Ở các học viện, trường sĩ quan quân đội, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn là người thẩm thấu các nguyên lý, quy luật, phạm trù của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; là lực lượng nòng cốt vận dụng linh hoạt, sáng tạo chủ trương, đương lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, gắn tính chiến đấu trong từng bài giảng, từng sản phẩm khoa học. Qua đó, chuyển hóa vào người học, tạo ra sự chuyển biến về nhận thức lý luận, thái độ, động cơ, trách nhiệm trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Như vậy, “cái cốt vật chất” để nắm và hiểu rõ bản chất khoa học, cách mạng và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã có; quan trọng là các chủ thể tác động, chuyển hóa nó như thế nào để thông qua đó, gia tăng, phát thuy được vai trò của họ trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Quá trình tác động của các chủ thể, từng bước giải quyết các mâu thuẫn bên trong; giữa nhận thức tốt, tư duy sắc sảo với biểu hiện chưa năng nổ, tích cực trong đấu tranh; mâu thuẫn giữa đòi hỏi cao về bản lĩnh chính trị, kỹ năng đấu tranh với trách nhiệm trong tự học, tự rèn của chính bản thân mỗi giảng viên…
Hiện nay, để giải quyết các mâu thuẫn ấy, đòi hỏi mỗi giảng viên nâng cao hơn nữa ý thức, tự gia tăng trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ đấu tranh, vạch trần những quan điểm sai trái, chỉ ra những khía cạnh phản khoa học, phản động, xuyên tạc, phá hoại chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Qua quá trình giải quyết các mâu thuẫn, giảng viên tự hình thành cho mình phương pháp đấu tranh một cách khoa học. Những tác động của các chủ thể được tuân thủ theo một cách thức, lộ trình khoa học, phù hợp với nhu cầu của giảng viên và người học thì động lực phát huy, sự phát triển, lan tỏa phương pháp, cách thức, kỹ năng đấu tranh của họ càng lớn; nhận thức đối với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng càng cao; khẳng định rõ hơn giảng viên khoa học xã hội và nhân văn luôn là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là quá trình các chủ thể sử dụng tổng hợp các phương thức tác động, trên cơ sở nhận thức rõ và hành động theo một hệ thống quy luật khách quan đó là quy luật về mối liên hệ biện chứng giữa nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể; giữa chất lượng đào tạo, bồi dưỡng với khả năng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; giữa môi trường dân chủ và chưa dân chủ và giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn. Phát huy vai trò của đội ngũ này trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là quá trình phát triển từ thấp lên cao gắn với tinh thần cốt lõi là sự chuyển hóa từ yêu cầu khách quan thành nhân tố chủ quan bên trong; từ tính chất có tính hành chính, chỉ tiêu đánh giá đến sự say mê có tính chuyên môn, chuyên sâu nghề nghiệp của chính giảng viên. Mỗi bước, mỗi khâu thực chất là giải quyết các mâu thuẫn một cách liên tục, hướng đến gia tăng nhận thức, trách nhiệm tự ý thức của giảng viên. Quá trình phát huy chỉ đạt hiệu quả khi có sự tác động của các chủ thể khách quan nhưng cơ bản nhất vẫn là nhân tố chủ quan, tự giác của chính giảng viên khoa học xã hội và nhân văn.
Phương thức phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là tổng thể các hoạt động chủ động, tích cực của các chủ thể trên cơ sở khơi dậy, lan tỏa, phát triển vai trò giảng viên với những cách thức, biện pháp tác động một cách khoa học, được hiện thực hóa trong thực tiễn; thể hiện vai trò giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng một cách tích cực, tự giác, năng động, sáng tạo; đồng thời hạn chế những nhân tố cản trở, trở lực việc phát huy, nhằm đạt được chất lượng, hiệu quả cao nhất. Phương thức phát huy vai trò giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư
tưởng của Đảng rất phong phú, đa dạng; được thực hiện qua hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy các cấp; qua hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng cho giảng viên. Qua việc tổ chức các hoạt động thực tiễn, như tạo môi trường dân chủ, bảo đảm cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện kỹ thuật để phát huy vai trò của họ trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Đây là hình thức, biện pháp đặc biệt quan trọng, trực tiếp quyết định kết quả phát huy. Vai trò của giảng viên sẽ không được phát huy nếu thiếu đi hoạt động tích cực, tự giác, sáng tạo của chính họ. Qua các hoạt động tự phát huy, họ tự xem xét, đánh giá ưu điểm, hạn chế của bản thân trong thực hiện nhiệm vụ. Trên cơ sở đó, điều chỉnh để phát huy vai trò của chính mình trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng phù hợp, hiệu quả.
Như vậy, phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chính là quá trình các chủ thể sử dụng tổng hợp các phương thức tác động, trên cơ sở nhận thức rõ và hành động theo một hệ thống quy luật khách quan đang chi phối quá trình này. Hệ thống quy luật ấy chính là quy luật về mối liên hệ biện chứng giữa nhận thức, trách nhiệm của các chủ thể; giữa chất lượng đào tạo, bồi dưỡng với khả năng bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; giữa môi trường dân chủ và chưa dân chủ và giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn. Từ đó, có thể lôgíc hóa phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng như một quá trình phát triển từ thấp lên cao gắn với tinh thần cốt lõi là sự chuyển hóa từ yêu cầu khách quan thành nhân tố chủ quan bên trong; từ tính chất có tính hành chính, chỉ tiêu đánh giá đến sự say mê có
Có thể bạn quan tâm!
- Vai Trò Của Giảng Viên Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Ở Các Học
- Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay - 6
- Quan Niệm Phát Huy Vai Trò Của Giảng Viên Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Ở Các Học Viện, Trường Sĩ Quan Quân Đội Trong Bảo Vệ Nền Tảng Tư Tưởng Của
- Môi Trường Sư Phạm Ở Các Học Viện, Trường Sĩ Quan Quân Đội
- Thực Trạng Thực Hiện Vài Trò Của Giảng Viên Khoa Học Xã Hội Và Nhân Văn Ở Các Học Viện, Trường Sĩ Quan Quân Đội Trong Bảo Vệ Nền Tảng Tư Tưởng
- Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay - 11
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
tính chuyên môn, chuyên sâu nghề nghiệp của chính giảng viên. Mỗi bước, mỗi khâu thực chất là giải quyết các mâu thuẫn một cách liên tục, hướng đến gia tăng nhận thức, trách nhiệm đến tự ý thức của giảng viên. Mặc dù quá trình phát huy này có sự tác động của các chủ thể, là khách quan nhưng cơ bản nhất vẫn là yếu tố chủ quan, tự giác, bên trong của chính giảng viên khoa học xã hội và nhân văn.
2.2. Những nhân tố cơ bản quy định phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
2.2.1. Nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy, các cơ quan chức năng đối với phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng chịu sự quy định bởi nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy, cac cơ quan chức năng. Đây là nhân tố chủ đạo, giữ vai trò quan trọng hàng đầu; quyết định hiệu quả việc phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Chỉ có nhận thức đúng, trách nhiệm cao của các chủ thể này, thì mới khơi dậy, nhân lên và lan tỏa được vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; từ đó, mới bảo đảm cho nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng được tiến hành một cách chủ động, tích cực và chất lượng, khắc phục được những khó khăn, vướng mắc đang diễn ra trong thực tiễn.
Về nhận thức, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là hoạt động phức tạp và nhạy cảm. Việc phát huy vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo và có hiệu quả của lãnh đạo, chỉ huy, các cơ quan chức năng đối với phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân
đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng vừa là khoa học, vừa là một “nghệ thuật”, đòi hỏi phải được lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chặt chẽ trên cơ sở sự nhận thức đầy đủ, sâu sắc của mọi tổ chức, lực lượng, trước hết là cấp ủy, tổ chức đảng, lãnh đạo và chỉ huy các cấp.
Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp từ Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị đến lãnh đạo, chỉ huy các học viện, trường sĩ quan, các khoa giáo viên, tổ bộ môn quy định hiệu quả việc phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Biểu hiện đó được thể hiện thông qua chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, mệnh lệnh của Bộ Quốc phòng về công tác nhà trường quân đội; thông qua hệ thống điều lệ công tác khoa học và công nghệ, hệ thống tổ chức quản lý khoa học xã hội và nhân văn trong quân đội nhằm bảo đảm cho giảng viên thực hiện tốt nhất vai trò của mình, đúng định hướng, góp phần xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị. Biểu hiện thông qua hệ thống các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về đấu tranh tư tưởng, lý luận nói chung và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng nói riêng.
Thể hiện rõ ở sự tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng; qua đó, làm cho mỗi tổ chức, mỗi lực lượng và bản thân giảng viên khoa học xã hội và nhân văn nhận thức rõ hơn mục tiêu, nội dung, tính chất, nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới. Nhận thức của lãnh đạo, chỉ huy, các cơ quan chức năng đối với phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng được biểu hiện ở việc giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa giảng dạy, nghiên cứu khoa học với đấu tranh. Tuy giảng dạy, nghiên cứu khoa học và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch là hai lĩnh vực hoạt động có nội dung, hình thức, biện pháp và quy luật vận động không giống nhau, nhưng đều có chung mục tiêu là bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Nếu lãnh đạo, chỉ huy,
các cơ quan chức năng không nắm chắc, vận dụng quy luật tác động của hai nhiệm vụ này, sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Giảng dạy, nghiên cứu khoa học có kết hợp chặt chẽ với đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch mới nhìn thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu; mới bổ sung kịp thời những nội dung, hình thức, phương pháp nghiên cứu tiếp cận phù hợp qua đó thúc đẩy hơn nữa vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa giảng dạy, nghiên khoa học với đấu tranh, chính là một trong những phương thức hữu hiệu và thiết thực để bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Muốn vậy, phải nâng cao nhận thức của lãnh đạo, chỉ huy, các cơ quan chức năng về phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.
Về trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy các cấp được thể hiện ở vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của tổ chức đảng các cấp. Đảng thống nhất lãnh đạo công tác tư tưởng, lý luận và đấu tranh tư tưởng, lý luận. Do vậy, hoạt động phát huy vai trò và phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng tất yếu phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng các cấp, là trách nhiệm, nhiệm vụ tổ chức đảng. Để hoạt động này có chất lượng và hiệu quả cao, cấp ủy, tổ chức đảng ở các học viện, trường sĩ quan (cao nhất là đảng ủy, ban giám đốc ban giám hiệu), trực tiếp, chủ yếu là cấp ủy, chỉ huy các khoa giáo viên thường xuyên quán triệt các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, kế hoạch, hướng dẫn của Tổng cục Chính trị về nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Từ đó, xác định chủ trương, biện pháp phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn phù hợp, sát thực; trong đó, cần xác định rõ vai trò, vị trí của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong thực hiện nhiệm vụ này.
Trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy, các cơ quan chức năng quy định việc phát huy vai trò của đội ngũ này trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng được biểu hiện thông qua sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ huy, tạo điều kiện về mọi mặt cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đảm bảo cho họ có môi trường, điều kiện tốt nhất để giảng dạy, nghiên cứu khoa học, vận dụng đúng đắn, sáng tạo nền tảng tư tưởng của Đảng trong thực tiễn. Sự quy định ấy thể hiện qua những định hướng chỉ đạo, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch. Thể hiện ở việc chủ động dự báo, nắm bắt, theo dõi, kịp thời phát hiện những quan điểm sai trái, thù địch, những tư tưởng lệch lạc, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ở các cơ quan, đơn vị; tổng hợp, phân tích, cung cấp những thông tin cần thiết, kịp thời, cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn làm tư liệu, trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học.
Đây là cơ sở giúp giảng viên có phương hướng rõ ràng để thực hiện nhiệm vụ; là cơ sở, luận điểm, luận cứ quan trọng để họ đưa vào bài giảng, truyền thụ trực tiếp cho người học, thông qua hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học, các bài viết đấu tranh, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Trên cơ sở những định hướng, có sự lãnh đạo, chỉ đạo, giảng viên khoa học xã hội và nhân văn cần lựa chọn nội dung đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, phù hợp với từng chủ đề, chuyên đề giảng dạy, công trình khoa học; những vấn đề nhạy cảm về chính trị cần phải được thông qua sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy cơ sở; phải hết sức thận trọng, bảo đảm chặt chẽ về quan điểm chính trị, gắn với thực tiễn hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học, xây dựng khoa và các bộ môn.
Quy định về nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy, các cơ quan chức năng đối với phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng diễn ra theo hai chiều hướng. Nếu lãnh đạo, chỉ huy, các cơ quan chức năng có nhận thức đúng, trách
nhiệm cao, quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, phù hợp thì vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng được phát huy có hiệu quả trong hoạt động sư phạm; việc truyền bá, bản chất khoa học cách mạng, nghiên cứu, phát triển sáng tạo nền tảng tư tưởng của Đảng được nâng lên.
Ngược lại, nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy, các cơ quan chức năng chưa tương xứng với nhiệm vụ bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tất yếu giảng viên khoa học xã hội và nhân văn thiếu hệ thống tri thức, tư duy khoa học, yếu về nhận thức, thái độ, thiếu bản lĩnh chính trị, phẩm chất năng lực, kém về kỹ năng đấu tranh dẫn đến việc phát huy vai trò của họ trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng sẽ yếu kém, chất lượng, hiệu quả không cao.
2.2.2. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
Đây là nhân tố quy định trực tiếp hiệu quả phát huy vai trò của giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng. Nếu như “đào tạo” được hiểu là một quá trình dài, khép kín nhằm trang bị và xây dựng cho người học các tố chất mà trước đó giảng viên khoa học xã hội và nhân văn đó không có; thì “bồi dưỡng” được coi là một giai đoạn ngắn, bổ trợ nhằm bổ sung thêm, làm tốt thêm và nâng cao hơn các tố chất vốn đã có sẵn của đội ngũ này. Tính quy định của chất lượng đào tạo, bồi dưỡng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội được thể hiện ở một số vấn đề cơ bản sau:
Một là, chất lượng đào tạo giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội
Chất lượng đào tạo là phương tiện chủ yếu quyết định kết quả của người học; chất lượng đào tạo tốt của các học viện, trường sĩ quan quân đội sẽ