Tổng Quan Về Hệ Thống Quản Lý Phát Triển Nhân Sự


thống quy trình sẵn có được xây dựng dựa trên các giá trị cốt lõi chung của quản lý nhà nước, trong đó có sự điều chỉnh hàng năm. Nhân viên được tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ hàng năm. Việc thường xuyên được đào tạo bồi dưỡng cũng giúp cho năng lực của cán bộ được nâng lên và các quy định, quy chế làm việc thường xuyên được cập nhật. Bên cạnh đó, với điều kiện làm việc và nhiệm vụ đặc thù, đơn vị có những quy định, tiêu chuẩn riêng với người lao động ở từng bộ phận làm việc khác nhau, được đào tạo, bồi dưỡng k năng nghiệp vụ theo từng chuyên môn, đảm bảo các giá trị cốt lõi trong thực hiện nhiệm vụ và quan hệ xã hội. Về các chủ thể kinh doanh tại Khu di tích cũng phải tuân thủ các quy tắc về đạt đức kinh doanh, các quy định do đơn vị đặt ra. Đạo đức kinh doanh của các chủ thể kinh doanh này cũng là một phần văn hóa kinh doanh của Khu.

3.2.3.1. Triển khai quản lý tuân thủ

Với mục tiêu phấn đấu trở thành đơn vị có dẫn đầu về cải cách hành chính, tinh thần phục vụ nhân dân của huyện Sóc Sơn, là một trong những khu du lịch chất lượng cao của Hà Nội, Trung tâm quản lý khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn thực hành quản lý tuân thủ theo định hướng dựa trên luật pháp và các nguyên tắc có liên quan. Để đạt được điều này, đơn vị cam kết sẽ loại bỏ bất kỳ hành vi trái pháp luật và đạo đức trong khi nuôi dưỡng một nền văn hóa tổ chức bền vững.

Để phát triển du lịch bền vững đơn vị hướng tới xây dựng một nền văn hóa bền vững dựa trên việc củng cố hệ thống quản lý tuân thủ và xem tuân thủ là trung tâm của mọi hoạt động kinh doanh và đẩy mạnh quá trình đào tạo nhân viên, tuyên truyền, tập huấn các chủ thể kinh doanh tại khu di tích, kiểm soát, phân loại thông qua hệ thống đánh giá. Bên cạnh đó, là việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng, nhân dân địa phương cùng nhận xét đánh giá về quá trình hoạt động của đơn vị cũng như tư cách đạo đức và trách nhiệm của


từng nhân viên, người lao động. Từ đó, thiết lập quản lý tuân thủ như một phần văn hóa tổ chức của mình, tuân thủ tập trung vào ba lĩnh vực chính: hệ thống quản lý phù hợp; phòng chống các hoạt động trái pháp luật; phản ứng với những thay đổi trong quy định.

Quy trình hoạt động tuân thủ

Phòng tránh: Đào tạo nhân viên, hướng dẫn tuân thủ các quy định, xây dựng quy trình kiểm tra giám sát, hỗ trợ thực thi.

Giám sát: Thực hiện giám sát thường xuyên và không thường xuyên qua tổ chức được chỉ định hoặc kiểm tra nội bộ.

Quản lý: Nỗ lực để ngăn chặn sự tái phát của vấn đề bằng cách tìm hiểu các nguyên nhân gốc rễ của vấn đề thông qua các quá trình và phân tích kết quả, thúc đẩy các hoạt động cải tiến, và sử dụng các nghiên cứu trường hợp trong quá trình đào tạo..

Hệ thống hỗ trợ tuân thủ

Việc đẩy mạnh bồi dưỡng kiến thức, cập nhật thông tin, xây dựng ý thức tôn trọng các quy định giúp nhân viên hiểu rõ những đòi hỏi về kiến thức ngành và nghiệp vụ liên quan. Xây dựng chế tài hoàn chỉnh xử lý vi phạm, phổ biến rộng rãi để cán bộ, người lao động và các chủ thể kinh doanh tuân thủ. Bên cạnh đó, việc chịu trách nhiệm tập thể khi cá nhân vi phạm cũng giúp cho nhân viên luôn có ý thức cao với tập thể và tạo ra mặc định giám sát lẫn nhau giúp ngăn ngừa các trường hợp không tuân thủ, đẩy mạnh tương tác hỗ trợ giữa các nhân viên trong thực thi nhiệm vụ. Các báo cáo đánh giá, thông tin được cập nhật thường xuyên trên bảng tin và wedsite đơn vị cũng hỗ trợ nhân viên tự điều chỉnh thói quen và tác phong, trách nhiệm với công việc. Nhận xét đánh giá nhân viên theo tháng, trong đó có những kiến nghị,

đề xuất thay đổi của từng bộ phận cũng tạo cho lãnh đạo quản lý tiếp cận một cách tốt nhất với với môi trường làm việc, các quy định đặt ra và sự phù hợp.


Từ đó, có điều chỉnh kịp thời giúp nhân viên thuận lợi trong hành động. Việc thường xuyên giám sát, nhắc nhở về ý thức đạo đức, văn hóa ứng xử khách hàng các chủ thể kinh doanh, các quy định của đối với du khách, người kinh doanh được thông báo trên hệ thống loa, biển báo cũng hỗ trợ sự tuân thủ.

3.2.3.2. Tổng quan về hệ thống quản lý phát triển nhân sự

Hệ thống nhân sự được xây dựng dựa trên chuyên môn của các bộ phận; có chính sách đào tạo chuyên sâu, bồi dưỡng chuyên ngành cho từng vị trí việc làm. Phòng quản trị lựa chọn nhân viên ưu tú nhất tham gia vào các hoạt động của đơn vị, bồi dưỡng chuyên sâu để nâng cao khả năng xây dựng chiến lược, lập kế hoạch và tham mưu giúp việc cho lãnh đạo trong ra quyết định.

Về công tác đãi ngộ nhân sự, đơn vị tập trung vào khuyến khích nhân viên đưa ra ý tưởng sáng tạo, phát triển sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ. Có chính sách đặc thù trả cho từng ý tưởng khả thi cũng như đẩy mạnh cơ chế chính sách giúp nhân viên có cơ hội nâng cao trình độ và thăng tiến. Với đội ngũ quản lý, Trung tâm khuyến khích học tập, tích lũy kinh nghiệm, có chuyên môn sâu và không ngừng giúp đỡ, tạo cơ hội để phát triển, nâng cao năng lực quản lý.

3.3. Kết quả nghiên cứu VHKD tại Khu Du lịch - Di tích đền Sóc S n

3.2.1. ô tả khảo s t

Thang đo (câu hỏi) các cấp văn hóa doanh nghiệp được xây dựng dựa trên nền tảng lý thuyết về các cấp độ văn hóa của Schein với ba cấp độ văn hóa trong tổ chức là (1) Thực thể hữu hình; (2) Các niềm tin và giá trị được tuyên bố; (3) Các ngầm định nền tảng. Để xây dựng các khía cạnh đánh giá từng cấp độ văn hóa tác giả tham khảo chính từ nghiên cứu của Schein cho từng cấp độ văn hóa và các dấu hiệu biểu trưng trực quan của PGS.TS. Nguyễn Mạnh Quân. Thêm vào đó, tác giả đã kết hợp những kinh nghiệm, kiến giải của Shein và quá trình đi sâu tìm hiểu nghiên cứu mình để xác định


câu hỏi chi tiết về những ngầm định hiện đang tồn tại của Trung tâm quản lý khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn.

Trong nghiên cứu này, tổng số bảng khảo sát phát ra là 300 bằng hình thức bảng khảo sát trên giấy, trong đó, cán bộ, công nhân viên của Trung tâm là 45 người và du khách đến tham quan tại khu du tích là 255. Tổng số phiếu thu về hợp lệ là 35 45 cán bộ, công nhân viên của Trung tâm và 200 255 du khách và người dân xã Phù Linh đến tham quan tại khu di tích. Tổng số phiếu đạt yêu cầu là 235.

3.2.2. ô tả mẫu

Mẫu khảo sát đối với cán bộ, công nhân viên của Trung tâm và du khách được trình bày cụ thể trong bảng dưới đây:

Bảng 3.1: Bảng mô tả mẫu



STT


C cấu

Đối tượng khảo sát

Cán bộ, công nhân

viên của Trung tâm

Du khách



Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1

Gi i tính






Nam

8

22,86

46

23


Nữ

27

77,14

154

77

2

Đ tuổi






< 25 tuổi

5

14,29

43

21,5


25 - 55 tuổi

21

60

90

45


> 55 tuổi

9

25,71

67

33,5

3

Ch c danh






Quản lý

7

20




Nhân viên

28

80



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Văn hóa kinh doanh tại khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn - 10

Nguồn: Khảo sát thực tế của tác giả, tháng 5/2018


Kết quả khảo sát, đối với cán bộ, công nhân viên, t lệ nữ nhiều hơn nam. Nữ chiếm tới 77,14% và nam chiếm tới 22,86%. Về độ tuổi, đa số cán bộ, công nhân viên của Trung tâm từ 25 đến 55 tuổi, chiếm tới 60%; tiếp đó là cán bộ, công nhân viên của Trung tâm trên 55 tuổi, chiếm 25,71% và cuối cùng là cán bộ, công nhân viên của Trung tâm chỉ chiếm 14,29%. Về chức danh, đa số đối tượng khảo sát là nhân viên, chiếm tới 80% và 20% là quản lý của Khu di tích.

Đối với du khách, đa số du khách là nữ, chiếm tới 77%; nam chiếm 23%. Đa số du khách dưới 55 tuổi, chiếm tới 66,5%. Du khách trên 55 tuổi chiếm tới 33,5%. Đối tượng du khách tác giả không xét về chức danh công việc nên kết quả khảo sát của đối tượng này bỏ trống.

3.2.3. Kết quả khảo s t về cảm nhận, đ nh i Văn hóa kinh doanh của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn

3.2.3.1. Đánh giá về thực thể hữu hình

Khảo sát về thực thể hữu hình cho cán bộ, công nhân viên và du khách đến thăm Khu di tích được trình bày trong bảng dưới đây:

Bảng 3.2: Đánh giá về thực thể hữu hình của cán bộ, công nhân viên tại Khu Du lịch - Di tích đền Sóc S n

STT

Nội dung

Cán bộ, công

nhân viên

Du khách

1

Nội thất đầy đủ

2,8

2,76

2

Biểu tượng, logo đ p, rõ ràng, dễ hiểu

3,29

3,25

3

Khẩu hiệu rõ ràng, mới, có ý nghĩa

3,63

3,78

4

Cán bộ, công nhân viên của Trung tâm

mặc đồng phục, gọn gàng, dễ nhận biết

2,99

2,97

5

Mẫu chuyện giai thoại hấp dẫn, dễ hiểu

2,89

2,67

6

Lễ hội, lễ nghi được tổ chức thường

3

3,25




xuyên, đúng quy định



7

Ấm phẩm điển hình rõ ràng, cụ thể

2,66

2,62

8

Bộ hướng dẫn ứng xử đầy đủ, rõ ràng

3,77

3,64

Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế của tác giả, tháng 5/2018

Dựa trên mô hình đã xây dựng, tác giả đánh giá được lớp thực thể hữu hình tại Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn thông qua các yếu tố biểu hiện. Kết quả khảo sát của các cán bộ, công nhân viên của Khu di tích và khách hàng khá khớp nhau. Số liệu trên cho thấy các nhân tố thuộc các giá trị văn hoá hữu hình đang được đánh giá là không đồng bộ. Các yếu tố như biểu tượng logo đều được đánh giá với điểm khá cao, trên 3,25 điểm, bộ hướng dẫn ứng xử rõ ràng, đầy đủ với điểm trung bình trên 3,64 điểm; khẩu hiệu rõ ràng, mới, có ý nghĩa được đánh giá trên 3,63 điểm; lễ hội, lễ nghi được tổ chức thường xuyên, theo đúng nghi lễ được đánh giá với điểm trung bình trên 3 điểm. Các nhân tố bị đánh giá thấp là nội thất chưa đầy đủ, với điểm trung bình dưới 2,76 điểm; ấn phẩm chưa điển hình, rõ ràng với điểm trung bình là 2,66 và 2,62 điểm; cán bộ, công nhân viên của Trung tâm mặc đồng phục chưa đ p mắt, chưa rõ ràng với điểm trung bình lần lượt là 2,99 và 2,97 điểm. Như vậy, cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu của người lao động, việc xây dựng các ấn phẩm điển hình chưa được chú trọng và việc tuyên truyền quảng bá vẫn cần phải đầu tư thêm. Xem xét các yếu tố vô hình đạt mức điểm đánh giá khá cao cho ta thấy việc chú trọng đầu tư xây dựng hình ảnh của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn đã được phần đông nhân viên và du khách hưởng ứng và công nhận là phù hợp.

3.2.3.2. Đánh giá về niềm tin và các giá trị tuyên bố

Về nội dung niềm tin và các giá trị tuyên bố, khảo sát 35 cán bộ, công nhân viên và 200 du khách và người dân xã Phù Linh đến thăm quan như sau:


Bảng 3.3: Đánh giá về niềm tin và các giá trị tuyên bố tại Khu Du lịch - Di tích đền Sóc S n

STT

Nội dung

Cán bộ, công

nhân viên

Du khách

1

Triết lý kinh doanh rõ ràng, đó là thỏa

mãn nhu cầu của du khách

4,0

3,81

2

Tầm nhìn, sứ mệnh rõ ràng, thống

nhất, ổn định theo thời gian

3,94

3,87

3

Các hoạt động tuân thủ pháp luật và

các chuẩn mực đạo đức

3,74

3,86


4

Phương châm hành động là lấy sự hài lòng của du khách làm tiêu chí hành

động


4,29


4,12


5

Xây dựng Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn là điểm đến hàng đầu và quen thuộc và mới lạ trong lĩnh vực du lịch

tâm linh của Hà Nội


3,66


3,99

6

Tôn trọng du khách và người lao động

3,63

3,73

7

Thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội

3,66

3,31

Nguồn: Kết quả khảo sát thực tế của tác giả, tháng 5/2018

Nhìn chung, đánh giá của 35 cán bộ, công nhân viên làm việc ở Khu di tích và 200 du khách và người dân xã Phù Linh đến thăm quan khá giống nhau. Các chỉ tiêu phản ánh rõ nét niềm tin và các giá trị tuyên bố của đơn vị.

Theo 35 cán bộ, công nhân viên, phương châm hành động của đơn vị luôn là lấy sự hài lòng của du khách làm tiêu chí hành động (4,29 điểm); Triết lý kinh doanh rõ ràng là thỏa mãn nhu cầu của du khách (4 điểm); Khu di tích luôn xác định rõ ràng các tầm nhìn, sứ mệnh, ổn định theo thời gian (3,94


điểm); Các hoạt động tuân thủ pháp luật và các chuẩn mực đạo đức (3,74 điểm); Khu di tích luôn mong muốn xây dựng trở thành một điểm đến hàng đầu và quen thuộc, mới lạ trong lĩnh vực du lịch tâm lịch của Hà Nội (3,66 điểm); thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội (3,66 điểm) và tôn trọng khách hàng và người lao động (3,63 điểm).

Theo đánh giá của 200 du khách và người dân địa phương đến tham quan, phương châm hành động là làm hài lòng của du khách làm tiêu chí hành động (4,12 điểm); xây dựng Khu di tích là điểm đến hàng đầu và quen thuộc, mới lạ trong lĩnh vực du lịch tâm linh của Hà Nội (3,99 điểm); Triết lý kinh doanh rõ ràng là thỏa mãn nhu cầu của du khách (3,81 điểm); các hoạt động tuân thủ pháp luật và các chuẩn mực đạo đức (3,86 điểm); tôn trọng du khách và người lao động (3,73 điểm); thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội (3,31 điểm).

Nhìn chung, các niềm tin và tuyên bố giá trị được đánh giá khá cao. Tuy nhiên, để duy trì và phát triển hơn nữa thương hiệu và thu hút thêm nhiều du khách, Khu Du lịch – Di tích đền Sóc Sơn cần tiếp tục duy trì, hoàn thiện hơn nữa.

3.2.3.3. Đánh giá về các ngầm định nền tảng

Về các ngầm định nền tảng, tác giả chỉ thiết kế câu hỏi để hỏi đối tượng là 35 cán bộ, công nhân viên đang làm việc tại Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn. Kết quả nhận được như sau:


Bảng 3.4: Đánh giá về các ngầm định nền tảng tại khu Du lịch - Di tích đền Sóc S n

STT

Nội dung

Cán bộ, công

nhân viên

1

Các cán bộ, công nhân viên được phân công nhiệm

3,31

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 05/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí