Quan Niệm Phát Huy Vai Trò Của Giảng Viên Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Ở Các Học Viện, Trường Sĩ Quan Quân Đội Trong Bảo Vệ Nền Tảng Tư Tưởng Của


nghĩa xã hội của Việt Nam. Qua đó, giúp đỡ, định hướng cho người học và các đối tượng khác trong việc lựa chọn thông tin, tổng hợp, khái quát, các nội dung liên quan về lý luận chính trị; lựa chọn thông tin, kết quả nghiên cứu mới, vận dụng vào từng bài giảng, khắc phục tình trạng lạc hậu về kiến thức lý luận, cung cấp cho người học tri thức mới để đủ sức phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Giảng viên khoa học xã hội và nhân văn là lực lượng nòng cốt, trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ học viên tiếp cận phương pháp, cách thức nghiên cứu khoa học; làm rõ hơn vị trí, vai trò của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. Nếu không làm tốt vai trò này, họ sẽ không thể đổi mới tư duy, nhận thức trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; không thể gắn lý luận với thực tiễn, lấy lý luận để giải đáp những vấn đề mà thực tiễn đang đặt ra; làm cho người học hiểu biết, nắm chắc và có đủ kiến thức lý luận để phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Bên cạnh đó, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn luôn thể hiện rõ vai trò nòng cốt, giúp các lực lượng khác ở các học viện, trường sĩ quan quân đội cùng tham gia nghiên cứu khoa học; qua đó vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; cùng với các nhà khoa học khác, họ cung cấp cơ sở lý luận, thực tiễn, tham mưu, đề xuất cho Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, trực tiếp là đảng ủy, ban giám đốc các học viện, trường sĩ quan quân đội những luận cứ khoa học, những nội dung, biện pháp, cách thức bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng mà trực tiếp là bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho phù hợp với tình hình mới.

Thứ ba, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn là lực lượng chủ công, xung kích ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và công nghệ thông tin, mạng xã hội phát triển ngày càng mạnh mẽ, các thế lực thù địch


đang tăng cường móc nối, cấu kết với những phần tử cơ hội chính trị, ra sức xuyên tạc, phủ nhận nền tảng tư tưởng của Đảng. Chúng tung ra nhiều luận điệu xuyên tạc hết sức tinh vi, xảo trá hòng làm lung lay nhận thức, tư tưởng, niềm tin của quần chúng nhân dân vào nền tảng tư tưởng của Đảng, vào sự lãnh đạo của Đảng. Trước đòi hỏi đó của thực tiễn, cần nhận diện rõ, bản chất, âm mưu, thủ đoạn hoạt động của các thế lực thù địch và đề cao vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Ở các học viện, trường sĩ quan quân đội, họ là lực lượng chủ công, xung kích đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch bằng nhiều hình thức khác nhau, họ có đủ trình độ, tri thức lý luận, kinh nghiệm thực tiễn để nghiên cứu chỉ ra sự phi lý của những luận điệu sai trái, phủ nhận, xuyên tạc nền tảng tư tưởng của Đảng. Đồng thời, khẳng định bản chất nền tảng tư tưởng của Đảng là hệ thống tri thức thuộc ngành khoa học xã hội và nhân văn. Vì thế, nó mang đặc trưng của phủ định biện chứng. Giảng viên khoa học xã hội và nhân văn là lực lượng xung kích đi đầu trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên mạng xã hội, phương tiện truyền thông, blog cá nhân, Internet …, thông qua các bài giảng, từng buổi xemina, sinh hoạt học thuật, qua từng sản phẩm khoa học. Bên cạnh đó, họ người là sĩ quan quân đội, thực hiện tốt chức năng “là đội quân công tác”, hoàn thành tốt nhiệm vụ đấu tranh trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng.

Với vai trò đó, họ luôn đi đầu trong tuyên truyền, giáo dục, vận động cán bộ, đảng viên, học viên và quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng ở các học viện, trường sĩ quan quân đội có nhiều tổ chức, lực lượng tham gia; với vị trí, vai trò của mình, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn đã khẳng định được họ là lực lượng chủ công, xung kích, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác, nhất là đội ngũ cán bộ chính trị, cán bộ quân sự, cán bộ nghiên cứu, phóng viên báo chí trong và ngoài quân đội trực tiếp đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, góp phần làm tốt nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.


2.1.3. Quan niệm phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Theo Đại từ điển Tiếng Việt, phát huy là: “làm cho cái hay, cái tốt được nảy nở, nhân lên, ảnh hưởng ngày càng lớn hơn trong môi trường” [131, tr. 742]. Như vậy, phát huy là sự tác động của các chủ thể làm cho cái hay, cái tốt được phát triển, tăng cường, lan tỏa, có chất lượng, hiệu quả. Điều kiện để phát huy là phải có chủ thể cụ thể, có một tiền đề nhất định nào đó, xuất hiện sự tác động của chủ thể. Đặc trưng cơ bản của phát huy là sự gia tăng, nảy nở, lan tỏa cái hay, cái tốt, tạo ra sự lớn lên so với cái hiện có dưới tác động, chuyển hóa của chủ thể.

Theo đó, có thể quan niệm: Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là tổng hợp các cách thức, biện pháp tác động của các chủ thể làm cho vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn được khơi dậy, lan tỏa và gia tăng trong quá trình bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay - 7

Mục đích phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là nhằm giữ vững, bồi đắp, khơi dậy, phát triển, lan tỏa chức năng, tác dụng của họ trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học và đấu tranh tư tưởng, lý luận; qua đó, tiếp tục khẳng định bản chất khoa học, cách mạng nền tảng tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng của Đảng; trên cơ sở vận dụng đúng đắn, sáng tạo trong thực tiễn để đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch đạt mục tiêu, hiệu quả đã xác định. Mục đích xuyên suốt, cao nhất của bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là không ngừng làm gia tăng động lực cho giảng viên, giúp họ thẩm thấu vào nhận thức, thái độ, trách nhiệm và trở thành ý chí quyết tâm bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng trong điều kiện mới, có chất lượng, hiệu quả ngày càng cao.


Chủ thể phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo là Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị; trực tiếp là đảng ủy, ban giám đốc (ban giám hiệu), cấp ủy, tổ chức đảng các khoa giáo viên ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Chủ thể hướng dẫn, tổ chức thực hiện là các cơ quan chính trị và ban chỉ đạo 35 các cấp.

Các chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo và hướng dẫn có vai trò quyết định trong việc đề ra chủ trương, biện pháp, mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ; xác lập kế hoạch, tổ chức quản lý, điều hành toàn bộ hoạt động phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo đảm thống nhất, hiệu quả giữa các khâu, các bước, tạo thành sức mạnh thúc đẩy, phát triển quá trình phát huy vai trò của đội ngũ này trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Trong quan hệ với giảng viên, các chủ thể có chức năng, nhiệm vụ riêng, vừa trực tiếp tham gia bảo vệ, vừa tổ chức phát huy các lực lượng tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Đồng thời, các chủ thể trên có vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng, quản lý, tạo môi trường, bồi dưỡng khả năng, đánh giá, kiểm duyệt, kiểm soát số lượng, chất lượng, hiệu quả phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Chủ thể trực tiếp thực hiện bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Họ vừa là chủ thể chịu sự tác động vừa là chủ thể thực hiện phát huy vai trò của chính mình. Do đó, trình độ, mức độ phát huy phụ thuộc vào vai trò năng động, tính tích cực, tính độc lập, sáng tạo trong tiếp nhận xử lý sự tác động; qua đó, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình này; biến quá trình phát huy thành quá trình tự phát huy vai trò giảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Trong quá trình phát huy, họ vừa đối tượng trực tiếp nhận những tác động của các chủ thể khác, vừa là chủ thể tự


tiếp nhận và chuyển hóa những tác động đó thành động lực bên trong thúc đẩy, gia tăng, lan tỏa vai trò của mình trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lên tầm cao mới. Việc tiếp nhận có chọn lọc, mang tính sáng tạo sẽ bảo đảm cho quá trình phát huy thực sự là quá trình tự thân và mang đậm tính chuyên biệt, của mỗi giảng viên.

Nội dung phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng thể hiện qua các điểm sau đây.

Thứ nhất, khơi dậy và gia tăng vai trò chủ yếu, trực tiếp trong truyền thụ, khẳng định bản chất khoa học, cách mạng nền tảng tư tưởng của Đảng cho người học

Sự chuyển biến tích cực vai trò chủ yếu, trực tiếp trong truyền bá giá trị bản chất khoa học, cách mạng nền tảng tư tưởng của Đảng cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn có sự tác động từ các chủ thể để chuyển hóa thành các yếu tố bên trong của đội ngũ này. Tác động từ các chủ thể vừa có tính bắt buộc, vừa có yếu tố động viên, khuyến khích.

Đối với giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng nếu tuân thủ đúng cách thức, lộ trình phù hợp thì động lực cho phát huy của giảng viên càng lớn. Tiếp nhận sự tác động trên, mỗi giảng viên khoa học xã hội và nhân văn tự chuyển hóa thành nhận thức, động cơ, trách nhiệm trong giảng dạy, tiếp tục khẳng định, truyền bá bản chất khoa học, cách mạng nền tảng tư tưởng của Đảng đến người học. Biểu hiện của sự khơi dậy, gia tăng thấy rõ ở mục đích, nội dung và hình thức truyền bá. Từ nhận thức tốt, dưới sự tác động của các chủ thể, làm cho thái độ, động cơ, trách nhiệm của giảng viên được nâng lên. Truyền bá, khẳng định bản chất khoa học, cách mạng nền tảng tư tưởng của Đảng được lồng ghép, đan xen trong các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học… Mục đích làm cho thế giới quan, phương pháp luận khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí


Minh được lan tỏa trong thực tiễn. Người học hiểu rõ hơn những giá trị và sức sống nền tảng tư tưởng của Đảng. Trong thực tiễn, sự chuyển hóa này thể hiện ở giảng viên khoa học xã hội và nhân văn là sự nhận thức đúng đắn, truyền đạt cho người học những giá trị khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vào từng chuyên đề, bài giảng, từng nguyên lý, phạm trù, quy luật, v.v., đồng thời thấm sâu vào học viên, tạo ra những bước chuyển biến về tri thức, thái độ, động cơ, ý chí quyết tâm phấn đấu đối với học viên.

Giữa nhận thức và thái độ, động cơ, đến trách nhiệm luôn có khoảng cách nhất định. Không phải cứ nhận thức được là có thái độ, động cơ, trách nhiệm ngay. Điều đó đòi hỏi phải có sự tác động từ các chủ thể, để hoạt động này thực sự đạt chất lượng, hiệu quả, lan tỏa được đến người học. Quá trình chuyển hóa này luôn bao hàm nội dung giải quyết mâu thuẫn bên trong; giữa sự hiểu biết, nhận thức đúng với những trở lực, cản lực khó khăn phải vượt qua trong hình thành, củng cố thái độ, động cơ, ý chí, trách nhiệm của giảng viên. Khi giải quyết tốt mâu thuẫn này, các chủ thể sẽ làm cho vai trò chủ yếu, trực tiếp của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn phát huy sức mạnh tuyên truyền, truyền bá bản chất khoa học, cách mạng nền tảng tư tưởng của Đảng trong thực tiễn.

Thứ hai, khẳng định và lan tỏa vai trò nòng cốt tham gia nghiên cứu, bổ sung, vận dụng và phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng trong thực tiễn

Cùng với giảng dạy, nghiên cứu khoa học là là một trong hai nhiệm vụ chủ yếu của giảng viên; nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra tri thức mới, vận dụng đúng đắn, sáng tạo nền tảng tư tưởng của Đảng trong thực tiễn. Qua hoạt động nghiên cứu của các chủ thể, với những cách thức, biện pháp tác động một cách khoa học, tích cực và chủ động, khơi dậy, nhân lên và lan tỏa vai trò nòng cốt của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bổ sung, phát triển sáng tạo nền tảng tư tưởng của Đảng. Do vậy, mỗi giảng viên khi có nhận thức tốt, thái độ nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học sẽ hình thành động cơ đúng và ý


chí cao trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Nhận thức được vai trò của mình, nhưng không có ý chí vươn lên để vượt qua được sức ỳ của trạng thái tâm lý, sự e dè sẽ làm mất động lực trong quá trình nghiên cứu, phát triển sáng tạo nền tảng tư tưởng của Đảng. Giảng viên khoa học xã hội và nhân văn cần tìm thấy niềm tin, sự hăng say, nhiệt tình trong quá trình nghiên cứu bổ sung, phát triển sáng tạo nền tảng tư tưởng của Đảng. Biểu hiện cụ thể của việc giải quyết mâu thuẫn này là sự trăn trở, đào sâu suy nghĩ, tìm tòi, nắm bắt những thông tin, cập nhật các văn kiện, nghị quyết của Đảng, từ thực tiễn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; tích cực dung nạp vấn đề đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch vào trong từng công trình khoa học.

Trên cơ sở nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được giao, mỗi giảng viên tự phấn đấu khắc phục khó khăn, phấn đấu vượt chỉ tiêu về số lượng, nâng cao chất lượng, đồng thời xã hội hóa các sản phẩm nghiên cứu một cách sâu rộng là một trong yếu tố cấu thành nội hàm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Số lượng, chất lượng và sự xã hội hóa, hiện đại hóa, chuẩn hóa các sản phẩm khoa học càng gia tăng thì hiệu quả phát huy vai trò càng lớn. Ở phương diện này, phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn gắn liền với sự đấu tranh với chính bản thân họ; đó là quá trình vượt qua những biểu hiện của sức ỳ, sự thơ ơ, thiếu trách nhiệm trong nghiên cứu khoa học, trong kết quả từng sản phẩm khoa học.

Theo đó, qua thực tiễn nghiên cứu khoa học, giảng viên tiếp tục làm rõ hơn, vận dụng đúng đắn, sáng tạo quan điểm về phép biện chứng duy vật, sự vận động, phát triển của xã hội loài người, quan niệm duy vật về lịch sử của Mác - Lênin; quy luật vận động của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hiện đại và của xã hội tư sản do phương thức đó sinh ra. Làm sáng rõ học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học; lý giải sự vận động, phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn còn nguyên giá trị trong giai đoạn cách mạng hiện nay; luận giải những giá trị cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí


Minh, trên ở góc độ tư duy khoa học, phù hợp với tình hình mới, điều kiện mới và thực tiễn đang diễn ra. Tạo động lực, thúc đẩy sự chuyển biến tích cực, lan tỏa vai trò nòng cốt của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong nghiên cứu khoa học. Qua đó, vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn hoạt động sư phạm một cách hiệu quả. Tiếp tục gia tăng, phát huy sức sáng tạo của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong tổng kết những vấn đề lý luận, thực tiễn; gắn với việc tìm ra những mâu thuẫn nội tại, những vấn đề lý luận chưa theo kịp với thực tiễn để lý giải một cách hợp lý nhất. Những sản phẩm khoa học, những luận cứ đấu tranh của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn cung cấp cho lãnh đạo, chỉ huy các học viện, trường sĩ quan quân đội và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng làm cơ sở lý luận quan trọng để lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng cơ quan, đơn vị trong tình hình mới.

Thứ ba, phát huy vai trò chủ công, xung kích của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch

Thực chất đây là những tác động hợp quy luật của các chủ thể nhằm khơi dậy, gia tăng và lan tỏa vai trò chủ công, xung kích của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn vào các quan điểm sai trái, thù địch. Hiện nay, các thế lực thù địch đang ra sức xuyên tạc lý luận mácxít, chống phá Đảng, phủ nhận vai trò nền tảng tư tưởng của Đảng. Để đạt được mục tiêu đó, chúng sử dụng các thủ đoạn vô cùng tinh vi, xảo quyệt, thậm chí cả mua chuộc, răn đe, đe dọa bằng các hành vi bạo lực. Kết quả là hướng lái đất nước ta theo hệ tư tưởng tư sản, theo chủ nghĩa tư bản. Lợi dụng Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, các thế lực thù địch sử dụng những âm mưu, thủ đoạn tinh vi nhằm che giấu bản chất phản khoa học, phản động, phản cách mạng, làm cho chúng ta khó nhận biết đâu là “địch”, đâu là ta. Điều đó làm cho cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trở nên khó khăn, phức tạp hơn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/01/2023