Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Văn Hóa Kinh Doanh Tại Khu Du Lịch - Di Tích Đền Sóc Sơn Trong Thời Kỳ Hội Nhập Quốc Tế


dẫn tới có khoảng cách giữa lãnh đạo và cấp dưới là không tránh khỏi, tạo ra khoảng trống liên kết giữa các thành viên trong tổ chức, làm cho các nguồn thông tin không được trao đổi, chia s kịp thời dẫn tới làm suy yếu vai trò của văn hóa tổ chức, ảnh hưởng tới văn hóa kinh doanh của đơn vị nói chung.

Thứ tư, nhận thức về văn hóa kinh doanh, đạo đức kinh doanh của các chủ thể kinh doanh trong Khu di tích, về vai trò, tác dụng của VHTC/VHDN của cán bộ, nhân viên Trung tâm quản lý chưa rõ ràng và đủ mạnh.

Thứ năm, năng lực, hiệu quả xây dựng văn hóa kinh doanh của Trung tâm quản lý, nhất là cấp lãnh đạo chưa cao, chưa được đào tạo bài bản, cập nhật kiến thức về quản lý thường xuyên nên hiệu quả quản lý chưa cao.

Thứ sáu, việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh trong Khu di tích chưa được tiến hành thường xuyên. Các chế tài xử phạt các hành vi vi phạm đạo đức kinh doanh, văn hóa kinh doanh của các chủ thể kinh doanh và thái độ, k năng của cán bộ, nhân viên Trung tâm chưa nghiêm minh, chưa đủ sức răn đe. Lãnh đạo Trung tâm chưa nêu cao việc khen thưởng, nêu gương, tôn vinh các cá nhân, tập thể xuất sắc để làm gương cho các cán bộ khác.

3.4.3. Nguy n nhân của tồn tại

a. Nguyên nhân chủ quan

- Trong ý thức của đa số nhân viên thì vẫn cho rằng, phục tùng sự chỉ đạo của cấp trên là điều không thể thiếu được, dẫn tới khoảng cách giữa cấp trên và cấp dưới ngày càng tăng, không thể giao tiếp đưa ra ý kiến dễ dàng, cùng với đó, có rào cản lớn trong quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới dẫn tới sự khó hoà nhập và lúng túng trong giao tiếp.

- Cán bộ, viên chức và người lao động chưa có nhận thức đúng đắn về hoàn thiện văn hóa tổ chức sẽ góp phần thu hút thêm du khách nên công tác xây dựng văn hóa tổ chức tại khu di tích vẫn còn mờ nhạt.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

- Năng lực lãnh đạo, quản lý của Ban giám đốc, trưởng phó bộ phận còn hạn chế, đa số chưa qua trường lớp đào tạo về văn hóa tổ chức hay lãnh đạo, quản lý nên hiệu qảu lãnh đạo chưa cao. Trung tâm cũng chưa có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công nhân viên chuyên sâu và dài hơi, hạn chế về kinh phí riêng cho đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.

a. Nguyên nhân khách quan

Văn hóa kinh doanh tại khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn - 12

- Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có pháp luật hay quy định của Nhà nước quy định về văn hóa kinh doanh của Khu di tích, Khu du lịch. Do đó, các Khu di tích, Khu du lịch không có văn bản khung pháp lý để theo.

- Sóc Sơn là một huyện của Hà Nội, thủ đô của Việt Nam nhưng thực tế, Sóc Sơn chưa có thương hiệu. Ví trị địa lý và tên tuổi của huyện Sóc Sơn chưa được nhiều người biết đến nên việc quảng bá thương hiệu và tên tuổi của Khu di tích đền Sóc Sơn còn gặp nhiều khó khăn.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Phần đầu tiên của chương này giới thiệu tổng quan về Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn bao gồm các nội dung như: Các điều kiện về tự nhiên, xã hội tác động; Quá trình hình thành và hoạt động của Trung tâm quản lý; các mảng hoạt động chính và tình hình nhân sự; các cấp độ văn hóa và thực trạng quá trình triển khai văn hóa tại Khu Du lịch - Di tích, tập trung vào việc đánh giá các cấp độ đang được triển khai, nhằm góp phần làm rõ những nét đặc trưng văn hóa hiện có.

Phần thứ hai trình bày về các kết quả nghiên cứu và khảo sát về các khía cạnh văn hóa kinh doanh của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn. Trọng tâm của phần này chính là trình bày các dữ liệu thu được từ cuộc nghiên cứu, dữ liệu này được đưa vào phần mềm Excel để xử lý. Qua dữ liệu thu được tác giả mô hình hóa dữ liệu đưa ra cái nhìn khái quát về sự đánh giá của nhân viên trung tâm với các nhân tố cấu thành văn hóa.

Phần cuối cùng, tác giả đưa ra các nhận xét và đánh giá chung về Văn hóa kinh doanh, Văn hóa tổ chức tại Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn hiện nay bao gồm những thành tựu đã đạt được và những vấn đề còn tồn tại nguyên nhân. Trong phần này tác giả dựa trên kết quả thu thập và phân tích được trình bày tại phần hai đã tổng hợp lại những nhân tố đang được triển khai hiệu quả đạt thành tựu cao, đồng thời cũng xác định được những nhân tố đang tồn tại và tìm ra nguyên nhân. Từ đó, để đưa ra các giải pháp hoàn thiện Văn hóa kinh doanh, Văn hóa tổ chức tại Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn.


CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA KINH DOANH TẠI KHU DU LỊCH - DI TÍCH ĐỀN SÓC SƠN TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

4.1. Định hướng chung phát triển Khu du lịch - Di tích đền Sóc S n trong thời kỳ hội nhập quốc tế

4.1.1. Định h n ph t triển Văn hóa tổ ch c của Khu du lịch - Di tích đền Sóc Sơn

Qua nhiều năm hình thành và phát triển, Khu du lịch - Di tích đền Sóc Sơn đã có những dấu ấn nhất định trong lòng du khách Hà Nội nói riêng và trên cả nước nói chung. Nhận thức được vị trí, vai trò và tầm quan trọng, trong những năm gần đây, Trung tâm quản lý khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn đã xác định rõ định hướng xây dựng, hoàn thiện và phát triển văn hóa kinh doanh tại Khu di tích. Một số định hướng cụ thể như sau:

- Xây dựng văn hóa kinh doanh của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn trở thành nguồn sức mạnh nội lực trong kinh doanh; trở thành nhân tố quyết định kiến tạo và phát triển VHKD của Khu di tích và huyện Sóc Sơn.

- Xây dựng Văn hóa tổ chức của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn trở thành một phương pháp pháp quản trị điều hành, góp phần củng cố uy tín, nâng cao vị thế của đơn vị trong nước, tiến tới quốc tế.

- Xây dựng văn hóa kinh doanh trở thành phẩm chất, đạo đức, nếp sinh hoạt và làm việc của cán bộ, công nhân viên. Trung tâm quản lý của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn quán triệt, thực hiện khẩu hiệu “Tự hào sức mạnh Phù Đổng, nỗ lực hành động, bay lên cùng dân tộc!” trở thành truyền thống của đơn vị nhằm củng cố niềm tin bền vững của du khách, trở thành một trong những điểm đến hàng đầu của Hà Nội.

Tuy nhiên, việc phát triển văn hóa kinh doanh của Khu du lịch - Di tích đền Sóc Sơn phải đảm bảo một số yêu cầu như sau:


- Tuân thủ đúng quy định của pháp luật Việt Nam, kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, hội nhập với các nền văn hóa tổ chức tiên tiến của các khu du lịch, di tích khác theo đúng chủ trương, định hướng, chỉ đạo của Nhà nước và huyện Sóc Sơn.

- Có tính thống nhất, khoa học, kế thừa, thực tiễn, phát triển và phù hợp với tốc độ phát triển của huyện Sóc Sơn nói riêng và của thành phố Hà Nội nói chung. Có các chương trình, phương án cụ thể triển khai thực hiện văn hóa tổ chức xác định rõ mục đích, yêu cầu, kế hoạch, giải pháp thực hiện đảm bảo thiết thực, chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm.

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, đánh giá bình xét thi đua khen thưởng về việc xây dựng văn hóa kinh doanh.

4.1.2. Định h n ph t triển th ơn hi u Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn

Để phát triển và duy trì thương hiệu Khu Du lịch - Di tích trên địa bàn huyện Sóc Sơn nói riêng và tại Việt Nam nói chung, Lãnh đạo Trung tâm xác định một số định hướng như sau:

- Nghiêm túc chấp hành việc hướng dẫn sử dụng Logo, bảng hiệu, biểu trưng bằng chữ, bằng màu sắc thống nhất theo đúng các văn bản quy định của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn. Phải nhận thức thương hiệu Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn được sử dụng chung, thống nhất trên toàn quốc, có tính bắt buộc và thể hiện sức mạnh riêng; phải nhận thức văn hóa kinh doanh Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn là văn hóa thống nhất trong toàn quốc với khẩu hiệu “Tự hào sức mạnh Phù Đổng, nỗ lực hành động, bay lên cùng dân tộc!”.

- Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn phải chủ động tổ chức việc quảng bá biểu trưng của ngành (logo) bằng chữ, màu sắc thông qua các phương tiện thông tin đại chúng dưới nhiều hình thức như báo, đài, truyền hình, Internet, hội chợ, hội thảo trong và ngoài ngành.


- Triển khai thực hiện văn hóa kinh doanh, phát động phong trào thi đua thực hiện văn hóa tổ chức trong toàn đơn vị. Thương hiệu được thể hiện thông qua biểu trưng trên (logo, chữ, màu sắc) là nội dung bên ngoài phải được triển khai, giữ gìn, quảng bá ở mọi nơi, mọi lúc, gây ấn tượng tốt và sâu sắc đến mọi du khách, mọi người, mọi cấp là trách nhiệm của toàn bộ cán bộ, công nhân viên của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn.

- Một vấn đề cũng hết sức quan trọng là triển khai các dịch vụ của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn là hết sức nhạy cảm, gắn với quyền lợi của đơn vị, đòi hỏi Trung tâm quản lý Khu du lịch - Di tích đền Sóc Sơn phải xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện có chất lượng, hiệu quả. Đây chính là xây dựng thương hiệu tốt nhất và thể hiện được văn hóa kinh doanh. Để làm tốt vấn đề này, cần tổ chức đánh giá lại chất lượng sản phẩm, dịch vụ của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn so với yêu cầu, so với đòi hỏi của du khách và của toàn xã hội. Từ đó, thấy được các hạn chế, thiếu sót cần phải bổ sung, cần có giải pháp khắc phục để nâng cao chất lượng dịch vụ, hoàn thiện các dịch vụ và cung cấp nhiều tiện ích cho du khách hơn.

Mục đích cuối cùng của toàn bộ các hoạt động đều phải đảm bảo mọi người nhớ đến Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn, nơi linh thiêng và có chất lượng dịch vụ tốt nhất - Nơi vừa thỏa mãn nhu cầu tâm linh, hành lễ vừa là địa điểm nghỉ ngơi, thư dãn.

4.2. Giải pháp hoàn thiện văn hóa kinh doanh của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc S n

4.2.1. ăn c ờn đầu t vật chất để xây dựn v ph t triển văn hóa kinh doanh tại Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn

Trong thời gian tới, Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn cần đầu tư hơn nữa vào cơ sở vật chất để xây dựng, phát triển văn hóa kinh doanh ngày càng vững mạnh. Một số giải pháp như sau:


+ Xây dựng hệ thống canteen, nhà hàng, điểm sinh hoạt chung cho du khách và cán bộ, công nhân viên để đảm bảo sức khỏe, tạo điều kiện cho các thành viên của Khu du lịch - Di tích đền Sóc Sơn gần gũi, hiểu nhau hơn. Đây là cơ hội để mọi người chia s , gần gũi với nhau hơn về các vấn đề trong cuộc sống, giảm bớt căng thẳng trong công việc. Đây cũng là cơ hội để tăng thêm thu nhập và đáp ứng nhu cầu của du khách.

+ Khu du lịch - Di tích đền Sóc Sơn đã giành được sự yêu mến của đông đảo du khách trên cả nước trong suốt những năm hình thành và phát triển. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện Sóc Sơn, có rất nhiều khu di tích, khu du lịch khác nên cần phát triển hơn nữa thương hiệu của mình. Tích cực hoạt động quảng bá với nhiều hình thức khác nhau như tạp chí, báo in, báo điện tử, website, truyền hình,…

+ Tăng cường hợp tác với các khu du lịch, khu di tích trong và ngoài phạm vi huyện, tham gia các hội chợ, hội thảo của ngành để quảng bá thương hiệu. Qua đó, Khu du lịch - Di tích đền Sóc Sơn sẽ tăng cường được thương hiệu và hình ảnh của mình trước các đối thủ cạnh tranh khác.

4.3.2. Ho n thi n x c định rõ tầm nh n v c c i trị c t lõi của Trung tâm quản lý v khu du lịch - Di tích đền Sóc Sơn

Cần định hướng cho cán bộ, công nhân viên biết được mục đích chung để mọi người hành động một cách thống nhất. Xây dựng chính xác tầm nhìn là việc không hề đơn giản, đòi hỏi các mọi thành viên phải am hiểu về thực trạng, triển vọng những nhân tố khách quan và chủ quan tác động tới hoạt động của đơn vị trong cả ngắn hạn và dài hạn. Lãnh đạo đơn vị phải là người biết lắng nghe ý kiến đóng góp của cán bộ, công nhân viên cũng như ý kiến của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu để xác định đúng tầm nhìn và giá trị cốt lõi.


Trên cơ sở tầm nhìn đã xác định, cần cụ thể hóa các mục tiêu và đưa ra các biện pháp để đạt được tầm nhìn và giá trị cốt lõi.

Dựa vào đặc thù kinh doanh và bản sắc văn hóa riêng của mình, Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn có thể lựa chọn một số từ thực sự có ý nghĩa, cô đọng nhất và không quá trừu tượng làm cốt lõi như đoàn kết, năng động, tự tin, tận tâm, phát huy tiềm lực con người.

Bên cạnh đó, cần tăng cường quảng bá, truyền đạt các giá trị này, không chỉ dừng ở phạm vi nội bộ mà phải được giới thiệu rộng rãi tới cả bên ngoài, đặc biệt là du khách, đối tác. Phải làm cho các giá trị này thấm nhuần vào từng nhân viên, tác động tích cực đến cách nghĩ, cách làm, ứng xử trước mọi hoạt động bên trong và bên ngoài Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn.

4.3.3. Ho n thi n côn t c tập trun phục vụ du khách, ph t triển Văn hóa kinh doanh tron v khu vực phụ cận của Khu Di tích

Việc thu hút khách du lịch đòi hỏi xây dựng chiến lược khách hàng phù hợp trong từng thời kỳ. Trên cơ sở đó, dự đoán được xu hướng thay đổi của du khách, từ đó chủ động đầu tư về nguồn lực để thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của du khách, thu hút du khách tiềm năng.

Xây dựng tốt quan hệ với du khách, đối tác và cộng đồng xã hội bằng cách kết hợp hài hòa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài. Qua đó, sẽ hiểu rõ về nhu cầu của du khách, đối tác hơn và cũng như đối thủ cạnh tranh để có những dịch vụ phục vụ khách hàng phù hợp.

Trong bất cứ trường hợp nào, cũng phải giữ chữ tín, cần có chính sách marketing địa phương hiệu quả, bao trùm và bền vững. Việc giữ chữ tín không chỉ liên quan đến Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn mà còn liên quan đến thể hiện của cả huyện Sóc Sơn. Do đó, cần phải chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp ở trong và vùng phụ cận, mở rộng ra là trên toàn địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Mọi phàn nàn, góp ý dù là sai hay

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 05/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí