Quá Trình Hoạt Đ N Của Run Tâm Quản Lý Khu Du Lịch - Di Tích Đền Sóc Sơn


Nhiệm vụ các phòng ban:

- Phòng Quản trị:

Thực hiện các hoạt động Hành chính - Quản trị tại đơn vị. Tổng hợp, xây dựng kế hoạch công tác tham mưu cho lãnh đạo, đôn đốc thực hiện; xây dựng báo cáo định kỳ, đột xuất theo quy định. Tham mưu công tác tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực, thi đua, khen thưởng; bảo vệ chính trị nội bộ, văn thư lưu trữ, lễ tân, khánh tiết. Quản trị công tác quảng bá hình ảnh và quan hệ công chúng.

- Phòng Bảo tồn:

Tham mưu thực hiện công tác bảo tồn (Nghiên cứu, sưu tầm hiện vật, tài liệu khảo cổ...); viết bài, tổ chức hội thảo khoa học và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể khu di tích đền Sóc Sơn và lễ hội Gióng; Tổ chức các nghi lễ tâm linh, phối hợp với các phòng chuyên môn làm tốt công tác phục khách và phát triển du lịch.

- Phòng Du lịch:

Tổ chức các hoạt động dịch vụ; Tham mưu trong công tác xây dựng các sản phẩm du lịch phục vụ du khách; Xây dựng thương hiệu du lịch và sản phẩm du lịch đặc trưng, tập trung vào phát triển du lịch.

- Phòng tượng đài Thánh Gióng:

Tham mưu và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo toàn bộ các hoạt động tại khu vực tượng đài Thánh Gióng. Tổ chức các hoạt động du lịch, dịch vụ tại điểm; phối hợp với đội Bảo vệ tổ chức giữ gìn ANTT, PCCC, vệ sinh môi trường, chăm sóc cây xanh, đảm bảo an toàn tài sản cơ quan, người và tài sản của nhân dân về tham quan, hành lễ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

- Đội bảo vệ:


Bảo vệ tài sản của cơ quan, bảo đảm an toàn cho du khách. Thực hiện giữ gìn an ninh trật tự, Phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, thực hiện trật tự văn minh khu di tích....

3.1.3. Quá trình hoạt đ n của run tâm quản lý khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn

Trung tâm quản lý khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn được thành lập với mục đích quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của khu di tích, khai thác các tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên, văn hóa, lịch sử phục vụ cho công tác phát triển du lịch tại địa phương. Hàng năm, đón trên 300 nghìn lượt du khách là nguồn tài nguyên hết sức có ý nghĩa với phát triển du lịch. Từ năm 2013 đến nay, khu di tích không ngừng được đầu tư, tu bổ, phát triển, quảng bá từng bước phát triển thành điểm đến quen thuộc với du khách trong và ngoài nước. Nếu như 5 năm về trước, chủ yếu du khách địa phương đi hội Gióng, hành lễ đầu năm thì nay lượng khách ổn định quanh năm, thành phần du khách đa dạng: khách quốc tế trên 1.000 lượt năm, khách ở các tỉnh xa như miền Nam, miền Trung biết đến ngày càng nhiều với số lượng trên 10.000 lượt năm.

Về cơ sở vật chất, các hạng mục di sản cần bảo tồn được giữ gìn nguyên v n, tu bổ kịp thời bằng nguồn xã hội hóa; các di sản phi vật thể không ngừng được phục hồi, phục dựng và phát huy giá trị phục vụ nhu cầu khám phá, tìm hiểu, thưởng thức của du khách; cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch được đầu tư xây dựng cả về chất và lượng với hệ thống hàng lưu niệm phong phú, đa dạng chủng loại và mang tính đặc trưng địa phương gắn với di tích. Về chất lượng dịch vụ được nâng lên rõ rệt, tính chất chuyên nghiệp hóa được đẩy mạnh, người lao động được tập huấn nâng cao k năng nghiệp vụ, giáo dục đạo đức nghề nghiệp, tác phong làm việc ngày càng hoàn thiện, được đánh giá đạt chuẩn đối với khung tiêu chuẩn của Hà


Nội. Nói tóm lại, trong 5 năm từ 2013 - 2018 khu di tích đền Sóc Sơn đã và đang phát triển thành điểm đến hấp dẫn với du khách và ngày càng khẳng định vị thế trên bản đồ du lịch của Thủ đô.

3.2. Thực trạng văn hóa kinh doanh của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc S n

3.2.1. Thực trạn thực thể hữu h nh của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn

Một là, kiến trúc và cách thức bày trí

Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn có diện tích trên 65,1ha trải dài trong thung lũng Vệ Linh lên đỉnh núi Sóc. Do đó, người lao động làm việc trải rộng các khu vực của khu di tích theo nhiệm vụ từng phòng chuyên môn. Trụ sở của Trung tâm là khu nhà độc lập nằm tại trung tâm khu di tích bao gồm phòng riêng làm việc của giám đốc, phó giám đốc và phòng quản trị, phòng khách và phòng họp; phòng bảo vệ bố trí tại cổng khu di tích; bộ phận dịch vụ hoạt động tại từng khu dịch vụ thuận tiện cho du khách; phòng bảo tồn và tượng đài Thánh Gióng được xây dựng ở tại nơi làm việc. Việc bố trí nơi làm việc nhằm đảm bảo thuận lợi cho thực hiện nhiệm vụ của từng bộ phận và đảm bảo tốt nhất trong quá trình phục vụ du khách. Hoạt động hàng ngày của từng bộ phận tương đối độc lập với nhau, tuy nhiên mối liên hệ thông qua bộ đàm nội bộ và liên lạc qua điện thoại, mail,... giao ban tại phòng họp. Việc bố trí các phòng lần lượt theo trình tự vừa tạo điều kiện cho khách liên hệ công tác bắt đầu là bảo vệ tiếp theo là bộ phận quản trị, sau đó đến các phòng lãnh đạo vừa phân loại nhiệm vụ vừa giảm việc cho lãnh đạo đơn vị. Từng phòng làm việc có trang bị nội thất khác nhau thể hiện cấp bậc rõ ràng.

Việc bố trí phục vụ du khách đến tham quan được khoa học, bắt đầu bằng việc đón tiếp du khách tại bãi gửi xe, nơi sắp lễ, nơi hành lễ, nơi ngồi nghỉ ngơi thư giãn… Nội thất trong không gian thờ tự được đảm bảo gọn gàng, thuận tiện, theo đúng phong tục, truyền thống văn hóa.


Hai là, ngôn ngữ, khẩu hiệu, biểu tượng, logo

- Biểu tượng: Biểu tượng của khu di tích đền Sóc Sơn là hình tượng Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt nhổ tre ngà đang bay.

- Logo


Hình 3 2 Logo của khu di tích đền Sóc S n Nguồn Trung tâm quản lý khu Du lịch Di 1

Hình 3.2: Logo của khu di tích đền Sóc S n

Nguồn: Trung tâm quản lý khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn Logo của khu Du lịch – Di tích đền Sóc Sơn thể hiện hình tượng sức mạnh Phù Đổng vươn cao vươn xa trên nền trời xanh. Hai chân sau ngựa đạp trên đỉnh núi Sóc, hai chân trước hướng lên trời thể hiện điểm bắt đầu bay lên của dân tộc là từ đây. Bao quanh là vòng tròn thể hiện ý nghĩa trời tròn đất vuông vốn là quan niệm của ông cha và cũng là quả địa cầu. Logo thể hiện ý tưởng sức mạnh dân tộc từ đây, dân tộc Việt vươn cao, vươn xa, hòa nhập với

thế giới.

- Khẩu hiệu: Tự hào sức mạnh Phù Đổng, nỗ lực hành động, bay lên cùng dân tộc!

Khẩu hiệu được in trên các ấn phẩm và treo tại phòng họp để nhắc nhở cán bộ, cán bộ công nhân viên chức luôn cố gắng hành động xứng đáng với truyền thống của cha ông và định hướng tầm nhìn của đơn vị.

Ba là, các ấn phẩm điển hình

Lịch sử truyền thống của đơn vị được lưu giữ đầy đủ, đặc biệt là các lưu bút, ảnh chụp các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, khách quốc tế đến tham quan, trồng cây lưu niệm, hoạt động tổ chức lễ hội hàng năm … được biên tập giới


thiệu đến du khách.

Trung tâm có Quy chế làm việc, hàng năm được chỉnh sửa, bổ sung và thông qua tại Hội nghị công nhân viên chức. Quy chế quy định rõ các việc được làm và không được làm, các nguyên tắc chung cần thực hiện và đặc biệt là hướng dẫn và cung cấp cách ứng xử của người lao động đối với khách hàng và ứng xử nội bộ, các giá trị cốt lõi, phương châm hành động và các kỳ vọng của đơn vị.

Bên cạnh đó, trang wedsite: dengiongsocson.com.vn cũng là địa chỉ tin cậy để lãnh đạo Trung tâm triển khai các nội dung hoạt động và cung cấp thông tin kịp thời cho người lao động và đối tác.

3.2.2. hực trạn niềm tin v c c i trị đ ợc tuy n b của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn

Một là, triết lý kinh doanh

Triết lý kinh doanh của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn rất đơn giản, đó là nỗ lực hết mình, cống hiến tài năng xây dựng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tốt nhất, đa dạng, phấn đấu thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng góp phần nâng cao vị thế của đơn vị. Đối với lãnh đạo Trung tâm luôn cố gắng tìm hiểu, tạo điều kiện hết mức phát huy các sở trường của từng nhân viên xây dựng các sản phẩm dịch vụ ngày càng hoàn hảo hơn; tích cực tìm hiểu cập nhật thị hiếu khách hàng và tìm đối tác để xây dựng các sản phẩm du lịch chất lượng, đa dạng và ngày càng phù hợp; khuyến khích người dân địa phương chủ động sản xuất các sản phẩm đặc trưng làm hàng lưu niệm.

Hai là, giá trị cốt lõi

Giá trị cốt lõi là nguồn sống và là chìa khóa thành công của đơn vị. Việc áp dụng một quy tắc ứng xử nghiêm chỉnh và những giá trị cốt lõi này là trọng tâm cho mọi quyết định của mọi thành viên:

- Thỏa mãn khách hàng: được xác định là trung tâm của vũ trụ, là sự


sống còn đối với đơn vị. Luôn tìm hiểu thị hiếu, xu hướng và mối quan tâm để nỗ lực tối đa đáp ứng nhu cầu, thỏa mãn một cách tốt nhất của du khách.

- Nhân lực: Sự thành công hay thất bại của mỗi đơn vị chính do con người tạo nên. Vì vậy, lãnh đạo Trung tâm xác định cần sử dụng nhân lực đúng sở trường, nâng cao trình độ, cập nhật thông tin và tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân viên thể hiện tối đa năng lực của mình.

- Nhiệt huyết: mọi sự thành công đều cần có niềm say mê và sự cống hiến không ngừng trong việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ ngày càng hoàn hảo hơn trên thị trường. Nỗ lực hết mình vì sự phát triển của Trung tâm chính là kỳ vọng lớn nhất của lãnh đạo đối với từng nhân viên của đơn vị.

- Sự sáng tạo: Du lịch là ngành kinh tế đặc thù, sự thành công của sản phẩm là thỏa mãn nhu cầu của con người, mà nhu cầu thì luôn thay đổi nên sự sáng của từng cá nhân tạo đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của đơn vị.

- Tính liêm chính: đạo đức chính là nền tảng kinh doanh của đơn vị. Là đơn vị mang các giá trị văn hóa của dân tộc ra để kinh doanh thì các giá trị đạo đức phải là kim chỉ nam cho mọi hành động của nhân viên.

- Cùng thịnh vượng: “Trong cái chung có cái riêng, nhưng trong cái riêng không có cái chung”. Đơn vị có thịnh vượng thì từng cá nhân mới có cơ hội để thành công, biết chia s , biết tạo cơ hội cho người khác thì dù không trực tiếp cũng góp phần tạo thành công chung và được hưởng lợi từ đó. Tính cộng đồng luôn phải được đề cao và mọi thành viên phải có trách nhiệm chung sức cùng cộng đồng, có ý thức trách nhiệm với môi trường và xã hội góp phần phát triển một cách bền vững.

Ba là, nguyên tắc đạo đức

Chia s và theo đuổi những giá trị cốt lõi như sau: Thỏa mãn khách hàng, nhân lực, nhiệt huyết, sáng tạo, đạo đức và thịnh vượng chung là một


phần của nỗ lực để thực hiện các giá trị của đơn vị. Đây không chỉ là lời hứa thực hiện đúng theo những quy định của pháp luật và những chuẩn mực đạo đức, mà còn là hành động cụ thể của Trung tâm trong việc cam kết thực hiện hướng tới các giá trị chung. Việc nghiêm chỉnh thực hiện các quy tắc ứng xử sẽ là tiêu chuẩn hướng dẫn cho tất cả nhân viên, phác họa nên tư cách đạo đức của mỗi thành viên trong tập thể bao gồm cả các nhân viên Trung tâm quản lý và các chủ thể đang kinh doanh tại Khu di tích.

Văn hóa kinh doanh tại Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn bao gồm Văn hóa của các chủ thể kinh doanh tại Khu di tích. Trong đó, Trung tâm quản lý giữ vai trò chủ đạo, văn hóa ứng xử của các hộ kinh doanh trong khu di tích góp phần xây dựng lên Văn hóa kinh doanh của Khu di tích.

Quy tắc ứng xử bao gồm năm nguyên tắc chính để hướng dẫn mọi quyết

định:


Nguyên tắc 1. Tuân thủ pháp luật và các chuẩn mực đạo đức

1-1 Tôn trọng phẩm giá và sự đa dạng của các cá nhân

1-2 Kinh doanh phù hợp với luật pháp, minh bạch và đạo đức kinh

doanh

Nguyên tắc 2. Duy trì một văn hóa tổ chức trong sạch

2-1 Tạo một đường rạch ròi giữa vấn đề công cộng và tư nhân trong tất cả các hoạt động kinh doanh

2-2 Tạo một bầu không khí tổ chức lành mạnh, thân thiện, cùng chia s

Nguyên tắc 3. Tôn trọng khách hàng và người lao động

3-1 Thỏa mãn khách hàng là ưu tiên hàng đầu trong hoạt động

3-2 Nỗ lực trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân viên

Nguyên tắc 4. Chăm sóc cho môi trường, an toàn và sức khỏe

4-1 Phát triển bền vững là sự tồn tại và phát triển đối với đơn vị

4-2 Đặt trọng tâm về an toàn và sức khỏe của người dân và du khách


Nguyên tắc 5. Thực hiện đầy đủ trách nhiệm xã hội

5-1 Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với xã hội

5-2 Tôn trọng đặc điểm văn hóa xã hội của địa phương và đạt được tốc độ tăng trưởng chung

5-3 Thiết lập quan hệ đối tác kinh doanh nhằm thúc đẩy cùng tồn tại và cùng thịnh vượng

Bốn là, tầm nhìn

Nguyên tắc cơ bản xác định tầm nhìn cho tương lai của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn là "Truyền cảm hứng sức mạnh Phù Đổng, kiến tạo Tương Lai". Tầm nhìn này thể hiện mong ước trong thời gian tới khu di tích là nơi truyền cảm hứng, khích lệ tinh thần mỗi tập thể, cá nhân cống hiến sức lực, trí tuệ mang lại các giá trị cho bản thân và xã hội, vì tương lai tươi sáng với mục tiêu là đến năm 2030, trở thành khu du lịch văn hóa, tâm linh, nghỉ dưỡng lớn của cả nước.

Năm là, định hướng phát triển

Xây dựng Khu di tích đền Sóc Sơn trở thành điểm đến với đầy đủ cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, là hạt nhân của du lịch tâm linh Thủ đô, xứng tầm với vị thế của các giá trị đang có trong văn hóa dân tộc. Kỳ vọng khu di tích là điểm đến quen thuộc được mỗi người dân với lượng du khách hơn 1 triệu mỗi năm, là nơi tổ chức các sự kiện quan trọng của Thủ đô và đất nước về công tác kiến tạo, khởi nghiệp, giáo dục truyền thống...

3.2.3. hực trạn c c n ầm định nền tản của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn

Trung tâm quản lý khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn hoạt động theo các quy định của đơn vị sự nghiệp công lập, cán bộ, công nhân viên chức và người lao động chịu sự chi phối của luật công chức viên chức. Do đó, văn hóa kinh doanh, hành vi ứng xử của nhân viên, hoạt động của đơn vị dựa trên hệ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 05/10/2023