Nghệ Thuật Xây Dựng Tính Cách Nhân Vật


Với mục đích truyền bá Phật pháp nên những bài thơ được thể hiện trên báo chí Phật giáo giai đoạn trước 1945 đậm đà tình dân tộc và đều chứa đựng những tư tưởng, triết lý Phật giáo. Hầu như các tác giả dùng những cách nói, lối nói rất gần gũi với cuộc sống, tuy nhiên sắc thái biểu cảm chưa được phong phú. Ngôn ngữ thơ bình dị và được sử dụng linh hoạt nên dễ đi vào lòng người. Những phương tiện đó góp phần đắc lực giúp chuyển tải những giáo lý cao sâu của nhà Phật đến với nhân dân.

Các nhà thơ cũng đã có những sáng tạo trong ngôn ngữ, biết kết hợp giữa thực và ảo, đồng thời vận dụng từ ngữ trừu tượng trong triết lý của Phật giáo để tạo ra những câu thơ, hình tượng thơ giàu ý nghĩa và có giá trị biểu tượng, biểu cảm cao. Tâm Bình đã cho thấy điều này qua bài Chơi núi Thiên Thai đăng trên Viên âm số 8:

“Vô minh giấc mộng nay vừa tỉnh Ngồi đợi trăng lên, gió bốn bề.”

Có những bài thơ dùng ngôn ngữ bình dị, mộc mạc, vừa như lời giao kết, lại vừa như một lời khuyên nhủ nhẹ nhàng: Trần thế còn nhiều gian khổ, chỉ có nhận chân được bản chất của cuộc đời mà bỏ đi mọi ái nhiễm, tham lam, ích kỷ… trong lòng thì đời sống mới bình an, thanh thoát hơn. Như Giác Nhiên thể hiện trong bài Con thuyền bể khổ trên tạp chí Từ bi âm số 2:

“Bể khổ thuyền ai đắm sự đời Trải bao sóng gió nghĩ thương ôi Người đời mê mộng gây sầu não Nước mắt đầy hơn nước bể khơi.”

Tác giả đã dùng biện pháp tu từ ẩn dụ, mượn hình ảnh “bể khổ” và “thuyền” để ví cho cuộc đời và con người. Con người là chiếc thuyền cứ mãi lênh đênh trong biển đời đau khổ mà không sao thoát khỏi được. Từ đó, tác giả tiếp tục sử dụng biện pháp tu từ so sánh, để ví “nước mắt” con người còn nhiều hơn cả biển khơi. Với những từ ngữ bình dị, gần gũi với ngôn ngữ trong dân gian: bể khổ, sóng gió, nước mắt, bể khơi… bài thơ thất ngôn Đường luật của tác giả Giác Nhiên đã không còn là


thứ văn chương điển phạm, cao quý nữa mà như được tác giả dân gian sáng tác nên, lời thơ gần gũi với cuộc sống và con người.

Có thể nói, nghệ thuật dùng ngôn từ, hình ảnh ẩn dụ, so sánh của Giác Nhiên không có gì mới nhưng đã cho người đọc sự liên tưởng rộng, khiến người đọc cảm nhận được triết lý của đạo Phật chứa đựng trong bài thơ và qua đó, tác giả cũng dễ dàng bộc lộ lòng thương cảm sâu lắng, tha thiết hơn của mình đối với muôn người.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

Với cách dùng ngôn ngữ, hình ảnh ẩn dụ, so sánh đó, những tác giả khác cũng thể hiện được triết lý cao sâu của nhà Phật. Như Diệu Không đã so sánh, ví tất cả sự vật trên đời chỉ là giấc mộng, tức là tác giả đã trừu tượng hóa các sự vật thành một giấc mộng và điều này đã giúp cho người đọc dễ dàng hiểu được bản chất của muôn sự vật là không tồn tại lâu dài:

“Cả thế sự như in giấc mộng

Văn học và Phật học trên báo chí Phật giáo Việt Nam trước năm 1945 - 24

Khuất lần theo với bóng tà dương.”


Ở đây, tác giả đã dùng ngôn từ hình tượng để diễn tả sự vật và chính sự diễn tả ấy đã làm cho lời thơ hàm chứa nhiều ý nghĩa hơn. Ngoài ra, tác giả còn vừa trừu tượng hóa vừa cụ thể hóa muôn vật. Mới đưa cảnh vật vào giấc mộng thì liền trở về cụ thể hóa sự vật như “bóng tà dương”. Dù bóng tà dương hay giấc mộng cũng đều không bền vững, nhưng là hai trạng thái khác nhau, một bên có hình tướng và một bên không có hình tướng. Nhờ nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ hình tượng của tác giả ở hai câu thơ này đã nói lên ý nghĩa về sự vận hành của vạn vật.

Hai câu thơ với nghệ thuật diễn tả không có gì đặc sắc nhưng qua ngôn ngữ hình tượng của nhà Phật đã gợi cho người đọc những chiêm nghiệm về thế sự nổi trôi.

Tâm Bình với bài thơ Chơi núi Thiên Thai đăng trong Viên âm số 8 cũng cho ta thấy rõ cuộc đời giả tạm bằng những ngôn ngữ thiết thực, đồng thời tác giả còn sử dụng điển tích để nói đến sự vinh hoa phú quý ở đời:

“Thấy cuộc thua hơn đôi nấm đất Thương đời danh lợi một nồi kê.”


Biết bao nhiêu cuộc tranh đấu hơn thua của con người, bao nhiêu danh vọng trong đời người nhưng được tác giả dùng phép tu từ so sánh, cô đọng lại chỉ bằng hình tượng “đôi nấm đất” và “một nồi kê”. Hình ảnh “một nồi kê” là tác giả đã vận dụng điển tích “Giấc mộng kê vàng” để chỉ sự phú quý vinh hoa chẳng khác nào một giấc mộng. Như vậy, qua hai câu thơ đó, chúng ta hiểu được ý tác giả muốn cho con người thấy tất cả danh vọng, hơn thua trong đời dù có tốt xấu thế nào, nhưng chung cuộc vẫn trở thành cát bụi, không có gì bền vững mãi mãi.

Bài thơ Biết huyễn phải tìm chơn của Bích Phong đăng trong Từ bi âm số 21 cũng cho ta thấy lẽ vô thường của cuộc đời qua nghệ thuật sử dụng ngôn từ rất đời thường của tác giả. Bích Phong đã dùng phép so sánh ví sự giàu sang của con người như “chòm mây bạc”, ví sự sống chết của con người như “khắc trống canh”:

“Giàu sang chẳng khác chòm mây bạc Sống thác chưa đầy khắc trống canh.”

Hai hình ảnh so sánh ở hai câu thơ cho thấy tác giả đã chuyển từ quan sát bằng thị giác sang cảm nhận bằng thính giác, tức là mới đưa chúng ta đi quan sát chòm mây, lại nhanh chóng kéo ta về nghe tiếng trống canh thâu. Điều này chứng tỏ tác giả đã sử dụng ngôn ngữ gợi sự liên tưởng và tạo hình tượng có phần nhạy bén.

Không những thế, sa môn Bảo Giám trong Tiếng chuông sớm số 1, bằng phép tu từ ẩn dụ cũng đã chỉ cho con người thấy rõ cõi chúng ta đang sống chỉ là cõi tạm bợ:

“Liễu rủ nhau về quê Tịnh độ

Thôi đừng ham trọ quán Sa bà.”


Cái hay của Bảo Giám là đã lồng ghép được ngôn ngữ Phật giáo vào trong câu thơ với những từ “quê Tịnh độ”, “quán Sa bà”. Nhờ điều này, tác giả đã nhấn mạnh cho ta thấy cõi đời con người đang sống chỉ là quán trọ và lúc chúng ta đang sống là lúc tạm nghỉ chân thôi, không phải là cõi sống vĩnh hằng. Cho nên, chúng ta đừng tham đắm vào cõi đời và đừng cố bám víu vào nó, vì càng bám víu sẽ càng khổ đau. Chỉ có cảnh sống Tịnh độ, nơi an lành, thanh tịnh mới là quê hương đích


thực của con người. Tác giả là người biết vận dụng từ ngữ Phật giáo và hình tượng chân thực, gần gũi để tạo nên câu thơ có tính nghệ thuật.

Cùng với lối dùng từ cụ thể hóa này, Nguyễn Thiện Chính cũng đã tạo nên hai câu thơ bình dị:

“Điều lành là báu ta nên chuộng Nếm thử mà xem vị ngọt ngon.”

“Điều lành” là không có hình tướng, không màu sắc, mùi vị, không thể nếm, ngửi hay đụng chạm được, nhưng tác giả đã biết dùng phép tu từ cụ thể hóa để biến vật trừu tượng thành vật có hình, có mùi vị. Rất thú vị ở chỗ là tác giả đã giúp con người nếm được hương vị ngon ngọt của điều lành, điều tốt. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ trong thơ của tác giả đã tạo cho con người cảm giác như bước từ bóng tối ra ánh sáng và thế là trước mắt họ, cả một bầu trời trong xanh, mát mẻ hiện ra thật hấp dẫn và ấn tượng.

Ngoài ra, có những tác giả đã biết dùng ngôn ngữ giàu tính họa, tính nhạc, tức là vừa giàu hình ảnh, sắc màu lại còn vừa giàu nhạc điệu, như Thanh Bảo đã diễn tả:

“Phá sạch rừng mê vào chính ngộ Xé tan lưới kiến rõ chân như.”

Hay như T.B viết:


“Chuông Tào, mõ Đẩu khêu hồn tục Rừng cấm, giếng rồng ẩn bóng dương.”

Hoặc như Huyền Am ngân nga:


“Suối bạc kêu vang ngàn trượng đá Non xanh lên thấu mấy tầng mây Đàn chim như niệm câu kinh Phật Ngọn gió xa đưa tiếng kệ Thầy.”

Ngôn ngữ những câu thơ trên đơn giản, gần gũi, hình tượng thơ thường là những hình ảnh được lồng ghép giữa hình tượng trong ngôn từ Phật giáo và ngôn từ


dân gian, khiến các câu thơ không nặng tính điển phạm của thơ cổ. Nhờ sự kết hợp hình ảnh ngôn ngữ như thế mà tính nhạc trong câu thơ mang đậm tính nhạc của các thể thơ dân gian hơn, tạo nên sự gần gũi dễ hiểu cho đông đảo quần chúng khi tìm hiểu giáo lý nhà Phật. Hình ảnh trong câu thơ là những hình ảnh gần gũi với cuộc sống thường ngày của con người, nhưng cũng không vì thế mà câu thơ mất đi tính hình tượng. Bởi chính những hình ảnh đó tạo nên tính hình tượng của câu thơ mang hơi thở và cuộc sống của con người Việt Nam, truyền tải những giáo lý thâm sâu của nhà Phật vào cuộc sống dân gian từ chính những hình tượng thân thương gần gũi này.

Qua các biện pháp tu từ: so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, tượng trưng… các nhà thơ tạo nên những câu thơ giàu hình tượng, tính họa, tính nhạc khiến người đọc cảm thấy như nhịp sống của cuộc đời đang an lành trước cảnh thiền môn, đưa con người trở về với tâm thanh thản trong chính cuộc sống của mình. Đó cũng là những đóng góp bước đầu của ngôn ngữ thơ ca trên báo chí Phật giáo trước 1945: đưa thơ ca và ngôn từ của nó lại gần với cuộc sống của nhân dân và đi vào đời sống nhân dân.

Dòng văn học Thiền tông thế kỷ X - XIV, mà tiêu biểu là thơ Thiền Lý - Trần đã khắc họa rất rõ nét hình tượng con người thâm ngộ triết lý Phật giáo. Con người là yếu tố đầu tiên và có thể nói là hình ảnh chủ đạo trong thơ ca. Đến với thơ Thiền, hình tượng con người được khám phá đầy bất ngờ và thú vị qua những bức tranh về cuộc sống. Những tác phẩm như Cáo tật thị chúng (Mãn Giác), Ngư nhàn (Dương Không Lộ), Thị đệ tử (Vạn Hạnh),... đã gửi gắm những quan điểm triết học, nhân sinh quan và cái nhìn tinh tế, mĩ lệ về xã hội nói chung và con người đương đại nói riêng. Nhờ thấm nhuần tư tưởng triết lý Phật giáo mà đa số các tác giả thơ Thiền đều có chung quan niệm về con người, về sự hiện hữu - sinh diệt của đời người. Họ cho rằng thân người được cấu thành và tồn tại bởi tứ đại và ngũ uẩn, nó duyên sinh, vô ngã. Sự biến đổi vô thường là bản chất của cuộc sống con người với đầy đủ các giai đoạn sống, từ tuổi ấu thơ, trưởng thành rồi đến già yếu và chết đi để tiếp tục một cuộc đời mới, một kiếp sống mới. Cho nên có người cho rằng, thân con người sống ở đời và chết đi trong đời cũng như chiếc áo, cũ tất phải thay, không có


gì phải hoang mang, sợ hãi. Điều này đã được các thiền sư nhắc đến rất nhiều, như một lời cảnh báo đối với những người đang sống trong dòng đời biến diệt.

Kế thừa được tư tưởng, triết lý về hình ảnh thân người giả tạm từ thơ thiền, Thanh Tâm cũng đã thể hiện được bài thơ Khuyên tu trên Viên âm số 8. Tuy tác giả chưa tạo ra được những ngôn ngữ thơ đặc sắc như thơ thiền, nhưng với cách dùng ngôn ngữ bình dị đã diễn tả được phần nào sự vô thường, giả huyễn của thân người:

“Trăm năm trong cõi người ta

Tấm thân mỏng mảnh suy ra có gì…”


Qua đó, với lối dùng ngôn ngữ chân chất, Trí Hải với bài thơ Có thân cần phải tu đăng trên Đuốc tuệ số 68, cũng đã tỏ ra rất lạc quan khi nhìn thấu sự vô thường, giả hợp của thân người:

“Nghĩ thân mà lại bật cười

Hỏi mày sinh ở cõi đời chi đây?”


Trên Từ bi âm số 26, HT. Bích Liên với lối dùng ngôn ngữ đời thường cũng đã khẳng khái chỉ cho con người thấy rõ những ô uế, giả tạm trong thân người với tinh thần tự tại:

“Người sanh trong cõi hồng trần Ai ai đều cũng có thân đó mà Đem trong thân ấy kể ra

Xương, da, máu, thịt, ruột già, ruột non.”


Những câu thơ trên cho chúng ta thấy, các tác giả cũng đã thể hiện được triết lý Phật giáo trong nghệ thuật xây dựng hình tượng con người, tuy nhiên chất lượng nghệ thuật chưa cao. Do đó, nếu nói về giá trị nghệ thuật sử dụng ngôn từ của thơ văn trên báo chí Phật giáo trước 1945 thì quả thật chưa đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của độc giả. Tuy nhiên, với ngôn từ cô đọng, giản dị, các nhà thơ cũng đã vẽ lên được bức tranh hiện thực về con người, khiến cho người đọc có cảm giác như đang đối diện với cảnh thực và cảm thụ được tư tưởng gửi gắm của các nhà thơ.

Nhìn chung, nét đặc trưng trong phong cách nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của những bài thơ đã thể hiện trên báo chí Phật giáo lúc bấy giờ là giản dị, chân thật,


mang đậm màu sắc triết lý Phật giáo. Qua đó ta thấy khả năng sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật của các nhà thơ luôn thể hiện được sự kết hợp giữa đạo và đời. Thế giới nội tâm của các nhà thơ không chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa của từ ngữ mà bằng cả âm thanh, nhịp điệu và hình tượng của những từ ngữ ấy. Mỗi từ mỗi câu được các nhà thơ diễn tả đúng như những gì mà họ nhìn thấy và cảm nhận là sự vang vọng từ tâm hồn thi nhân, điều đó cho thấy họ đã biểu hiện được sự tập trung tính hàm súc của ngôn ngữ.

Nói tóm lại, những trang thơ trên báo chí Phật giáo hầu như xoay quanh các chủ đề tu tập theo chính pháp và nêu lên triết lý sống theo con đường cao thượng, sống tốt đẹp, mang lợi ích cho mình, cho người và cho cả dân tộc. Điều đó góp phần không nhỏ trong công cuộc đem đạo vào đời và ngầm nhen nhúm tinh thần bảo vệ, giữ gìn bờ cõi quê hương đất nước. Hầu như những dòng thơ đó được ra đời từ những người học Phật và nhằm mục đích để minh họa, truyền tải triết lý Phật giáo mà không đặt nặng vấn đề cách tân nghệ thuật. Cho nên, dù giá trị nghệ thuật chưa cao, chưa mang đến cho người đọc những rung động thẩm mỹ trong thơ ca, nhưng mỗi lời, mỗi ý, mỗi hình tượng và cả giọng điệu diễn tả đều mang tính chân thành, chân chất, trong sáng và gần gũi với đời sống hằng ngày của con người.

3.4.2. Giá trị nghệ thuật của văn xuôi


Những đổi mới trong văn xuôi chính là sự cách tân trong nghệ thuật biểu hiện. Tìm hiểu giá trị nghệ thuật của truyện ký, truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút trên báo chí Phật giáo trước 1945, trong chừng mực nào đó sẽ góp phần cho chúng ta thấy cái nhìn toàn diện và sâu sắc về sự cách tân trong văn học Việt Nam khi chuyển từ hệ hình văn học trung đại sang hệ hình văn học hiện đại. Đặc biệt là những sự thay đổi trong nghệ thuật xây ật cũng như kết cấu và ngôn ngữ tác phẩm. Ngoài ra, việc tìm hiểu này có thể sẽ ít nhiều góp phần vào việc nghiên cứu văn học trong giai đoạn giao thời ở nước ta.

3.4.2.1. Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật


Nhân vật là hình thức cơ bản để miêu tả, chuyển tải hình tượng con người đi vào văn chương. Tìm hiểu giá trị nghệ thuật xây dựng ngoại hình và tâm lý nhân vật


có thể giúp ta nắm bắt được tư tưởng của nhà văn, bởi nhân vật là yếu tố để nhà văn bộc lộ chủ đề, tư tưởng của tác phẩm. Đồng thời qua nhân vật, nhà văn muốn bày tỏ những quan niệm, suy tư trăn trở của mình trước thế sự, trước cuộc đời, để từ đó giúp chúng ta nhận ra nhân sinh quan của thời đại mà nhà văn đang sống.

Qua việc tìm hiểu những tiểu thuyết, truyện ngắn trên báo chí Phật giáo trước 1945, ta có thể thấy hầu như các tác giả đều có chung một điểm về phong cách xây dựng ngoại hình nhân vật. Tác giả nào cũng xây dựng nhân vật theo quan niệm “thiện” và “ác”. Đây là sự tiếp nối của văn học truyền thống khi nhà văn xây dựng những nhân vật theo quan niệm “bao” và “biếm”.

Cô gái tên Quỳnh Liên trong tiểu thuyết Tu là cội phước, tình là dây oan, đã được tác giả dùng những từ ngữ xây dựng ngoại hình theo quan niệm truyền thống

trưng khi so sánh với nét đẹp của thiên nhiên: “Xuân xanh xấp xỉ vừa tuần cập kê, dung mạo đoan trang, phong tư yểu điệu, mắt ngời sóng biếc, mày uốn vòng nga, nước tóc pha mây, màu da ánh tuyết, thật là một vị tuyệt sắc trên đời, tưởng lại các hàng tiên nữ trong cung quỳnh, điện quế cũng không thể sánh cho được”.

Cũng với cách xây dựng ngoại hình nhân vật như vậy, tác giả Chánh Niệm trong tiểu thuyết Duyên trước tình sau đã khiến cho người đọc không khỏi ngơ ngẩn trước sắc đẹp của nàng Thiều Hoa: “Hai ông bà sanh một gái tên là Thiều Hoa, tuổi vừa mười tám, dung mạo phương phi, mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da, mày tầm mắt phụng, miệng cười như hoa mùa xuân, thiệt là sắc nước hương trời, trên đời có một, dưới thế không hai”.

Với tiểu thuyết Hiếu nghĩa cảm Phật, Liên Tôn dẫu có chút thực tế ngay từ lối miêu tả ban đầu, nhưng rồi tác giả cũng mượn cách ẩn dụ bóng bẩy của thơ, văn vần để nhấn mạnh vẻ đẹp ngoại hình của nhân vật mình muốn đề cập: Một bữa kia, Phan Quí đến chùa thắp hương cúng nguyện, mới bước ra thì chợt thấy một nàng ước độ tròn trăng, dung nhan đẹp đẽ, tay dắt một đứa em nhỏ, ở ngoài ngõ chùa đi vô. Hai người vừa gặp nhau đều dừng chân đứng lại mà nhìn, xem tuồng như có túc duyên đâu kiếp trước, khiến người quốc sắc, kẻ thiên tài, tình trong như đã mặt ngoài còn e”.

Xem tất cả 270 trang.

Ngày đăng: 17/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí