Tôi nghe như vầy: một thuở nọ Phật ở thành Vương Xá, trong núi Kỳ Xà Quật cùng các thầy Đại tỳ khưu một muôn hai ngàn người câu hội tại đó; đều là bực A-la-hán, đã đặng tự lợi, hết điều trược lậu, không còn phiền não, tâm được tự tại.
Để thấy rõ nghệ thuật dịch của Tâm Điền qua bản kinh Pháp Hoa này, chúng tôi trích dẫn thêm bản dịch của HT. Thích Trí Tịnh [113] để so sánh:
Phẩm Tựa thứ nhất.
Tôi nghe như thế này: một thuở nọ Đức Phật ở trong núi Kỳ Xà Quật, nơi thành Vương Xá cùng chúng đại tỳ kheo một muôn hai nghìn người câu hội. Các vị đó đều là bực A-la-hán, các lậu đã hết, không còn phiền não, việc lợi mình đã xong, dứt sự ràng rịt trong các cõi, tâm được tự tại.
So với bản dịch ngày nay của HT. Thích Trí Tịnh ta thấy, lời văn dịch của Tâm Điền cũng khá chuẩn xác, rõ ràng. Dẫu rằng dịch giả chưa chăm chút lắm về cách đặt câu cho đúng ngữ pháp, nhưng xét về tổng thể thì đây là bản dịch có giá trị cả về Phật học lẫn văn học.
Tìm hiểu nghệ thuật dịch của bản kinh Địa Tạng do HT. Bích Liên dịch và đăng trên tạp chí Tam bảo bắt đầu từ số 1, chúng ta cũng cần trích dẫn phiên bản gốc từ tạp chí:
地藏菩薩本願經卷上
忉利天宮神通品第一
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Về Văn Học Trên Báo Chí Phật Giáo Trước 1945
- Dịch Kinh Phật - Một Loại Hình Dịch Văn Học Đặc Biệt
- Văn học và Phật học trên báo chí Phật giáo Việt Nam trước năm 1945 - 19
- Mảng Văn Xuôi Trên Báo Chí Phật Giáo Giai Đoạn Này Bao Gồm Các Thể Loại: Truyện Ngắn, Tiểu Thuyết, Truyện Ký, Tùy Bút V.v.. Đầu Tk.xx, Nếu Các Tác
- Văn học và Phật học trên báo chí Phật giáo Việt Nam trước năm 1945 - 22
- Giá Trị Nghệ Thuật Của Thơ Văn Trên Báo Chí Phật Giáo Trước 1945
Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.
如是我聞一時佛在忉利天宮,為母說法,爾辰十方無量世界,不可說不可說一切諸佛,及大菩薩摩訶薩皆來集會,讚嘆釋迦牟尼佛,能於五濁惡世,現不可思議大智慧神通之力調伏刚強眾生,知苦樂法,各遣侍者問訊世尊. Kinh diễn âm: Địa Tạng Bồ tát bổn nguyện kinh, quyển thượng
Đao Lợi thiên cung Thần thông phẩm đệ nhất
Như thị ngã văn nhứt thời Phật tại Đao Lợi thiên, vị mẫu thuyết pháp, nhĩ thời thập phương vô lượng thế giới bất khả thuyết, bất khả thuyết nhứt thiết chư Phật, cập đại Bồ tát Ma ha tát, giai lai tập hội, tán thán Thích Ca Mâu Ni Phật, năng ư ngũ trược ác thế, hiện bất khả tư nghị, đại trí huệ thần
thông chi lực, điều phục cang cường chúng sinh, tri khổ lạc pháp, các khiển thị giả, vấn tấn Thế tôn.
Kinh diễn nghĩa: Kinh Địa Tạng bổn nguyện, quyển thượng. Phẩm Đao Lợi thiên cung Thần thông thứ nhất.
Pháp chơn thiệt như vậy: Ta nghe một thuở kia, Phật ở trời Đao Lợi, vì mẹ của Phật là bà Ma Da mà thuyết pháp, trong khi ấy có cả thảy các Phật và các vị Bồ tát lớn, ở các vô lượng thế giới mười phương nhiều đến số nói không đặng, nói không đặng, đều đến xem hội. Đều khen ngợi Phật Thích Ca Mâu Ni đương cái thời kỳ ngũ trược ác thế, mà hay hiện cái lực trí huệ thần thông rất lớn không thể nghĩ được, nói được, để hàng phục những chúng sinh cang cường, bảo đều biết cái pháp sinh tử là khổ, pháp Niết bàn là vui. Các Phật khen như vậy rồi liền bảo người hầu, lại chỗ Đức Phật Thích Ca Thế tôn mà hỏi thăm Phật.
So sánh với bản dịch đã in thành sách của HT. Thích Trí Tịnh [114], chúng tôi thấy HT chỉ in phần dịch nghĩa, cụ thể như sau:
Kinh Địa Tạng Bồ tát bổn nguyện. Thần thông trên cung trời Đao Lợi. Phẩm thứ nhứt.
Phật hiện thần thông - Ta nghe như thế này: một thuở nọ, tại cung trời Đao Lợi, Đức Phật vì Thánh mẫu mà thuyết pháp. Lúc đó, bất khả thuyết bất khả thuyết tất cả chư Phật và đại Bồ tát trong vô lượng thế giới ở mười phương đều đến hội họp, rồi đồng khen ngợi rằng: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có thể ở trong đời ác ngũ trược mà hiện sức “đại trí huệ thần thông chẳng thể nghĩ bàn” để điều phục chúng sanh cang cường, làm cho chúng nó rõ “pháp khổ pháp vui”. Khen xong, chư Phật đều sai thị giả kính thăm đức Thế Tôn.
So với bản dịch ngày nay của HT. Thích Trí Tịnh thì có lẽ bản dịch của HT. Bích Liên còn kém phần dùng từ, đặt câu. Tuy nhiên, với lối dịch rõ ý, chi tiết và lời văn trong sáng, HT. Bích Liên đã tạo nên được tác phẩm bằng chữ Quốc ngữ có giá trị, giúp cho người đọc dễ dàng hiểu nghĩa lý khi đọc đến bản kinh Địa Tạng này.
Trích dẫn, so sánh và tìm hiểu một vài đoạn trong các bộ kinh được dịch và đăng trên báo chí Phật giáo trước 1945, cho chúng ta thấy đây là những tác phẩm văn học Phật giáo ưu mỹ trong nền văn học Việt Nam. Văn phong dẫu chưa trôi chảy, nhưng ý rõ ràng. Phương pháp dịch cũng mang ý nghĩa khoa học, tức là có trích cả nguyên bản, dịch âm rồi mới dịch nghĩa, tạo cho người đọc cảm giác an tâm, nhẹ nhàng, dễ hiểu. Những tác phẩm kinh điển này thật sự đã đem đến cho quần chúng độc giả lúc bấy giờ tầm nhìn mới về văn học cũng như nhiều cảm hứng mới khi họ được tiếp cận.
Nhìn chung, quá trình chuyển dịch kinh Phật trên báo chí Phật giáo trước 1945 là một sự đóng góp không nhỏ cho phong trào Chấn hưng Phật giáo nói riêng, cho sự lớn mạnh của nền văn hóa ngôn ngữ dân tộc Việt Nam nói chung. Nhiều học giả nghiên cứu Phật giáo, nhiều tu sĩ đã nhiệt tình chuyển dịch những bản kinh có giá trị như kinh Kim Cang, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa, kinh Địa Tạng, kinh Đại Phương tiện Phật báo ân v.v.. Trong đó, những người đóng góp lớn lao cho hoạt động dịch thuật này là HT. Bích Liên, sa môn Thái Hòa, sa môn Trí Hải, Tâm Minh Lê Đình Thám, Tâm Điền, Trí Quang, Trí Độ, Thiều Chửu, Nguyễn Thượng Cần v.v.. Về mặt nghệ thuật dịch, các nhà dịch thuật vẫn sử dụng lối dịch bám sát văn bản, đi theo trình tự từ âm đến nghĩa và chỉ dịch sát nghĩa. Có lẽ vì vậy mà các câu văn dịch đôi lúc thiếu sự lưu loát, các từ và câu chưa thể hiện được nhiều nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, có thể khẳng định đây là những công trình đáng ghi nhận, có giá trị lâu dài và làm phong phú thêm kho tàng văn học Việt Nam.
3.3. GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA THƠ VĂN TRÊN BÁO CHÍ PHẬT GIÁO TRƯỚC 1945
Để giúp người đọc thấy rõ giá trị nội dung của thơ văn trên báo chí Phật giáo trước 1945, trong phần này luận án triển khai ba tiểu mục: Giáo dục tư tưởng đạo đức Phật giáo, thể hiện tinh thần dân tộc và thể hiện tinh thần nhân đạo. Hai tiểu mục đầu đều đề cập đến thơ ca và văn xuôi, nhưng trong tiểu mục thứ ba, luận án chỉ nói đến văn xuôi. Vì tiểu mục này bàn về tinh thần nhân đạo, là đề cập đến triết lý nhân quả, mà thơ ca nói về triết lý nhân quả trên báo chí Phật giáo lúc bấy giờ không nhiều, chỉ có truyện ngắn, tiểu thuyết mới thể hiện phong phú.
3.3.1. Giáo dục tư tưởng đạo đức Phật giáo
Nếu ánh sáng của tinh tú, của mặt trời, mặt trăng giúp cho con người thoát khỏi cảnh tối tăm; thì đạo Phật có sứ mệnh đem ánh sáng của trí tuệ và tình thương đến với muôn loài chúng sinh. Ánh sáng chính pháp của trí tuệ và tình thương này tạo cho con người cuộc sống an vui và hạnh phúc, biết thương yêu tất cả mà không gây khổ đau cho nhau. Trí tuệ và tình thương là hai đức tính quan trọng nhất của đạo Phật, cho nên nói đến văn hóa nhân bản của đạo Phật là nói đến hai yếu tố ấy và nó đã được thể hiện đa dạng trong các tác phẩm văn học Phật giáo Việt Nam.
Với tinh thần cởi mở, bao dung, mang đậm sắc thái hiếu sinh, dung hòa và giải thoát, đạo Phật truyền vào quốc gia nào cũng được quần chúng nhân dân ở quốc gia đó đặt niềm tin và tận tâm thực hành theo giáo pháp. Có lẽ từ đó mà đạo Phật đã cuốn hút nhiều học giả đến với đạo để nghiên cứu, học hỏi nguồn giáo lý vô thượng và cùng góp sức chuyển tải giáo pháp bằng những tác phẩm văn học giàu triết lý nhân sinh và giá trị nhân văn.
3.3.1.1. Những sáng tác văn học trên báo chí Phật giáo trước 1945 ra đời nhằm mục đích chấn hưng Phật giáo, nên những tác phẩm này có giá trị giáo dục tư tưởng đạo đức Phật giáo rất lớn. Thông qua bài thơ, câu chuyện, tác giả đã gửi gắm những bài học, những lời răn giàu tính nhân văn và tính truyền thống theo tinh thần Phật giáo.
Từ cái nhìn con người và muôn vật đều vô thường biến chuyển, không có gì tồn tại vĩnh cửu, tác giả Diệu Không trên tạp chí Viên âm số 9 đã đăng bài thơ Khuyên người học đạo, nói lên sự thực tồn của muôn loài chỉ là giả huyễn:
“Cả thế sự như in giấc mộng Khuất lần theo với bóng tà dương Chấp chi những cái vô thường
Đem tâm phân biệt mà thương ghét hoài…”
Nếu Diệu Không chỉ mới nói thế sự như giấc mộng, có rồi lại tan để diễn tả về vô thường, thì Cổ Mai trong Viên âm số 6 cho chúng ta thấy rõ hơn, chi tiết hơn về triết lý này qua bài thơ Khuyên người. Đồng thời tác giả chỉ rõ nguyên nhân tại
sao con người phải gánh chịu khổ đau và qua đó gửi lời nhắc nhở muôn người cần phải thức tỉnh, nương về cửa Phật để thanh tịnh hóa thân tâm:
“Bể trần chìm nổi thấy mà đau Lạc hướng bờ mê dễ biết đâu Tham dục lòng gây Nhơn ở trước Não phiền lụy để Quả về sau
Nước không động gió nào nhăn mặt Núi có phơi sương mới bạc đầu
Ai nấy sớm nên nhờ cửa Phật
Trên đường giải thoát dắt dìu nhau.”
Thanh Tâm cũng thể hiện lòng chân thành của mình, mong muốn con người thoát khỏi mọi khổ đau ràng buộc bằng bài thơ Khuyên tu trong Viên âm số 8. Với Thanh Tâm, ngoài việc trình bày kiến giải của mình về sự thế đổi thay ở đời, tác giả còn giải thích cho con người thấy được mối sầu thảm luôn bắt rễ bén mầm trong cái tối tăm, tham lam, ác độc, thù hận, nghi kỵ, thấp hèn sợ sệt của con người. Con người đang xô đẩy nhau vào trong nghiệp chướng cuồng loạn khổ đau, để rồi phiêu lưu giữa cuộc luân hồi phiền não vô tận. Vì vậy, cần nên gắng tu hành, trau dồi tâm tính:
“Ai ơi xin ráng mà tu
Trau dồi gương tánh, trăng thu tỏ ngời Nên hư những việc ở đời
Lợi danh tài sắc thôi thời tránh xa Trăm năm trong cõi người ta
Tấm thân mỏng mảnh suy ra có gì Sân, si, tham luyến ích chi
Dầu cho vàng ngọc, chung quy chẳng còn…”
Trên báo Đuốc tuệ, chúng ta cũng thấy được sự đồng cảm này của những nhà thơ có tâm hồn học Phật. Các nhà thơ đã chỉ rõ mọi khổ đau ràng buộc trong đời và khuyên nhắc mọi người tĩnh tâm trau dồi giáo pháp.
Thanh Bảo với bài Khuyến học trên Đuốc tuệ số 35, đã cho thấy tác giả hướng về giới trẻ, khuyên nhắc thanh niên dùng trí tuệ để phá tan mọi mê lầm, luôn biết quý trọng thời gian để chuyên tâm vào chánh đạo:
“Hỡi bạn thanh niên dựa cửa từ Mài gươm trí tuệ diệt tà tư
Hai bề không chấp theo trung đạo Một niệm chuyên cần thấy bản sư Phá sạch rừng mê vào chính ngộ Xé tan lưới kiến rõ chân như Khuyên ai, ai kẻ tu hành đó
Tấc bóng ngàn vàng chớ bỏ dư.”
Đặc biệt, Lương Duyên Tuệ với bài Lời khuyên tu đạo Phật trên Đuốc tuệ số 70, đã nhấn mạnh việc tu hành không phải dành riêng cho người xuất gia, hay đợi khi xuất gia mới tu được, mà bất cứ ai cũng có thể ứng dụng giáo pháp chân chính để tu tập và tránh xa điều tà đạo:
“...Khuyên nên theo chính bỏ tà Noi con đường giác để mà độ tha Cứ gì thế phát xuất gia
Mới là đắc đạo, mới là pháp thân Tinh nghiêm giới hạnh chuyên cần Hằng theo Phật giáo rõ ràng chân tu.”
Giác Phong trong Tam bảo số 4 cho biết những ai đến với đạo Phật, chắc chắn sẽ học được tinh thần dũng mãnh của nhà Phật. Dù gặp hoàn cảnh khó khăn nào, người có học Phật cũng biết dũng cảm đứng dậy, chuyển hóa mọi sầu khổ để tạo dựng nếp sống an lạc, thảnh thơi:
“Bể khổ mênh mông chẳng có bờ Gió to sóng cả khách bơ vơ
Một đoàn tôm tép nhìn tơi tả
Muôn dặm kình nghê những vập vờ...
Thế giới ba ngàn kia lố ngố Địa cầu một quả đấy đu đơ Con nhà Phật tử là ai đó Đứng dậy mau đi chớ dật dờ.”
Ngoài việc giáo dục con người lòng dũng cảm, Nguyễn Thiện Chính trong Đuốc tuệ số 43 còn nhắc nhở tín đồ phải biết thể hiện lòng tri ân và báo ân. Người biết nhớ ơn chính là người biết làm điều lành và sống an vui trong những hành động tốt đẹp mà mình đã tạo:
“Ăn quả trồng cây ấy kẻ khôn Rễ sâu lá tốt quả ra luôn
Sinh nơi gốc thiện màu sao đẹp Bọc cái mầm nhân vỏ cực tròn Tam giới phàm phu theo dễ được
Thập phương chư Phật hãy thường còn Điều lành là báu ta nên chuộng
Nếm thử mà xem vị ngọt ngon.”
Đạo hiếu, là triết lý sống đạo đức cao cả mà có lẽ đạo Phật xem đó là quan trọng hàng đầu, vì bàng bạc trong các kinh điển Phật giáo đã đề cập rất nhiều về tinh thần này. Trên Bồ đề tạp chí số 2, Văn Thị Nga đã góp lời giáo dục con người qua bài Hiếu dưỡng phụ mẫu diễn ca. Bài thơ chứa đựng những lời khuyên chân tình về đạo hiếu. Dù bất cứ ai, đã tu theo đạo Phật thì không thể quên đạo hiếu, kinh điển Phật truyền lại cho thấy Ngài luôn dạy đệ tử phải lấy chữ hiếu làm đầu:
“…Làm người thời phải lo âu, Thảo nuôi là trước cạn sâu mọi bề, Quyết lòng giữ đạo Bồ đề
Ân cha nghĩa mẹ, chớ hề vội quên... Phật kinh truyền để xưa nay,
Lắm sự tích, dạy thảo ngay làm đầu.”
Tinh thần hiếu đạo còn được Quan âm tạp chí số 28 - 1942 nhắc đến chi tiết hơn qua bài thơ Khuyến hiếu của P.H:
“Khuyên ai chữ hiếu giữ cho tròn Nghĩa mẹ công cha, ví bể non, Chín chữ cù lao ơn để dạ,
Đôi đường chung thủy đạo làm con...”
Ngoài việc khuyên nhắc bổn phận làm con cần phải giữ tròn đạo hiếu, Phi Hùng trong Quan âm tạp chí số 24 còn Khuyên học trò phải biết trung với nước, giữ lòng hiếu trung ấy mà chuyên cần học hành cho nên người. Đó mới là người biết làm vui lòng thầy tổ, cha mẹ:
“Lời này thầy dạy: bảo con hay Cờ bạc rượu chè chớ đắm say, Trung hiếu ra vào chăm để dạ
Bút nghiên sớm tối chẳng rời tay... Dặn bảo con nay mà nhẫn được, Thỏa lòng cha mẹ bõ công thầy.”
Trần Huy Hân trong Đuốc tuệ số 73 năm 1937 lại cho thấy triết lý giáo dục Phật giáo còn khuyên con người biết thể hiện lòng vị tha trong cuộc sống hiện tại. Bài thơ Cảm tưởng nạn dân bị lụt, tác giả đã lên tiếng khuyên con người sống trên đời hãy luôn biết thương yêu, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn. Có như thế thì cuộc đời mới bớt khổ đau và con người sẽ mãi sống an vui, hạnh phúc:
“Nước lớn năm nay lớn lạ lùng Đê ba, bốn tỉnh vỡ lung lung Dân thì đói bụng ngồi trên nước
Quan phải nhọc lòng nghĩ dưới sông Lúa mất nhà trôi bao nỗi khổ
Thóc cao gạo kém lấy gì đong? Ai ơi để của làm chi nhỉ?
Để của làm chi chẳng giúp cùng?”
Người sống có lòng vị tha tức là đã phát khởi tâm Từ bi. Đây là tôn chỉ của đạo Phật, cho nên nói đến đạo Phật là nói đến đạo Từ bi, là mở lòng thương yêu,