Kết Quả Thực Nghiệm Chỉ Báo Năng Lực Vận Dụng Phương Pháp Và Kĩ Thuật Dạy Học Địa Lí


nghiệm gắn với kế hoạch đánh giá kết quả học tập, rèn luyện sau mỗi hoạt động và giai đoạn học tập.

Đối với từng chỉ báo năng lực được thực nghiệm, trước khi bắt đầu, GiV trình bày, thảo luận với SV về các khía cạnh sau:

- Vị trí, vai trò của thành phần năng lực thực nghiệm với việc hoàn thiện cấu trúc năng lực GDĐL. Từ đó, SV hiểu được tầm quan trọng của việc trang bị cho bản thân năng lực để tham gia tự giác vào quá trình thực nghiệm.

- Cấu trúc thành phần năng lực gồm các tiêu chí, chỉ bảo, chỉ số chất lượng hành vi để SV có một định hướng tổng thể về năng lực các em sẽ rèn luyện trong thời gian thực nghiệm.

- Tiêu chí đánh giá năng lực thành phần để định hướng cho quá trình rèn luyện cũng như đánh giá mức độ năng lực thời điểm hiện tại của bản thân SV, đánh giá kết quả phát triển năng lực.

- Phương pháp giảng dạy và phương pháp học tập sẽ được sử dụng trong thực nghiệm, trong đó nhấn mạnh các phương pháp đặc thù gắn với việc hình thành và phát triển từng năng lực.

Đối với GiV thực nghiệm, NCS có kế hoạch làm việc trước mỗi thực nghiệm 1 tháng để trao đổi về toàn bộ nội dung của quá trình thực nghiệm. Các trao đổi thường tập trung vào các vấn đề:

- Đánh giá thực trạng của đối tượng thực nghiệm và điều kiện tiến hành thực nghiệm (năng lực, phong cách học tập của SV, chương trình đào tạo, kế hoạch đào tạo, đề cương học phần, điều kiện dạy học, đánh giá…)

- Trình bày về mục tiêu, nội dung, phương pháp và quy trình thực nghiệm được thiết kế và giải thích rõ ràng các nội dung được trình bày trong đó.

- Trên cơ sở điều kiện thực tế, ý tưởng thực nghiệm, GiV và NCS thống nhất về phương pháp, quy trình thực nghiệm và xây dựng kế hoạch thực nghiệm

Bên cạnh đó, để có những đánh giá chính xác về đối tượng thực nghiệm, NCS phối hợp với GiV dạy thực nghiệm tổ chức 1 buổi học với SV về một hoặc một số nội dung liên quan đến năng lực thực nghiệm. Thông qua các buổi học này, NCS có những nhận định chung nhất về năng lực, phong cách học tập và thái độ học tập của SV để trao đổi với GiV dạy thực nghiệm trước khi quyết định mục tiêu thực nghiệm.

Trong quá trình thực nghiệm, kế hoạch thực nghiệm, kế hoạch đánh giá được theo dõi và điều chỉnh thường xuyên. Đánh giá quá trình là rất cần thiết để kịp thời phát hiện những hạn chế của quy trình và phương pháp thực nghiệm, khó khăn của SV và GiV. Ứng dụng CNTT&TT để quản lí tiến trình cũng như các sản phẩm, kết quả thực nghiệm từng giai đoạn.


3.3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm

Sản phẩm của quá trình thực nghiệm từng chỉ báo năng lực sẽ được tổng hợp để đánh giá kết quả phát triển năng lực của SV sau thực nghiệm bao gồm:

- Các sản phẩm học tập và kết quả đánh giá: bài thuyết trình, báo cáo xê-mi-na, biên bản thảo luận nhóm, kế hoạch thực hiện, video giảng tập, sản phẩm công nghệ, KHBD, KHĐG, nhật kí học tập, hồ sơ học tập…

- Kết quả các bài kiểm tra lí thuyết và thực hành sau thực nghiệm được thống kê, phân tích và so sánh với kết quả trước thực nghiệm về từng chỉ báo thành tố năng lực.

- Khảo sát SV sau thực nghiệm bằng bảng hỏi để thu thập phản hồi về quy trình và biện pháp phát triển năng lực GDĐL.

3.4. Kết quả và phân tích kết quả thực nghiệm

Kết quả thực nghiệm 4 chỉ báo của năng lực GDĐL được trình bày độc lập trong các mục từ 3.4.1 đến 3.4.5 theo một cấu trúc chung như sau:

- Phân tích sự tiến bộ về các chỉ báo của năng lực GDĐL thông qua việc so sánh kết quả các bài kiểm tra năng lực trước và sau thực nghiệm, sự thay đổi thứ hạng năng lực của SV và tự đánh giá của SV về mức độ phát triển năng lực.

- Phân tích kết quả khảo sát SV để đánh giá tác động của quy trình, biện pháp phát triển năng lực GDĐL được áp dụng trong quá trình TNSP.

Các số liệu, bảng số liệu chi tiết được trình bày đầy đủ ở các phụ lục của luận án, trong khi phân tích NCS sử dụng những số liệu cụ thể để chứng minh cho những nhận định và chú thích rõ nguồn để truy xuất thống kê trong địa chỉ của các số liệu trình bày trong phụ lục.

3.4.1. Kết quả thực nghiệm chỉ báo năng lực vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học địa lí

3.4.1.1. Thực nghiệm tại khoa Địa lí trường Đại học Sư phạm TP. HCM

a. So sánh kết quả các bài kiểm tra trước và sau thực nghiệm

Sinh viên thể hiện sự tiến bộ ở tất cả các chỉ số chất lượng hành vi của chỉ báo năng lực vận dụng PP&KT dạy học địa lí. Nhận định này được đưa ra từ việc phân tích giá trị trung bình và thực hiện kiểm định Paired-sample T-Test, cụ thể:

Điểm trung bình các kiểm tra sau thực nghiệm tăng lên mức 79.02 điểm so với

60.78 trước thực nghiệm. Trong đó, tăng nhiều nhất là chỉ số “Thực hiện được các thao tác tổ chức PP&KT” (5.25 điểm), tiếp đó là “Lựa chọn được các PPDH phù hợp” (4.28 điểm), “Kết hợp được các PP&KT trong tổ chức hoạt động học” (2.1 điểm), “Lựa chọn được KTDH phù hợp” (2.05 điểm). Chỉ số “Trình bày được các PP&KT dạy học địa lí” tăng không đáng kể (0,14 điểm) và là chỉ số có mức độ cải thiện thấp nhất (bảng 3.3).


Bảng 3.3. Thống kê kết quả chỉ báo năng lực vận dụng PP&KT dạy học địa lí trước và sau thực nghiệm (ĐH Sư phạm TP HCM)


Giai đoạn

Chỉ số chất lượng hành vi của chỉ báo năng lực

Số lượng

Điểm thấp nhất

Điểm cao nhất

TB

Độ lệch chuẩn


Trước thực nghiệm

Tổng điểm của 5 chỉ số

43

45.5

74.5

60.78

6.80

1.Trình bày được các PP&KT dạy học địa lí

43

11.0

16.5

14.56

1.44

2. Lựa chọn được các PPDH phù hợp

43

8.0

16.0

12.56

2.20

3. Lựa chọn được KTDH phù hợp

43

6.0

18.0

11.44

2.62

4. Thực hiện được các thao tác tổ chức PP&KT

43

6.0

14.0

10.56

1.82

5. Kết hợp được các PP&KT trong tổ chức HĐ học

43

6.0

16.0

11.71

2.69


Sau thực nghiệm

Tổng điểm của 5 chỉ số

43

70.0

92.0

79.02

5.65

1.Trình bày được các PP&KT dạy học địa lí

43

12.0

16.0

14.70

1.50

2. Lựa chọn được các PPDH phù hợp

43

14.0

20.0

16.84

1.70

3. Lựa chọn được KTDH phù hợp

43

8.0

20.0

13.49

2.69

4. Thực hiện được các thao tác tổ chức PP&KT

43

12.0

20.0

15.81

2.04

5. Kết hợp được các PP&KT trong tổ chức hoạt động học

43

10.5

18.0

13.81

1.57

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 289 trang tài liệu này.

Thực hiện phân tích Sig analysis (2-tailed) để xem xét: Liệu có sự khác biệt trung bình giữa kết quả trước và sau thực nghiệm hay không? Kết quả cho thấy: 5 trên 6 cặp đều có chỉ số Sig. là 0.000 (< 0.05) có nghĩa là có sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê giữa kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm ở 4 biểu hiện và tổng điểm.

Đối với việc: “Trình bày được các PP&KT dạy học địa lí”, chỉ số Sig. là 0.603 (> 0.05), xét về mặt lí thuyết không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở cặp so sánh này. Tuy nhiên, khi xem xét chênh lệch giá trị trung bình vẫn đạt mức 0.14, có nghĩa là: kết quả trung bình kiểm tra sau thực nghiệm cao hơn không đáng kể so với trước thực nghiệm. Số liệu này cho thấy: SV ít có sự cải thiện về khả năng trình bày được các PP&KT dạy học địa lí so với các khả năng còn lại (bảng 3.3. và phụ lục 3.15).

b. So sánh thay đổi xếp hạng năng lực sinh viên trước và sau thực nghiệm

Bảng 3.4. So sánh tỉ lệ SV phân theo hạng năng lực trước và sau thực nghiệm


Thang điểm chữ

F

D

C

B

A

Ngưỡng điểm

0-39

40-54

55-69

70-84

85-100

Hạng năng lực

1

2

3

4

5

Tỉ lệ SV trước thực nghiệm (%)

0

16.3

72.1

11.6

0

Tỉ lệ SV sau thực nghiệm (%)

0

0

0

88.4

11.6

Ghi chú: Thang điểm chữ và ngưỡng điểm xây dựng theo thang đánh giá xếp loại theo hệ đào tạo tín chỉ

Kết quả 2 bài kiểm tra trước thực nghiệm cho thấy đa số SV đạt năng lực mức độ 3 (72,1%). Kết quả này so sánh với bảng phân loại năng lực (phụ lục 3.14) cho thấy SV


vận dụng được các PP&KT dạy học địa lí nhưng chưa đầy đủ, còn rời rạc: Nêu được các PP&KT và những đặc điểm cơ bản của chúng; Có thể áp dụng cho các nội dung / tình huống cụ thể; Tuy nhiên, các phương pháp vẫn chưa được kết hợp với nhau; Thực hiện các thao tác của PP&KT dạy học chưa mạch lạc. Tỷ lệ SV đạt năng lực bậc 4 chiếm 11,6%, SV chứng tỏ có thể vận dụng rõ ràng các PP&KT dạy học địa lí: Nêu các phương pháp, kĩ thuật dạy học và những đặc điểm cơ bản của chúng; Có thể áp dụng cho các nội dung / tình huống cụ thể; Biết kết hợp các PP&KT dạy học; Thực hiện thành thạo các bước trong quy trình kĩ thuật vận dụng các PP&KT địa lí. Như vậy, 83,7% SV tham gia kiểm tra đạt mức 3 và 4 trong thang đánh giá năng lực, nghĩa là các em đã có biểu hiện của năng lực vận dụng các PP&KT dạy học địa lí. Từ kết quả này, SV được phân thành 3 nhóm với những tác động khác nhau về phương pháp:

Nhóm 1. SV đạt năng lực bậc 4: Tác động vừa phải, yêu cầu cao hơn trong các nhiệm vụ học tập.

Nhóm 2. SV có năng lực bậc 3: Tác động đầy đủ, độ khó của các nhiệm vụ học tập vừa phải, sau đó tăng dần độ phức tạp.

Nhóm 3. SV đạt năng lực bậc 2: Có cách hỗ trợ riêng từ GiV và bạn học; các nhiệm vụ học tập được cấu trúc từ đơn giản đến phức tạp; kiểm tra và phản hồi thường xuyên.

Từ kết quả các bài kiểm tra sau thực nghiệm, tỉ lệ SV đạt năng lực bậc 4 tăng gấp đôi, từ 11,6% lên 88,4%; Trong khi không có SV nào ở mức năng lực 5 trước thực nghiệm, thì tỉ lệ này tăng lên 11,6% sau đó. Như vậy, 100% SV đều thể hiện khả năng vận dụng các PP&KT dạy học địa lí từ rõ ràng đến thành thạo. Tỷ lệ SV đạt hạng năng lực cao tăng lên chứng tỏ khả năng vận dụng các PP&KT dạy học địa lí của SV tham gia thực nghiệm được cải thiện đáng kể.

c. Kết quả tự đánh giá của sinh viên về sự tiến bộ năng lực sau thực nghiệm

Sinh viên tự đánh giá có sự “tiến bộ” về chỉ báo năng lực vận dụng PP&KT dạy học địa lí với điểm đánh giá trung bình cho 5 chỉ số chất lượng hành vi đạt 4.07 trên thang 5 điểm, các chỉ số giao động từ 3.93 đến 4.24. Trong đó, “Lựa chọn được các PPDH phù hợp” “Lựa chọn được KTDH phù hợp” tiến bộ nhanh hơn với mức điểm lần lượt là 4.24 và 4.20; “Trình bày được các PP&KT dạy học địa lí” SV thể hiện sự tiến bộ chậm hơn với điểm trung bình là 3.93 (bảng 3.5).

Bảng 3.5. Tự đánh giá của SV về sự tiến bộ của chỉ báo năng lực vận dụng PP&KT dạy học địa lí sau thực nghiệm


Chỉ số chất lượng hành vi của chỉ báo năng lực

Số lượng

Trung bình

Trung vị

Độ lệch chuẩn

Trình bày được các PP&KT dạy học địa lí

41

3.93

4.00

0.519

Lựa chọn được các PPDH phù hợp

41

4.24

4.00

0.699

Lựa chọn được kĩ thuật dạy học phù hợp

41

4.20

4.00

0.601


Thực hiện được các thao tác tổ chức PP&KT

41

3.95

4.00

0.773

Kết hợp được các PP&KT trong tổ chức HĐ học

41

4.02

4.00

0.651

Trung bình chung của 5 chỉ số

41

4.07

4.00

0.515

3.4.1.2. Thực nghiệm tại bộ môn Địa lí thuộc khoa Sư phạm, Đại học An Giang

a. So sánh kết quả các bài kiểm tra trước và sau thực nghiệm

Tương tự kết quả thực nghiệm tại khoa Địa lí, trường Đại học Sư phạm TP HCM, SV Bộ môn Địa lí có sự tiến bộ ở tất cả các chỉ số chất lượng hành vi của chỉ báo năng lực vận dụng các PP&KT dạy học địa lí, cụ thể:

Mức cải thiện điểm trung bình tổng các biểu hiện của chỉ báo năng lực vận dụng PP&KT dạy học địa lí sau thực nghiệm tăng 22.77 điểm so với trước thực nghiệm (từ

56.28 điểm lên 79.05 điểm). Trong đó, chỉ số “Kết hợp được các PP&KT trong tổ chức hoạt động học” tăng nhiều nhất (6.38 điểm), tiếp đó là “Thực hiện được các thao tác tổ chức PP&KT” (5,23 điểm), “Lựa chọn được KTDH phù hợp” (4,32 điểm). Chỉ số có điểm số cải thiện ít nhất là “Trình bày được các PP&KT dạy học địa lí” (tăng 1,73 điểm) (bảng 3.6).

Thực hiện phân tích giá trị Sig (2-tailed) của các cặp kết quả trước và sau thực nghiệm của từng chỉ số, kết quả cho thấy: 5 trên 6 cặp đều có chỉ số Sig. là 0.000 (<0.05); riêng “Trình bày được các PP&KT dạy học địa lí” có chỉ số Sig. là 0.003 (<0.05), so với các cặp còn lại không lớn bằng, tuy nhiên vẫn nằm trong ngưỡng để kết luận có sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê (phụ lục 3.15).

Bảng 3.6. Thống kê kết quả chỉ báo năng lực vận dụng PP&KT dạy học địa lí trước và sau thực nghiệm (ĐH An Giang)

Giai đoạn

Chỉ số chất lượng hành vi của chỉ báo năng lực

Số lượng

Điểm thấp nhất

Điểm cao nhất

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Trước thực nghiệm

Tổng điểm của 5 chỉ số

28

40.0

66.5

56.28

5.73

1.Trình bày được các PP&KT dạy học địa lí

28

8.3

17.1

13.60

2.17

2. Lựa chọn được các PPDH phù hợp

28

9.4

15,0

12.00

1.74

3. Lựa chọn được KTDH phù hợp

28

7.5

14.4

10.90

1.92

4. Thực hiện được các thao tác tổ chức PP&KT

28

6.7

12.7

9.90

1.66

5. Kết hợp được các PP&KT trong tổ chức hoạt động học

28

6.9

13.8

9.96

1.64

Sau thực nghiệm

Tổng điểm của 5 chỉ số

28

62.3

92.0

79.05

7.41

1.Trình bày được các PP&KT dạy học địa lí

28

12.5

18.0

15.32

1.75

2. Lựa chọn được các PPDH phù hợp

28

11.0

20.0

16.32

2.25

3. Lựa chọn được KTDH phù hợp

28

12.0

19.0

15.93

1.52

4. Thực hiện được các thao tác tổ chức PP&KT

28

10.8

16.5

15.14

1.42

5. Kết hợp được các PP&KT trong tổ

chức HĐ học

28

11.0

19.0

16.34

1.84


b. So sánh thay đổi xếp hạng năng lực sinh viên trước và sau thực nghiệm

Bảng 3.7. So sánh tỉ lệ SV phân theo hạng năng lực trước và sau thực nghiệm


Thang điểm chữ

F

D

C

B

A

Ngưỡng điểm

0-39

40-54

55-69

70-84

85-100

Hạng năng lực

1

2

3

4

5

Tỉ lệ SV trước thực nghiệm (%)

0

39.3

60.7

0

0

Tỉ lệ SV sau thực nghiệm (%)

0

0

7.2

71.4

24.4

Kết quả các bài kiểm tra trước thực nghiệm cho thấy đa số SV đạt năng lực bậc 3 (60,7%). Dựa vào bảng phân loại năng lực (phụ lục 3.14) cho thấy SV vận dụng được các PP&KT dạy học địa lí nhưng chưa đầy đủ và còn rời rạc. Bên cạnh đó, tỉ lệ SV đạt năng lực bậc 2 còn khá cao chiếm 39.3%, cho thấy: “SV có một số biểu hiện của năng lực, tuy nhiên chưa đủ để cấu thành năng lực vận dụng PP&KT dạy học địa lí. Từ kết quả sau TNSP, tỉ lệ SV đạt năng lực bậc 4 và 5 tăng đáng kể lần lượt đạt 71.4% (bậc 4) và 24.4% (bậc 5), đẩy tỉ lệ SV ở năng lực bậc 3 giảm còn 7.2%, và năng lực bậc 2 là 0%. Như vậy, 100% SV đều thể hiện khả năng vận dụng các PP&KT dạy học địa lí. Khả năng vận dụng các PP&KT dạy học địa lí của SV tham gia thực nghiệm có sự tiến bộ đáng kể khi mà tỉ lệ SV đạt hạng năng lực cao tăng lên.

c. Kết quả tự đánh giá của sinh viên về sự tiến bộ năng lực sau thực nghiệm

Sinh viên tự đánh giá có sự “tiến bộ” về chỉ báo năng lực vận dụng PP&KT dạy học địa lí với điểm đánh giá trung bình của 5 chỉ số chất lượng hành vi là 4.17/ 5. Điểm đánh giá của các chỉ số dao động từ 3.91 đến 4.43. Trong đó, “Lựa chọn được KTDH phù hợp” “Thực hiện được các thao tác tổ chức PP&KT” có sự tiến bộ nhanh hơn với các chỉ số còn lại, với điểm số lần lượt là 4.43 và 4.35. “Trình bày được các PP&KT dạy học” có sự tiến bộ chậm hơn với điểm trung bình là 3.91 (bảng 3.8).

Bảng 3.8. Tự đánh giá của SV về sự tiến bộ của chỉ báo năng lực vận dụng PP&KT dạy học địa lí sau thực nghiệm (ĐH An Giang)



Chỉ số chất lượng hành vi của chỉ báo năng lực

Số lượng

Trung bình

Trung vị

Độ lệch chuẩn

Trình bày được các PP&KT dạy học địa lí

23

3.91

4.00

0.5146

Lựa chọn được các PPDH phù hợp

23

4.17

4.00

0.5762

Lựa chọn được KTDH học phù hợp

23

4.43

5.00

0.7278

Thực hiện được các thao tác tổ chức PP&KT

23

4.35

4.00

0.6473

Kết hợp được các PP&KT trong tổ chức HĐ học

23

4.00

4.00

0.6742

Trung bình chung của 5 chỉ số

23

4.17

4.00

0.6503


3.4.1.3. Đánh giá sự tiến bộ của sinh viên dựa trên đường phát triển năng lực vận dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học địa lí

Từ kết quả các bài kiểm tra trước và sau thực nghiệm, tự đánh giá sự tiến bộ của SV, đối chiếu với đường phát triển năng lực vận dụng PP&KT dạy học địa lí cho thấy: SV thể hiện sự tăng tiến nhanh từ mức độ thành thạo thấp lên các mức độ cao hơn trong quá trình học tập và rèn luyện.

Đánh giá trước thực nghiệm chỉ ra: đa phần SV ở mức 1 – Bắt đầu: SV chưa thực hiện được đầy đủ các thao tác trong quy trình kĩ thuật vận dụng PP&KT dạy học địa lí. Các thao tác thường rời rạc, thiếu tính hệ thống, một số bước bị đảo lộn thứ tự và tốn khá nhiều thời gian. SV chưa biết cách kết hợp hiệu quả các phương pháp, kĩ thuật với những nội dung địa lí cụ thể. SV cũng thể hiện sự lúng túng khi xử lí các tình huống dạy học phát sinh khi thực hành. Tuy nhiên, cũng có nhiều SV đạt được ở mức 2 của ĐPTNL ngay từ ban đầu.

Sau một quá trình học tập và trải qua nhiều lần thực hành, năng lực vận dụng PP&KT dạy học của SV tịnh tiến lên mức 2 – Nhập môn. Họ có khả năng thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình kĩ thuật áp dụng PP&KT dạy học địa lí theo lí thuyết và hướng dẫn. Dấu hiệu rời rạc dần biến mất, tuy nhiên việc vận dụng còn mang tính máy móc, rập khuôn, chưa thích nghi được với các tình huống dạy học cụ thể.

Thực hành nhiều lần, trong nhiều hoàn cảnh học tập khác nhau, khả năng của SV dần đạt tới mức độ 3 – Có kĩ năng trên đường năng lực vận dụng PP&KT dạy học. Thực hiện trôi chảy, logic các bước trong quy trình kĩ thuật áp dụng PP&KT dạy học địa lí, có thay đổi để phù hợp với tình huống dạy học thực tế. Những SV tiến bộ nhanh hơn, đến giai đoạn này họ có thể đạt được mức 4 – Thành thạo, mức độ mà theo lí thuyết phải sau thực tập sư phạm SV mới có thể đạt được.

Sau thực nghiệm, kết quả chứng minh rằng: đa số SV đã vượt qua được ngưỡng của “vùng phát triển gần” để chuẩn bị cho những bước phát triển tiếp theo trong quá trình thực tập nghề nghiệp, tập sự và giảng dạy chính thức. Mức 4 – Thành thạo: Thực hiện 1 cách thành thạo các bước trong quy trình kĩ thuật áp dụng PP&KT dạy học địa lí, vận dụng và thay đổi một cách linh hoạt theo các tình huống dạy học thực tế; mức 5 – Chuyên nghiệp: Đạt kĩ xảo trong việc thực hiện các bước trong quy trình kĩ thuật áp dụng PP&KT dạy học, xử lí tình huống sáng tạo và hiệu quả sư phạm cao.


Hình 3.1. Đường phát triển chỉ báo năng lực vận dụng PP&KT dạy học địa lí của SV

3.4.2. Kết quả thực nghiệm chỉ báo năng lực đánh giá trong giáo dục địa lí

Đánh giá kết quả phát triển chỉ báo năng lực đánh giá trong GDĐL được thực hiện trên đối tượng SV khóa 20 thuộc bộ môn Địa lí, khoa Sư phạm, trường Đại học An Giang trong học phần Kiểm tra, đánh giá trong dạy học địa lí.

Điểm trung bình của 5 chỉ số chất lượng hành vi sau thực nghiệm tăng từ 49,0 điểm lên 70,3 điểm (tăng 21,3 điểm). Trong đó, SV thể hiện sự tiến bộ nhanh nhất ở chỉ số hành vi“Phát triển KHĐG trong GDĐL” (tăng 6,55 điểm), tiếp đó là “Lựa chọn phương pháp đánh giá trong GDĐL” (tăng 5,44 điểm) và “Lựa chọn và thiết kế công cụ đánh giá trong, GDĐL” (tăng 4,12 điểm). Các chỉ số chất lượng hành vi có mức độ tiến bộ chậm hơn: “Thực hiện đánh giá và xử lí, phân tích thông tin đánh giá” (tăng 3,37 điểm), cuối cùng “Sử dụng kết quả đánh giá trong dạy học và GDĐL” có mức độ tăng chậm nhất, tăng 1,75 điểm (bảng 3.9). Kết quả này phản ánh thực tế của việc hình thành và phát triển năng lực đánh giá trong quá trình đào tạo SV sư phạm: SV chưa có điều kiện để áp dụng các kiến thức đánh giá vào bối cảnh giảng dạy cụ thể cho nên mặc dù các em hiểu về phương pháp, công cụ, quy trình thực hiện nhưng việc sử dụng kết quả còn lúng túng. Chính vì thế, mức độ tiến bộ của việc thực hiện đánh giá và sử dụng kết quả đánh giá chậm hơn so với các chỉ số chất lượng hành vi còn lại.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022