Nâng Cao Trách Nhiệm Của Lãnh Đạo, Chỉ Huy Các Học Viện, Trường Sĩ Quan Quân Đội Trong Phát Huy Vai Trò Giảng Viên Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Góp Phần


Nghị quyết số 16-NQ/TW ngày 18 tháng 3 năm 2002 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX “Về nhiệm vụ chủ yếu của công tác tư tưởng, lý luận trong tình hình mới”; Nghị quyết số 32/NQ-TW ngày 26 tháng 5 năm 2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý”; Nghị quyết số 37/NQ-TW ngày 09 tháng 10 năm 2014 của của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030”; Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Bộ Chính trị khóa XII “Về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cần định hướng vào giáo dục, khắc phục những biểu hiện tuyệt đối hóa, đề cao thái quá vai trò của giảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hoặc hạ thấp, phủ nhận vai trò của giảng viên, thiếu niềm tin vào khả năng của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Đây là biện pháp để lãnh đạo, chỉ huy các cấp có tư duy mới, nhận thức tốt hơn về vị trí vai trò và phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, nhờ đó mà tổ chức thực hiện nhiệm vụ ở các học viện, trường sĩ quan quân đội đạt kết quả tốt hơn.

4.1.2. Nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy các học viện, trường sĩ quan quân đội trong phát huy vai trò giảng viên khoa học xã hội và nhân văn góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Đây là giải pháp tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy và các cơ quan chức năng trực tiếp tham gia vào quá trình phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Ngoài nhận thức tốt, cần phải có trách nhiệm cao thì mới mang lại hiệu quả thiết thực trong thực hiện nhiệm vụ; từ đó, bảo đảm cho các


nhiệm vụ được tiến hành thường xuyên đạt chất lượng tốt, khắc phục được những khó khăn. Nếu các chủ thể không đề cao trách nhiệm của mình sẽ dẫn đến sự đùn đẩy trách nhiệm; thậm chí có thể “buông lỏng”, “phó mặc” việc phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, dẫn đến thực hiện nhiệm vụ này hiệu quả không cao. Do vậy, cần đề cao trách nhiệm; phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể với nhau. Để thực hiện tốt giải pháp này cần tập trung vào một số biện pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy các cấp ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp là chủ thể lãnh đạo, chỉ đạo phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, cần xác định rõ đây là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên gắn sát với nhiệm vụ chính trị trung tâm của giảng viên là giảng dạy, nghiên cứu khoa học và đấu tranh tư tưởng, lý luận. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, cấp ủy, người chỉ huy ở các học viện, trường sĩ quan quân đội tiếp tục nâng cao trách nhiệm phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Thường xuyên quán triệt các nghị quyết, chỉ thị; thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả kế hoạch, hướng dẫn của Tổng cục Chính trị về nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng, lý luận.

Cấp ủy, tổ chức đảng các cấp cần coi trọng, đổi mới phương thức lãnh đạo đối với việc phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Hoàn thiện cơ chế phối hợp đấu tranh giữa các cơ quan chức năng, với cấp ủy, tổ chức đảng ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Đồng thời, có phương châm, phương hướng, nghị quyết, chương trình hành động, định hướng cho các cấp, đặc biệt là cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Tùy theo tình hình cụ thể, cấp ủy, tổ chức đảng tiến hành ra nghị quyết chuyên đề về lãnh đạo nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; trong đó xác định rõ vị trí, vai trò của lực lượng này trong thực hiện nhiệm vụ. Gắn chất lượng, hiệu quả hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng với đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của giảng viên và nhận xét, đánh giá, phân loại cán bộ hàng năm.

Chỉ huy ở các học viện, trường sĩ quan quân đội cần nêu gương trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ và rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống để giảng viên khoa học xã hội và nhân văn noi theo. Cán bộ phải là người có trách nhiệm cao trong việc cụ thể hóa kế hoạch, chương trình hành động và trực tiếp tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; cùng với đó là giải đáp những vấn đề tư tưởng, chính trị đang đặt ra ở từng đơn vị; tổ chức phối hợp giữa các lực lượng thuộc quyền với các cơ quan Đảng, Nhà nước có liên quan trên địa bàn… Có các biện pháp cụ thể nhằm lan tỏa vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Tổ chức các hội nghị, các lớp tập huấn để kịp thời bổ sung kiến thức, nâng cao trình độ lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bồi dưỡng khả năng, kinh nghiệm đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn. Tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm về phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; qua đó, đánh giá hiệu quả quá trình thực hiện nhiệm vụ này, để đề xuất chủ trương, biện pháp mới cho phù hợp.

Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay - 16

Tạo bầu không khí dân chủ, phát huy tính tích cực, chủ động của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong thực hiện nhiệm vụ của các học viện, trường sĩ quan quân đội. Xây dựng quy chế, quy định tổ chức thực hiện, tạo điều kiện cung cấp thông tin, nhất là thông tin liên quan đến âm mưu, thủ


đoạn chống phá của các thế lực thù địch cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn. Đảm bảo cho giảng viên các phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại phục vụ nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Có cơ chế, chính sách ưu tiên, chế độ đãi ngộ xứng đáng và có quy định về bảo mật nhằm bảo vệ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn tham gia đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Lãnh đạo, chỉ huy các khoa, bộ môn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội là người trực tiếp, thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng về phẩm chất, năng lực toàn diện nhằm phát huy vai trò của giảng viên trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Vì vậy, lãnh đạo, chỉ huy các khoa giáo viên, bộ môn cần quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của trên về đấu tranh tư tưởng, lý luận nói chung và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng nói riêng để định hướng cho giảng viên xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ. Kịp thời phát hiện và biểu dương những giảng viên có số lượng, chất lượng bài viết, bài giảng tốt về vận dụng đúng đắn, sáng tạo, phát triển, lan tỏa được chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đồng thời, nhắc nhở, uốn nắn những hạn chế về nhận thức, trách nhiệm, năng lực và phương pháp đấu tranh của giảng viên chưa thực hiện tốt nhiệm vụ. Tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên tích cực tham gia đấu tranh; kịp thời định hướng nghiên cứu, trực tiếp chọn lọc và bồi dưỡng, xây dựng những giảng viên giỏi, có kinh nghiệm, thành tích tham gia vào lực lượng chuyên gia (blogger) ở các học viện, trường sĩ quan quân đội và đề xuất cho họ tham gia vào lực lượng chuyên trách của quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Thứ hai, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan chức năng

Để phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, các cơ quan chức năng cùng với ban chỉ đạo 35 của các học viện, trường sĩ quan quân đội cần tiếp tục kiện toàn tổ chức,


bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất và hoạt động thường xuyên, có hiệu quả của bộ máy. Có các biện pháp cụ thể, thiết thực trong việc cung cấp thông tin, luận cứ, chứng cứ, phương thức đấu tranh. Việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng có có định hướng, chỉ đạo của các cơ quan chức năng; giảng viên lấy đó làm cơ sở để dẫn chứng, chứng minh lồng vào các bài giảng, các sản phẩm khoa học.

Các vấn đề có tính chất nhạy cảm, phức tạp cần thận trọng, bảo đảm chặt chẽ về quan điểm chính trị, khoa học; phải được thông qua sự lãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp với tổ chức thực hiện. Các cơ quan chức năng và ban chỉ đạo 35 ở các học viện, trường sĩ quan quân đội căn cứ vào sự lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn, của cấp trên về nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; căn cứ vào tình hình của các khoa giáo viên, bộ môn và khả năng tham gia đấu tranh tư tưởng, lý luận của giảng viên, đề xuất với đảng ủy, ban giám đốc (ban giám hiệu), những chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo sát, đúng, phù hợp với từng khoa trong từng giai đoạn cụ thể. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nhất là kiểm tra việc giảng viên vận dụng, định hướng đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong các bài giảng và trong các sản phẩm nghiên cứu khoa học. Tổ chức rút kinh nghiệm, biểu dương, khen thưởng, nhân rộng gương điển hình tiên tiến, có thành tích tốt, đạt hiệu quả cao trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

4.2. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

4.2.1. Nâng cao chất lượng đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Đây là giải pháp có ý nghĩa quyết định đến việc phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội cả trước mắt và lâu dài, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ nền tảng


tư tưởng của Đảng trong tình hình mới. Thông qua đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn hình thành cho họ hệ thống kiến thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; hình thành bản lĩnh chính trị kiên định, vững vàng, hình thành năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực tổ chức thực tiễn hoạt động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Vì vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng cần thực hiện tốt những nội dung, biện pháp sau đây:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng tuyển chọn nguồn đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn có trình độ đại học, sau đại học

Đây là vấn đề cơ bản, có ý nghĩa chiến lược đối với việc nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo ở các học viện, trường sĩ quan quân đội; do vậy, lãnh đạo, chỉ huy các nhà trường xem xét, tổ chức thực hiện tốt giải pháp này. Trước hết nâng cao nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy các cấp về vấn đề này; coi đây là biện pháp quan trọng, đầu tiên trong thực hiện các khâu, các bước của quá trình đào tạo.

Tiếp tục đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn nâng cao chất lượng tuyển chọn đầu vào đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn có trình độ đại học, sau đại học ở các học viện, trường sĩ quan quân đội một cách căn bản, toàn diện cả về mục đích, động cơ, nguyện vọng, năng khiếu sư phạm, nghề nghiệp, chuyên môn. Đây là nội dung bắt buộc đối với nhiệm vụ dạy người, “trồng người”, đào tạo ra các thế hệ cán bộ, sĩ quan quân đội, giảng viên, nhà khoa học, cho nên bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, tính đảng, tính chiến đấu và năng lực sư phạm là những tiêu chuẩn hàng đầu. Tuyển chọn cán bộ để đào tạo họ trở thành giảng viên khoa học xã hội và nhân văn là những cán bộ, sĩ quan có đặc điểm tâm lý ổn định, bền vững, thể trạng, thể hình không dị tật; có tư duy nhanh nhạy, mềm dẻo, sắc sảo, khả năng ứng xử, diễn đạt lưu loát, rõ ràng, mạch lạc, không nói ngọng,


nói lắp, nét chữ không quá xấu; có phong cách, lối sống, lao động và học tập chăm chỉ, kiên trì, giản dị, khiêm tốn, gần gũi mọi người, quan hệ, giao tiếp tốt... Tất cả những yếu tố trên là điều kiện cần thiết để học viên có thể rèn luyện, phấn đấu, tu dưỡng trở thành giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội. Tuyển chọn đầu vào nhằm tuyển chọn những người ưu tú nhất, có đủ điều kiện, tiểu chuẩn để trở thành một giảng viên; là cơ sở, điều kiện để đào tạo được đội ngũ giảng viên có trình độ, phẩm chất, năng lực tương xứng; kiên trung, hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ được giao.

Thứ hai, tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

Thường xuyên quán triệt, cụ thể hóa các nghị quyết, quyết định của cấp trên về công tác giáo dục, đào tạo, như Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”; Quyết định số 2523/QĐ-BQP ngày 15 tháng 7 năm 2013 thực hiện “Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong quân đội giai đoạn 2011 - 2020”; thông tư Điều lệ Công tác nhà trường Quân đội nhân dân Việt Nam và các chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về nâng cao chất lượng dạy và học, chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, đào tạo, v.v.. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung, chuẩn hóa theo hướng đổi mới quy trình, chương trình, nội dung đào tạo giảng viên sát với yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo trong các nhà trường quân đội hiện nay. Quá trình đổi mới, nâng cao cần được đặt trong mối quan hệ biện chứng với kế thừa và phát triển; trên nền tảng những thành quả của công tác đào tạo. Các học viện, trường sĩ quan quân đội cần đổi mới theo hướng tinh giản, khắc phục sự trùng lặp các môn học ở các cấp học, sự quá tải, lạc hậu của nội dung, chương trình. Cần thực hiện có kế hoạch, nền nếp nhiệm vụ nghiên cứu, biên tập, bổ sung,


cập nhật, chuẩn hóa chương trình đào tạo sau đại học 2 năm một lần như Học viện Chính trị đang thực hiện. Lấy chất lượng, hiệu quả đào tạo làm mục tiêu của đổi mới; hình thành hệ thống các chuyên đề phản ánh sự phát triển lý luận và thực tiễn hoạt động quân sự. Tăng thời gian tự học, tự nghiên cứu; chú trọng, nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu các tác phẩm kinh điển; gắn việc thu hoạch kết quả nghiên cứu tác phẩm với việc đánh giá kết quả học tập. Định hình, hướng dẫn nghiên cứu khoa học cho học viên đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn; qua đó, giúp giảng viên tương lai vừa có khả năng truyền thụ, phát triển, lan tỏa bản chất khoa học cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh tốt, vừa có năng lực nghiên cứu, vận dụng đúng đắn, sáng tạo trong thực tiễn.

Khắc phục kịp thời những hạn chế của phương pháp giảng dạy cũ, đã lạc hậu; tăng cường các phương pháp giảng dạy gợi mở, phát huy tính sáng tạo của người học; tăng thời lượng các chuyên đề nghiên cứu, đọc tác phẩm kinh điển, để tìm ra lý luận gốc trong hoạt động đào tạo giảng viên hiện nay. Phương pháp giảng dạy cần sinh động, phù hợp với từng bậc học, cấp học; tạo ra sự hứng thú, trách nhiệm cho cả người dạy và người học. Đổi mới các tiêu chí đánh giá kết quả học tập theo hướng toàn diện: Đánh giá kiến thức môn học, rèn luyện phát triển các kỹ năng, năng lực tư duy sáng tạo, kỹ năng sư phạm. Phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả người học có thể theo hướng ra đề mở, tăng tính khái quát, tổng kết hơn là kiểm tra theo kiểu tái hiện lại những nội dung đã ghi chép.

4.2.2. Đổi mới chất lượng bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội

Vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng không phải là bất biến mà luôn vận động, phát triển theo yêu cầu của thực tiễn. Do đó, cùng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/01/2023