đúng, cán bộ, nhân viên phải lắng nghe, giải thích một cách thỏa đáng, tuyệt đối không to tiếng, mất bình tĩnh, gây khó chịu và không hài lòng cho du khách.
Xây dựng cơ chế thưởng phạt, khuyến khích nhân viên làm việc với tinh thần phục vụ tốt hơn nữa, có động lực cống hiến, phát triển thương hiệu của đơn vị, địa phương và quốc gia. Phải nhấn mạnh rằng không phải đơn vị mà chính là du khách trả tiền lương cho họ để họ biết được tầm quan trọng của du khách. Cần có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thiết kế các khóa học về chăm sóc, phục vụ du khách hợp lý, đúng mực, đảm bảo công việc và thời gian nghỉ ngơi của nhân viên, nâng cao được các kiến thức, k năng phục vụ tốt cho công việc.
4.2.4. ăn c ờn nhận th c, th i đ v t nh cảm về VHKD cho c n b , côn nhân vi n của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn
Trong mọi trường hợp và thời điểm, Trung tâm quản lý Khu du lịch - Di tích đền Sóc Sơn luôn luôn là thành phần quan trọng nhất, yếu tố tích cực nhất có quyết định lớn đến văn hóa tổ chức của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn. Do đó, trước hết, cần phải tăng cường nhận thức của người lao động Trung tâm để duy trì, phát huy các hoạt động, phong trào cũng như các yếu tố Văn hóa tổ chức cho Khu du lịch - Di tích đền Sóc Sơn. Trung tâm có vai trò là chủ thể sáng lập, đề ra các chính sách, chiến lược và mục tiêu chung cho Khu di tích trong từng giai đoạn, từng thời kỳ phát triển, là chủ thể quyết định điều chỉnh, xây dựng chính sách, mục tiêu chiến lược mới cho Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn khi các chính sách mục tiêu chiến lược cũ không còn phù hợp nữa. Các chính sách, chiến lược đúng đắn sẽ kích thích phát triển văn hóa trong Khu di tích và ngược lại.
Lãnh đạo cần gần gũi với công nhân viên, nhưng cũng cần sử dụng uy quyền đúng lúc, đúng hoàn cảnh. Việc mặc đồng phục của công nhân viên
phải thực hiện một cách triệt để, không để tình trạng có đồng phục nhưng không sử dụng.
Chỉ đạo để tạo liên kết và công việc được thực hiện một cách đồng bộ, thúc đẩy việc luân chuyển văn bản nhanh chóng, kịp thời.
Tạo dựng niềm tin hơn nữa đối với nhân viên, lãnh đạo cần phải tạo phong cách làm việc để có được niềm tin, sự khâm phục của nhân viên. Những người làm công tác quản lý cần quan tâm nhiều hơn đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân viên, hòa mình vào các phong trào thể thao, văn nghệ để hiểu thêm nhân viên của mình và thực hiện tốt các quy định đã đề ra. Để nhân viên thấy được họ được lắng nghe, quan tâm, chia s tại nơi làm việc, Ban lãnh đạo phải xây dựng mối quan hệ tốt đ p với nhân viên cấp dưới. Một hình thức kết nối, truyền động lực cho nhân viên có hiệu quả và bền vững là xây dựng, phát huy các sản phẩm văn hóa, văn nghệ để nâng cao và truyền thông các giá trị của Khu Di tích gắn với truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; nó được biểu hiện qua các bài hát, múa, kịch, văn chương… có tác dụng nuôi dưỡng cảm xúc tích cực, ca ngợi các danh thắng, đặc sản địa phương, tấm gương danh nhân, các cá nhân xuất sắc…Bản thân người lãnh đạo cần phải trở thành một tấm gương đạo đức, văn hóa và đi tiên phong trong phong trào xây dựng VHKD ở đơn vị và trên địa bàn hoạt động.
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Quan Về Hệ Thống Quản Lý Phát Triển Nhân Sự
- Đánh Giá Chung Về Văn Hóa Kinh Doanh Tại Khu Du Lịch - Di Tích Đền Sóc Sơn
- Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Văn Hóa Kinh Doanh Tại Khu Du Lịch - Di Tích Đền Sóc Sơn Trong Thời Kỳ Hội Nhập Quốc Tế
- Văn hóa kinh doanh tại khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn - 14
- Văn hóa kinh doanh tại khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn - 15
Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.
Để đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế ngày càng mạnh mẽ, khắt khe, cần tập trung bồi dưỡng và nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý để mỗi cán bộ lãnh đạo của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn có một phong cách làm việc thật văn hóa, tác phong chuyên nghiệp. Một Khu di tích có xây dựng được phong cách kinh doanh có văn hóa hay không phụ thuộc rất lớn vào chính phong cách làm việc của những người lãnh đạo, quản lý, cán bộ, từ đó, tạo ra sự đồng tình và lôi kéo đông đảo người tham gia.
Ban giám đốc cũng phải thường xuyên công khai các mục tiêu phấn đấu hay những khó khăn hiện tại của đơn vị và lắng nghe những ý kiến, đóng góp, đánh giá của nhân viên kể cả về lãnh đạo của mình. Điều này sẽ giúp nhân viên cảm thấy mình cũng có giá trị, được lắng nghe và có ý thức tích cực làm chủ công việc, từ đó có nhiều lao động sáng tạo cải tiến, đóng góp cho sự phát triển của đơn vị.
Nhân lực là tài sản quan trọng nhất đối với doanh nghiệp, tổ chức nói chung. Do đó, phải có chế độ tuyển chọn, trọng dụng người tài, đặc biệt là những vị trí cao như quản lý. Ban giám đốc phải là người chủ động đề ra các chính sách đào tạo phát triển nhân viên sao cho phải đem đến cho du khách những dịch vụ trên cả sự mong đợi.
Đối với người lao động, đây cũng là một phần quan trọng tạo nên văn hóa kinh doanh của một doanh nghiệp, tổ chức nói chung và của Khu Du lịch
- Di tích đền Sóc Sơn nói riêng. Con người là trung tâm văn hóa vì với trình độ hiểu biết, các phong tục tập quán, giao tiếp của họ sẽ tạo nên những giá trị văn hóa nói chung và văn hóa của tổ chức nói riêng. Do đó, việc nâng cao nhận thức về văn hóa tổ chức cũng cần được nâng cao, không đơn giản là tuyên truyền mà cần phải tuân theo một quy trình huấn luyện nhân viên cùng gắn kết ngay từ khi mới được tuyển dụng để xây dựng một nền văn hóa tổ chức để phát triển văn hóa kinh doanh đồng bộ. Một số giải pháp như sau:
+ Tuyển chọn nhân viên là bước cơ sở để đặt nền tảng cho việc xây dựng một nền văn hóa tổ chức vững mạnh. Phải đảm bảo tuyển chọn những người với k năng, kiến thức phù hợp với tính chất công việc, có tính cách, giá trị đạo đức, thói quen,… phù hợp với phong cách của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn.
+ Hòa nhập là điều cần thiết khi nhân viên mới gia nhập môi trường làm việc hoàn toàn mới để họ học hỏi những chuẩn mực tại đơn vị và cách
làm việc của những nhân viên cũ. Tuy nhiên, lãnh đạo phải lưu ý lựa chọn đúng những nhân viên cũ gương mẫu, tích cực làm người hướng dẫn cho nhân viên mới trong quá trình hòa nhập. Nếu nhân viên mới bị nhân viên cũ tiêu cực tiếp xúc sớm sẽ có ảnh hưởng xấu đến quá trình hòa nhập.
+ Tăng cường huấn luyện để cung cấp những kiến thức, k năng cần thiết cho quá trình làm việc như kiến thức, k năng làm việc, giao tiếp, phong cách phục vụ… Nhờ đó, các nhân viên mới hòa nhập được vào môi trường làm việc mới, tìm kiếm được sự hợp tác của các bạn đồng nghiệp.
+ Thực hiện đánh giá, thưởng phạt: Một hệ thống đánh giá, thưởng phạt phân minh sẽ là động lực để nhân viên nỗ lực hoàn thành công việc, gắn bó với đơn vị, tạo cơ sở cho một nền văn hóa tổ chức, văn hóa kinh doanh vững mạnh, bền vững.
+ Tạo dựng những giá trị chung: Hơn ai hết, người lãnh đạo phải là người tuyệt đối tin tưởng vào những giá trị này và sứ mệnh của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn.
+ Tuyên truyền những giai thoại, giáo dục truyền thống, khích lệ tinh thần tự tôn, niềm tự hào khi được làm việc tại Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn.
+ Xây dựng những hình tượng điển hình, gương cá nhân tiêu biểu.
+ Thường xuyên khảo sát trình độ và khả năng đáp ứng công việc của toàn thể cán bộ, công nhân viên.
+ Xây dựng môi trường làm việc công bằng cho tất cả mọi người, đảm bảo tất cả mọi người đều có cơ hội làm việc và thăng tiến như nhau, cảm thấy được làm việc trong một môi trường công bằng, tương trợ lẫn nhau.
+ Đẩy mạnh công tác giao lưu văn hóa, học hỏi kinh nghiệm các khu du lịch, di tích có văn hóa kinh doanh, văn hóa tổ chức tốt; Kết hợp với các tổ chức, đối tác du lịch tập huấn về phong cách làm việc chuyên nghiệp, tác
phong người lao động, tạo hình ảnh trực quan nâng cao nhận thức về VHKD, VHTC để nhân viên học tập và làm theo.
4.3.5. Duy trì tinh thần th ợn tôn ph p luật, đạo đ c kinh doanh v văn hóa n xử t t tron Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn
Để xây dựng được ấn tượng tốt cho du khách, tạo ra nếp sống văn hóa ứng xử tốt, cán bộ, công nhân viên phải r n luyện bản thân mình để tạo ra hình ảnh đ p, những nét văn hóa tốt cho Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn. Cán bộ, công nhân viên phải xây dựng cho bản thân mình là một con người có văn hóa với một nghệ thuật trong giao tiếp hoàn thiện. Một số nội dung cần chú ý như:
+ Luôn nở nụ cười trên môi, bỏ đi lòng tự ái để phục vụ; nhiệt tình, tận tình khi du khách hỏi thăm; tươi cười, lắng nghe khi khách hàng phàn nàn với tiêu chí “khách hàng luôn là người đúng”.
+ Biết dung hòa cá tính của mình với cá tính du khách. Thắng đối phương nhưng không đ b p đối phương.
+ Không phân biệt đối xử đối với các đối tượng khách. Làm hài lòng dù du khách đến tham quan hay chỉ đi chơi, vãn cảnh. Du khách ra về với nhu cầu được thỏa mãn đã và sẽ trở thành khách hàng thân thiết, đối tác tin cậy của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn.
Cán bộ, công chức, viên chức cần nêu gương đạo đức công vụ, làm việc với tinh thần kiến tạo và hết lòng phục vụ nhân dân, trước hết là đối với các doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh và khách hàng của Khu Di tích. Đối với các chủ thể kinh doanh trong khu cần có thái độ thượng tôn pháp luật, có đạo đức kinh doanh và văn hóa ứng xử tốt đối với khách hàng và cán bộ quản lý Khu Di tích….
4.3.6. Đẩy mạnh côn t c tuy n truyền, i o dục, vận đ n c n b , côn nhân viên, lan tỏa VHKD t i mọi n ời tại Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn
Văn hóa kinh doanh chỉ có thể có được một khi mỗi cán bộ, công nhân viên được trang bị kiến thức để nâng cao nhận thức về phương thức kinh doanh hiện đại, và từ nhận thức chuyển biến thành hành động, dần trở thành phổ biến và đi vào nề nếp. Do đó, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, công nhân viên hiểu sâu sắc về ý nghĩa, yêu cầu của việc xây dựng văn hóa kinh doanh, văn hóa tổ chức trong từng hoạt động của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn.
Việc tuyên truyền về văn hóa kinh doanh, văn hóa tổ chức cho các cán bộ, công nhân viên có thể thông qua các buổi tổng kết, các cuộc họp, hoạt động dã ngoại tập thể, các ngày lễ để công nhân viên có thể hiểu rõ và đầy đủ hơn về Văn hóa tổ chức, từ đó họ tham gia tích cực vào việc xây dựng và phát triển văn hóa tổ chức tại đơn vị.
Chú ý đến việc hoàn thiện khung pháp lý để chi phối và giám sát các hoạt động, thu hút du khách, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong hoạt động hàng ngày. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền ý thức chấp hành pháp luật và thẳng thắn, mạnh mẽ phê phán các hành vi luồn lách, thông đồng, kinh doanh bất hợp pháp và vi phạm các quy định của Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn.
Hiện nay, công tác quảng cáo thương hiệu để thu hút du khách biết đến Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn chưa được triển khai mạnh mẽ trên thị trường nên chưa chú trọng xây dựng thương hiệu, khẩu hiệu, logo của mình. Việc triển khai các hoạt động quảng cáo thương hiệu là rất cần thiết. Tuy nhiên, kinh phí cho các hoạt động quảng cáo này còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như ngân qu , phương thức quảng cáo và mục tiêu quảng cáo,…
Khoản kinh phí này có thể được coi là một khoản đầu tư vì từ đó thị trường nhanh chóng biết đến giá trị của Khu di tích. Từ đó, doanh thu và lợi nhuận tăng lên. Do đó, để thực hiện được các mục tiêu chiến lược định hướng dài hạn, mở rộng quy mô để có thể trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng Hà Nội, cần tăng cường các hoạt động khuếch trương hình ảnh, thương hiệu, khẩu hiệu của mình trên thị trường, nhấn mạnh các điểm mạnh của các sản phẩm và dịch vụ đến đông đảo du khách.
4.3. Một số kiến nghị
4.3.1. Kiến n hị lãnh đạo UBND, S Văn hóa thể thao, S Du lịch th nh ph H N i
Đề nghị lãnh đạo UBND Thành phố Hà Nội triển khai thực hiện Dự án Khu Du lịch - Di tích đền Sóc Sơn được phê duyệt quy hoạch 1 500 từ ngày 15/6/2009, đến nay vẫn chưa được triển khai thực hiện dẫn tới không đủ cơ sở hạ tầng, điều kiện làm việc, khó khăn trong công tác phân công nhiệm vụ. Người lao động không có nhiệm vụ cụ thể, ôm đồm, làm nhiều việc, không chuyên sâu, không định lượng được công việc và đặc biệt không thể triển khai vị trí việc làm, khó đánh giá chất lượng hoàn thành nhiệm vụ.
Tuyên truyền vận động thực hiện nếp sống văn minh văn hóa, ý thức tôn trọng pháp luật, các quy định ứng xử, hành động tại các điểm công cộng đối với người dân. Nâng cao ý thức người dân về các hành vi ứng xử văn minh, tự giác thực hiện các quy định, nếp sống văn hóa. Việc phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa phát triển dịch vụ du lịch là cần thiết. Đề nghị Chính phủ ưu tiên phát huy các giá trị để lấy nguồn lực bảo tồn di tích. Từ đó định hướng hướng chính sách về quản lý, xây dựng hình thành Văn hóa tổ chức.
Đẩy mạnh thực hiện k cương hành chính đối với công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan hành chính, công lập trong việc thực hiện các quy định về văn hóa công sở. Thường xuyên kiểm tra, giám sát nhằm
xây dựng k cương hành chính; hàng năm có chính sách sát hạch nhân sự cụ thể, bồi dưỡng kiến thức văn hóa, xây dựng thang bậc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Xây dựng hình ảnh người lao động Thủ đô văn minh, thanh lịch, hiện đại, có tác phong chuyên nghiệp, có trình độ nghiệp vụ cao, chuyên cần, có tinh thần phục vụ nhân dân, và có trách nhiệm xã hội, tạo hình ảnh tốt, thân thiện với nhân dân và đối tác khi thực hiện nhiệm vụ cũng như ứng xử nơi công cộng. . Xử lý nghiêm các hiện tượng hách dịch, cửa quyền, lạm dụng vị trí, chức vụ có những hành vi nhũng nhiễu xã hội.
Tích cực chuyển đổi mô hình quản lý trong các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn Thành phố, thực hiện theo phương thức giao khoán, giao quyền và giao trách nhiệm cho thủ trưởng đơn vị tự chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch hoạt động, tuyển dụng nhân sự, chế độ lương thưởng, …; lãnh đạo và người lao động gắn bó trực tiếp với sự phát triển của đơn vị, nếu không đáp ứng có thể bị sa thải, cách chức.
Định hướng nhận thức xã hội: du lịch dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế quốc dân; là ngành mang tính đặc thù, chất lượng cao đòi hỏi nhân lực làm trong có trình độ cao, chuyên nghiệp và có vị thế trong xã hội. Từ đó thay đổi tư duy, nhận thức của người dân với ngành du lịch dịch vụ, các sản phẩm dịch vụ và nhân lực làm công tác phục vụ.
Là trái tim của cả nước, vùng kinh tế, xã hội phát triển nhất, do đó Hà Nội cần có tiêu chí chất lượng sản phẩm dịch vụ hàng đầu. Sản phẩm dịch vụ do người lao động trực tiếp phục vụ thỏa mãn trực tiếp nhu cầu cao của khách hàng. Vì vậy, cần thường xuyên tạo cơ hội tiếp xúc, trao đổi, lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng, định kỳ tổ chức tiếp xúc trực tiếp giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp dịch vụ, để cùng trao đổi ý kiến , bám sát