nhu cầu khách hàng cũng như xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp. Thường xuyên tổ chức giao lưu kinh nghiệm, tập huấn, liên kết với các đối tác nước ngoài có uy tín, đặc biệt là các nước phát triển nhằm chủ động nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hàng hóa dịch vụ … đáp ứng nhu cầu của du khách.
4.3.2. Kiến n hị v i lãnh đạo huy n Sóc Sơn
Phát triển du lịch bền vững là cần thiết, ngoài việc tuyên truyền vận động thì cần phải tạo cơ chế cho người dân được hưởng lợi trực tiếp để họ tôn trọng và tích cực tham gia bảo tồn các giá trị văn hóa, nghiêm túc thực hiện các quy định về văn hóa cộng đồng. Đề nghị huyện Sóc Sơn đẩy mạnh công tác hỗ trợ cộng đồng địa phương xây dựng các sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp thành các sản phẩm du lịch; xây dựng các điểm bán hàng văn minh, lịch sự và tích cực quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu sản phẩm du lịch địa phương.
Nâng cao dân chí, đẩy mạnh giáo dục truyền thống, xây dựng nếp sống văn hóa, phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống địa phương, lấy đó làm yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch phục vụ du khách. Đồng thời, định hướng phát triển nguồn nhân lực, lựa chọn nhân sự có trình độ, năng lực và phù hợp khi tham gia vào các hoạt động du lịch dịch vụ trên địa bàn.
Tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu hình ảnh, tiềm năng du lịch của huyện, có cơ chế ưu đãi hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư có kinh nghiệm, năng lực tốt đầu tư vào lĩnh vực du lịch góp phần nhanh chóng cải thiện môi trường du lịch tại địa phương, nâng cao được k năng, nghiệp vụ về du lịch cho cộng đồng dân cư.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Trên cơ sở phân tích thực trạng VHKD, tác giả đề xuất một số giải pháp giúp hoàn thiện hơn nữa văn hóa kinh doanh tại Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn trong thời gian tới trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Tác giả tập trung vào 06 giải pháp chính là Tăng cường đầu tư vật chất để xây dựng và phát triển VHKD, VHTC; Hoàn thiện xác định rõ tầm nhìn và các giá trị cốt lõi; Hoàn thiện công tác xác định chính sách du khách hợp lý; Tăng cường nhận thức về VHKD, VHTC cho cán bộ, công nhân viên; Duy trì văn hóa ứng xử tốt trong Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn và Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động cán bộ, công nhân viên, cộng đồng địa phương. Ngoài ra, tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị với Thành phố Hà Nội, huyện Sóc Sơn để giúp Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn nói riêng và các doanh nghiệp, tổ chức nói chung hoàn thiện hơn nữa Văn hóa tổ chức của mình.
KẾT LUẬN
Hiểu được tầm quan trọng của văn hóa kinh doanh, Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn trong những năm gần đây đã chú trọng xây dựng, phát triển văn hóa kinh doanh ngày càng vững mạnh hơn. Nhìn chung, luận văn đã hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu đề ra ở phần mở đầu. Luận văn đã trình bày cơ sở lý luận về VHKD, VHTC; phân tích văn hóa kinh doanh, văn hóa tổ chức của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn và từ đó đề xuất một số giải pháp giúp hoàn thiện hơn nữa văn hóa kinh doanh, văn hóa tổ chức trong thời gian tới. Tuy nhiên, việc xây dựng văn hóa kinh doanh không phải là một khẩu hiệu mà còn phải là sự vun đắp của từng cá nhân trong Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn và cần sự chung tay, nỗ lực của toàn bộ cán bộ, công nhân viên, các chủ thể đang kinh doanh trong khu di tích. Do đó, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị với Thành phố Hà Nội, các cơ quan, ban ngành nhằm tạo điều kiện để hoàn thiện hơn nữa văn hóa kinh doanh của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn trong thời gian tới.
Tác giả đã nỗ lực hết sức mình để hoàn thành luận văn này. Tuy nhiên, do hạn chế về thời gian và kiến thức nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và những người quan tâm đến vấn đề Văn hóa kinh doanh, Văn hóa tổ chức để luận văn của tác giả được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy giáo, PGS.TS Đỗ Minh Cương đã tận tình hướng dẫn, cho em những lời khuyên quý báu để em có thể hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn. .
Tiếng Việt
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Chí Bền, 2017. Hội Gióng di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
2. Phạm Đình Chính, 2015. Văn hóa doanh nghiệp tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng – VPBank. Luận văn thạc s . Đại học Quốc gia Hà Nội.
3. Đỗ Minh Cương và Nguyễn Thị Doan, 1999. Triết lý kinh doanh với Quản lý doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
4. Đỗ Minh Cương, 2000. “Văn hóa kinh tế và kinh doanh Việt Nam” tham luận tại Hội thảo khoa học quốc tế “Việt Nam trong thế k XX”. Hà Nội.
5. Đỗ Minh Cương, 2001. “Văn hóa kinh doanh và Triết lý kinh doanh”.
Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
6. Đỗ Minh Cương, 2013. Những yếu tố tác động đến nhân cách doanh nhân và văn hóa kinh doanh Việt Nam. Tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội.
7. Dan Senor and Saul Singer, 2009. Quốc gia khởi nghiệp - Câu chuyện về nền kinh tế thần kỳ của Israel. Dịch từ tiếng Anh. Người dịch Trí Vương, 2013. Hà Nội: Công ty Alpha Books và Nhà xuất bản Thế Giới.
8. Fukuzawa Yukichi, 1876. Khuyến học. Dịch từ tiếng Nhật. Người dịch Phạm Hữu Lợi, 2008. Hà Nội: Nhà xuất bản Tri Thức.
9. Quách Thị Ngọc Hà, 2015. Văn hóa doanh nghiệp của Viettel trong giai đoạn chủ động hội nhập quốc tế. Luận văn thạc s . Đại học Quốc gia Hà Nội.
10. Đỗ Thị Phi Hoài, 2009. Văn hóa doanh nghiệp. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài chính.
11. Dương Thị Liễu, 2012. Giáo trình Văn hoá kinh doanh. Tái bản lần thứ nhất. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
12. Nguyễn Đăng Minh, 2014. Quản trị tinh gọn. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.
13. Phan Ngọc, 1998. Bản sắc văn hóa Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin.
14. Tô Bảo Ngọc, 2016. Văn hóa doanh nghiệp của Samsung Việt Nam R&D Centrer. Luận văn thạc sỹ. Đại học Quốc gia Hà Nội.
15. Phùng Xuân Nhạ, 2011. Nhân cách doanh nhân và văn hoá kinh doanh ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. Nguyễn Nam Nho, 2015. Bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Gióng gắn với phát triển du lịch bền vững giai đoạn 2015 – 2020. Đề án tốt nghiệp cao cấp lý luận. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
17. Nguyễn Mạnh Quân, 2011. Đạo đức kinh doanh và Văn hoá Công ty. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
18. Trần Ngọc Thêm, 2008. Doanh nghiệp, doanh nhân và văn hóa. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
19. Trung tâm quản lý khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn, 2016. Báo cáo tổng kết năm 2015 và chương trình công tác năm 2016. Hà Nội.
20. Trung tâm quản lý khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn, 2017. Báo cáo tổng kết năm 2016 và chương trình công tác năm 2017. Hà Nội.
21. Trung tâm quản lý khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn, 2018. Báo cáo tổng kết năm 2017 và chương trình công tác năm 2018. Hà Nội.
22. Từ điển Bách Khoa Việt Nam (2005), Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa.
23. Ủy ban nhân dân huyện Sóc Sơn, 2016. Đề án phát triển du lịch huyện Sóc Sơn giai đoạn 2016 – 2021. Hà Nội.
Tiếng Anh
24. Allan Williams, Paul Dobson, Mike Walters, 1989. Changing Culture: New Organizational Approaches. London: Institute of Personnel Management.
25. Cooke, R.A., and Lafferty, J.C, 1987. The Organizational Culture Inventory, Plymouth. MI: Human Synergistics, Inc.
26. Deal T.E and Kennedy, 2000. Corporate Cultures: The Rites and Rituals of Corporate Life. London: Penguin.
27. Edgar H. Schein, 1992. Organizational Culture and Leadership: A Dynamic View. San Francisco: Jossey-Bass.
28. Edgar H. Schein, 1992. Organizational Culture and Leadership. 3rd
edition. San Francisco: Jossey-Bass.
29. Schneider, Susan C., 1988. National vs. corporate culture: Implications for human resource managemen. Human Resource Management, 9, Volume 27, pp.231-246.
Trang web
30. Nguyễn Xuân Phúc, 2016. Thủ tướng phát động xây dựng văn hóa doanh nghiệp.<http://thutuong.chinhphu.vn/Home/Thu-tuong-phat-dong-xay- dung-van-hoa-doanh-nghiep>. [Ngày truy cập: 07 tháng 11 năm 2016].
31. Phạm Quốc Trụ, 2011. Hội nhập quốc tế: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn. <http://nghiencuubiendong.vn/toan-cau-hoa-hoi-nhap-kinh-te/2014-hoi-nhap-quoc-te-mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien>. [Ngày truy cập: 21 tháng 01 năm 2015].
32. Đinh Công Tuấn, 2012. Văn hoá doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. <http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Tri-thuc-viet-nam/2012/18180/Van-hoa-doanh-nghiep-o-Viet-Nam-trong-thoi-ky-hoi-nhap.aspx>. [Ngày truy cập: 21 tháng 01 năm 2015].
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: KHẢO SÁT 35 CÁN BỘ, CÔNG NHÂN VIÊN CỦA KHU DU LỊCH - DI TÍCH ĐỀN SÓC SƠN
Xin kính chào các anh chị!
Hiện nay, tôi đáng tiến hành nghiên cứu đề tài “Văn hóa kinh doanh tại Khu Du lịch - Di tích đền Sóc S n”. Việc thực hiện chính xác phiếu phỏng vấn này có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự thành công của đề tài nghiên cứu cũng như góp phần nâng cao Văn hóa kinh doanh tại Khu di tích. Mong anh chị vui lòng bớt chút thời gian trả lời cho chúng tôi các câu hỏi trong phiếu điều tra này.
Mọi thông tin trong phiếu điều tra này được anh chị cung cấp, chúng tôi cam kết sẽ được giữ bí mật, không công bố, in ấn, phát hành; nó chỉ có ý nghĩa phục vụ cho nghiên cứu.
Kính mong sự hợp tác của anh chị để tôi hoàn thành tốt đề tài này.
(Xin anh/chị đánh dấu “X” vào phương án lựa chọn của mình)
I – THÔNG TIN CHUNG
1. Giới tính của anh chị?
Nam
Nữ
2. Tuổi của anh chị?
< 25 tuổi
Từ 25 – 55 tuổi
> 55 tuổi
3. Chức danh hiện tại của anh chị tại Trung tâm quản lý Khu Du lịch - Di tích Sóc Sơn
Quản lý
Nhân viên
II - CÂU HỎI VỀ VĂN HÓA KINH DOANH
Tiêu chí | Mức độ đánh giá | |||||
Hoàn toàn không đồng ý | Không đồng ý | Đồng ý nhưng còn phân vân | Đồng ý | Hoàn toàn đồng ý | ||
I | Thực thể hữu hình | |||||
1 | Nội thất đầy đủ | |||||
2 | Biểu tượng, logo đ p, rõ ràng, dễ hiểu | |||||
3 | Khẩu hiệu rõ ràng, mới, có ý nghĩa | |||||
4 | Cán bộ, công nhân viên của Trung tâm mặc đồng phục, gọn gàng, bản sắc và dễ nhận biết | |||||
5 | Mẫu chuyện giai thoại hấp dẫn, lý thú, dễ hiểu | |||||
6 | Lễ hội, lễ nghi được tổ chức thường xuyên, đúng quy định | |||||
7 | Ấn phẩm điển hình rõ ràng, cụ thể | |||||
8 | Bộ hướng dẫn ứng xử đầy đủ, rõ ràng |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Chung Về Văn Hóa Kinh Doanh Tại Khu Du Lịch - Di Tích Đền Sóc Sơn
- Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Văn Hóa Kinh Doanh Tại Khu Du Lịch - Di Tích Đền Sóc Sơn Trong Thời Kỳ Hội Nhập Quốc Tế
- Ăn C Ờn Nhận Th C, Th I Đ V T Nh Cảm Về Vhkd Cho C N B , Côn Nhân Vi N Của Khu Du Lịch - Di Tích Đền Sóc Sơn
- Văn hóa kinh doanh tại khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn - 15