiện rõ dấu ấn của pháp luật phá sản của Pháp. Trong luật thương mại năm 1972


9 Kinh nghiệm sửa đối Luật phá sản ở Singapore: http://www.saga.vn/Luatkinhdoanh/Luatquocte/12548.saga

với 186 điều quy định về sự khánh tận, phá sản và thanh toán tư pháp, song việc áp dụng còn hết sức hạn chế.

Ở miền Bắc Việt Nam, thời gian từ năm 1945-1975, trong bối cảnh của một nền kinh tế được vận hành theo cơ chế kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp với hai thành phần kinh tế cơ bản là quốc doanh và tập thể, với loại hình chủ thể kinh tế chủ yếu là xí nghiệp quốc doanh và hợp tác xã, hiện tượng phá sản với tư cách là hệ quả của nền kinh tế cạnh tranh đã không tồn tại. Sự vắng bóng các quy định pháp lý về vấn đề phá sản trong hệ thống Luật kinh tế Việt Nam ở giai đoạn này là điều dễ hiểu. Tình hình này mới bắt đầu được cải thiện từ năm 1990 với 2 đạo luật là Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân trong đó gần như lần đầu tiên mới có những điều khoản chính thức ghi nhận về kết cục phá sản của doanh nghiệp trong kinh doanh (Điều 24 và Điều 17). Thế nhưng những điều khoản này mới chỉ mang tính dự báo cho một xu thế lập pháp về vấn đề phá sản chứ chưa thật sự có giá trị điều chỉnh trên thực tế. Đến cuối năm 1993, Luật phá sản đầu tiên của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mới được ban hành. Luật này có tên gọi là Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993. Luật phá sản Doanh nghiệp được quốc hội chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/1994. Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 bao gồm 6 chương và 52 điều. Việc ban hành Pháp luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 là một sự kiện pháp lý quan trọng đánh dấu nỗ lực cải cách hệ thống pháp luật kinh tế nói riêng cũng như đã phản ánh rõ nét những thay đổi cơ bản trong sự phát triển của nền kinh tế và sự vận hành nền kinh tế của Việt Nam từ sau nửa thập kỉ 80, đặc biệt là từ những năm 90 đến nay.

Sau gần 10 năm áp dụng, những hạn chế của pháp luật này đã lộ rõ. Vì vậy, Luật phá sản mới đã được ban hành, luật này có tên gọi là Luật phá sản năm 2004. Luật phá sản năm 2004 ra đời nhằm khắc phục nhược điểm của Luật phá sản năm 1993. Luật phá sản năm 2004 ra đời ngoài việc dựa trên tinh thần ưu tiên bảo vệ lợi ích của chủ nợ và người lao động vốn là mục đích của Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993, Luật này còn nhằm mục tiêu phục hồi và tái tạo lại doanh nghiệp. Ngoài ra, pháp luật còn góp phần bảo vệ nhà đầu tư, nhà kinh doanh và là công cụ pháp lý để

Nhà nước can thiệp vĩ mô vào nền kinh tế nhất là trong bối cảnh nền kinh tế của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội.‌

2. Những nội dung cơ bản của Luật phá sản năm 2004


2.1. Về đối tượng áp dụng của Luật Phá sản.


Theo Luật phá sản doanh nghiệp, đối tượng áp dụng của Luật là doanh nghiệp thuộc mọi hình thức sở hữu được thành lập và hoạt động theo pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đối với những doanh nghiệp trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và dịch vụ công cộng quan trọng, Chính phủ có quy định cụ thể về việc thi hành.

Theo nghị định số 189/CP ngày 23 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật phá sản doanh nghiệp thì doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng Luật gồm có: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính trị-xã hội, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài, hợp tác xã.

Đối với thời điểm ban hành Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993 quy định về đối tượng áp dụng Luật như trên là phù hợp với điều kiện kinh tế phát triển-xã hội đặc thù của nước ta trong giai đoạn này. Để phù hợp với điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luật phá sản năm 2004 đã có sự bổ sung về đối tượng áp dụng luật này. Điều 2, Luật phá sản năm 2004 quy định “Luật này áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã”. Trong đó thành phần doanh nghiệp trong Luật được nói đến đã được mở rộng thêm đối tượng công ty hợp danh so với Luật phá sản doanh nghiệp năm 1993. Theo Luật doanh nghiệp năm 2005 quy định “Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó: phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung” (Điều 130, Chương V, Luật doanh nghiệp năm 2005). Để phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, Công ty hợp danh đã ra đời và được pháp luật thừa nhận.

Trên cơ sở kế thừa Luật phá sản doanh nghiệp, Luật phá sản quy định đối tượng áp dụng của Luật phá sản bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo quy định của pháp luật. Đối với doanh nghiệp đặc biệt trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh; doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm và trong các lĩnh vực thường xuyên, trực tiếp cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu, Chính phủ quy định cụ thể danh mục và việc áp dụng Luật phá sản (Điều 2, LPS 2004).

2.2. Điều kiện để xác định doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản


Như bên trên đã nói, pháp luật của nhiều nước trên thế giới có sự khác nhau trong việc xác định tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Theo Điều2 của LPSDN 1993 thì “Doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là doanh nghiệp gặp khó khăn hoặc bị thua lỗ trong hoạt động kinh doanh, sau khi đã áp dụng các biện pháp tài chính cần thiết mà vẫn mất khả năng thanh toán nợ đến hạn”. Theo Điều 3 của Nghị định số 189/CP ngày 23 tháng 12 năm 1994 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật PSDN:“Doanh nghiệp được coi là có dấu hiệu lâm vào tình trạng phá sản nói tại Điều 2 của Luật PSDN nếu kinh doanh thua lỗ hai năm liên tiếp tới mức không trả được các khoản nợ đến hạn, không trả đủ lương cho người lao động theo thoả ước lao động và hợp đồng lao động trong ba tháng liên tiếp”. Thực tế thi hành Luật PSDN 1993 cho thấy, khái niệm tình trạng phá sản theo quy định tại Điều 2 Luật này và được cụ thể hoá tại Nghị định số 189/CP là quá chặt chẽ, phức tạp, do đó, đã gây ra rất nhiều khó khăn cho việc mở thủ tục phá sản.

Nhằm khắc phục hạn chế này, Luật Phá sản 2004 đã đưa ra quy định theo hướng đơn giản hoá tiêu chí xác định tình trạng phá sản. Theo Điều 3 của Luật này thì doanh nghiệp, hợp tác xã bị coi là lâm vào tình trạng phá sản khi “không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu”. Như vậy, tiêu chí xác định tình trạng phá sản đã được quy định theo hướng ngắn gọn, đơn giản và đi vào bản chất mà không căn cứ vào thời gian thua lỗ, nguyên nhân của tình trạng thua lỗ cũng như việc doanh nghiệp, hợp tác xã con nợ đã áp dụng các biện pháp để tự cứu mình mà không đạt kết quả hay chưa. Quy định này là một bước tiến bộ của

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/05/2022