Thế Giới Quan Phật Giáo Trên Báo Chí Phật Giáo Trước 1945


Nhìn chung, so với Nam Kỳ thì số lượng tạp chí của Trung Kỳ không nhiều, chỉ có hai tờ là Viên âm Tam bảo. Tuy nhiên, đây là những tạp chí chủ lực của Trung Kỳ, đồng thời cũng là những tạp chí tiêu biểu của báo chí Phật giáo Việt Nam giai đoạn này.

1.2.3. Báo chí Phật giáo ở Bắc Kỳ


Nhằm đẩy mạnh phong trào Chấn hưng Phật giáo ở Bắc Kỳ, các Hội Phật học ở đây cũng đã quan tâm rất nhiều đến việc xuất bản báo chí Phật giáo.

Trong lúc tuần báo Đuốc tuệ còn đang chuẩn bị ra mắt thì HT. Thanh Thao, trú trì chùa Linh Quang (Bà Đá) đã cho phát hành số đầu tiên của tạp chí Tiếng chuông sớm vào ngày 15.6.1935 do chính ngài làm chủ nhiệm, HT. Thanh Tường, trú trì chùa Trầm ở Hà Đông, chùa Vũ Thạch ở Hà Nội và HT. Đặng Văn Lợi, tăng trưởng chùa Trấn Quốc làm quản lý. HT. Bảo Giám (Bùi Xuân Dục), trú trì chùa Đông Lâm ở Bắc Ninh làm chủ bút. HT. Xuân Lan (Nguyễn Quang Độ), trú trì chùa Bảo Phúc ở Hà Đông làm phó chủ bút.

HT. Thanh Tường mời được nhiều vị cao tăng làm cố vấn và nhiều danh sĩ viết bài cho Tiếng chuông sớm. Số ra mắt của tạp chí Tiếng chuông sớm đăng bài Tình hình Phật giáo trong nước của ký giả H.S đã nhắc đến công trình chấn hưng Phật giáo ở Nam Kỳ, Trung Kỳ và sự thành lập Hội Phật giáo Bắc Kỳ tại chùa Quán Sứ với ý mỉa mai, đã gây được tiếng vang trong giới Phật học, khiến Hội Phật giáo Bắc Kỳ không vui: “Hiện nay nhờ thế lực của các quan đại thần và của các bậc thượng lưu, hội đã lan ra hầu khắp Bắc Kỳ, đâu đâu cũng có chi bộ, lại được Tổ Vĩnh Nghiêm, một vị trưởng lão trong Tùng Lâm Bắc Kỳ chủ trương mọi việc ở Hội chính. Tiếng chuông sớm này do Cổ sơn môn Hồng Phúc và Bà Đá cũng xin góp phần phục vụ...”.

Tuy nhiên, ngài Thanh Hanh mặc dù tuổi đã rất cao, nhưng vẫn khéo léo hòa giải, khiến các dị biệt lần lần được thay chỗ cho tinh thần cộng tác hòa hợp. Tuần báo Đuốc tuệ phát hành số đầu tiên vào ngày 10.12.1935, sau đó, Tiếng chuông sớm số 14 ra ngày 26.12.1935 ngỏ lời chào mừng và đăng bài thể hiện sự hòa giải.


Ngoài ra, trong nhiều số của tạp chí Tiếng chuông sớm có dành một chuyên mục riêng với tên Dư luận, với mục đích là “Hoan nghênh ý kiến các bạn độc giả đối với việc chấn hưng Phật giáo trong nước” [E, số 16, tr.13]. Từ chuyên mục này cho thấy Tiếng chuông sớm thường xuyên có những bài viết thảo luận hay công kích tạp chí Từ bi âm, như trong số 16 ra ngày 14.1.1936, Tiếng chuông sớm đã lên tiếng công kích: “Ngoài bìa thấy ba chữ “Từ bi âm” mà ở trong thì đem những chuyện hoang đường, những câu vô lý để bày biện, khích bác. Hình như một cái trường ngôn luận để phân tranh chuyện phải quấy của người. Vậy thì sai hẳn với tôn chỉ “Từ bi âm”, trên mặt tạp chí của Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học lại còn mất hết cái giá trị của Hội, còn làm cho mất hết lòng tín ngưỡng của quốc dân”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

Trong số 19, ra ngày 8.3.1936, cũng trong mục Dư luận, Tiếng chuông sớm

đã có ý trao đổi với Từ bi âm về những hoạt động của tạp chí:

Văn học và Phật học trên báo chí Phật giáo Việt Nam trước năm 1945 - 8


Chúng tôi vì công lý mà đăng các bài xét ra có ích cho công chúng, đối với Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học Sài Gòn, chúng tôi rất có lòng liên lạc và quý mến, lại mong cho được hoàn toàn. Chỉ tiếc không hiểu làm sao Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học ra đời trước có Từ bi âm làm cơ quan, sao không cổ động cho liên lạc chư sơn lại làm một, để đến nỗi sau này lắm Hội ra đời, quay ra công kích lại Hội cả.

Tiếng chuông sớm cũng muốn mở rộng và làm phong phú thêm tờ báo nên đã mời thêm một số nhà văn vào ban biên tập, như Nguyễn Mạnh Bổng và Nguyễn Trung Như. Tuy nhiên, vì tài chính eo hẹp, nên Tiếng chuông sớm cũng chỉ phát hành được 24 số, đến cuối tháng 5 năm 1936 thì tạp chí đình bản.

Tạp chí Tiếng chuông sớm ra đời, tuy đóng góp không nhiều cho phong trào Chấn hưng Phật giáo và cho dân tộc, nhưng nó cũng nhen chút lửa hồng cho đường lối phát triển Phật giáo, trong tinh thần duy trì truyền thống sinh hoạt cổ điển của thiền môn.

Năm 1935, báo Đuốc tuệ đã ra đời vào đầu tháng Chạp, do ông Nguyễn Năng Quốc làm chủ nhiệm. HT. Trung Thứ, trú trì chùa Bằng Sở làm chủ bút. HT. Doãn Hài (Dương Văn Hiển), trú trì chùa Tế Cát làm phó chủ bút và ông Cung


Đình Bính làm quản lý. Trụ sở báo được đặt tại chùa Quán Sứ, đường Richard, Hà Nội (nay là số 73 phố Quán Sứ, Hà Nội).

Từ năm 1937, tờ báo mỗi tháng xuất bản hai kỳ vào ngày 1 và ngày 15. Những cây bút như Thái Hòa, Thanh Đặc, Tố Liên, Đỗ Trần Bảo, Phạm Văn Côn, Đinh Gia Thuyết, Đỗ Đình Nghiêm, Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ v.v.. tuy có đóng góp công sức rất lớn cho báo nhưng có thể nói, chỉ có Đồ Nam Tử Nguyễn Trọng Thuật và Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha là hai cây bút bền bỉ nhất.

Nội dung Đuốc tuệ xoay quanh các yếu mục: Phật học, Dịch kinh Phật, Lịch sử Phật giáo, Giới thiệu danh lam thắng cảnh, Tiểu thuyết, Văn uyển, Thời sự trong và ngoài nước, Phương danh các mạnh thường quân... Tinh thần hoạt động của Đuốc tuệ cũng hướng về củng cố, phát huy phong trào Chấn hưng Phật giáo. Nhiều bài viết được đăng với nội dung nhấn mạnh tinh thần “Đạo Phật vì cuộc đời, vì nhân sinh”, mà không phải là đạo chạy trốn cuộc đời. Điều này thể hiện cụ thể qua bài viết“Đạo Phật có quan thiết với sự sống của đời người” của Phan Đình Hòe đăng ở số đầu tiên.

Trưởng ban biên tập đầu tiên của Đuốc tuệ là Trần Trọng Kim. “Trước khi đến với đạo Phật, ông đã là một học giả uyên bác về sử học và văn học. Tuy mới tiếp xúc với đạo Phật nhưng ông đã nắm bắt được những điểm cơ bản của giáo lý nhà Phật và có những bài diễn thuyết nổi tiếng tại chùa Quán Sứ như Phật giáo đối với cuộc nhân sinh (17.3.1935), Thập nhị nhân duyên (11.1.1936)…” [34, tr. 56].

Ông Nguyễn Trọng Thuật với truyện Cô con gái Phật hái dâu, kể lại cuộc đời Ỷ Lan, một cô gái thôn quê làm nghề hái dâu ở làng Thổ Lỗi (sau này là làng Siêu Loại) được vua Lý Thánh Tông chọn làm Nguyên phi. Đây là câu chuyện dài có tính nghệ thuật cao, được đăng nhiều kỳ trên Đuốc tuệ, với ý nghĩa chính là lấy tinh thần nhập thế tích cực của đạo Phật để dựng nước và cải tổ những bất công ở xã hội nông thôn…

Nhờ có nội dung phong phú, Đuốc tuệ được độc giả khắp nơi đón đọc. Ngoài công việc của nhà Phật, Đuốc tuệ còn góp phần vào việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam mang đậm bản sắc dân tộc.


Đuốc tuệ được xem là tờ báo Phật giáo có những đóng góp lớn lao trong việc hoằng dương Phật pháp về nhiều mặt. Suốt 10 năm hoạt động, Đuốc tuệ đã mang lại nhiều công trình có giá trị về các mặt khảo cứu, dịch thuật, sáng tác văn học. Mối quan hệ chặt chẽ giữa Đuốc tuệ với Trường Viễn đông Bác Cổ cũng góp phần quan trọng giúp Đuốc tuệ giới thiệu với quần chúng những tác phẩm văn học cổ của Phật giáo Việt Nam.

Tháng 3 năm 1942, HT. Trung Thứ (Phan Trung Thứ) viên tịch. HT. Tế Cát lên làm chủ bút. Đuốc tuệ vẫn được xuất bản liên tục đến ngày 15.8.1945 mới đình bản, tổng cộng là 258 số.

Năm 1938, tạp chí Quan âm được xuất bản, do Lương Văn Tuân làm chủ nhiệm kiêm chủ bút, mỗi tháng ra hai số, trong đó thể hiện được các tiêu chí Xã hội, Văn hóa, Phật học, Triết học, Văn chương, Quảng cáo... Mặc dù là tạp chí Phật giáo nhưng các bài viết phần nhiều liên quan đến Khổng giáo và các vấn đề xã hội.

Riêng mảng Tin tức được Quan âm đăng tải liên tục, đáp ứng kịp thời các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của xã hội đương thời. Như đưa tin việc có thể giúp đỡ nhân dân về mặt pháp luật: “Ban cố vấn Pháp luật của Bản báo sẵn lòng giúp đỡ độc giả dài hạn hầu hết các việc về pháp luật, bất cứ về việc hình hay việc hộ...” [M, số 23, tr.8].

Với phần Quảng cáo, Quan âm tạp chí thể hiện rất nhiều, vừa tạo điều kiện cho các nhà doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, vừa giới thiệu cho người dân biết những nhu yếu phẩm trong cuộc sống: “Chè Quan Âm (Hà Nội): Chè Thái Ninh hiệu Quan Âm là một thứ chè rất thông dụng cho hết thảy các giới sĩ, nông, công, thương dùng hàng ngày; tiếp khách rất nhã nhặn, vì sắc xanh, mùi thơm, ngọt giọng, giá lại hạ hơn các thứ chè khác (0$07 một gói)” [M, số 22, tr.10].

Có thể nói, hình thức quảng cáo của tạp chí Quan âm lúc bấy giờ còn giản đơn, mộc mạc, không có nhiều hình ảnh minh họa, nhưng cũng mang đến thuận lợi lớn cho xã hội đương thời. Đến ngày 15 tháng 2 năm 1943, tạp chí đình bản.

Ngày 28.6.1945, Hội Phật giáo Bắc Kỳ đã ra số đầu tiên báo Tinh Tiến, phụ trương của báo Đuốc tuệ, gồm 8 trang, khổ 130 x 190 mm và mỗi tuần xuất bản 3


số. Tờ báo này do ông Nguyễn Hữu Kha làm chủ nhiệm, Cung Đình Bính làm quản lý, chuyên đăng các yếu mục: Giáo lý Đại thừa, Giáo dục, Y tế, Từ thiện và Thời sự. Tờ báo tuy có ít trang, nhưng được sự cộng tác thường xuyên của Bát Nhã, Tịnh Như, Thiều Chửu, Lạc Tu, Từ Trai… Tinh tiến ra được 24 số thì đình bản (tháng 9 năm 1945).

Nhìn chung, qua việc tìm hiểu tình hình báo chí Phật giáo trước 1945 cho thấy báo chí ở Nam Kỳ ra đời sớm nhất và số lượng cũng chiếm nhiều nhất, gồm có 9 tạp chí. Ở Trung Kỳ chỉ có 2 tạp chí, còn Bắc Kỳ thì có 2 tạp chí và 2 tờ báo.

Việc duy trì báo chí Phật giáo ở ba miền đều nhờ vào sự ủng hộ tài chính của quần chúng Phật tử và nhân sĩ trí thức là chủ yếu. Tài chính từ việc phát hành báo chí chỉ là phần phụ. Do đó, có một vài tạp chí vì không đủ kinh phí nên phải sớm đình bản.

Hoạt động của báo chí Phật giáo đương thời đều hướng vào mục tiêu chung là truyền bá Phật học từ cơ bản đến nâng cao, trao đổi những triết lý Phật giáo và tuyên truyền tư tưởng chấn hưng Phật giáo nước nhà. Đồng thời báo chí Phật giáo cũng truyền tải những nội dung và giá trị nghệ thuật của thơ ca, văn xuôi mang tư tưởng đạo đức, giáo dục Phật giáo.


TIỂU KẾT


Đất nước Việt Nam trong những năm đầu TK.XX dù gặp nhiều biến động về các mặt từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội nhưng nhờ lòng yêu nước, đoàn kết của toàn dân và sự đồng hành của đạo Phật nên đã không đánh mất đi linh hồn của dân tộc. Đặc biệt, sự ra đời của phong trào Chấn hưng Phật giáo, của báo chí Phật giáo đã góp sức mạnh mẽ cùng dân tộc đứng lên giành lại độc lập, chủ quyền cho dân tộc Việt Nam.

Về báo chí Phật giáo, mặc dù kể từ tháng 8 năm 1945 đã nhất loạt đình bản trên toàn quốc, nhưng trước đó là một phong trào sôi nổi, chứa đựng bề sâu tư tưởng về Phật giáo, làm thăng hoa tinh thần Phật học, góp phần không nhỏ cho phong trào Chấn hưng Phật giáo nói riêng và việc bảo tồn, phát huy nền văn hóa,


văn học đất nước nói chung. Vì vậy, có thể khẳng định rằng báo chí Phật giáo trước 1945 đã thể hiện được đường lối dân tộc và nhân bản của Phật giáo.

Hầu như tạp chí, tờ báo Phật giáo nào cũng nhận được sự cộng tác của nhiều vị xuất gia, cư sĩ và các văn nghệ sĩ; nội dung phong phú với nhiều đề mục từ Phật học đến thế học, mang lợi ích thiết thực cho cuộc sống và cho cả phong trào đấu tranh vì nền hòa bình, độc lập dân tộc. Vì đây là thời kỳ Chấn hưng Phật giáo nên báo chí đua nhau nở rộ và cũng là dịp để cho những người có tâm thao thức về tiền đồ của Phật giáo thể hiện những ưu tư, trăn trở của mình. Đặc biệt là dịp tốt để họ chuyển tải giáo lý Phật giáo và cả những tư tưởng tranh luận, thảo luận về đường hướng chấn hưng Phật giáo bằng những kinh nghiệm tiếp thu được từ trong kinh điển và thực tế cuộc sống, nhằm rút ra phương hướng đúng đắn cho con đường phát triển Phật giáo và dân tộc.

So với Phật giáo và báo chí Phật giáo thời đại ngày nay, chúng ta thấy Phật giáo và báo chí giai đoạn trước 1945 quả là còn hạn chế nhiều mặt về nội dung. Do ảnh hưởng chung của xã hội đương thời, nền khoa học công nghệ chưa phát triển nên báo chí Phật giáo lúc bấy giờ về hình thức trình bày còn sơ sài, không đẹp mắt. Hơn nữa, vì các Hội cũng như báo chí Phật giáo giai đoạn này tập trung chủ yếu về vấn đề chấn hưng Phật học, cho nên các tạp chí đã quan tâm đăng nhiều những chuyên đề về Phật học mà ít quan tâm tới thời sự Phật giáo hoặc các thông tin khác. Vì vậy, các ấn phẩm đã không được đa dạng để hình thành sự lựa chọn phong phú cho độc giả.

Tuy nhiên, sự ra đời và hoạt động của báo chí Phật giáo giai đoạn trước 1945 đã làm cho phong trào Chấn hưng Phật giáo trở nên sôi nổi hơn và nung nấu trong tâm tưởng những tăng ni, cư sĩ và Phật tử một ý thức về sự thống nhất Phật giáo trên cả nước. Đây chính là thành quả quan trọng của phong trào Chấn hưng Phật giáo Việt Nam và báo chí Phật giáo đã có những đóng góp tích cực mà theo Nguyễn Lang đánh giá là “Quang cảnh phục hưng tưng bừng như chưa bao giờ có” [67, tr. 756]. Do vậy, có thể nói sự ra đời của phong trào Chấn hưng Phật giáo và báo chí Phật giáo trước 1945 là dấu ấn lịch sử, là nền móng, là tiền đề cho sự hình thành và phát triển Phật giáo và báo chí Phật giáo hôm nay và mai sau.


Chương 2

PHẬT HỌC TRÊN BÁO CHÍ PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRƯỚC 1945


2.1. THẾ GIỚI QUAN PHẬT GIÁO TRÊN BÁO CHÍ PHẬT GIÁO TRƯỚC 1945

Từ khi báo chí Phật giáo Việt Nam liên tục nối tiếp nhau ra đời trong khoảng những năm 1930 đến những năm 1940, thì phong trào học Phật cũng ngày càng lớn mạnh. Lý do chính yếu của sự xuất hiện báo chí Phật giáo trong giai đoạn này có thể nói là nhằm phổ biến giáo lý bằng chữ Quốc ngữ, để truyền bá chính pháp, đồng thời còn làm phương tiện thông tin nội bộ và cổ động lòng yêu nước trong quần chúng nhân dân. Cho nên, báo chí Phật giáo luôn được khẳng định là nhân tố làm sáng tỏ trắng đen, phải trái, đánh đổ những luận điểm sai lầm về giáo lý đạo Phật của một số người. Ngoài biện luận về chân lý, báo chí Phật giáo còn nêu lên tinh thần mang tính văn hóa dân tộc. Việc đấu tranh nội bộ Phật giáo thể hiện qua những bài viết trên báo chí, càng cho thấy rõ hơn tinh thần nghiên cứu Phật học đã trở thành công cụ sắc bén tấn công vào những tệ nạn trong nội tình Phật giáo. Như ở tạp chí Duy tâm Phật học số 18, bài Phật giáo nước ta vì đâu chịu cái hiện trạng suy đồi, cư sĩ Khánh Vân đã thẳng thắn chỉ trích: “Có kẻ mượn Phật làm danh, cũng ngày đêm hai buổi công phu, thọ trì sóc vọng, cũng sám hối như ai nhưng lại thủ dị cầu kỳ, học thêm bùa ngải, luyện roi thần làm bạn với thiên linh cái, đồng nhi, khi ông lên lúc bà xuống... gọi là cứu nhân độ thế, vậy mà cũng lên mặt trú trì. Hiện trạng như thế bảo sao chẳng suy đồi, làm tấm bia cho các nhà duy vật mỉa mai?”.

Khác với quan điểm của tạp chí Duy tâm Phật học, tạp chí Viên âm số 14 đã nêu lên những mục tiêu chủ yếu của sự Chấn hưng Phật giáo qua phần trả lời Phong trào Phật giáo chấn hưng của tác giả Hải Triều: “Vì sự tấn hóa của trí thức người xứ ta về mặt luận lý; vì khoa học tuy đánh đổ sự mê tín nhưng tự mình không có năng lực tạo thành hạnh phúc cho nhân loại; vì phải có một đạo lý vững vàng để làm cho khoa học phục tỉnh, để đào tạo đức tính của loài người”.


Những quan điểm trên cho thấy, vấn đề đối thoại trên diễn đàn báo chí không phải đến ngày nay mới có, mà ngay cả trong thời điểm trước đó cũng đã được các vị chủ bút, chủ biên mạnh dạn đặt ra với dư luận quần chúng, tạo thành sự tranh luận đầy lý thú trong nền văn hóa Phật giáo nói chung và báo chí Phật giáo nói riêng. Nhiều tác giả như Phan Khôi, Huỳnh Thúc Kháng cũng đã từng viết bài nói lên tâm tư tình cảm của mình và có lúc ông cũng bực mình phát biểu đăng trên Viên âm số 3, ra ngày 1.2.1934: “Các hội Phật giáo xứ ta cứ im ỉm mà chẳng làm việc gì hết”.

Phải nhìn nhận, các báo và tạp chí Phật giáo lúc bấy giờ rất khách quan và tiến bộ khi mở cuộc đối thoại ngay trên diễn đàn ngôn luận của hội mình, để mọi người Phật tử hoặc những sĩ phu đứng ngoài Phật giáo có điều kiện tham gia góp ý phát biểu, phê phán hoặc tranh luận.

Trước sự xâm nhập mạnh mẽ của văn hóa phương Tây, cụ thể là sự ảnh hưởng của nền khoa học hiện đại, những triết lý của đạo Phật thể hiện trên báo chí Phật giáo trước 1945 cũng theo xu hướng chuyển đổi từ đạo Phật cổ truyền sang khuynh hướng thích ứng với thời đại khoa học, hay nói cách khác là cổ xúy cho tinh thần “thay cũ đổi mới”. Từ đó đã làm nảy sinh ra nhiều cuộc tranh luận về tư tưởng xoay quanh vấn đề triết học và nhận thức luận Phật giáo thật sôi nổi giữa các tạp chí Phật giáo, nhằm mục đích là làm sáng tỏ tư tưởng của đạo Phật xưa cũng như nay.

Xuân Thanh trong Viên âm số 15 đã khẳng định rất rõ về tính khoa học của Phật giáo trong lòng dân tộc qua bài luận Khoa học với Phật pháp. Tác giả khẳng định: “Phật pháp chính nơi hiện trạng của sự tai nghe mắt thấy, của tâm trí loài người mà thiết thực chỉ bày những lối tu tập chơn chính, nghĩa lý cũng có, thực hành cũng có, chứng nghiệm cũng có, thiệt đủ làm cho khoa học phải khâm phục”.

Nói chung, trên diễn đàn báo chí Phật giáo lúc bấy giờ, những vấn đề thế giới quan Phật giáo được thảo luận nhiều nhất có thể nói là vấn đề quan niệm về Thượng đế, linh hồn, thế giới Cực lạc, địa ngục và về ngoại giới… Tuy nhiên, biện pháp và phương thức thể hiện khác nhau, nhiều khi họ còn tranh luận gay gắt về quan điểm của mình trên diễn đàn ngôn luận. Những cuộc tranh luận này thu hút giới trí thức Phật giáo và cả không Phật giáo tham gia trong tinh thần thẳng thắn, đối thoại. Nó có tác động lớn về tình hình sinh hoạt Phật giáo trong nước trước sự

Xem tất cả 270 trang.

Ngày đăng: 17/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí