Văn học và Phật học trên báo chí Phật giáo Việt Nam trước năm 1945 - 19


đọc thường xuyên trong thời khóa hằng ngày. Thậm chí có nhiều tín đồ lập ra đạo tràng lấy tên “Pháp Hoa” và pháp môn tu tập chính yếu là đọc tụng kinh này, để trước hết là cầu phước báu cho tự thân và gia đình, sau là mong có ngày nhận chân được Phật tính vốn có trong mỗi chúng sinh.

Từ bi âm kể từ số 2, ra ngày 15.01.1932 và tiếp đến số 10 thì đăng bản Phật thuyết A Di Đà kinh do Tam Tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập dịch ra chữ Hán, Trí Độ là người chịu trách nhiệm dịch sang tiếng Việt và giải nghĩa rất rõ ràng.

Kinh A Di Đà là một bản kinh rất phổ biến được truyền tụng hàng ngày trong đời sống đạo của Phật tử ở các nước châu Á, nhất là ở Việt Nam. Vị trí của kinh luôn luôn được xây dựng trên căn bản của niềm tin và trong lòng người hành trì. Kinh chính là con đường dẫn đến thế giới Tịnh độ - một thế giới không có khổ đau, không có sinh lão bệnh tử, thế giới của niềm phúc lạc vô biên.

Kinh A Di Đà thuộc hệ tư tưởng Đại thừa, ra đời trong thời kỳ phát triển Đại thừa Phật giáo. Kinh này là một bản toát yếu của Đại Vô Lượng Thọ kinh, dịch từ Phạn bản qua Hán bản.

Từ số 11, ra ngày 01.06.1932 đến số 14, Từ bi âm lại chuyển đến độc giả bản Phật thuyết Vu Lan Bồn kinh, là bản kinh do Tây Tấn Tam Tạng Pháp sư Trúc Pháp Hộ dịch ra chữ Hán, Trí Độ là người dịch ra Quốc văn và diễn nghĩa.

Vu Lan là gọi tắt, nếu nói đầy đủ là Vu Lan Bồn. Vu Lan Bồn là cứu tội bị treo ngược, tiếng Sanskrit gọi là Ulambana, hay là Avalamba, nghĩa là “treo ngược”. Kinh Vu Lan ghi lại những lời Đức Phật dạy về lòng thương yêu, bổn phận của con cái đối với cha mẹ đang tại thế hay quá cố, đối với những người đang trầm luân trong những khổ cảnh, nghịch cảnh và cách thức thể hiện tình cảm, bổn phận ấy bằng các việc làm cụ thể, nhân dịp Mục Kiền Liên thưa hỏi Ngài về cách báo ơn cha mẹ.

Tôn giả Mục Kiền Liên là một đệ tử lớn của Đức Phật, được suy tôn là bậc có thần thông đệ nhất. Sau khi chứng quả A la hán. Ngài dùng thiên nhãn quan sát khắp các cõi thì thấy mẹ mình đang bị đọa đày đói khát trong cõi quỷ đói. Tôn giả bèn đem bát cơm xuống dâng cho mẹ. Mẹ vừa cầm lấy bát cơm đưa vào miệng,


cơm hóa thành than hồng cháy đỏ, không tài nào ăn được. Tôn giả Mục Kiền Liên không biết làm sao, bèn trở về xin Phật ra tay cứu giúp. Đức Phật nói vì mẹ Tôn giả Mục Kiền Liên bao nhiêu đời đã sống tham lam keo kiệt, nên phải chịu khổ báo làm quỷ đói, một mình Tôn giả không thể cứu được mẹ. Phải nhân ngày Rằm tháng bảy, sắm sanh lễ vật đủ đầy để cúng dường chúng Tăng mười phương, nhờ vào lực chú nguyện của đại chúng, mẹ Tôn giả mới có thể siêu thoát được.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 270 trang tài liệu này.

Tôn giả Mục Kiền Liên vâng lời Đức Phật dạy, đến ngày Rằm tháng bảy, đem thức ăn, đèn, sáp, hương hoa... dâng cúng cho chúng Tăng. Mẹ của Tôn giả Mục Kiền Liên nương nhờ vào uy lực của giới đức và phước đức của chư Tăng mười phương, cũng nương nhờ vào công đức bố thí và lòng chí thành của Tôn giả Mục Kiền Liên mà sớm thoát khỏi nỗi khổ của quỷ đói, được siêu thăng lên cõi lành.

Nhân đó, Đức Phật Thích Ca dạy Tôn giả Mục Kiền Liên sau này, những ai là đệ tử Phật có đức hiếu thuận, phải thường xuyên ghi lòng tạc dạ công ơn cha mẹ đời này cho đến cha mẹ bảy đời. Mỗi năm vào ngày Rằm tháng bảy, nên thiết lễ Vu Lan Bồn, cúng dường tam bảo để báo ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, cầu cho cha mẹ sống lâu trăm tuổi và sau khi mạng chung được sinh vào các cõi lành.

Văn học và Phật học trên báo chí Phật giáo Việt Nam trước năm 1945 - 19

Ngày nay, lễ Vu Lan được lưu hành rộng rãi ở các nước có truyền thống hiếu kính cha mẹ và thờ phụng tổ tiên rất sâu đậm như: Việt Nam, Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên và nhiều nước khác ở Đông Nam Á. Ngày lễ Vu Lan được nhân dân các xứ này tổ chức như một lễ hội lớn trong năm và trong cả nước, là ngày lễ báo ơn báo hiếu đối với cha mẹ, ông bà tổ tiên, cũng như đối với tất cả những người xứng đáng được tri ân.

Tìm hiểu Viên âm, chúng ta thấy tạp chí cũng có công trình dịch thuật vĩ đại là Kinh Lăng Nghiêm lược sử. Tác phẩm này được đăng liên tục từ số 5 đến số 47.

Lăng Nghiêm, tiếng Phạn là Suramgama, nói đủ là Thủ Lăng Nghiêm, Trung Hoa dịch là “Ðại định Kiên cố”, nghĩa là cái bản thể chơn tâm sẵn có của tất cả chúng sinh và chư Phật. Vì thể của nó rộng lớn không có giới hạn, bao la trùm khắp cả pháp giới, nên gọi là “Ðại”. Tâm thể này xưa nay vốn thanh tịnh, không có tán loạn, thường hằng vắng lặng, không lay động dời đổi, nên gọi là “Ðịnh”. Vì tính


chất của nó không dời đổi, thấu suốt xưa nay, thường hằng bất động, ở nơi thánh không tăng, nơi phàm không giảm, hằng hữu bất hoại, nên gọi là “Kiên cố”. Đó là nghĩa của ba chữ “Thủ Lăng Nghiêm”, tức là “Ðại định Kiên cố”.

Nguyên nhân Phật nói thần chú Lăng Nghiêm là vì Tôn giả A Nan mắc nạn Ma Đăng Già. Ngài A Nan bị nàng Ma Đăng Già dùng chú thuật Ta Tỳ Ca La Tiên Phạm Thiên ép buộc tình duyên. Lúc đó, Tôn giả A Nan rất buồn khổ, thành kính hướng về Đức Phật, mong Đức Phật đoái hoài thương xót cứu độ giải nạn. Phật biết ngài A Nan bị nạn, nên sau khi thọ trai, Phật không thuyết pháp như thường lệ mà trở về tịnh xá ngay và Ngài ngồi kiết già, trên đảnh phóng hào quang, có hoa sen ngàn cánh, trên hoa sen có đức Hóa Phật ngồi kiết già, nói thần chú Lăng nghiêm. Phật bảo ngài Văn Thù đem thần chú ấy đi đến chỗ nàng Ma Đăng Già để phá trừ tà chú, cứu nạn cho A Nan. Ngài A Nan được kịp thời cứu thoát và sau đó Phật độ luôn cho nàng Ma Đăng Già tu hành, trở thành bậc A la hán.

Học kinh Thủ Lăng Nghiêm sẽ giúp con người thấu rõ vị trí của mình đối với quả vị Bồ đề, Niết bàn vô thượng. Chính Đức Phật Thích Ca sống bằng “Chơn tâm thường trú” và sinh hoạt trong “Thể tính tịnh minh” - cái mà đã có sẵn trong tất cả mọi chúng sinh, nhưng con người lại bỏ quên nó đi. Phật và chúng sinh thật ra vẫn đồng một thể tánh chơn tâm, nhưng chư Phật đã hoàn toàn giác ngộ được thể tính ấy. Ngược lại, chúng sinh vì mê lầm thể tính chơn tâm nên suốt đời sống trong điên đảo khổ đau và phải chịu trầm luân trong biển sinh tử luân hồi. Vì thế, nội dung chủ yếu của kinh không ngoài mục đích xác định rằng con người còn phiền não là còn điên đảo khổ đau, phủi hết phiền não là có an lạc Niết Bàn.

Vì ý nghĩa quan trọng như vậy, nên đối với những người xuất gia sống trong các chùa từ xưa đến nay, mỗi ngày đều có thời khóa tụng kinh Lăng Nghiêm vào buổi sáng sớm. Mục đích chính là để tiêu trừ ma chướng, diệt trừ những phiền não trong tâm thức, hầu sớm đạt được trí tuệ sáng suốt như Đức Phật.

Từ số 50 năm 1942, Viên âm đã cho đăng Toát yếu kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo và phần này do tác giả Phạm Quang thực hiện.


Bộ kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo được Đức Phật thuyết giảng tại cung rồng Ta kiệt la, tham dự đủ mặt cư dân vùng biển: Vua rồng, Hoàng hậu rồng, Công chúa rồng, Hoàng tử rồng...

Thập Thiện Nghiệp là mười điều lành của thân, miệng, ý. Thân không sát sinh, trộm cắp, tà hạnh. Miệng không nói dối, nói hai chiều, nói ác, nói dua nịnh. Ý không tham, sân, si. Mười điều lành là căn bản để xây dựng một con người tốt đẹp, khi người người đều tốt đẹp thì cảnh giới chung quanh cũng tốt đẹp. Kinh không nói ở cõi người, cõi trời mà nói ở cõi súc sinh với ngụ ý rằng vì thiếu phẩm chất người nên mới mang một phần phẩm chất thú vật, may thay còn biết nghe kinh, xin hãy tập theo mười hạnh lành để bắt đầu làm con người thực thụ.

Trong Viên âm số 51 năm 1942, Võ Tưởng đã thực hiện Toát yếu kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai Bổn nguyện công đức. Kinh Dược Sư được chia ra làm ba phần: Phần duyên khởi, phần chánh tông, phần lưu thông. Nội dung này đã được tác giả triển khai rất cụ thể và đầy đủ ý nghĩa. Đọc tụng và hành trì kinh Dược Sư là nhằm phát triển các đức tính cao đẹp trong mỗi người, để trị liệu tâm bệnh của bản thân và tha nhân. Các dược chất trị liệu và tiềm năng thầy thuốc đó có sẵn trong mỗi con người. Tu hạnh Dược Sư để được Đức Phật Lưu Ly Quang Vương ban cho chúng ta “thuốc” phước lộc thọ, và để chúng ta “sống với dược chất tâm linh”, nhằm chữa lành các chứng bệnh vô minh, phiền não, nghiệp chướng cá nhân từ nhiều đời.

Vì quan niệm như vậy, mà ngày nay mỗi khi các chùa muốn cầu an, giải trừ bệnh tật cho tín đồ tại gia đều thiết lễ đọc tụng kinh Dược Sư. Phổ biến nhất là vào tháng Giêng hàng năm, các chùa từ Nam ra Bắc đều làm lễ cầu an giải bệnh đầu năm và đều đọc tụng bản kinh Dược Sư này.

Nhìn chung, khi tìm hiểu về đặc điểm nội dung tư tưởng của những tác phẩm kinh điển Phật giáo, chúng ta mới thấy sự kỳ diệu và thâm sâu của những bộ kinh do Đức Phật nói ra để giáo hóa chúng sinh. Kinh Bát Đại Nhân Giác, kinh Kim Cang, kinh Lăng Nghiêm v.v.. thì hướng dẫn con người dù sống ở đâu và nơi nào cũng phải luôn biết thấu rõ tâm, làm chủ được tâm thì sẽ không bị mọi dục vọng thế gian lôi cuốn vào con đường khổ đau. Kinh Địa Tạng, kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân,


kinh Vu Lan v.v.. thì hướng dẫn con người thực hành đạo hiếu và cũng phải rèn luyện tâm hiếu kính, vì đó là tâm của chư Phật. Kinh Pháp Hoa, kinh Thập Thiện, kinh Dược Sư v.v.. thì hướng dẫn con người làm điều lành, trừ bỏ những tâm niệm xấu ác để trở về với Phật tính sáng suốt của chính mình v.v.. Mỗi bộ kinh chứa đựng một cách giáo hóa khác nhau, nhưng tựu trung đều mang ý nghĩa hướng dẫn chúng sinh từ cõi mê về bờ giác. Những bộ kinh này, hiện nay rất phổ biến trong Phật giáo và được các chùa, các tín đồ in ấn rất nhiều để vừa nghiên cứu, vừa đọc tụng trong quá trình tu học theo đạo Phật.

* Nhận xét về nghệ thuật dịch:


Sau khi Đức Phật diệt độ, những lời Phật nói ra được các thánh đệ tử kết tập lại thành kinh, dùng tiếng Pali (Phạn) biên tập. Sau đó lưu truyền rộng rãi, diễn giải thành nhiều tập. Các kinh điển được viết bằng tiếng Phạn xứng danh là những tác văn học có giá trị.

Tiếp đó, sự nghiệp phiên dịch kinh điển Phật giáo tại Trung Quốc kéo dài gần ngàn năm, khởi đầu từ đời Hậu Hán, thịnh hành vào đời Đường. Văn học phiên dịch kinh điển Phật giáo đã góp phần tạo nên khởi sắc cho nền văn học cổ đại Trung Quốc.

Việt Nam ta trải qua quá trình ảnh hưởng lâu dài của nền văn hóa Trung Quốc, cho nên kinh điển chữ Hán cũng được truyền sang rất nhiều. Các kinh điển thời kỳ đầu của Phật giáo như kinh Pháp Hoa, kinh Lăng Nghiêm, kinh Kim Cang Bát Nhã, kinh Đại Phương Tiện Phật Báo Ân v.v.. với kết cấu tư tưởng hùng vĩ, sâu sắc; cho đến những kinh Ưu Bà Tắc Giới, Vu Lan, Di Đà, Dược Sư v.v.. đã được dịch từ ngôn ngữ Hán sang chữ Quốc ngữ tại Việt Nam non nửa đầu TK.XX rất đa dạng. Những tác phẩm ấy vừa được xuất bản dưới dạng sách, vừa được đăng tải nhiều kỳ trên các báo, tạp chí Phật giáo đương thời. Có loại được dịch từ nguyên văn chữ Hán thành dạng văn xuôi, có loại được chuyển thành dạng thơ cho dễ đọc, nhưng tất cả cũng đều là những kinh điển giàu màu sắc văn học.

Những tác phẩm kinh điển được dịch và đăng trên báo chí Phật giáo đa phần được dịch từ nguyên văn chữ Hán. Cách dịch thường thấy là: một dòng chữ Hán,


một dòng phiên âm Hán - Việt, một dòng dịch chữ Việt; hoặc một đoạn nguyên văn chữ Hán, một đoạn phiên âm chữ Việt, rồi đến phần giảng giải.

Để thấy rõ hơn nghệ thuật dịch từ các bản kinh, chúng ta cần tìm hiểu qua lời văn dịch được thể hiện như thế nào. Chúng tôi xin trích dẫn nguyên bản một vài kinh điển và so sánh giữa các bản dịch.

Kinh Bát Đại Nhân Giác, là bản kinh được tạp chí Bồ đề và báo Đuốc tuệ

chọn đăng trong nhiều kỳ.

Với bản dịch từ tạp chí Bồ đề, nhà dịch thuật P.C cho biết: “Vì nhà in không có chữ Hán nên chúng tôi không thể đăng tải những câu nguyên văn chữ Hán ra được. Xin bạn đọc lượng thứ” [H, số 1, tr.16]:

Đoạn thứ nhất: Tổng phiêu

Kinh: Vi dục (Phật) đệ tử, thường ư trú dạ, chí tâm xưng tụng, “Bát Đại Duyên (Nhân) Giác”

Dịch nghĩa: Người đã làm đệ tử Phật, thì trong ngày đêm sáu thời, thường nhất tâm tụng niệm kinh “Bát Đại Duyên (Nhân) Giác”

Đoạn thứ nhì: Biệt minh

Kinh: Nhứt thế gian vô thường giác

Nghĩa: Điều thứ nhứt Phật dạy những người giữ đạo, phải giác ngộ sự vô thường của thế gian.

Tìm hiểu bản dịch kinh Bát Đại Nhân Giác trên Đuốc tuệ số 53, ra ngày 15.01.1937, Thiều Chửu đã tham gia chuyển dịch với tiêu đề: Giảng giải kinh Bát Đại Nhân Giác, là bản kinh do Thái Hư pháp sư giảng lại bằng chữ Hán và Thiều Chửu đã dịch ra bằng văn xuôi tiếng Việt:

Nguyên tác:

佛說八大人覺經.

Phật nói kinh Bát Đại Nhân Giác.

1. Lời mở đầu

爲佛弟子 Vi Phật đệ tử

常 於 Thường ư trú dạ


至心誦念 Chí tâm tụng niệm八大人覺 Bát đại nhân giác Dịch nghĩa:

Là Phật em con

Thường chung ngày đêm Đến lòng tụng nghĩ

Tám lớn người biết

Nghĩa: Ai đã là đệ tử Phật, ngày đêm thường phải dốc một lòng mà tụng niệm tám điều giác ngộ của Phật và bồ tát này.

2. Chính nghĩa

第 一 覺 悟 世 間 無

Đệ nhất giác ngộ Thế gian vô thường

Thứ một biết hiểu Đời khoảng không thường Điều hiểu biết thứ nhất Thế gian không có thường

Nghĩa: Điều giác ngộ thứ nhất, biết rằng thế gian này vô thường...


Tìm hiểu bản dịch của tạp chí Bồ đề, chúng ta thấy có lẽ do không có nguyên bản chữ Hán, nên có vài chữ phiên âm Hán - Việt không chính xác. Phần dịch nghĩa thì người dịch dùng lời văn trong sáng, rõ ràng nên giúp độc giả dễ dàng hiểu nghĩa lý của bài kinh.

Còn trên Đuốc tuệ có đăng bản gốc bằng chữ Hán, phần dịch rất chi tiết, gồm 4 bước: Thứ nhất phiên âm Hán - Việt, thứ hai dịch ra tiếng Việt nguyên nghĩa gốc, thứ ba dịch nghĩa theo đúng ngữ pháp tiếng Việt và cuối cùng là dịch thoát nghĩa cho câu văn thêm phần bóng bẩy. Có thể nói, Thiều Chửu đã thực hiện lối dịch rất công phu, lời văn dịch cũng trong sáng, rõ ràng.

Ngày nay đã có rất nhiều người dịch lại và lược giảng về bài kinh này. Chúng tôi chỉ chọn bản dịch của Thích Nguyên Ngôn [77] để so sánh với những bản dịch trên. Thích Nguyên Ngôn soạn dịch kinh Bát Đại Nhơn Giác cũng theo hai hướng: phiên âm, dịch nghĩa, nhưng không có phần chữ Hán:


Chính văn: Vi Phật đệ tử, thường ư trú dạ


Nghĩa: Là người đệ tử Phật (người học Phật), ngày đêm phải ghi nhớ, chí tâm tụng niệm (tư duy quán sát), tám điều giác ngộ của bậc Đại nhân.

Như vậy, so với lời văn dịch của Thích Nguyên Ngôn, có lẽ hai bản dịch trên tạp chí Bồ đề và báo Đuốc tuệ ngày xưa cũng xứng tầm, không thua kém gì bản dịch thời hiện đại. Bởi lời văn, câu văn dịch của Thiều Chửu và P.C thật rõ ràng chuẩn xác. Đặc biệt, cách dịch thuật của Thiều Chửu lại rất chăm chút, kỹ lưỡng theo từng bước một, đem đến cho người đọc sự hiểu biết sâu rộng hơn về nghĩa lý của từng chữ Hán và cả chữ Quốc ngữ.

Tạp chí Duy tâm Phật học, từ số 1 đến số 43 đã đăng bản kinh Diệu Pháp Liên Hoa do Tâm Điền dịch từ chữ Hán sang chữ Quốc ngữ:

妙法蓮華經, 第一.

姚秦, 三藏法師: 鳩摩羅什奉詔譯.序品第一.

如是我聞一時佛住王舍城,耆硨崛山中,與大比丘眾萬二千人俱, 皆是大阿羅漢諸漏已盡,無復煩惱,遠得己利,盡諸有結,心得自在。

Phiên âm:

Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, quyển đệ nhất.

Dao Tần, Tam Tạng Pháp sư: Cưu Ma La Thập phụng chiếu dịch Tự phẩm đệ nhất.

Như thị ngã văn: nhất thời Phật trụ Vương Xá thành, Kỳ Xà Quật sơn trung dữ đại tỳ kheo chúng vạn nhị thiên nhơn câu, giai thị đại A-la-hán chư lậu dĩ tận, vô phục phiền não, đại đắc kỷ lợi, tận chư hữu kiết, tâm đắc tự tại.

Dịch nghĩa:

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Quyển thứ nhất.

Đời Dao Tần, thầy Tam Tạng Pháp sư là ông Cưu Ma La Thập vưng chiếu phiên dịch.

Phẩm Tự thứ nhất

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/09/2023