Giá Trị Nghệ Thuật Của Thơ Văn Trên Báo Chí Phật Giáo Trước 1945


thần nhân đạo trong triết lý nhân quả của Phật giáo. Có lẽ vì thế mà báo chí Phật giáo lúc bấy giờ đăng tải rất nhiều tác phẩm truyện thể hiện tư tưởng nhân đạo đối với con người và một trong những tư tưởng nhân đạo ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa của người Việt Nam là triết lý Nhân quả.

Người dân Việt Nam vẫn thường nói: “Gieo nhân nào gặt quả nấy” và luôn tin ở hiền sẽ gặp lành, gieo gió ắt gặt bão. Họ suy nghĩ như vậy vì họ có thiện tâm và chịu ảnh hưởng sâu sắc từ thuyết nhân quả của nhà Phật. Đạo lý nhân quả của Phật giáo là thể hiện tinh thần tôn trọng lẫn nhau, là sự yêu thương giữa người với người, không ai có quyền xúc phạm hay quyết định cuộc đời của người khác. Đó cũng chính là cách ứng xử nhân đạo trong nhà Phật. Truyện ngắn, tiểu thuyết trên báo chí Phật giáo viết về triết lý nhân quả mang âm hưởng nhân đạo tương đối nhiều, mỗi tác phẩm đều để lại cho người đọc một bài học về cách sống ở đời. Bài học giáo dục cụ thể nhất là khuyên con người luôn biết thể hiện cách ứng xử tốt đẹp trong đời sống hằng ngày, không gây ảnh hưởng xấu cho mình và người. Như thế mới có thể gặt hái được kết quả hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội.

Dưới Chơn Phật của Kim Xuân viết trong tạp chí Từ bi âm số 4 là tiểu thuyết viết về đời sống thực của gia đình quan Phủ Minh Huệ. Quan Phủ lâu ngày làm việc không liêm chính, bà Phủ thấy vậy rất đau lòng và tìm cách khuyên ông Phủ nên tin vào lý nhân quả của đạo Phật mà làm việc chánh trực, để tích đức cho con cháu, bởi hiện tại đứa con của họ tên Minh Thành cũng hư hỏng, không ra gì. Riêng bản thân bà Phủ nhờ thấm nhuần thuyết nhân quả của Phật giáo nên bà sống rất lương thiện, nhân hậu, không đua chen, đua đòi như những người giàu có khác.

Từ cách sống của bà Phủ cùng những lời khuyên có lý của bà, lâu ngày đã khiến ông Phủ thấu hiểu và từ đó ông quyết chí làm một vị quan Phủ thanh liêm, thương yêu giúp đỡ mọi người. Về sau được mọi người cảm ơn mến đức, tiếng lành đồn xa. Nhờ đó, con trai Minh Thành của họ cũng cảm phục nhân đức cha mẹ mà hồi tâm chuyển ý, sống làm người tốt.

Tiểu thuyết Sám hối được sanh về Thiên đường nói về một câu chuyện có thật trong lịch sử Phật giáo Trung Hoa. Lương Võ Đế - một vị hoàng đế sáng lập ra nhà Lương và trị vì Nam triều từ năm 502 đến năm 549. Câu chuyện đã được ghi


chép rõ trong kinh Lương Hoàng sám, Bích Liên đã kể lại và đăng trên Từ bi âm số

6. Lương Võ Đế có quen thân với một vị Hòa thượng hiệu là Chí Công. Hoàng hậu Hi Thị rất ghét Hòa thượng và luôn tìm cách can ngăn vua đừng qua lại với Hòa thượng, nhưng vua không nghe. Hoàng hậu liền bày mưu tính kế để hại Hòa thượng. Có lần hoàng hậu cho mời Hòa thượng và chúng tăng đến để cúng dường trai tăng và đã làm bánh bao nhân thịt chó để thiết đãi.

Đến ngày cúng dường, bà thấy Hòa thượng và chúng tăng vẫn ăn bánh bao, nên lấy cớ đó mà chê bai Hòa thượng, khiến vua đem kiếm đến giết ngài. Khi vua đến gặp, Hòa thượng mới nói rõ hết sự tình và dẫn vua đi xem bánh bao nhân thịt chó đã được Hòa thượng chôn dưới đất. Vua cho người đào lên thì thấy những bánh bao ấy biến thành những con chó. Từ đó, Hòa thượng giải thích chuyện ân oán nhiều kiếp giữa Hòa thượng và hoàng hậu. Lâu sau, hoàng hậu lìa đời, vì tội ác quá nặng, nên bị quả báo đọa làm con rắn mãng xà sống dưới hầm xí rất khổ sở. Hoàng hậu báo mộng cho vua biết nỗi khổ và nhờ vua cầu cứu Hòa thượng làm lễ sám hối cho bà. Hòa thượng cho thiết đàn tràng để sám hối tội lỗi cho hoàng hậu, nhờ đó bà thoát được kiếp loài vật và sanh về thiên giới.

Bài học nhân quả ở đây là nghiêng về hoàng hậu Hi Thị. Vì bà sống với ác tâm, nên phải lãnh chịu quả báo xấu. Nhờ bà biết hối hận, nhận ra lỗi lầm và thành tâm sám hối, cùng với sức chú nguyện của Hòa thượng, nên đã chuyển được nghiệp xấu của bà thành nghiệp tốt. Giá trị nhân đạo của tác phẩm là ở sự bao dung, rộng lượng. Dù con người mê muội, sống với tâm niệm xấu xa, nhưng chỉ cần biết sửa đổi, chuyển tâm ác thành tâm thiện thì quả lành sẽ đến với họ.

Truyện ngắn Làm lành đặng phước, làm dữ bị họa của Nguyễn Văn Hạp trong Từ bi âm số 29 cũng thể hiện rõ luật nhân quả ngay trong cuộc sống hiện tiền. Tác phẩm nói về đời nhà Minh có một văn sĩ tên là Vương Ái Nhơn, mồ côi cha từ nhỏ, chàng ở với thân mẫu là bà Trương Thị, là người hiền đức, lo cho con ăn học nên người. Chàng có người bạn học chung là Lê Háo Kỳ, hai người cùng nhau về kinh đô ứng thí. Khi hai người cùng vào chùa Thiệu Long xin trú ngụ thì Vương Ái Nhơn nhặt được túi vàng, chàng nghĩ sợ túi vàng của ai đó bỏ mất thì tội nghiệp, không nỡ lấy, nên xin nán lại chùa vài hôm để chờ người đến nhận. Nhưng nghe lời


Lê Háo Kỳ, chàng đã đưa túi vàng cho ông ấy mang xuống Trường An trước, còn mình ở lại chùa đợi. Sáng ngày, chàng thấy Trần Quản đến tìm túi vàng, bèn nói cho biết sự thật và cùng đi đến Trường An tìm Háo Kỳ. Đến nơi thì Háo Kỳ chối bỏ mọi chuyện.

Thi xong, Ái Nhơn nằm mộng thấy Quán Thế Âm Bồ tát mách bảo rằng nhờ chàng đã làm một việc âm đức rất lớn, nên khoa thi này, chàng được đậu trạng nguyên và khuyên chàng từ rày về sau phải thường làm việc thiện hơn. Hôm sau, kết quả đúng như trong mơ. Háo Kỳ hay tin không đỗ trạng nguyên trở nên bệnh nặng. Ái Nhơn được vua mời vào cung ban thưởng và gả công chúa Lệ Sương cho chàng. Đám cưới xong, chàng cho đòi Trần Quản vào tặng thêm 100 lượng bạc rồi xin vua tha cho Trần Công, là cha của Trần Quản đã bị hàm oan, đang bị giam trong ngục, đồng thời chàng đền ơn người bạn cho trú ngụ là Lưu Chí Thành rất xứng đáng. Chàng được vua ban thưởng nhiều vàng và cho về nhà ra mắt mẫu thân, bái yết Tổ đường. Mẹ chàng bèn làm thức ăn chay cúng dường cho các nhà sư và bố thí tiền bạc cho người nghèo khó. Còn Háo Kỳ vừa xấu hổ vừa uất ức, bệnh càng nặng thêm, bèn thuê ghe mướn người đưa chàng về quê, nhưng khi ra giữa sông thì gặp sóng gió, cuốn mất xác.

Trên tạp chí Từ bi âm, tác giả Thiện Dụng đã viết rất nhiều truyện ngắn. Những tác phẩm của Thiện Dụng đa phần nêu lên luật nhân quả ở đời và mỗi câu chuyện đều có nội dung hay, kết cấu truyện hấp dẫn, tạo sức lôi cuốn người đọc. Những truyện ngắn nổi bật như: Nhờ vợ tu hành mà chồng khỏi đọa đăng ở số 17, Một nàng con gái 13 tuổi ngộ đạo đăng ở số 21, Lòng từ bi cảm đến loài vật đăng ở số 35, Phật hóa độ người có duyên lành đăng ở số 36 v.v..

Đọc truyện ngắn Nhờ vợ tu hành mà chồng khỏi đọa của Thiện Dụng, chúng ta sẽ thấy rõ hơn luật nhân quả mà nhà Phật hay đề cập. Câu chuyện viết về nàng Dương Thị ở xứ Giang Hoài, nổi tiếng là người có tài sắc. Năm 20 tuổi, nàng kết hôn với chàng Tống Khán, hằng ngày nàng lo nội trợ tề gia trọn vẹn và cũng không quên thọ trì tụng niệm. Một ngày, Tống Khán đi xa làm ăn, khi ra ngoài biển khơi, chẳng may gặp nạn gió bão, nhờ có một bó rơm trôi đến, chàng vội đeo lấy và lần lựa theo sóng tấp vào bờ. Chàng tỏ ý cám ơn bó rơm và ôm về làm kỷ niệm. Dọc


đường, thấy có một cái quán nhỏ, chàng định vào nghỉ chân dùng cơm thì gặp một bà cụ tuổi ngoài bảy mươi, chàng xin ngủ lại đó một đêm. Đến sáng, chàng mở bó rơm ra, thấy có một ống tre, trong ống tre lại có một bổn kinh Kim Cang. Bà cụ mới nói rằng: “Bổn kinh nầy là kinh của vợ ngươi thường tụng ở nhà”.

Chàng về gặp vợ, kể lại đầu đuôi câu chuyện, đúng là Dương Thị đã ở nhà mướn người biên ra một quyển kinh Kim Cang để thọ trì tụng niệm mỗi đêm, cầu nguyện cho chồng đi đến nơi về đến chốn. Vì trong bổn kinh ấy có nhiều chữ sai nên Dương Thị đã thỉnh một vị cao tăng sửa lại, nhưng bản kinh ấy mất tích mười ngày rồi. Chàng nghe nói bèn mở ra xem kỹ càng, thì quả y như vậy. Tống Khán bèn sắm sanh lễ vật đến quán tạ ơn bà cụ, nhưng chẳng thấy ai hết. Từ đó về sau, chàng càng tín ngưỡng Phật giáo hơn, hết lòng cùng vợ chuyên lo tụng niệm tu tập.

Như vậy, chàng Tống Khán nhờ vợ có lòng tín ngưỡng Phật pháp, thành kính luôn luôn và nhất tâm hồi hướng cho chồng, nên chàng được thần nhơn trợ lực, mới thoát khỏi đại nạn giữa biển mênh mông. Điều này cho thấy luật nhân quả còn mang tính tương quan tương tương duyên với nhau. Một người làm điều lành, biết hồi hướng công đức cho người thân của mình thì họ cũng được thọ hưởng. Nhưng sau đó, họ cũng phải biết hướng tâm làm lành thì kết quả tốt đẹp mới lâu dài.

Báo Đuốc tuệ thỉnh thoảng cũng đăng những truyện ngắn mang triết lý nhân quả thiết thực ở đời. Những truyện tiêu biểu có Ma Đăng già đăng ở số 2, Cô con gái Phật hái dâu đăng ở số 39-40, Quả báo triền triền đăng ở số 123-125.

Truyện Quả báo triền triền nói về một làng nọ, có vợ chồng Hai Cợp sống trong cảnh êm đềm, dưới căn nhà tre rộng rãi. Mỗi ngày họ cùng vợ chồng anh ruột ở cạnh nhà đi đánh cá hoặc làm thuê mướn để sống qua ngày. Nhờ có anh ruột rất tốt, thường khuyên bảo nên không bao lâu, hai gia đình đã có sản nghiệp lớn. Chẳng may, anh của Hai Cợp bị giặc bắt mất tích. Bổn phận Hai Cợp lúc ấy phải trông nom mẹ già, chị dâu, dạy bảo các cháu và giữ gìn nhà cửa cho anh. Nhưng bản tánh Hai Cợp vốn tham lam và hung ác, nên anh chỉ đem mẹ già về nhà mình, bỏ mặc chị dâu và các cháu bơ vơ. Anh còn tranh hết ruộng, chiếm ao, cướp thóc lúa, vơ vét cho đầy túi, lại còn dọa nạt chị dâu đủ cách, hành hạ đàn cháu thậm tệ.


Sau đó, Hai Cợp còn đi cướp của, giết người khắp nơi. Vợ thì hành hạ mẹ chồng, tuổi bà đã cao mà vẫn bị bắt ra đồng làm ruộng. Hai vợ chồng Hai Cợp cứ thế mà tranh cướp của nhà chị dâu và của dân làng rồi ăn chơi phung phí. Đến khi tai nạn xảy đến, nhà cửa họ tiêu tan, Hai Cợp phải dẫn vợ con sống tạm ở căn chòi nhỏ ven sông và hằng ngày đi xin ăn, nhưng đến đâu cũng bị người ta khinh khi, đánh đuổi. Cuộc sống khổ sở, lây lất nhiều năm, cuối cùng cả hai vợ chồng chết trong đói khát, bệnh tật mà không có chỗ chôn thân. Con cái còn sống thì khổ sở, đói rét.

Trên tạp chí Viên âm có dành riêng cả một mục để đăng những câu chuyện về nhân quả, với tiêu đề Chuyện về nhân quả. Như chuyện Đại vương và khỉ chúa, Người thợ may Bố thí, Lành gặp lành ác gặp ác, Hoàng tử A Xà Thế, Chết vì ác… Các truyện tuy nội dung khác nhau, nhưng tựu trung đều xoay quanh vấn đề nhân quả. Những ai sống với tâm hung ác, với hành động xấu thì phải gánh chịu kết quả xấu, dù đến sớm hay muộn. Còn ngược lại, ai biết suy nghĩ, nói năng và làm điều lành thì sẽ luôn được kết quả tốt đẹp trong cuộc sống.

Nói tóm lại, tìm hiểu nội dung chính yếu của một số tác phẩm văn xuôi tiêu biểu trên báo chí Phật giáo trước 1945, cho thấy nội dung mà các nhà văn thể hiện trong tác phẩm mang tính thiết thực và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Một số tác phẩm do tác giả thuật lại chuyện đã có, nhưng nhìn chung, nội dung các tác phẩm đã cho ta thấy được sự đóng góp có ý nghĩa của báo chí Phật giáo lúc bấy giờ đối với ền văn

học Việt Nam.


Giá trị nổi bật nhất mà những nội dung truyện để lại đã chỉ rõ con người là chủ nhân của chính mình, chỉ cần tự mình phấn đấu nỗ lực và sống lương thiện, nhất định sẽ có ngày vinh quang tươi sáng. Từ đó có thể hiểu đặc trưng hướng nội của Phật giáo là giúp con người tự suy ngẫm về bản thân, cân nhắc các hành động để không gây ra đau khổ, bất hạnh cho mình và người khác. Nó giúp con người biết sống thân ái, yêu thương nhau và làm cho xã hội yên bình.

Những thể hiện như trên cho thấy các tác phẩm văn học trên báo chí Phật giáo trước 1945 đã có sự thay đổi trong nội dung tác phẩm. Các câu chuyện đã


chuyển từ những đề tài luân lý đạo đức trung hiếu tiết nghĩa theo triết lý Nho giáo sang triết lý Phật giáo. Điều đó chứng tỏ những sáng tác văn học trên báo chí Phật giáo có sự gắn kết, gần gũi với cuộc sống đời thường của con người hơn.

Có thể nói, nội dung tác phẩm gần gũi với cuộc sống là một trong những đóng góp đưa văn xuôi trung đại chuyển dần sang văn xuôi hiện đại. Tuy nhiên,

:




3.4. GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA THƠ VĂN TRÊN BÁO CHÍ PHẬT GIÁO TRƯỚC 1945

3.4.1. Giá trị nghệ thuật của thơ


3.4.1.1. Thể thơ


Sau năm 1932, Thơ mới xuất hiện và tạo ra những cuộc tranh luận sôi nổi với thơ cũ diễn ra từ Bắc đến Nam. Sự thích ứng linh hoạt của Thơ mới đã tạo ra những chấn động không nhỏ trong đời sống văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX. Dẫu biết rằng, thể thơ thuần Việt như Song thất lục bát cũng như thơ Đường luật được các nhà thơ thích dùng trong suốt thời kỳ văn học trung đại Việt Nam, nhưng sau khi phong trào Thơ mới xuất hiện thì những thể thơ thuần Việt, thơ Đường luật không còn được các nhà thơ sử dụng nhiều. Các tác phẩm thuộc những thể thơ này ngày càng hiếm gặp, có lẽ một phần do những quy định về niêm luật phức tạp và khó khăn của nó.

Tìm hiểu thơ ca trên báo chí Phật giáo, chúng ta thấy hầu như các tác giả vẫn sử dụng các thể thơ truyền thống của dân tộc là chính. Thế giới nghệ thuật thơ luôn tràn ngập hình ảnh con người và thiên nhiên Việt Nam gần gũi, thân quen, thể hiện rõ tinh thần dân tộc, tình yêu quê hương đất nước. Các tác giả đã tiếp tục khai thác thế mạnh của những thể thơ dân tộc từ xưa, như Lục bát, Song thất lục bát, hát nói. Đặc biệt thơ Đường luật vẫn còn được sử dụng nhiều trên báo chí Phật giáo lúc bấy giờ.


Chúng tôi đã thống kê số liệu các bài thơ được sáng tác bằng những thể thơ khác nhau và đăng trên báo chí Phật giáo trước 1945 theo bảng biểu (xem thêm phụ lục 3):



THỂ THƠ

Từ bi âm


Viên âm


Đuốc tuệ

Duy tâm Phật

học

Tiếng chuông sớm

Bát nhã âm

Pháp âm Phật

học


Tam bảo


Quan âm


Tổng số


Tỷ lệ

Lục bát


3


1


14


0


10


0


0


0


5


33


14%

Song thất lục bát


1


1


2


4


5


4


0


0


4


21


9%

Thất ngôn

bát cú


16


14


68


10


31


3


7


6


28


183


77%

Tổng số

20

16

84

14

46

7

7

6

37



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

Văn học và Phật học trên báo chí Phật giáo Việt Nam trước năm 1945 - 23


Như vậy, qua kết quả khảo sát 237 bài thơ được đăng trên báo chí Phật giáo lúc bấy giờ, có thể thấy các tác phẩm được sáng tác theo thể thơ Đường luật chiếm số lượng nhiều nhất, có đến 183 bài, chiếm 77%; thể thơ Lục bát có 33 bài, chiếm 14% và thể thơ Song thất lục bát chiếm số lượng ít nhất, chỉ có 21 bài, chiếm 9%.

Kết quả thống kê cho thấy những sáng tác thơ trên báo chí Phật giáo trước 1945 vẫn sử dụng những thể thơ truyền thống của nền văn học trung đại. Điều đó cũng cho biết những sáng tác thơ nhằm phục vụ cho mục đích “tải đạo”, truyền giảng giáo lý nhà Phật, khơi gợi và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nên không đặt ra nhiệm vụ đổi mới thể loại thơ. Với mục đích tải đạo, những thể thơ truyền thống gần gũi với nhân dân sẽ dễ đưa giáo lý Phật giáo đi vào lòng người hơn.

Trong ba thể thơ chính được sử dụng, đã cho thấy vai trò và vị trí của thể thơ Đường luật trong đời sống văn học nghệ thuật nước ta những năm đầu TK.XX vẫn chiếm phần quan trọng. Có lẽ do các tác giả là những người có tín tâm Phật giáo, uyên thâm Hán học, nên chịu ảnh hưởng nhiều về thơ Đường luật. Đồng thời điều đó cũng chứng tỏ rằng thể thơ này đã trở thành một thể thơ truyền thống, một thể thơ của nền văn học Việt Nam. Ngoài ra, thể thơ Lục bát cũng được các nhà thơ vận dụng nhiều, nhưng chủ yếu được dùng để chuyển dịch kinh điển, sám văn cho tín đồ


dễ đọc tụng. Có thể vì lối thơ này trong sáng, gần gũi với con người nhiều hơn, cho nên sử dụng trong lúc đọc kinh sẽ dễ thấm vào lòng người đọc, giúp họ nhanh chóng chuyển hóa tâm hồn theo con đường giác ngộ, giải thoát.

Trên báo chí Phật giáo trước 1945, các nhà thơ chỉ sử dụng 3 thể thơ truyền thống: Lục bát, Song thất lục bát, Đường luật. Đây cũng là một cách để bảo tồn và giữ gìn những giá trị truyền thống vốn có của nền văn học Việt Nam. Hơn nữa, thể thức luật định của các thể thơ đã được vận dụng một cách linh hoạt, uyển chuyển trong việc chuyển tải nội dung giáo lý Phật giáo. Các bài thơ không còn giữ nguyên khuôn mẫu điển phạm mà ít nhiều đã bị phá vỡ quy phạm. Đây là những phá cách góp phần chuẩn bị cho sự cách tân của thơ ca Việt Nam.

Nói chung, trong quá trình hiện đại hóa văn học, những thể thơ mới ít thấy xuất hiện trên báo chí Phật giáo, chỉ thỉnh thoảng có một vài bài. Xét về mặt văn học nghệ thuật, các nhà thơ đã vận dụng những thể thơ truyền thống, giúp chúng ta hiểu được hồn thơ dân tộc và thơ Đường cổ điển như mạch suối ngầm trong mát vẫn cuộn chảy theo thời gian. Hay nói cách khác, thơ ca trên báo chí Phật giáo là sự hội tụ nhiều phẩm chất của thơ ca dân tộc, hầu như nghiêng về loại thơ có nội đung khuyến thiện, trừng ác, xiển dương đạo lý, nặng chất răn đời mà ít chất thiền vị tinh tế và sâu sắc.

3.4.1.2. Ngôn ngữ thơ


Các thể thơ chính được sử dụng trong những sáng tác trên báo chí Phật giáo trước 1945 vẫn chủ yếu là các thể thơ truyền thống: Lục bát, Song thất lục bát, Đường luật… cùng với mục đích chủ yếu là truyền tải đạo lý nhà Phật tới quần chúng, cho nên thơ ca trên báo chí Phật giáo giai đoạn này không đặt nặng nhiệm vụ đổi mới ngôn ngữ nghệ thuật. Ngôn ngữ thơ vẫn là thứ ngôn ngữ của nền văn học cửa Khổng sân Trình vơi tính trang trọng, điển phạm, hàm súc, trang nhã. Nhưng nói như thế không có nghĩa ngôn ngữ thơ hoàn toàn không có chút gì đổi mới. Trong thời buổi giao thời dù muốn hay không những sáng tác thơ ca trên báo chí Phật giáo trước 1945 vẫn có những thay đổi đáng kể, góp phần tích cực vào công cuộc hiện đại hóa nền thơ ca Việt Nam. Đó là sự đời thường hóa ngôn ngữ, tính điển cố điển tích không còn được coi trọng.

Xem tất cả 270 trang.

Ngày đăng: 17/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí