Những Thành Tựu Chung Của Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo


ghi theo ký âm phương Tây của nhạc sĩ Bửu Bác, ở giai đoạn nền tân nhạc Việt Nam còn phôi thai.

Sự thành công của lễ Phật Ðản này đã tạo ra một số bài báo công kích đạo Phật trên các báo Tràng an Ánh sáng (Huế). Các bài viết cho rằng đạo Phật ru ngủ quần chúng, nên phục hưng Phật giáo là việc làm không hợp thời. Tuy nhiên, các cư sĩ Nguyễn Xuân Thanh và Tâm Minh Lê Ðình Thám đã phản bác lại bằng những lập luận có sức thuyết phục cao.

Năm 1940, Hội An Nam Phật học đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục thanh thiếu niên, đã mở một lớp học chuyên dạy về Phật học, Lão học và Khổng học cho thanh niên tân học. Từ đó mà Đoàn Thanh niên Phật học Đức Dục được thành lập, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ Lê Đình Thám. Vì đoàn là sự kết hợp của những người vừa có tân học, vừa vững chãi về Phật học, nên đã tiến bộ rất nhanh chóng về mọi mặt.

Đoàn Phật học Đức Dục còn tổ chức Phật học tùng thư, xuất bản sách dành riêng cho tuổi trẻ. Những tác phẩm Phật giáo sơ học (Đoàn Phật học Đức Dục soạn), Phật giáo và Đức Dục (Đinh Văn Vinh), Đời vui (Ngọc Thừa), Nghĩa chữ Cho (Nguyễn Hữu Quán), Thanh niên Đức Dục (Đinh Văn Nam), Phật giáo và Thanh niên Đức Dục (Phạm Hữu Bình) v.v.. được liên tục xuất bản. Đồng thời những lớp thiếu niên Phật tử gọi là Đồng ấu được thành lập dưới sự hướng dẫn của đoàn và tính đến năm 1942, đã có 12 đoàn Đồng ấu ra đời, mỗi đoàn khoảng 40 em.

Ngày Phật đản năm 1943, Đại hội Thanh thiếu niên Phật tử đã quy tụ trên 400 đoàn sinh tại đồi Quảng Tế, gần chùa Từ Hiếu. Sự kiện này đã đánh dấu bước đầu thành công trong việc phát động phong trào thanh niên Phật tử tại đất Việt.

Năm 1943, Thượng tọa Mật Thể (Tâm Nhất, Nguyễn Hữu Kế, 1912-1961) công bố Việt Nam Phật giáo sử lược, Tân Việt xuất bản tại Hà Nội. Tác phẩm được tái bản nhiều lần.

1.1.3.3. Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ


Từ năm 1920, tại Bắc Kỳ, HT. Thanh Hanh đã duy trì việc giảng dạy Phật pháp tại chùa Vĩnh Nghiêm; chùa Bà Đá cũng duy trì được một đạo tràng lớn, mỗi

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.


năm có hàng trăm tăng sĩ an cư kiết hạ và học tập giáo điển. HT. Thanh Thao (Đỗ Văn Hỷ) thì in ấn kinh sách rất nhiều, kể cả những bộ kinh lớn như Đại Bảo tích.

Văn học và Phật học trên báo chí Phật giáo Việt Nam trước năm 1945 - 5

Năm 1927, sau cuộc hội ngộ giữa hai nhà lãnh đạo là sư Thiện Chiếu và Tâm Lai về việc thành lập Tổng hội Phật giáo Việt Nam bất thành, phong trào Chấn hưng tại Bắc Kỳ tạm lắng xuống, nhưng ở Nam Kỳ, phong trào lại khởi lên khá mạnh mẽ. Thông qua cửa ngõ tuyên truyền bằng phương tiện truyền thông báo chí, cộng với sự nhiệt tâm tinh cần của HT. Khánh Hòa, sư Thiện Chiếu… phong trào Chấn hưng Phật giáo đã lan ra Trung Kỳ và Bắc Kỳ, như lời khẳng định trên tạp chí Tiếng chuông sớm:

Trước Từ bi âm ta chớ nên quên hai cuốn Pháp âm Phật giáo Tân Thanh niên làm quân tiên phong dọn đường đi trước. Ông Đoàn Trung Còn, người có lòng với đạo Phật thay! Một mình dịch theo sách Tây tra sang sách Ta, bao nhiêu là quyển nói về Phật giáo. Ấy cũng nhờ những cái nhân duyên từ trước ấy, cho nên Trung Kỳ, Bắc Kỳ lần lượt theo sau mà đứng lên hoằng tuyên Phật pháp… [E, số 1, tr. 45-47].

Từ đó, năm 1934, tại Hà Nội, Hội Phật giáo Bắc Kỳ được thành lập, do cư sĩ Nguyễn Năng Quốc làm Hội trưởng, tôn HT. Thanh Hanh (Tổ Vĩnh Nghiêm) làm Thiền gia Pháp chủ. Tuy thành lập muộn hơn các Hội ở Nam Kỳ và Trung Kỳ, nhưng Hội Phật giáo Bắc Kỳ đã phát triển rất nhanh chóng. Chỉ trong vòng một năm mà các chi hội đã được thành lập khắp nơi trên đất Bắc.

Hội xuất bản tuần báo Đuốc tuệ (1935) để hoằng dương chính pháp, đồng thời mở trường đào tạo tăng sinh ở chùa Quán Sứ, trường ni tại chùa Bồ Đề và chùa Bát Tháp. Khóa học bắt đầu từ bốn năm sơ cấp lên ba năm trung cấp.

Năm 1934, Hội Bắc Kỳ Cổ sơn môn được thành lập, do HT. Thanh Tường (Đinh Xuân Lạc) đứng đầu. Cơ quan ngôn luận là tạp chí Tiếng chuông sớm (1935).

Năm 1940, Hội Phật giáo Bắc Kỳ qua nỗ lực của các nhà sư Quang Minh, Thanh Thạnh, Doãn Hài và Thanh Tích phối hợp với Trường Viễn Ðông Bác Cổ đã bắt đầu thực hiện bộ Đại Nam Phật điển tùng san. Công trình này có ý nghĩa lớn lao là đã góp phần bảo tồn văn hóa Phật giáo và giữ gìn văn hóa dân tộc. Đến năm 1943,


bộ này đã thực hiện theo lối in dập lại được 8 tập các tác phẩm Phật giáo Việt Nam bằng chữ Nôm và chữ Hán: Chư kinh nhật tụng, Thụ giới nghi phạm, Thiền uyển kế đăng lục, Pháp hoa đề cương, Bát nhã trực giải, Khóa Hư lục, Trần Triều dật tồn Phật điển lục Lễ tụng hành trì yếu tập. Ðây là những tài liệu tham khảo hiếm hoi, quý giá về các tác phẩm xưa của Phật giáo Việt Nam.

Ngoài ra, Hội cũng thực hiện thêm bộ Hải triều âm văn khố, giới thiệu các tác phẩm tân thư dễ hiểu về Phật giáo Trung Hoa cận đại của các tác giả như Ðại sư Thái Hư, Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi, Châu Tự Ca, Âu Dương Kiến Vô... giúp cho giới cư sĩ cựu học và tân học được dễ dàng hơn trong việc học Phật của mình.

Hội Phật giáo Bắc Kỳ còn tổ chức thành lập nhiều ban Đồng ấu ở các tỉnh hội, thể thức hoạt động cũng giống như các ban Đồng ấu ở Trung Kỳ. Nghi thức lễ Phật dành cho các em đã được Hội biên soạn bằng chữ Quốc ngữ. Cư sĩ Công Chân là người có công nhất trong sự dạy dỗ và huấn luyện giới trẻ.

Năm 1943, Hội Thanh Niên Phật tử Việt Nam thành lập, do bác sĩ Nguyễn Hữu Thuyết làm Hội trưởng. Hội chủ trương lấy tinh thần từ bi cứu độ và làm công tác xã hội.

Có thể nói, từ năm 1934 đến 1945, Hội Phật giáo Bắc Kỳ đã tạo được nhiều thành tích to lớn, đồng thời sự có mặt đông đảo của giới trí thức làm cho Hội thêm khởi sắc. Các HT. Tâm Băng, Tâm Lĩnh, Tâm Bác, Thọ Cầu, Tâm Bảo, Thanh Hoán, Thanh Hậu, Tâm Tấn, Trí Hải, Tố Liên, Tuệ Chiếu v.v.. đều là những người đã hoạt động đắc lực cho phong trào Chấn hưng Phật giáo tại Bắc Kỳ lúc bấy giờ.

1.1.4. Những thành tựu chung của phong trào Chấn hưng Phật giáo


Những năm đầu TK.XX, phong trào Chấn hưng Phật giáo đã lần lượt dấy lên ở nhiều nơi. Hàng tăng sĩ với nhiệt tâm mạnh mẽ, bấy lâu ẩn dật, đến lúc thể hiện tinh thần nhập thế tích cực của người đệ tử Phật.

Ngoài ra, ở cả ba miền đất nước còn có những cư sĩ trí thức cựu học lẫn tân học, uyên thâm về cả thế học và Phật học. Họ là những cư sĩ có tâm huyết, đã tích cực góp phần trong việc đổi mới cách thuyết giáo và giảng dạy cổ truyền trong chốn Phật đường. Nhân vật trí thức đầy nhiệt huyết tiêu biểu lúc bấy giờ có: Thiều Chửu


Nguyễn Hữu Kha (1902-1954). Ông là đông y sĩ, người sáng lập Hội Phật học Bắc Kỳ, trụ sở đặt tại chùa Quán Sứ (Hà Nội); phụ trách báo Đuốc tuệ của Hội. Bên cạnh còn có Tâm Minh Lê Đình Thám (1897-1969), là bác sĩ tây y; sáng lập viên và là Hội trưởng Hội Phật học Trung Kỳ (tức là An Nam Phật học hội), trụ sở đặt tại chùa Trúc Lâm (Huế); chủ nhiệm kiêm chủ bút nguyệt san Viên âm, cơ quan hoằng pháp của Hội. Người tiêu biểu thứ ba không thể không đề cập đến là Chánh Trí Mai Thọ Truyền (1905-1973). Ông là Đốc phủ sứ, sáng lập chùa Xá Lợi (Sài Gòn) và Hội Phật học Nam Việt, đóng góp rất nhiều cho tạp chí Từ quang của Hội.

Những thành tựu nổi bật của phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam là:


(1) Chấn hưng Phật học:


Các Hội Phật giáo được thành lập ở ba miền. Tuy mỗi Hội đều đề ra phương thức hoạt động khác nhau tùy theo khả năng và điều kiện của từng vùng miền, nhưng cùng hướng về mục tiêu chung là cải cách từ nội dung Phật học cho đến mô hình sinh hoạt, tu học. Mục đích là chấn chỉnh tăng già, nâng cao trình độ Phật học cho tăng ni, phổ cập giáo lý đến mọi tầng lớp quần chúng Phật tử. Do vậy, kinh sách đã được chư tăng, học giả uyên thâm Phật học sưu tầm, biên dịch ra chữ Quốc ngữ và ấn tống rộng rãi các nơi. Mỗi Hội đều có cơ quan ngôn luận để tuyên truyền đường lối chấn hưng, đã tạo nên sức thu hút mạnh mẽ đối với quần chúng.

Các tạp chí Phật học được xuất bản làm phương tiện chấn chỉnh giáo lý và sự tu hành của tăng sĩ, tín đồ, chuyển hóa được phần nào đức tin của quần chúng đối với đạo Phật từ mê tín thành chánh tín. Sự ra đời của báo chí Phật giáo bằng chữ Quốc ngữ và kinh sách Phật học phổ thông đã tạo nên một phong trào học Phật dễ dàng cho đại chúng. Hơn nữa, vấn đề mở rộng đạo tràng thuyết pháp tại các cơ sở tự viện đã tạo cơ hội cho nhiều người biết đến Phật pháp. Chính những hoạt động của báo chí Phật giáo đã tạo điều kiện cho phong trào Chấn hưng Phật giáo càng lang rộng và lớn mạnh trong cả nước, nhất là trên diễn đàn văn hóa dân tộc, văn hóa Phật giáo cũng như các lĩnh vực khác liên quan đến Phật giáo nước nhà.

Từ phong trào Chấn hưng, đã tạo nên nhiều cuộc trao đổi, tranh luận về các tư tưởng Phật học trên diễn đàn báo chí Phật giáo, với nhiều chủ đề được đặt ra liên


quan đến thế giới quan và nhân sinh quan Phật giáo. Điều này đã thu hút sự quan tâm của các giới từ những người nghiên cứu Phật học cho đến những nhà trí thức không thuộc Phật giáo. Nó có tác động mạnh mẽ trong cả nước về tình hình sinh hoạt Phật giáo, đồng thời còn thể hiện tinh thần hội nhập Phật giáo thế giới theo xu hướng phát triển.

Trước kia, kinh điển rất hiếm có, tín đồ muốn đọc kinh Phật phải tìm đến chùa mượn nhưng cũng rất ít. Từ lúc phong trào Chấn hưng Phật giáo lan rộng thì kinh sách Phật giáo bằng chữ Quốc ngữ khá nhiều và được bán rộng rãi tại các chùa thuộc Hội Phật giáo, đồng thời các tạp chí Phật học cũng có thể gửi bằng đường bưu điện đến tận nhà.

Các Hội Phật học đã quy tụ được nhiều học giả đến tìm hiểu Phật pháp. Tại Hội Phật giáo Bắc Kỳ, nhiều nhân sĩ đã tham gia vào Ban Khảo cứu Phật học: Nguyễn Văn Tố, Trần Trọng Kim, Trần Văn Giáp, Nguyễn Đỗ Mục, Nguyễn Văn Ngọc, Dương Bá Trạc, Nguyễn Trọng Thuật, Bùi Kỷ v.v.. Tại tòa soạn Tiếng chuông sớm ở chùa Bà Đá ta thấy cả Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, Nguyễn Mạnh Bổng, Nguyễn Tiến Lãng v.v..

(2) Bước đầu hình thành nền báo chí, văn học Phật giáo Việt Nam bằng chữ Quốc ngữ. Đây chính là tiền đề dẫn đến việc hình thành Đại tạng kinh Việt Nam bằng chữ Quốc ngữ sau này.

(3) Đào tạo được đội ngũ tăng tài kế thừa để phục vụ đạo pháp và dân tộc:


Xuất phát từ các Hội, nhiều trường Phật học được thành lập. Chương trình giảng dạy giáo lý của mỗi trường đều được biên soạn cụ thể, riêng biệt theo các cấp độ khác nhau. Đây là đường hướng giáo dục có cơ sở, theo một hệ thống từ thấp đến cao, nhằm nâng cao trình độ Phật pháp, phát triển dân trí, cũng là lần đầu tiên quá trình đào tạo tăng tài cho hiện tại và tương lai của Phật giáo được thực hiện có tổ chức. Như lời nhận xét của Phạm Quỳnh trong dịp viếng thăm Phật học đường Báo Quốc ngày 29.05.1937: “Trường Sơ đẳng Phật học lập ra chưa đầy ba năm mà học sinh đã làm được bài chữ Hán, học kinh tiểu thừa, lý nghĩa đều đã rõ nhiều lắm.


Trong các điệu (học tăng trẻ) lên nói, có điệu mới có mười, mười hai tuổi mà thôi, thật đáng khen công đức các ngài dạy dỗ” [D, số 25, tr.51].

Nhờ sự củng cố, trưởng thành về tổ chức đó mà phong trào Chấn hưng Phật giáo của các Hội ở ba miền đã xây dựng được một số cơ sở đào tạo gọi là Phật học đường để đào tạo tăng ni một cách quy củ.

Tại Nam Kỳ có trường Tăng sĩ ở Chợ Lớn, các lớp Phật học ở các chùa Tiên Linh (Bến Tre), chùa Phi Lai (Châu Đốc), chùa Giác Hoa (Bạc Liêu), chùa Long Hòa (Trà Vinh), chùa Thiên Phước (Vĩnh Long). Đặc biệt vào năm 1934, Phật học đường Lưỡng Xuyên khai giảng và đào tạo được một số tăng tài: HT. Thiện Hòa, Thiện Hoa, Hành Trụ, Hiển Thụy, Chánh Quang v.v..

Tại Trung Kỳ có trường Sơ đẳng Tăng, Phật học đường Trúc Lâm và Tây Thiên, Phật học đường Báo Quốc và Kim Sơn (Huế).

Đặc biệt, trường An Nam Phật học đã đào tạo được năm mươi học tăng nội trú. Sau khi học xong sáu năm tiểu học và ba năm trung học, lớp này được thi lên đại học. Về sau, lớp đã có mười vị Tăng sĩ xuất sắc như HT. Trí Quang, Thiện Siêu, Trí Thuyên v.v.. Từ năm 1922, HT. Giác Tiên đã rước HT. Phước Huệ từ chùa Thập Tháp (Bình Định) về chùa Trúc Lâm (Huế) để mở trường Sơn Môn Phật học với tư cách là một trường Đại học. Trường đã đào tạo được những vị tài đức như HT. Mật Thể, Trí Thủ, Quảng Huệ, Mật Hiển, Mật Khế, Thiện Trí v.v.. Sau đó bốn năm, HT. Mật Khế lại mở một lớp tiểu học để đào tạo bốn mươi học tăng tại chùa Tường Vân và một lớp tại chùa Từ Đàm cho hai mươi học ni.

Năm 1937, tại chùa Long Khánh (Bình Định) đã khai giảng trường Trung đẳng Phật học, chùa Tây Thiên (Phan Rang) mở được một lớp tiểu học. Riêng Phật học đường của Hội Đà Thành Phật học ở Đà Đẵng đã khai giảng được hai lớp cấp tiểu học và trung học.

Hội Phật giáo Bắc Kỳ đã tổ chức được hai lớp tiểu học cho tăng ni sinh tại chùa Cao Phong ở Phúc Yên và chùa Côn Sơn ở Hải Dương. Một lớp trung học được khai giảng tại chùa Quán Sứ và một lớp đại học được duy trì tại chùa Sở (Hà Đông). Tổng số các học tăng nội trú của bốn lớp là 69 vị [C, số 159].


Có thể nói, các cơ sở đào tạo của Phật giáo lúc bấy giờ không chỉ đào tạo được đội ngũ tăng ni trí thức để hỗ trợ cho phong trào Chấn hưng Phật giáo mà còn định hình được một phương hướng, nề nếp mới trong việc đào tạo tăng tài ở những giai đoạn về sau.

Ngoài ra, hệ thống chùa chiền đều được chấn chỉnh, từ việc thờ tự cúng bái cho đến hình thức lễ nghi và các sinh hoạt trong chùa đều được tổ chức trang nghiêm. Chùa được xem là cơ sở quan trọng nhất của việc phát triển Sơn môn pháp phái và của Hội. Đây không chỉ là cơ sở tín ngưỡng tâm linh của cộng đồng người Việt mà còn là cơ sở đại diện cho nền văn hóa dân tộc.

Quả thật, phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam giai đoạn nửa đầu TK.XX có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng không những trong giới Phật giáo mà còn ngoài xã hội. Chấn hưng Phật giáo đã đưa Phật giáo trở lại đúng với truyền thống, vai trò và vị trí vốn có trong xã hội Việt Nam. Đặc biệt, phong trào đã xóa bỏ sự mê tín dị đoan, bỏ đi những hủ tục tín ngưỡng cúng vái không thích hợp trong cuộc sống, đồng thời đem giáo pháp vào đời để ban vui cứu khổ cho chúng sinh đúng theo tinh thần nhập thế tích cực của đạo Phật. Xem tiếp lời của Phạm Quỳnh trong dịp viếng thăm Phật học đường Báo Quốc ngày 29.05.1937, chúng ta sẽ thấy rõ hơn ý nghĩa này:

“Cái tinh thần Việt Nam của chúng ta đây tất phải nhờ các học thuyết tạo thành, mà xét về đức dục thì một phần lớn là do công nghiệp của Phật học. Phật học đã có ảnh hưởng về luân lý đạo đức trong dân tộc ta như vậy, thì ai là người muốn bảo tồn tinh thần dân tộc Việt Nam tất phải tán thành cho Phật học… Tôi xin khuyên các thầy học sinh nên mở mang đạo lý của Phật rõ ràng cho công chúng dễ hiểu. Xin chúc các Hội Phật học và Tăng già đạt mục đích chấn hưng Phật học” [D, số 25, tr.54-55].

Nhìn chung, phong trào Chấn hưng Phật giáo trong những năm đầu TK.XX đã có nhiều hội Phật học ra đời, nhiều tạp chí xuất bản và nhiều trường lớp Phật học v.v.. liên tục hình thành. Tất cả đều cùng chung ý tưởng hướng về mục đích đào tạo tăng tài để hoằng dương chính pháp, đồng thời còn khơi dậy, hun đúc tinh thần yêu


nước, giữ gìn truyền thống văn hóa của dân tộc và vươn lên vì hòa bình, độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc Việt Nam.

Với những ý nghĩa trên mà phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam đến hôm nay đã được xem là nền tảng để xây dựng một ngôi nhà Phật giáo Việt Nam vững mạnh, luôn đồng hành cùng với Dân tộc trong sự nghiệp phát triển đất nước và đạo pháp trong thời hiện đại.

1.1.5. Những nhân vật tiêu biểu trong phong trào Chấn hưng Phật giáo


Lịch sử cho thấy, phong trào Chấn hưng Phật giáo được khởi xướng từ HT. Khánh Hòa tại Nam Kỳ, HT. Giác Tiên tại Trung Kỳ và HT. Thanh Hanh tại Bắc Kỳ. Đó chính là ba vị được tôn là Tổ sư của phong trào Chấn hưng Phật giáo lúc bấy giờ.

Để tìm hiểu về tiểu sử của các nhân vật tiêu biểu này, chúng tôi đã căn cứ vào tài liệu Việt Nam Phật giáo sử luận của Nguyễn Lang [67] và Tiểu sử danh tăng Việt Nam thế kỷ XX của Thích Đồng Bổn [3].

HT. Khánh Hòa pháp danh Thích Như Trí, sinh ngày 22 tháng 4 năm Mậu Dần (1877) tại làng Phú Lễ, tổng Bảo An, quận Ba Tri, nay là xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Hòa thượng xuất gia năm 19, thọ giáo ở chùa Kim Cang và chùa Long Triều (Tân An). Vốn là người thông minh lại hiếu học, cho nên sau mười năm theo thầy học đạo, nghiên cứu kinh sách, ngài đã nổi tiếng là một nhà sư tinh thông về Phật học. Hòa thượng được cử làm trú trì ở các chùa Khải Tường, Long Phước, Hàng Lâm… Năm 1907, Hòa thượng về trú trì chùa Tiên Linh và tổ chức việc truyền giảng giáo lý nhà Phật, đào tạo tăng sinh, rồi dần dần mở rộng tầm hoạt động ra các tỉnh khác ở Nam Kỳ.

Hòa thượng còn hiểu biết nhiều về Nho học, đã đi đến nhiều nơi và giao thiệp rộng với các nhân sĩ, trí thức, cư sĩ Phật giáo, đặc biệt sống gần gũi với quần chúng tín đồ nên Hòa thượng có sự hiểu biết sâu sắc về đời sống của nhân dân, nguyện vọng, ước mơ của họ cùng tình hình xã hội của Nam Kỳ trong những thập niên đầu TK.XX. Từ đó, Hòa thượng cùng với một số nhà sư có tinh thần yêu nước, tiến bộ như HT. Huệ Quang, sư Thiện Chiếu… tiến hành một cuộc vận động Chấn

Xem tất cả 270 trang.

Ngày đăng: 17/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí