Hoạt Động Của Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo


giành độc lập cho dân tộc. Công cuộc này đã làm thay đổi rất nhiều về nội dung và hình thức hoạt động của Phật giáo Việt Nam.

1.1.3. Hoạt động của phong trào Chấn hưng Phật giáo


Có thể nói, phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam được khởi đầu từ các đô thị Nam Kỳ với những đóng góp quan trọng của HT. Khánh Hòa và sư Thiện Chiếu, để sau đó lan ra Trung và Bắc Kỳ.

1.1.3.1. Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Nam Kỳ


Từ năm 1920, mặc dù trong cả nước, tình hình Phật giáo không có gì sáng sủa nhưng tại Nam Kỳ, rải rác ở các nơi, nhiều vị có tâm huyết vẫn duy trì các đạo tràng tu học Phật pháp và thuyết giảng tại các chùa lớn, như: HT. Thích Từ Phong giảng dạy Phật pháp cho tăng sĩ tại chùa Giác Hải. Hòa thượng còn tổ chức khắc bản in kinh và khuyến khích việc phiên dịch kinh Phật ra chữ Quốc ngữ. Từ năm 1922, Hòa thượng đã cho xuất bản bộ Quy Nguyên Trực Chỉ do chính mình phiên dịch ra Quốc ngữ. HT. Khánh Hòa thì thuyết giảng Phật pháp cho chư tăng tại chùa Tiên Linh. HT. Chí Thành quy tụ tăng sĩ về giảng dạy Phật pháp hàng năm tại chùa Phi Lai. Hòa thượng còn tổ chức thành lập trường Phật học dành cho ni giới tại chùa Giác Hoa (Bạc Liêu) và đã thu hút được trên một trăm học ni về tham học. Tại Trà Vinh, HT. Huệ Quang giảng dạy Phật pháp tại chùa Long Hòa; HT. Khánh Anh giảng tại chùa Long An. Cả hai đạo tràng đều có từ bốn mươi đến một trăm học tăng tham học. Ngoài ra còn có HT. Tâm Thông chùa Trường Thọ (Gò Vấp - Gia Định), HT. Hoằng Nghĩa chùa Giác Viên (Chợ Lớn), HT. Huệ Tịnh chùa Linh Thuyền (Gò Công)… cũng thể hiện nhiệt huyết truyền bá Phật pháp ngay tại trú xứ của chính các vị đó.

Năm 1923, trong một buổi họp của đại diện các Tổ đình tại chùa Long Hòa, Trà Vinh, HT. Khánh Hòa đã khởi xướng thành lập tổ chức Lục Hòa Liên hiệp nhằm mục đích tạo điều kiện cho các vị có tâm huyết, lo lắng về sự suy đồi của Phật giáo Việt Nam có cơ hội gặp gỡ nhau để bàn bạc việc Chấn hưng Phật giáo, qua ba nỗ lực: chỉnh đốn tăng già, kiến lập Phật học đường, diễn dịch và xuất bản kinh sách


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

Việt ngữ. Các vị Tổ sư tiền bối của phong trào này là HT. Huệ Quang, Khánh Hòa và Khánh Anh.

Năm 1926, sau khi nghe cư sĩ Huỳnh Thái Cửu trình bày lời thỉnh cầu, đề nghị thành lập Hội Phật giáo để khởi xướng phong trào nghiên cứu giáo lý, chấn chỉnh Tăng già, HT. Khánh Hòa đã đem chuyện này bàn với HT. Huệ Quang, trú trì chùa Long Hòa, Trà Vinh, đồng thời còn đề xuất chương trình chấn hưng, bao gồm 4 điểm:

Văn học và Phật học trên báo chí Phật giáo Việt Nam trước năm 1945 - 4

- Lập hội Phật giáo.


- Thỉnh ba tạng kinh điển dịch ra chữ Quốc ngữ.


- Lập trường Phật học để đào tạo tăng tài.


- Xuất bản tạp chí phổ biến giáo lý, kêu gọi tăng đồ thức tỉnh, chấn hưng quy củ thiền môn.

Tuy nhiên, khi bắt tay vào thực hiện thì không đủ kinh phí và còn nhiều vấn đề phức tạp xảy ra, nên HT. Khánh Hòa cũng chưa thể thực hiện mong ước của mình.

Tiếp đó, trên lĩnh vực truyền thông, các tờ báo liên tục đăng tải về tình hình suy yếu của Phật giáo và kêu gọi chư tăng, Phật tử cùng giới trí thức yêu nước cần có thái độ, quan điểm, lập trường chấn hưng nền Phật học nước nhà. Ngày 5.1.1927, ông Nguyễn Mục Tiên, một nhà báo quen thuộc của nhân dân Sài Gòn trên tờ Đông pháp thời báo số 529 đã viết bài kêu gọi Nên chấn hưng Phật giáo ở nước nhà.

Sư Thiện Chiếu, trú trì chùa Linh Sơn, Sài Gòn đã viết bài đăng trên Đông Pháp thời báo số 532 ra ngày 14.1.1927 với nhan đề: Chấn hưng Phật giáo ở nước nhà. Ngoài việc nêu lên những nguyên nhân khiến cho Phật giáo suy đồi, sư Thiện Chiếu đã đề xuất những nội dung cụ thể cho phong trào Chấn hưng Phật giáo, gồm 3 điểm căn bản sau:

- Lập Phật học báo quán để truyền bá Phật lý, khi Phật lý được vãn hồi sẽ xóa bỏ những điều mê tín.


- Lập Phật gia công học để đào tạo ra những bậc hoằng pháp mô phạm truyền giáo về sau.

- Dịch kinh Phật ra tiếng ta để cho Phật giáo nước ta sau này khỏi sợ thất truyền.

Cũng từ năm 1927, từ bài báo của nhà sư Tâm Lai tại Bắc Kỳ đề xuất chấn hưng và thống nhất Phật giáo trên tờ Khai hóa nhật báo số 1640, ra ngày 16.1.1927 với chủ đề Sớm thành lập Việt Nam Phật giáo Hội cho cả ba miền, HT. Khánh Hòa đã cử sư Thiện Chiếu ra gặp sư Tâm Lai để xúc tiến thành lập Phật giáo Tổng hội, nhưng không đạt được sự đồng thuận do nhiều biến động trong cả nước.

Năm 1928, sau mùa an cư tại Quy Nhơn, HT. Khánh Hòa trở về Nam đề nghị khởi xướng phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Nam Kỳ và được sự ủng hộ của HT. Huệ Quang (chùa Long Hòa, Tiểu Cần, Trà Vinh), HT. Khánh Anh (chùa Thiên Phước, Trà Ôn, Cần Thơ). Đó là những bậc tu sĩ đạo cao đức trọng, học vấn uyên thâm và đặc biệt là đầy nhiệt huyết với sự nghiệp hoằng dương chính pháp. Học hỏi kinh nghiệm từ tình hình Phật giáo thế giới, chư vị Hòa thượng đã đồng tâm hiệp lực, nhất trí khởi xướng phong trào Chấn hưng Phật giáo Nam Kỳ, để từ đó tạo tiền đề chấn hưng Phật giáo, chấn hưng Quốc học Việt Nam. HT. Khánh Hòa đã cùng ba vị tăng sĩ Từ Nhẫn, Chơn Huệ và Thiện Niệm lo tổ chức việc xây dựng Thích Học đường và Phật học Thư xã tại chùa Linh Sơn, Sài Gòn.

Năm 1929, HT. Khánh Hòa và Thiện Chiếu lại vận động giới cư sĩ hữu tâm ở Trà Vinh gửi mua cho Thư xã một bộ Tục Tạng kinh gồm 750 tập và lưu giữ tại chùa Linh Sơn. Đồng thời, HT. Khánh Hòa còn cho ấn hành tạp chí Pháp âm. Đó là tờ báo Phật giáo đầu tiên bằng Quốc ngữ tại Việt Nam.

Năm 1931, tại Sài Gòn, Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học được thành lập, trụ sở đặt tại chùa Linh Sơn, Hội trưởng là HT. Từ Phong. Hội đã xuất bản tạp chí Từ bi âm do HT. Khánh Hòa làm chủ nhiệm. Hội đã lập Pháp Bảo Phường, thỉnh Tam tạng kinh Trung Hoa làm tài liệu nghiên cứu, với hoài bão là làm sao cho Phật pháp được sáng tỏ trong đương thời. Hội cũng đã cất được một Phật học đường, trang bị nội thất đầy đủ để nhận học tăng nội trú. Tuy nhiên, vì sự bất hòa trong nội


bộ nên Phật học đường không được khai giảng và công việc hoằng pháp bị đình trệ. Từ đó phát sinh ra hai Hội Phật giáo khác nhau, một Hội tên là Lưỡng Xuyên Phật học tại Trà Vinh do HT. Khánh Hòa và Huệ Quang lãnh đạo và một Hội lấy tên là Phật học Kiêm Tế ở Rạch Giá, do HT. Trí Thiền sáng lập, với sự cộng tác của sư Thiện Chiếu.

Năm 1932, Đoàn Trung Còn đã thành lập Nhà xuất bản Phật học Tùng thư. Nhờ đó mà giai đoạn này, nhiều kinh sách đã được xuất bản, như sách Phật giáo sơ học, Phật giáo vấn đáp, Phật học giáo khoa thư. Cả những bộ kinh bằng chữ Quốc ngữ cũng được xuất bản rộng rãi, như kinh Kim Cương, Pháp Hoa, Lăng Nghiêm

Năm 1933, với nhiệt huyết đào tạo tăng tài, HT. Khánh Hòa đã về chùa Long Hòa, tổ chức Phật học đường lưu động, lấy tên là Liên Đoàn Phật học xã, với mục đích đào tạo tăng tài và hoằng dương chính pháp. Đây là một Phật học đường hoạt động theo lối tuần hoàn và liên tục, tức là quy cho mỗi chùa đài thọ chi phí ba tháng, đồng thời ban ngày là để dạy học, ban đêm thì thuyết pháp. Từ khi lớp học được khai giảng, đã có khoảng năm mươi vị học tăng được thu nhận vào liên đoàn. Pháp sư giảng dạy thường xuyên có HT. Khánh Anh và HT. Pháp Hải. Khởi điểm đài thọ được bắt đầu từ chùa Long Hòa ở Tiểu Cần - Vĩnh Bình, tiếp đến chùa Thiên Phước (Trà Ôn). Cuối cùng đến chùa Viên Giác (Bến Tre) thì hội bị tan rã do thiếu tài chính.

Năm 1934, HT. Khánh Hòa tiếp tục cùng các pháp hữu thành lập Hội Lưỡng Xuyên Phật học, trụ sở tại chùa Lưỡng Xuyên, Trà Vinh (trước kia tên là chùa Long Phước) và HT. An Lạc, chùa Vĩnh Tràng, Mỹ Tho được bầu làm Hội trưởng. Công việc đầu tiên của hội là tổ chức Phật học đường và đã có nhiều học tăng đến cầu học. Lưỡng Xuyên Phật học đường được khai giảng vào cuối năm 1934 và HT. Huệ Quang, Khánh Anh được mời đến giảng dạy. HT. Khánh Hòa đảm nhiệm chức vụ đốc giáo.

Năm 1935, Hội xuất bản sách Phật học Giáo khoa bằng hai thứ chữ Quốc ngữ và Hán, đến tháng 10 cùng năm, Hội đã xuất bản tạp chí Duy tâm Phật học. Tạp chí đã khởi dịch kinh Ưu Bà Tắc Giới Quán Vô Lượng Thọ. Sau đó, Hội Lưỡng Xuyên Phật học cũng mời thêm các HT. Mật Thể và Như Ý từ Thừa Thiên


vào để giảng dạy Phật pháp. Nhưng đến cuối năm 1941, trường lại bị đóng cửa vì thiếu tài chính. Từ đó, Hội Lưỡng Xuyên Phật học chỉ còn đủ sức duy trì những lớp tiểu học tại các chi hội địa phương như Sa Đéc, Phú Nhuận và Kế Sách.

Tuy nhiên, liền hai thập niên 1930-1940, khởi điểm từ Phật học đường Lưỡng Xuyên, một phong trào Chấn hưng Phật giáo Nam Kỳ đã ra đời và hoạt động đạt hiệu quả, lan rộng đến khắp các tỉnh Nam Kỳ. Nhiều thế hệ tăng sinh từ miền Đông, miền Tây Nam Bộ đều về đây để tu học, nghiên cứu Phật pháp. Chính nơi này đã đào tạo được nhiều người trở thành những danh tăng, đóng góp lợi ích rất lớn cho đạo pháp và dân tộc. Người có công nhất trong việc đào tạo thế hệ tăng sinh có thể nói là HT. Huệ Quang - Chánh Tổng quản Hội Lưỡng Xuyên Phật học kiêm Giảng sư chính Lưỡng Xuyên Phật học đường. Trong kháng chiến chống Pháp, Hòa thượng là Ủy viên Xã hội thuộc Ủy ban Kháng chiến Hành chính tỉnh Trà Vinh, kiêm Chủ tịch Hội Phật giáo kháng chiến miền Tây Nam Bộ. Đặc biệt vào năm 1947, Lưỡng Xuyên Phật học đường đã mở ra một trang sử sáng đẹp, đáp lại lời kêu gọi của Tổ quốc lúc lâm nguy, 47 vị tăng sinh đang theo học tại đây đã gửi áo cà sa lại nhà chùa, lên đường tham gia kháng chiến và nhiều người trong số họ đã anh dũng hy sinh trên các chiến trường chống thực dân Pháp khắp Nam Kỳ.

Có thể nói, chùa Lưỡng Xuyên là một trung tâm Phật giáo lớn ở Nam Kỳ, đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp Chấn hưng Phật giáo, chấn hưng quốc học nước ta trong nửa đầu TK.XX và là tiền đề cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam hình thành, phát triển sau này.

Năm 1934, Tịnh Độ Cư sĩ Phật hội do đức tôn sư Minh Trí thành lập tại Tân Hưng Long, xã Phú Định, Chợ Lớn và xuất bản tạp chí Pháp âm Phật học năm 1937. Tuy trong Hội không có hội viên là tăng sĩ nhưng Hội đã tôn sư Minh Trí làm thầy Chứng minh. Hội này chủ trương Phật giáo nhập thế, phước huệ song tu, sử dụng y thuật làm phương tiện cứu nhân độ thế, do đó, mọi tín đồ đều cần phải biết về đông y và cách sử dụng thuốc nam.

Tuy tạp chí Pháp âm Phật học không được duy trì lâu dài, nhưng Tịnh Độ Cư sĩ Phật hội vẫn tiếp tục hoạt động và đem đến những thành quả đáng kể. Tại Nam Kỳ, tỉnh nào cũng có chùa của Hội, nhất là tại các tỉnh Cần Thơ, Ba Xuyên,


An Xuyên và Gia Định. Phần lớn những chùa này không có tăng sĩ trú trì và hướng dẫn nghi lễ tụng niệm. Đặc biệt, các chùa thuộc Tịnh Độ Cư sĩ Phật hội đều mở phòng thuốc nam và chữa bệnh, cung cấp thuốc miễn phí cho dân chúng.

Năm 1936, Hội Phật học Kiêm Tế được thành lập tại Rạch Giá, trụ sở đặt tại chùa Tam bảo, do HT. Trí Thiền (Nguyễn Văn Đồng) làm Chánh Tổng lý. Hội xuất bản tạp chí Tiến hóa, sau đó sư Thiện Chiếu điều hành với những tư tưởng cách mạng tiến bộ. Chủ trương của Hội Phật học Kiêm tế là đấu tranh chính trị, vừa chuyển tải Phật học vừa trị nước giúp đời.

Có thể kể thêm nhiều Hội khác như: Hội Phật giáo Liên hữu do sư trú trì chùa Bình An, tỉnh Long Xuyên thành lập (1932); Hội Phật giáo Tương Tế do HT. Phước Chí (Lê Phước Chí) thành lập ở Sóc Trăng (1934), trụ sở đặt tại chùa Thiên Phước và đến năm 1936 xuất bản tạp chí Bồ đề; Hội Thiên Thai Thiền giáo tông liên hữu ở Bà Rịa do Tổ Huệ Đăng lập (1934), trụ sở tại chùa Thiên Thai, Vũng Tàu và xuất bản tạp chí Bát nhã âm v.v.. Những Hội này tuy không hoạt động sôi nổi nhưng cũng đã tạo được tiếng vang cho phong trào Chấn hưng Phật giáo lúc bấy giờ.

1.1.3.2. Phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Trung Kỳ


Vào khoảng năm 1920, cũng như Nam Kỳ, các chùa ở Trung Kỳ đã có những Hòa thượng tâm huyết vẫn duy trì các đạo tràng tu học Phật pháp rất mạnh mẽ, như HT. Tuệ Pháp là người uyên thâm giáo điển, thường giảng dạy kinh luận tại chùa Thiên Hưng (Bình Định). Ngoài ra còn có HT. Thanh Thái chủ trì và hướng dẫn đạo tràng tại chùa Từ Hiếu (Huế); HT. Đắc Ân tại chùa Quốc Ân (Huế); HT. Tâm Tịnh tại chùa Tây Thiên (Huế); HT. Phước Huệ tại chùa Thập Tháp (Bình Định)…

Từ Nam Kỳ, phong trào Chấn hưng Phật giáo đã lan đến Trung Kỳ và có thể nói, HT. Giác Tiên là người khởi xướng phong trào Chấn hưng Phật giáo tại Trung Kỳ.

Năm 1932, tại Huế, HT. Giác Tiên đã tập họp các tăng sĩ và với sự cộng tác của cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, Nguyễn Khoa Tân v.v.. thành lập Hội An Nam Phật học, trụ sở đặt tại chùa Trúc Lâm (nơi HT. Giác Tiên trú trì) do cư sĩ Lê Đình


Thám làm Hội trưởng, HT. Giác Tiên làm Chứng minh đạo sư và bắt đầu tổ chức thuyết pháp tại chùa Từ Quang. Hội còn mở nhiều chi hội ở các tỉnh, quận, xã.

Chữ “học” trong danh từ An Nam Phật học, theo Lê Đình Thám còn có nghĩa là “hành”. Hội An Nam Phật học đã liên tiếp mời các HT. Giác Tiên (chùa Diệu Đế), Giác Nhiên (chùa Báo Quốc) và Tịnh Hạnh (chùa Tường Vân) làm Chứng minh đạo sư. Ngoài ra Hội còn được sự hỗ trợ của các bậc tôn túc ở các Tổ đình và sự cộng tác của các vị tăng ni xuất sắc thời đó như: Mật Khế, Mật Nguyện, Đôn Hậu, Trí Độ, Trí Thủ, Mật Thể, Diệu Hương và Diệu Viên.

Năm 1933, Hội đã mở trường An Nam Phật học tại chùa Trúc Lâm, về sau, trường được dời về chùa Báo Quốc.

Năm 1934, Hội An Nam Phật học đã khuyến khích mở các Phật học đường Sơ đẳng tại các tỉnh.

Hội An Nam Phật học đã thỉnh Đại tạng kinh để làm tài liệu nghiên cứu và xuất bản tạp chí Viên âm (1934) để hoằng dương chính pháp. Hội còn là nơi khởi xướng thành lập Gia đình Phật Hóa Phổ đầu tiên (1940) và lập Trường Bồ Đề. Gia đình Phật Hóa Phổ là hình thức đầu tiên của tổ chức Gia đình Phật tử Việt Nam, được tổ chức theo từng gia đình, lấy tên gia trưởng làm tên đơn vị. Mục đích của Gia đình Phật Hóa Phổ là phổ biến Phật pháp trong giới trẻ, dạy các em xây dựng lòng tin chân chính, thực hành theo đạo lý một cách đúng đắn, không mê tín dị đoan. Sau đó, đến năm 1935, Hội đã tiếp tục mở Phật học đường tại chùa Báo Quốc để đào tạo Tăng tài.

Sơn môn Huế và Hội An Nam Phật học rất chú trọng việc đào tạo tăng tài và chỉnh lý tăng giới. Cho nên, ngoài việc thành lập các lớp Phật học cho tăng sĩ trẻ tại các chùa, Hội đã đề ra một chương trình chỉnh lý tình trạng tăng sĩ, gồm hai điểm:

- Thành lập một hội đồng luật sư gồm có những bậc tăng già tinh thông giới luật để giám sát giới hạnh của tăng chúng.

- Tổ chức những ban thầy cúng, là những người biết tán, tụng, cầu an, cầu siêu và hướng dẫn tang lễ [D, số 14].


Cũng trong thời kỳ hưởng ứng phong trào Chấn hưng Phật giáo, tại tỉnh Bình Định, những bậc đống lương thạch trụ: HT. Phước Huệ (chùa Thập Tháp) (1920- 1945), Pháp sư Phổ Huệ (1920-1935), HT. Vĩnh Khánh… đã nhiệt tình cho ấn hành các pháp bảo: Liên tôn thập niệm yếu lãm, Tịnh nghiệp văn và Mông sơn thập loại diễn nghĩa... Chư Hòa thượng viện chủ, trú trì các chùa Long Khánh, Thiên Đức, Bạch Sa, Minh Tịnh thì hợp tác sáng lập, giảng dạy và duy trì các trường Gia giáo tại những chùa này. Sau đó, các vị họp nhau thành lập Hội Phật học Bình Định từ năm 1932 đến năm 1945.

Cuối năm 1934, gặp lúc phong trào chấn hưng Phật giáo đang phát triển mạnh mẽ ở miền Trung, thầy Trí Thủ đã cùng một số bạn đồng môn tại Huế vận động tổ chức trường Phật học Tây Thiên. Các thầy đã mời HT. Giác Nhiên, Phước Huệ, Thánh Duyên, Quốc Ân, Tường Vân dạy nội điển; mời bác sĩ Tâm Minh Lê Ðình Thám, các ông Nguyễn Khoa Toàn và Cao Xuân Huy dạy các môn văn hóa ngoại điển. Trường xây dựng học trình mười năm, gồm: ba năm sơ đẳng, ba năm trung đẳng, hai năm cao đẳng và hai năm siêu đẳng. Lớp Sơ đẳng do Tổ Thập Tháp chủ giảng, phần nội điển gồm: Luật Sa di, kinh Vô lượng thọ, kinh Ðịa tạng, kinh Thủy sám.

Năm 1935, Hội Đà Thành Phật học được thành lập tại Đà Nẵng và cơ quan ngôn luận là tạp chí Tam bảo xuất bản năm 1937. Bản ý và chủ đích hành động của hội Đà thành Phật học, theo Tam bảo số 1 là:

- Phò khởi tăng giới, nguyện cùng chư tôn Nam Bắc liên đoàn bảo tồn Tăng

bảo.


- Nguyện cùng chư tôn chấn chỉnh tôn phong, thi hành chung một điều lệ và

cần phải giữ giới hạnh đoan nghiêm.


Năm 1935, tại Huế đã long trọng tổ chức Đại lễ Phật đản trong hai ngày 7 và 8 tháng 4 âm lịch. Chiều ngày 7 tháng 4 âm lịch, tại chùa Diệu Ðế, Ban Ðồng ấu gồm 52 em trong đồng phục áo the xanh quần trắng, đeo giải băng màu vàng chữ nâu: Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, hát bản nhạc Mừng Phật đản (sau này được phổ biến dưới tên Trầm Hương Ðốt). Ðây là bản nhạc Phật giáo đầu tiên, được

Xem tất cả 270 trang.

Ngày đăng: 17/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí