Đánh Giá Nhận Thức Của Thương Nhân Việt Nam Về Văn Hóa Kinh Doanh Của Đan Mạch

Chương 3‌‌

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ VĂN HÓA KINH DOANH NHẰM TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – ĐAN MẠCH


3.1. Đánh giá nhận thức của thương nhân Việt Nam về văn hóa kinh doanh của Đan Mạch

3.1.1. Thành công

Cho đến nay, Việt Nam và Đan Mạch đã thiết lập mối quan hệ ngoại giao được hơn 38 năm và hai nước đã đạt được nhiều thành tựu về hợp tác kinh tế - văn hóa. Thông qua những chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam của Đan Mạch, nhiều doanh nghiệp trong nước đã có cơ hội tiếp cận với nguồn thông tin hữu ích và thiết thực về thị trường Đan Mạch. Điển hình cho sự hỗ trợ này là việc thành lập Trung tâm thông tin kinh doanh và thương mại (Trade and Business Information Centre - viết tắt là TBIC) - dự án hợp tác giữa Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội và tổ chức DANIDA (Danish International Development Agency - Cơ quan Phát triển Quốc Tế Đan Mạch) nhằm hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu.110 TBIC là nơi cung cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam những thông tin cần thiết và hữu ích về thị trường Đan Mạch nói riêng và thị trường các nước nói chung. Các doanh nghiệp Việt Nam đã có cơ hội tiếp cận với nguồn thông tin lớn về các thị trường, đặc biệt là về Đan Mạch thông qua hệ thống website thông tin (www.tbic.vn), cổng thương mại điện tử B2B (www.b2b-vietnam.com), hệ thống quản trị tri thức (www.tbicportal), thư viện thông tin với hơn 600 sách về kinh doanh và chính sách các loại… Do đó, những hiểu biết về VHKD Đan Mạch của nhiều doanh nghiệp trong nước cũng được nâng lên đáng kể. Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam còn có điều kiện tăng cường sự hiểu biết của mình về VHKD Đan Mạch thông qua nhiều chương trình khác, chẳng hạn như chương trình Hợp tác Việt Nam - Đan Mạch (B2B) 111 - chương trình hỗ trợ thiết lập quan hệ đối tác lâu dài và bền vững giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Đan Mạch. Chương trình này triển khai nhiều hoạt động, trong đó có công tác xúc tiến xuất khẩu, giúp doanh

110 TBIC: www.tbic.vn/default/28/tbic_details.aspx?DataID=14090

111 TBIC: www.tbic.vn/default/87/tbic_details.aspx?DataID=4461

nghiệp Việt Nam hiểu hơn về các doanh nghiệp cũng như thị trường Đan Mạch. Từ chương trình này đã có nhiều doanh nghiệp thành công trong việc thâm nhập thị trường Đan Mạch mà điển hình là công ty TNHH Mỹ Anh với việc hợp tác sản xuất cờ Đan mạch cho công ty L&S Flags – công ty chuyên sản xuất hàng dệt may của Đan Mạch.

Bên cạnh đó, các chuyến thăm hữu nghị cấp cao vừa với mục đích ngoại giao vừa với mục đích kinh tế giữa hai nước như chuyến thăm của Phó Thủ tướng Đan Mạch - Bendt Bendtsen – cùng với đoàn doanh nghiệp xúc tiến xuất khẩu đến Việt Nam vào ngày 11/9/2006 hay Phó Thủ Tướng Nguyễn Sinh Hùng sang thăm Đan Mạch ngày 10/6/2008 cũng đã giúp cho doanh nghiệp hai nước có điều kiện tìm hiểu về nhau nhiều hơn. Từ đó các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thêm nhiều hiểu biết về VHKD của người Đan Mạch. Ngoài ra, hiện nay có hơn 100 doanh nghiệp Đan Mạch đang hoạt động kinh doanh tại Việt Nam nên các doanh nghiệp Việt Nam cũng có nhiều cơ hội tiếp xúc và làm việc cùng với các doanh nhân Đan Mạch. Đó là điều kiện thuận lợi giúp cho các doanh nhân Việt Nam tích lũy được những kinh nghiệm về tính cách cũng như tác phong làm việc của họ. Thêm vào đó, qua sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng, thương nhân Việt Nam cũng hiểu hơn về thị hiếu cũng như tập quán tiêu dùng của người dân Đan Mạch, từ đó, đã điều chỉnh để sản xuất ra những mặt hàng phù hợp với thị trường này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

3.1.2. Hạn chế

Tuy có mối quan hệ hợp tác khá lâu nhưng Việt Nam và Đan Mạch mới chỉ dừng lại ở quan hệ viện trợ là chủ yếu. Thời gian gần đây, việc giao thương giữa hai nước mới được quan tâm đẩy mạnh. Vì vậy, sự hiểu biết của thương nhân Việt Nam về thương nhân Đan Mạch cũng như thị trường nước này nói chung còn hạn chế. Giữa Việt Nam và Đan Mạch cũng đã có nhiều chương trình hợp tác để hỗ trợ doanh nghiệp hai nước song số lượng các doanh nghiệp trong nước được tiếp cận với các chương trình này chưa nhiều. Hơn thế nữa, do khoảng cách về địa lý nên việc tìm hiểu về VHKD và thâm nhập thị trường của quốc gia Bắc Âu này còn chưa được thực hiện sâu xát bởi chi phí đi lại và khảo sát thị trường rất tốn kém, không phải doanh nghiệp nào cũng có điều kiện thực hiện được.

Ảnh hưởng của văn hoá kinh doanh Đan Mạch đến quan hệ thương mại của Đan Mạch với Việt Nam - 9

Ngoài ra, việc đăng tải thông tin về thị trường cũng như VHKD của Đan Mạch lên các phương tiện thông tin đại chúng còn chưa phổ biến. Một ví dụ điển hình là khi nghiên cứu vấn đề VHKD của Đan Mạch, người viết cũng gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm các trang thông tin bằng tiếng Việt về thị trường này. Các thông tin có được chủ yếu là trên các trang web nước ngoài mà trình độ ngoại ngữ của nhân viên còn chưa thật tốt, không muốn nói là kém. Do vậy, đây cũng là một rào cản lớn đối với nhiều doanh nghiệp trong việc tìm hiểu thông tin trên các trang web hoặc qua tài liệu bằng tiếng nước ngoài.

Mặt khác, bản thân các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng chưa hình thành thói quen chủ động tìm kiếm thông tin và chưa có sự đầu tư đúng mức khi nghiên cứu xu hướng người tiêu dùng ở thị trường mà họ nhắm đến. Đối với thị trường Đan Mạch cũng vậy, họ chưa có những đầu tư thích đáng trong việc tìm hiểu và thâm nhập thị trường này. Bởi vậy mà việc tiếp cận và am hiểu về VHKD Đan Mạch của thương nhân Việt Nam còn thực sự hạn chế.

Đan Mạch là một thị trường tiềm năng đối với hàng tiêu dùng xuất khẩu của Việt Nam, song cũng là một thị trường khá khó tính và ngày càng mang tính cạnh tranh cao. Việc thiếu hiểu biết về thị trường cũng như tập quán kinh doanh của Đan Mạch khiến cho mặc dù nhiều mặt hàng Việt Nam đã có mặt trên thị trường này nhưng vẫn hạn chế về số lượng và chủng loại mặt hàng. Do vậy, việc nâng cao hiểu biết về VHKD của Đan Mạch sẽ là một trong những nhân tố đem lại thành công cho việc mở rộng và thâm nhập sâu hơn vào thị trường nước Bắc Âu này.

3.2. Triển vọng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Đan Mạch

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức, Việt Nam và Đan Mạch đã có mối quan hệ hợp tác hữu nghị nhiều mặt, trong đó được biết đến nhiều hơn cả là quan hệ viện trợ của Đan Mạch cho Việt Nam. Thời gian gần đây, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Đan Mạch đã được chú trọng và đã có nhiều tín hiệu khởi sắc. Biểu hiện rõ nét nhất là hai nước đã không ngừng có những chuyến thăm viếng cấp cao nhằm thắt chặt quan hệ hợp tác song phương trên nhiều lĩnh vực. Trong chuyến thăm chính thức Đan Mạch của Phó Thủ Tướng Nguyễn Sinh Hùng ngày 10/06/2008, hai bên đều nhất trí cho rằng thương mại vẫn còn là một mảng hợp tác

đầy tiềm năng trong tương lai và mong muốn từ năm 2008 đến năm 2010, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam – Đan Mạch sẽ tăng gấp hai lần. Điều này là khá khả quan bởi tình hình trao đổi thương mại qua các năm gần đây đều liên tục tăng từ khoảng 215 triệu USD năm 2006 lên đến khoảng 300 triệu USD năm 2007112 và đến năm 2008 con số này ước đạt khoảng 318 triệu USD.113 Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, doanh nghiệp Việt Nam và Đan Mạch vẫn còn phải đối

mặt với nhiều khó khăn trong quá trình đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ giữa hai nước.

3.2.1. Xuất khẩu

3.2.1.1. Thuận lợi

Có thể thấy, quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Đan Mạch đã và đang nhận được sự quan tâm và ủng hộ rất lớn của chính phủ hai nước. Đây là một điều kiện thuận lợi cho sự phát triển giao thương giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam và Đan Mạch. Đặc biệt, Đan Mạch đã và đang hỗ trợ rất nhiều cho Việt Nam trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh và xúc tiến xuất khẩu thông qua nhiều chương trình hợp tác. Thông qua những chương trình đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận thị trường cũng như hiểu hơn về VHKD của Đan Mạch, từ đó, sẽ thúc đẩy khả năng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam vào thị trường này. Bên cạnh đó, Đan Mạch còn đang nỗ lực đẩy mạnh tự do hóa thương mại quốc

tế trong một chương trình có tên “Chiến lược chính sách thương mại quyết đoán - Chính sách thương mại của Đan Mạch trong một thế giới toàn cầu hoá”.114 Chiến lược này nhằm để nhận biết và phá bỏ hàng rào thương mại được dựng lên bởi các công ty Đan Mạch. Như vậy, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc thâm nhập vào thị trường tiềm năng này.

Bên cạnh đó, việc Việt Nam gia nhập vào tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã và đang tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho giao thương quốc tế nói chung và với Đan Mạch nói riêng. Là thành viên chính thức của WTO, Việt Nam được


112 AGRO: www.agro.gov.vn/news/newsdetail.asp?targetID=9373

113 Tinkinhte.com: www.tinkinhte.com/nd5/detail/thuong-mai/so-lieu-thi-truong-xuat-khau/so-lieu-xuat-khau- hang-hoa-viet-nam-sang-dan-mach-nam-2008/26701.005218.html

114 TBIC: www.tbic.vn/default/87/tbic_details.aspx?DataID=3488

hưởng qui chế MFN (Most Favoured Nation – Tối huệ quốc)115 vô điều kiện, theo đó hàng hóa Việt Nam được cạnh tranh bình đẳng với các đối thủ khác, không còn vướng nhiều rào cản về thuế và hạn ngạch như hiện nay nữa. Do đó, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Đan Mạch sẽ thuận lợi hơn và có cơ hội cạnh tranh cao hơn.

Về mặt thị trường, Đan Mạch được đánh giá là thị trường xuất khẩu giàu tiềm năng của hàng tiêu dùng Việt Nam bởi người dân ở nước này có thu nhập bình quân đầu người cao (khoảng 38.900 USD) nên sức mua lớn và lại phụ thuộc khá nhiều vào hàng nhập khẩu. Hiện nay, có nhiều mặt hàng thuộc thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam mà Đan Mạch lại đang hạn chế sản xuất do điều kiện tự nhiên (gạo, café nguyên liệu, chè,…) hoặc phải sản xuất với giá thành quá đắt do thiếu lao động (hàng dệt may, hàng thủ công…). Việt Nam có điều kiện thuận lợi về tự nhiên và lao động nên có thể sản xuất những mặt hàng này với số lượng lớn và với giá rẻ hơn rất nhiều so với ở Đan Mạch. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang dần nâng cao trình độ tay nghề và chất lượng các sản phẩm xuất khẩu, từng bước tạo uy tín trên thị trường quốc tế. Đây cũng là điều kiện tốt giúp cho nhiều doanh nghiệp Đan Mạch quan tâm đến các sản phẩm của Việt Nam.

3.2.1.2. Khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi kể trên, trong thời gian tới, việc xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Đan Mạch cũng sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.

Về mặt khách quan, đầu tiên phải kể đến là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đang diễn ra. Không chỉ Việt Nam mà hiện nay Đan Mạch cũng bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này. Đan Mạch tưởng chừng là quốc gia “đứng ngoài cuộc” nhưng đến tháng 02 năm 2009 cũng đã gia nhập danh sách các nước chống chọi với khủng hoảng. Cơ quan thống kê của nước này cho biết đầu tư và tiêu dùng giảm thấy rõ trong quí IV vừa qua, trong khi chi tiêu công lại tăng. Theo nhà phân tích Anders Matzen của tập đoàn ngân hàng Nordea hàng đầu Bắc Âu “Có thể Đan Mạch đang trải qua cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất mà nước này gặp phải từ sau


115 MFN là quy chế theo đó, các quốc gia không được phân biệt đối xử với các đối tác thương mại của mình. Theo World Trade Organization,“Principles of the trading system” http://www.wto.org/english/theWTO_e/whatis_e/tif_e/fact2_e.htm

Thế chiến thứ hai”.116 Tình trạng khủng hoảng này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quan hệ trao đổi hàng hóa của hai nước. Tuy nhiên, khủng hoảng chỉ là tình trạng tạm thời. Xét về lâu dài, Việt Nam và Đan Mạch vẫn có nhiều tiềm năng hợp tác thương mại.

Một khó khăn nữa mà Việt Nam sẽ phải đối mặt là việc cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc. Quốc gia này nổi tiếng với những mặt hàng đa dạng về mẫu mã và phong phú về chủng loại. Bên cạnh đó, do tận dụng được nguồn lao động dồi dào, giá rẻ nên có ưu thế về giá cả. Đặc biệt, hàng dệt may Trung Quốc vào EU đã được dỡ bỏ hạn ngạch vào năm 2008. Điều đó có nghĩa là hàng dệt may Việt Nam sẽ có một đối thủ thực sự lớn tại thị trường EU nói chung và thị trường Đan Mạch nói riêng.

Thêm vào đó, Việt Nam lại ở rất xa Đan Mạch và do đó, làm cho chi phí vận chuyển tăng lên rất nhiều. Đồng thời, quá trình vận chuyển đường dài như vậy sẽ gặp phải nhiều khó khăn như thiên tai, cướp biển hoặc tai nạn, đặc biệt là sẽ khó khăn cho việc xuất khẩu các loại nông sản hoặc các đồ dễ vỡ. Đây là một trong những khó khăn lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, nhất là khi tiềm lực còn yếu kém.

Về mặt chủ quan, như đã phân tích ở chương 2, Việt Nam và Đan Mạch có rất nhiều khác biệt trong VHKD và từ đó xuất hiện nhiều rào cản trong giao thương giữa hai nước. Khác biệt đầu tiên và cũng là rào cản khá lớn đối với thương nhân hai nước là ngôn ngữ. Mỗi nước đều có ngôn ngữ riêng của mình và đều là những thứ tiếng không phổ biến. Đặc biệt, tiếng Đan Mạch là thứ tiếng rất khó học. Tuy hiện nay các giao dịch thương mại giữa thương nhân Việt Nam và thương nhân Đan Mạch đều được thực hiện bằng tiếng Anh – ngôn ngữ giao dịch quốc tế - nhưng quá trình giao tiếp và truyền tải thông tin cũng gặp nhiều khó khăn bởi đây không phải là tiếng mẹ đẻ của cả hai bên. Trong nghiên cứu của Tiến Sĩ Nguyễn Hoàng Ánh về ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh đến quan hệ thương mại Việt Nam – Đan Mạch, tất cả những người được phỏng vấn đều nhận thấy khó khăn này, đặc biệt là phía Đan Mạch. Họ nói rằng khả năng nói và diễn đạt bằng tiếng Anh của người Việt


116 Tấn Lộc, “Đến lượt Bắc Âu rơi vào suy thoái”, Thời báo Kinh tế Sài Gòn online, ngày 28/2/2009 : www.thesaigontimes.vn/Home/thegioi/ghinhan/15881/

Nam vẫn còn kém, do đó, làm cho họ nhiều khi không hiểu được ý của đối tác Việt Nam.117 Bên cạnh đó, những khác biệt về tâm lý, văn hóa đó khiến cho các doanh nhân Việt Nam và doanh nhân Đan Mạch đôi khi không hiểu nhau. Theo nghiên cứu trên của Tiến Sỹ Nguyễn Hoàng Ánh, cả phía Việt Nam và Đan Mạch đều nói rằng họ hiểu nhau trong lời nói nhưng không hiểu nhau trong suy nghĩ, dẫn đến hai bên chưa thực sự tin tưởng lẫn nhau.118 Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình giao thương giữa thương nhân hai nước, đặc biệt là trong quá trình đàm phán. Không những thế, các doanh nghiệp Việt Nam còn rất thiếu kiến thức về VHKD của Đan Mạch. Một phần là họ chưa có thói quen nghiên cứu chuyên sâu về thị trường mình nhắm đến. Phần khác là do việc nghiên cứu sâu thị trường Đan Mạch gặp phải nhiều rào cản như khoảng cách địa lý và chi phí khảo sát tốn kém... Do đó, việc thâm nhập vào thị trường này vẫn còn nhiều thách thức với các doanh nghiệp Việt Nam.

3.2.2. Nhập khẩu

3.2.2.1. Thuận lợi

Việt Nam vẫn đang trong quá trình đổi mới, công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, rất cần nhập khẩu nhiều các trang thiết bị, máy móc tiên tiến hiện đại. Trong khi đó, Đan Mạch lại là quốc gia có rất phát triển về công nghệ, có khả năng cung cấp cho Việt Nam những hàng hóa máy móc, thiết bị với số lượng lớn và chất lượng cao. Do vậy, Việt Nam trong tương lai vẫn sẽ là thị trường nhập khẩu đầy tiềm năng của Đan Mạch với các mặt hàng chủ yếu như thiết bị phụ tùng, thiết bị điện, hoá chất, sản phẩm cơ khí, máy móc, nguyên liệu thô…Bên cạnh đó, đời sống của người dân Việt Nam cũng dần được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa cũng tăng cao, đặc biệt là nhu cầu đối với sản phẩm nhập khẩu nên các sản phẩm từ Đan Mạch như các sản phẩm sữa, lúa mạch, thực phẩm…sẽ có nhiều cơ hội thâm nhập vào thị trường Việt Nam.



117 Nguyen Hoang Anh, “Impacts of the culture on the business relationships between Viet Nam – Denmark: Preliminary results

118 Nguyen Hoang Anh, “Impacts of the culture on the business relationships between Viet Nam – Denmark: Preliminary results

3.2.2.2. Khó khăn

Hiện nay, tuy mức sống của người dân Việt Nam đã được nâng lên đáng kể, thu nhập bình quân đầu người đã đạt mức 1.024 USD (2008)119 nhưng so với Đan Mạch (38.900 USD năm 2008) thì vẫn là một con số quá nhỏ bé. Khoảng cách quá xa về mức sống dẫn đến sự chênh lệch lớn về giá cả. Có thể nói giá cả những mặt hàng của Đan Mạch là khá đắt đỏ so với khả năng chi tiêu của người Việt Nam. Đây cũng là một rào cản lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi muốn nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ của Đan Mạch.

Ngoài ra, hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp phải khó khăn về khoảng cách địa lý. Giá các mặt hàng cũng tăng tỷ lệ thuận với quãng đường do chi phí vận tải tăng và từ đó cũng làm cho các doanh nghiệp nhập khẩu, nhất là những doanh nghiệp có tiềm lực chưa mạnh sẽ e ngại trong giao thương với Đan Mạch. Bên cạnh đó, khác biệt trong văn hóa kinh doanh cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp Đan Mạch khi tiến hành xuất khẩu vào thị trường Việt Nam.

Nhìn chung, việc phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – Đan Mạch tương xứng với tiềm năng của hai nước bên cạnh những thuận lợi vẫn còn những khó khăn. Tuy nhiên, cả hai nước vẫn đang nỗ lực vun đắp cho một sự phát triển nhiều hơn nữa trong tương lai như Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng đã khẳng định “Việt Nam sẽ tăng cường hợp tác để giải quyết các khó khăn mà doanh nghiệp hai nước đang gặp phải vì mục tiêu đẩy mạnh quan hệ đầu tư, kinh tế, thương mại, tiếp tục củng cố và phát triển mối quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa Chính phủ và nhân dân hai nước”.120 Và thiết nghĩ, một trong những việc làm cấp thiết hiện nay là phải cải tạo nhận thức của doanh nhân về VHKD nói chung và VHKD của Đan Mạch nói riêng.

3.3. Một số giải pháp về văn hóa kinh doanh nhằm tăng cường quan hệ thương mại Việt Nam – Đan Mạch

Quan hệ thương thương mại giữa hai quốc gia nói chung và giữa các doanh nghiệp của hai quốc gia nói riêng không chỉ chịu ảnh hưởng của những chính sách kinh tế của Nhà nước mà còn chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi VHKD. Vì vậy, nâng


119 Tuổi trẻ online: www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=295455&ChannelID=11 120 Bộ ngoại giao Việt Nam, “Việt Nam - Đan Mạch đẩy mạnh quan hệ kinh tế, thương mại”, www.mofa.gov.vn/vi/nr040807104143/nr040807105001/ns080611090951.

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 28/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí