Mảng Văn Xuôi Trên Báo Chí Phật Giáo Giai Đoạn Này Bao Gồm Các Thể Loại: Truyện Ngắn, Tiểu Thuyết, Truyện Ký, Tùy Bút V.v.. Đầu Tk.xx, Nếu Các Tác


ban vui cứu khổ cho tất cả muôn loài. Có Từ bi thì cuộc đời sẽ luôn tươi đẹp, hạnh phúc. Thanh Phương đã nhắc lại cách giáo dục này qua bài Khuyến thiện trong Đuốc tuệ số 148 - 1941:

“Hỡi các anh em đất nước nhà Đạo mầu Phật đã bảo ban ta Những điều bạo ngược nên trừ bỏ Hai chữ từ bi phải phụng thờ

Sa lối trầm luân khôn lối ngóc Lạc vòng hắc ám khó tìm ra

Trăm năm thân thế bao nhiêu đó Mà cứ say mê chẳng tỉnh à?”

Nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Phật giáo qua thơ ca trên báo chí Phật giáo trước 1945 như đã phân tích tập trung thể hiện các nội dung: lẽ vô thường, nguồn gốc khổ đau, tính thiện, tri ân báo ân… nhằm mục đích truyền giảng giáo lý Phật giáo. Những bài thơ được viết giản dị - đôi khi nôm na, thô mộc - gần gũi, quen thuộc với mọi đối tượng, mọi lứa tuổi để dễ đọc, dễ nhớ. Nhờ thế, những giáo lý cao sâu của nhà Phật dễ dàng đi vào đời sống nhân dân, để bảo lưu, gìn giữ và phát huy những phẩm chất, lối sống cao đẹp của con người Việt Nam. Cho nên nói, việc khơi lại, giữ gìn và phát huy những tư tưởng đạo đức Phật giáo qua thơ ca trên báo chí Phật giáo cũng chính là việc giữ gìn, bảo lưu truyền thống quý báu của con người và dân tộc Việt Nam. Đó cũng là sự đóng góp thiết thực có giá trị của những bài thơ và nhà thơ theo tinh thần Phật giáo.

Có lẽ lúc bấy giờ nhiều tín đồ còn chưa hiểu Phật pháp, nên báo chí Phật giáo ra đời đã có dụng ý đăng những bài thơ mang tính giáo dục nhân cách đạo đức. Điều này cũng cho thấy, cách truyền giảng, giáo dục bằng thơ ca của báo chí Phật giáo ngày nay cũng không khác gì báo chí Phật giáo xưa. Tất cả hầu như đều hướng về mục đích chung là mượn thi ca để chuyển tải giáo lý, để giáo dục chuyển hóa con người từ xấu thành tốt, từ tốt thành tốt hơn.

3.3.1.2. Mảng văn xuôi trên báo chí Phật giáo giai đoạn này bao gồm các thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện ký, tùy bút v.v.. Đầu TK.XX, nếu các tác phẩm


văn học thế tục đã có những cách tân, đổi mới cả về nội dung lẫn hình thức thì những tác phẩm văn học được sáng tác theo tinh thần Phật giáo đăng trên báo chí Phật giáo giai đoạn này cơ bản vẫn có nội dung và hình thức của hệ hình thi pháp văn học trung đại, với tư tưởng đậm chất triết lý nhà Phật.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

Tôn giáo có những vấn đề trọng yếu đối với nhân sinh, trong đó đạo lý là vấn đề quan trọng, rõ ràng và dễ thấy nhất. Nó là một phần rất quan trọng trong sinh hoạt tinh thần của nhân loại, tạo cho con người có được sức mạnh để chuyển hóa cuộc đời từ tốt thành xấu, từ khổ thành vui v.v.. Một trong những tôn giáo thể hiện rõ nét tinh thần này là Phật giáo. Đạo Phật được xem là tôn giáo mang đến lợi ích thiết thực cho con người ngay trong đời sống hiện tại.

Các tác phẩm văn xuôi trên báo chí Phật giáo thể hiện sâu sắc những tư tưởng, triết lý Phật giáo, có tác dụng giáo dục rất lớn. Thông qua những câu chuyện kể, triết lý đạo Phật được cụ thể hóa một cách sinh động và thân thuộc, tạo lòng tin cho người đọc rằng: Đạo Phật có thể an định xã hội, tịnh hóa lòng người, khiến cho người ta có đầy đủ tín tâm để sống an vui trong hiện tại và còn mang đến kết quả tốt đẹp ở tương lai, giúp cho con người có được nếp sinh hoạt hợp với đạo lý.

Văn học và Phật học trên báo chí Phật giáo Việt Nam trước năm 1945 - 21

Những giá trị tư tưởng đạo đức cao đẹp của Phật giáo đã được các nhà văn khẳng định qua những sáng tác của họ và đã được đăng rộng rãi trên báo chí Phật giáo. Những tác phẩm văn học mang ý nghĩa đó bao gồm nhiều thể loại của văn xuôi, nhưng chiếm đa số là thể loại tiểu thuyết ngắn. Dưới đây, chúng tôi lược thuật một số tiểu thuyết tiêu biểu thể hiện nội dung giáo dục tư tưởng đạo đức Phật giáo khá toàn vẹn trên báo chí Phật giáo trước 1945.

Tác phẩm Tu là cội phước, tình là dây oan của Liên Tôn đăng trong Từ bi âm số 3 là một tiểu thuyết ngắn. Câu chuyện xảy ra vào đời nhà Đường, niên hiệu Nguyên Hòa, xứ Hiệp Hữu, có một người con gái tên Quỳnh Liên, xuân xanh xấp xỉ đến tuổi cập kê, sắc nước hương trời. Các chàng trai nhìn thấy nàng đều ngày đêm mơ tưởng, nhờ người mai mối, mong được kết duyên cùng nàng. Nhưng nàng đã ra điều kiện với các chàng trai rằng, trong một đêm nếu ai học thuộc phẩm Phổ Môn trong kinh Pháp Hoa thì nàng đồng ý gửi thân cho chàng trai đó.


Sáng hôm sau, đã có hai mươi người học thuộc phẩm Phổ Môn. Nhưng nàng tiếp tục ra điều kiện, nếu ngày mai ai học thuộc bộ kinh Kim Cang thì nàng đồng ý làm vợ. Hôm sau lại có được mười người học thuộc. Nàng phải ra điều kiện tiếp rằng, ai thuộc hết bảy quyển kinh Pháp Hoa trong ba ngày ba đêm thì người đó sẽ là duyên tiền định của nàng. Tưởng là không có ai, đâu ngờ đã có chàng Mã Sanh học thông suốt kinh Pháp Hoa. Thế nên nàng phải đồng ý kết duyên cùng chàng. Nhưng ngay trong đêm tân hôn, nàng đã lìa trần, khiến chàng Mã Sanh mê mẩn tinh thần, khổ sầu vô độ, muốn chết cùng nàng.

Sau đó có vị Hòa thượng đến gặp Mã Sanh hỏi thăm sự tình và nói cho chàng biết rằng nàng Quỳnh Liên chính là do ngài Quán Thế Âm Bồ tát hóa hiện ra, để cứu độ chúng sinh. Đồng thời khuyên chàng cùng mọi người hãy hồi tâm hướng thiện, sám hối những tội lỗi trước. Nói xong Hòa thượng biến mất. Từ đó về sau, người dân trong xứ Hiệp Hữu vì thấy được sự linh hiển ấy, nên ai ai cũng thờ Phật ngày càng đông và nơi ấy trở thành đô hội của Phật giáo.

Tiểu thuyết Duyên trước tình sau của Chánh Niệm trong tạp chí Từ bi âm số 5, nội dung nói về đôi trai tài gái sắc là chàng Vương Hi và nàng Thiều Hoa, là gái Nam Giang và trai Đông Sàng rất xứng đôi vừa lứa. Họ vừa kết hôn, mừng vui chưa trọn vẹn thì cha mẹ của Thiều Hoa đều lìa trần. Việc tang chế của cha mẹ nàng Thiều Hoa vừa xong thì mẹ của Vương Hi cũng tiếp nối ra đi.

Trước tình cảnh đau thương đó, Vương Hi mới rõ thấu triết lý vô thường sanh, lão, bệnh, tử của đạo Phật, nên chàng lìa bỏ tất cả vào núi ẩn tu. Sau đó Thiều Hoa cũng phát tâm xuất gia. Mỗi người mỗi nơi chuyên lo tu trì và cả hai đều chứng được đạo quả an vui, giải thoát.

Tiểu thuyết Hiếu nghĩa cảm Phật của Liên Tôn đăng trên tạp chí Từ bi âm số 7, xoay quanh nhân vật chàng thanh niên tên là Phan Quý, là một người con trai rất hiếu kính với mẹ. Phan Quý vâng theo lời mẹ, ngày ngày chàng đều mua hương lên chùa để cúng Quán Thế Âm Bồ tát. Nhân duyên một ngày nọ lên chùa, chàng đã gặp và cảm thương nàng Bích Hà. Cả hai người cùng thề non hẹn biển với nhau. Nhưng vì hoàn cảnh gia đình, chàng vâng lời mẹ đi xa để thăm người cậu. Chẳng may gia đình cậu không còn, từ đó chàng không có kinh phí để về nhà với mẹ.


Chàng bèn tìm cách đi dạy học kiếm sống và được dân làng ở đấy xây nhà cho chàng ở dạy học. Sau đó có một bà lão muốn bán mình để làm mẹ, chàng đồng ý mua bà về làm mẹ và chăm sóc cho bà chu đáo mọi bề.

Về phần nàng Bích Hà, sau khi hẹn ước với chàng trở về, thời gian sau thì cha nàng qua đời, nhiều chàng trai có ý muốn cưới nàng làm vợ, nhưng nàng đều từ chối. Người bác của nàng vì tham tiền của nên đã giúp cho kẻ gian bắt cóc nàng. Nhờ có người giúp, đã đưa nàng đến gặp Phan Quý. Mẹ của chàng sau nhiều ngày nhớ thương, buồn khổ, chiến tranh loạn lạc, cũng nhờ có người giúp đỡ, đưa bà đến tại nhà Phan Quý. Thế là gia đình cả ba người được gặp nhau. Phan Quý và Bích Hà nên duyên chồng vợ, sống đời hạnh phúc bên mẹ. Mẹ Phan Quý nằm mơ mới biết ra người giúp cho hai mẹ con chính là hóa thân của Bồ tát Quán Thế Âm. Nhờ lòng hiếu thảo của Phan Quý và tâm tín ngưỡng của bà, đã cảm đến lòng Từ của Bồ tát nên Ngài mới ra tay cứu giúp. Từ đó họ càng tín tâm với Phật pháp và hết lòng làm điều tốt, giúp đỡ muôn người.

Truyện Đốt đuốc ban ngày của Viên Quang đăng trên Đuốc tuệ số 169-170, nói về ông Phạm Chí trí tuệ rộng sâu, thông suốt nhiều kinh sách, không có gì là không biết và ông luôn tự khen là không có ai sánh bằng mình. Một hôm giữa ban ngày, ông cầm đuốc đi vào trong thành, đã làm cho mọi người chê bai ông ngu dốt. Từ câu chuyện, tác giả đã nhấn mạnh trên thế gian, cũng có lắm kẻ như anh mù cầm đuốc, tự mình chưa tỏ lại còn dám ngông nghênh với người khác. Chưa hiểu đã nói là hiểu, chưa đáng ngôi cao đã tự tôn, như thế có khác nào một anh mán trong rừng xanh, tưởng mình tài giỏi hơn hết mọi người. Nào có biết đâu, trên đời vẫn còn những bậc siêu phàm xuất chúng mà họ chưa từng gặp. Hiểu như vậy để tự thức tỉnh mình mà dập tắt tính kiêu ngạo và sự tu đạo của ta mới mong có ngày thành tựu. Tác giả kết thúc truyện bằng câu phương ngôn rất ý nghĩa:

“Ở nhà nhất mẹ nhì con

Ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta”.


Tiểu thuyết Thế cũng là “ngộ đạo” của Đ.N.T đăng trên Đuốc tuệ số 65, nói về anh chàng thợ may vốn tên Đức, không biết quê quán ở đâu, chỉ biết là mười lăm năm trước, có một người đàn bà góa đưa hai đứa con mồ côi là Đức và em gái đến


ngụ ở phố Tân Ninh. Mẹ của Đức hiền lành, có hàng vải để buôn bán tảo tần nuôi Đức đi học. Đức với Tâm, con gái ông Hàn Phú và em trai cô là cậu Thọ cùng học trường Kiêm Bị, huyện Tân An. Đức, Tâm và Thọ là ba trang đồng sinh có tài, có hạnh, được thầy giáo và các bạn học ai cũng yêu quý.

Sau đó, Tâm thôi học, còn Đức và Thọ đều đỗ được bằng sơ đẳng Pháp - Việt. Thọ và Đức lên Hà Nội học. Học được non hai năm thì mẹ Đức hết vốn, vừa gặp lúc kinh tế khó khăn, mẹ Đức lo quá nên bị ốm nặng. Đức đành phải chôn sâu chí khí hiếu học của đời thanh niên mà về quê lo việc gia đình. Đức xin làm công cho hiệu may gần nhà để kiếm tiền lo thuốc thang cho mẹ. Đức nổi tiếng là thợ may khéo tay, nên gia đình nhờ đó mà no ấm. Sau đó, Đức mua được máy may trả tiền góp và mở cửa hàng riêng. Tuy phải bỏ học vì gia cảnh nghèo, nhưng Đức vẫn không quên thú đèn sách, mỗi ngày dù bận đến đâu cũng dành thời gian đọc sách và tập viết văn quốc ngữ. Mỗi lần Thọ về thăm quê, đều đến nhà Đức. Thấy sự học của Đức tiến bộ khác thường nên Thọ rất lấy làm lạ và kính phục. Vì biết nhau từ nhỏ, lại thấy Đức là một thiếu niên có chí khí, có hiếu nghĩa, có tài học rộng như thế, nên chị em của Tâm càng kính trọng vô cùng. Đức vì tự nghĩ mình gia cảnh nghèo hèn nên không dám ngỏ lời với Tâm. Lúc bấy giờ, ông Hàn đang nhất quyết ép Tâm phải lấy cậu con quan trên tỉnh, nhưng Tâm không chịu. Nhờ Thọ là người am hiểu triết lý đạo Phật, nên nhân lúc ông Hàn gọi Tâm và Thọ để bàn việc nhà, Thọ đã nói lên mong muốn của Tâm và thuyết phục được cha mình bỏ đi thành kiến giàu nghèo qua thuyết bình đẳng của đạo Phật. Người cha đã nghe và tin theo lời Phật dạy, nên đã thay đổi lối tư duy xưa cũ. Từ đó mới có chuyện đám cưới giữa Tâm và Đức và việc này đã tạo sự ngạc nhiên lớn đối với quần chúng, xóm làng. Câu chuyện trên chỉ ra rằng nhờ có sự xuất hiện của đạo Phật với tinh thần từ bi bình đẳng đã xoa dịu bớt những nỗi khổ đau của biết bao thế hệ con người.

Nội dung những tác phẩm trên cho thấy công danh, tài sắc, lợi lộc hay tình ái… chỉ là phù du, là vô thường biến đổi, là mây khói bay qua mắt, vì con người sinh ra không đem gì theo, chết rồi cũng không mang gì đi cùng được. Do đó, nhà Phật khuyên con người không nên tham luyến quá mức, mong cầu quá độ để phải chuốc lấy khổ sầu, mọi hạnh phúc thế gian chỉ là tạm bợ mà thôi. Duy có sự tu


phước tu huệ, sống có hiếu nghĩa, đạo đức thì mới có được bình an, hạnh phúc. Hơn thế nữa là biết tránh xa danh lợi, tình ái mà chọn đời sống thoát tục thì sẽ có được hạnh phúc lâu bền hơn.

Với nội dung đơn giản, quen thuộc như truyện cổ tích, các tiểu thuyết Phật giáo trên đã thể hiện khá sinh động và sâu sắc những tư tưởng đạo đức của giáo lý nhà Phật. Những tác phẩm này là sự kế thừa và kết hợp một cách khá nhuần nhuyễn giữa triết lý dân gian và triết lý Phật giáo. Điều này giúp các tác phẩm dễ đi vào lòng quần chúng và gắn kết với đời sống nhân dân như những câu ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích được truyền kể bao đời. Từ đó những tư tưởng đạo đức Phật giáo được truyền giảng, tạo nên nếp sống từ tâm trong mỗi người dân Việt Nam. Đây cũng là đóng góp thiết thực của những tác phẩm văn học trên báo chí Phật giáo trước 1945, nhằm phục hưng và lưu giữ những giá trị truyền thống tốt đẹp, tạo nên sức mạnh của dân tộc chống lại sự xâm lăng của ngoại bang.

3.3.2. Thể hiện tinh thần dân tộc


Từ khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam thì tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương đất nước và lòng từ bi của nhà Phật đã được dung hòa với nhau. Phật giáo tiếp xúc với nền văn hóa bản địa đã thể hiện đúng tinh thần dung thông đầy ý nghĩa của mình. Nhờ tinh thần này, đạo Phật đã sử dụng các dữ liệu tích cực của văn hóa và tôn giáo dân gian để góp phần xây dựng và phát huy nền văn hóa dân tộc. Nhiều thế hệ thiền sư và Phật tử vừa kính đạo, vừa yêu nước đã đóng góp công sức rất lớn cho quá trình duy trì và giữ vững nền hòa bình, độc lập của dân tộc.

Thuyết “Tứ ân” (ân Tổ quốc, ân đồng bào, ân cha mẹ, ân thầy tổ) mà báo chí Phật giáo giai đoạn nửa đầu TK.XX nhiều lần nhắc đến đã thể hiện rất có ý nghĩa, đặc biệt là ân Tổ quốc của Phật giáo đã hòa quyện với tín ngưỡng “thành hoàng”, làm cho tinh thần yêu nước và lòng nhân từ của Phật giáo ngày càng gắn kết. Đồng thời còn giúp cho đất nước Việt Nam vượt qua được những phong ba bão táp, sẵn sàng đối đầu với các thế lực xâm lược, bảo vệ biên cương bờ cõi, giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ đất nước.


3.3.2.1. Thơ văn trên báo Phật giáo giai đoạn trước 1945 cho ta thấy rõ nét tinh thần gắn kết của Phật giáo với dân tộc. Nhiều tác phẩm thơ, văn xuôi của những nhà văn, nhà thơ có tín tâm với Phật giáo đã chứa đựng tư tưởng yêu quê hương, vì đất nước rất cụ thể và mang tính thiết thực.

Tinh thần yêu nước của người phụ nữ Việt Nam được thể hiện phong phú và đa dạng. Có người thì can đảm xông pha nơi trận mạc để chiến đấu với quân thù, có người thì bền chí hy sinh, trợ duyên và khuyên nhủ chồng phải biết sống hết lòng cho Tổ quốc, phải kiên cường chiến đấu, dũng cảm hy sinh để mang lại hòa bình, ấm no cho dân tộc… Những sự hy sinh của người phụ nữ vì Tổ quốc ấy vẫn luôn tỏa sáng trong lòng dân tộc. Trên tạp chí Quan âm số 26, tác giả Vương Linh đã đăng bài thơ Vì lý tưởng để ca ngợi tinh thần yêu nước của người phụ nữ Việt Nam:

“Vì lý tưởng chàng đi không trở lại Thiếp năm chờ tháng đợi biết bao công... Chàng hỡi, kẻ anh hùng đừng thối chí, Dẫu trăm lần thất bại, nản đừng nên Thiếp nguyện xin già làm kẻ vô duyên, Nhưng được thấy chàng trở nên “Đại sĩ.”

T.B thì bày tỏ cảm xúc của mình về Cảnh đền Kiếp Bạc trong Quan âm tạp chí số 24, vừa mang tính thiêng liêng vừa mang âm hưởng thoát tục. Có lẽ đây là sự hòa nhịp giữa việc thể hiện lòng tri ân những anh hùng chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc với ân quốc gia của Phật giáo (một trong Tứ ân):

“Trời đất dành riêng một miếu đường Đời đời khánh niệm đức Trần Vương Chuông Tào, mõ Đẩu khêu hồn tục

Rừng cấm, giếng rồng ẩn bóng dương...”.


Biết bao nhiêu thế hệ đi sau, là những người cũng mang tâm hồn lớn, tâm hồn yêu dân tộc Việt Nam đã bày tỏ nỗi lòng nhớ ơn những anh hùng chiến sĩ đã vì Tổ quốc hy sinh. Mỗi lời tâm sự là lời nhắc nhở, hun đúc thêm ý chí cho những người hiện tại biết hướng về đất nước, vì sự an nguy của cả dân tộc mà tiếp nối tinh


thần anh dũng chiến đấu của mình. Chúng ta có thể đọc những lời tâm sự tha thiết này trong Quan âm tạp chí số 28, qua bài Viếng mồ chiến sĩ của K.H:

“Tôi là một thanh niên Nam Việt Đứng trước mồ thảm thiết bi ai!...

Hỡi những người bạn đem thân ra trận Chỉ mong sao rửa hận mới nghe

Tài trai gặp lúc đang thì

Dẫu thân tan nát cũng vì nước non... Lòng quyết thắng giục người chiến sĩ Vì quốc dân chẳng nghĩ đến nhà

Dù rằng vợ trẻ, mẹ già

Tạm quên, quên để bước ra chiến trường...”


Bên cạnh đó còn có Ban Đồng sinh chi hội Hải Phòng đã dâng lời tưởng niệm lúc Viếng tướng sĩ trận vong và đặc biệt bài này được đọc tại chùa Dư Hàng ngày 2.11.1937, Đuốc tuệ số 74 - 1937 ghi lại rất xúc động. Bài ai điếu đã nhấn mạnh sự hy sinh cao cả vì Tổ quốc của những anh hùng dân tộc và bày tỏ lòng biết ơn vô hạn, lòng thương xót của thế hệ trẻ ngày nay khi nghĩ về công lao, sự hy sinh của các chiến sĩ. Họ xem đó là tấm gương soi sáng để tiếp tục sự nghiệp vì độc lập dân tộc. Cụ thể là họ đã thực hiện nghi thức Phật giáo, làm lễ kỳ siêu, cầu nguyện cho những linh hồn chiến sĩ được siêu thoát luân hồi, không bị cô đơn vất vưởng trong những chốn tối tăm, lạnh lẽo:

“Ngày nay kỷ niệm Nhớ đức ghi công… Địa phương Phật giáo Phụng lệnh quan trên Đồng sinh chúc tụng Vạn cổ anh phong

Tướng sĩ trận vong Vì dân vì nước Gặp có giặc thù

Xem tất cả 270 trang.

Ngày đăng: 17/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí