Ảnh Hưởng Của Văn Hoá Kinh Doanh Đến Giao Tiếp Trong Kinh Doanh

trong kinh doanh. Trong khi đó, ở hầu hết các nước Châu Á - những nước có tính cẩn trọng cao - các thương nhân đều thích chọn những lĩnh vực kinh doanh ổn định, e dè sự thay đổi và ít mạo hiểm hơn thương nhân ở Châu Âu và Châu Mỹ. Các thương nhân Mỹ nổi tiếng về tốc độ làm việc nhanh và thiếu kiên nhẫn nên họ thường muốn thu được lợi nhuận nhanh chóng. Họ thường đầu tư vào những dự án thương vụ ngắn hạn và không hay duy trì các mối quan hệ làm ăn lâu dài. 34 Những thương nhân Nhật Bản lại khác, họ cẩn trọng, tỉ mỉ và trung thành. Do đó, họ thường kỹ tính trong lựa chọn đối tác làm ăn và khi đã lựa chọn ai thì họ sẽ có xu hướng gắn kết lâu dài. Hiểu biết những quan niệm, cá tính và thói quen kinh doanh của các nước khác nhau sẽ giúp cho người làm kinh doanh đưa ra những quyết định đúng đắn từ việc lựa chọn đối tác làm ăn đến việc duy trì mối quan hệ thương mại lâu dài.

1.2.2. Ảnh hưởng của văn hoá kinh doanh đến giao tiếp trong kinh doanh

Trong kinh doanh, giao tiếp đóng vai trò cực kỳ quan trọng từ khâu tiếp xúc đối tác, đàm phán ký kết hợp đồng đến việc duy trì mối quan hệ giữa các bên, nhất là khi các doanh nghiệp tiến hành kinh doanh xuyên văn hoá. Những người mua và người bán đến từ những quốc gia khác nhau, mang theo những hiểu biết, những kỳ vọng và phong cách giao tiếp dưới ảnh hưởng của các nền văn hoá khác nhau. Do đó, những “xung đột văn hóa” rất dễ xảy ra và gây nhiều rắc rối cho các bên.

Yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến giao tiếp trong kinh doanh là ngôn ngữ. Am hiểu và biết cách sử dụng thành thạo ngoại ngữ là một lợi thế trong giao tiếp với thương nhân nước ngoài. Ngược lại, nó cũng có thể trở thành rào cản hoặc gây ra những hiểu lầm đáng tiếc khi đàm phán hoặc trao đổi ý tưởng kinh doanh nếu năng lực ngoại ngữ của thương nhân hạn chế. Những rào cản này càng lớn khi họ gặp những biệt ngữ kinh doanh chỉ được sử dụng ở một nền văn hoá nào đó. Ví dụ, doanh nhân Mỹ thường sử dụng rất nhiều những thành ngữ bắt nguồn từ thể thao hoặc quân đội như “The bottom line – điểm mấu chốt”, “to beat around the bush – nói vòng vo”, “get down to brass tacks – đi sâu vào bản chất vấn đề”, hay “feather

in your cap - niềm tự hào của bạn35… Đây thực sự là khó khăn đối với những thương nhân nước ngoài trong giao tiếp với thương nhân Mỹ nếu không am hiểu về tiếng Anh - Mỹ.

Trong giao tiếp cũng cần chú ý đến ngôn ngữ không lời. Tuy không tác động trực tiếp đến giao tiếp nhưng nó là phương tiện giúp cho quá trình giao tiếp được sinh động và biểu đạt nhiều ý nghĩa. Nếu không quan tâm đến ngôn ngữ không lời sẽ dẫn đến những ấn tượng không tốt từ phía đối tác và hiểu lầm là chuyện dễ xảy ra bởi cùng một cử chỉ hành động nhưng lại được hiểu khác nhau ở những nền văn hoá khác nhau. Ví dụ, người Nhật thường tránh nhìn trực diện vào người đối thoại, mà họ thường nhìn vào một vật trung gian như caravat, một cuốn sách, đồ nữ trang, lọ hoa..., hoặc cúi đầu xuống và nhìn sang bên. Nếu khi nói chuyện mà nhìn thẳng vào người đối thoại thì bị xem như là một người thiếu lịch sự, khiếm nhã và không đúng mực. Ngược lại, đối với người Trung Quốc, né tránh giao tiếp bằng mắt lại bị coi là không đáng tin cậy.36

Hiệu quả của giao tiếp trong kinh doanh còn bị ảnh hưởng bởi phong cách giao tiếp trong các cuộc gặp gỡ công việc, trong đàm phán, trong các nghi thức xã giao… Hành vi ứng xử trong gặp gỡ kinh doanh rất phong phú, đa dạng tuỳ vào VHKD của từng quốc gia. Chẳng hạn như ở Mỹ, vì muốn tiết kiệm thời gian nên những cuộc gặp làm việc thường ngắn, tập trung và đi thẳng vào vấn đề. Khi gặp nhau, họ thường nói chuyện làm ăn trước rồi mới nói chuyện riêng tư. Trong khi đó, ở một số nước châu Á, việc vừa gặp nhau đã bàn chuyện làm ăn lại bị coi là bất lịch sự. Trong đàm phán, việc hai bên không hiểu phong cách giao tiếp của nhau cũng gây nhiều phiền phức. Xét một ví dụ là với người Nhật Bản, quá trình đàm phán, thương lượng của họ diễn ra khá chậm chạp và phức tạp. Trong khi đó người Mỹ lại có phong cách tiến hành các giao dịch một cách nhanh chóng. Vì vậy, khi làm việc với người Nhật Bản, người Mỹ có thể cảm thấy khó thích nghi với tốc độ đàm phán chậm rãi của người Nhật.


35 S. Tamer Cavusgil, Gary Knight, John R. Riesenberger (2007), International Business: Strategy, Management and The New Reality, NXB Prentice Hall, tr. 146.

36 Việt báo.vn, “Văn hóa kinh doanh Trung Quốc”, Thu Lê (22/06/ 2006), http://vietbao.vn/The-gioi-giai-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

tri/Van-hoa-kinh-doanh-Trung-Quoc/50754481/411/.

Các nghi thức xã giao cũng ảnh hưởng đến việc gây ấn tượng ban đầu và việc duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài. Khi lần đầu tiên gặp mặt, trao danh thiếp là một nghi thức cần thiết nhưng hình thức trao và nhận danh thiếp không thực sự có giống nhau giữa các nước. Người Mỹ khi trao danh thiếp cho nhau chỉ nhìn lướt qua hoặc thậm chí không nhìn danh thiếp trước khi cất đi hoặc bỏ vào túi. Họ quan niệm tập trung vào người đang đối thoại với mình quan trọng hơn và thể hiện tôn trọng hơn là nhìn vào danh thiếp. Đối với người Trung Quốc thì lại khác. Họ rất trịnh trọng khi trao và nhận danh thiếp. Sau khi nhận danh thiếp bằng hai tay, họ không cất ngay vào túi mà đọc cẩn thẩn và để lên trên bàn để thể hiện sự tôn kính. Ngoài ra, để duy trì mối quan hệ tốt đẹp và lâu dài, nhiều nước có thói quen tặng quà cho đối tác. Tuy nhiên, cũng cần phải cẩn thận trong việc chọn quà và cách tặng quà. Người Nhật rất thích được tặng quà tuy nhiên không nên tặng họ những món quà với số lượng là 4 hoặc 9, những vật nhọn hoặc trà uống vì chúng tượng trưng cho điều kém may mắn.

Ảnh hưởng của văn hoá kinh doanh Đan Mạch đến quan hệ thương mại của Đan Mạch với Việt Nam - 4

Qua phân tích trên có thể thấy, quá trình giao tiếp chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi VHKD của các bên. Cho nên tìm hiểu về VHKD của đối tác để có những cách ứng xử phù hợp sẽ giúp đạt hiệu quả tốt trong giao tiếp với thương nhân nước ngoài.

1.2.3. Ảnh hưởng của văn hoá kinh doanh đến marketing

Marketing là hoạt động rất phổ biến và có ảnh hưởng rất nhiều đến thành công trong kinh doanh. Cũng giống như giao tiếp, marketing cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của VHKD.

Xét về mặt ảnh hưởng của VHKD đến hoạt động marketing nói chung thì có hai ảnh hưởng, bao gồm ảnh hưởng trực tiếp và ảnh hưởng gián tiếp. 37

Ảnh hưởng trực tiếp của VHKD lên hoạt động marketing là tác động lên chính hành vi của các chủ thể kinh doanh hay hành vi của các nhà hoạt động thị trường. Những hành vi đó sẽ được biểu hiện qua các biện pháp marketing mà họ thực hiện. Ảnh hưởng gián tiếp được thể hiện thông qua tác động của VHKD tới nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó quyết định đến các biện pháp marketing của người bán.


37 Doanh nhân 360, “Tác động của yếu tố văn hóa trong hoạt động marketing của doanh nghiệp”, (08/07/2008), http://www.doanhnhan360.vn/Desktop.aspx/Kinh-doanh-360/Kinh- doanh/Tac_dong_van_hoa_marketing_doanh_nghiep/

Xét về các công cụ đơn lẻ của marketing mix thì VHKD có những tác động cụ thể sau:

- Thứ nhất, sự chấp nhận sản phẩm bị ảnh hưởng bởi các yếu tố giá trị và thái độ. Sản phẩm muốn tiêu thụ được phải phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng về mẫu mã, nhu cầu và những yêu cầu khác. Ví dụ như ở những nước hồi giáo, những sản phẩm từ thịt bò chắc chắn sẽ không thể bán hay ở Việt Nam người ta thường kiêng ăn mực, ăn vịt... vào đầu tháng.

- Thứ hai, chính sách giá thường bị ảnh hưởng bởi các thái độ văn hoá đối với sự thay đổi thông qua cái gọi là “giá tâm lý”. Người Nhật là một ví dụ. Công ty P&G đã tìm cách bán bột giặt Cheer ở Nhật bằng cách giảm giá nhưng thật không may điều này đã làm hạ danh tiếng của bột giặt này vì đối với người Nhật, hàng đắt tiền mới là hàng tốt.38

- Thứ ba, hệ thống phân phối thường bị ảnh hưởng bởi tập quán mua sắm. Ở Việt Nam, người tiêu dùng có thói quen mua bán nhỏ lẻ, thường chỉ mua trong ngày nên hệ thống chợ và các cửa hàng bán lẻ là kênh phân phối hàng tiêu dùng phổ biến. Bên cạnh đó, sự thay đổi thói quen mua sắm cũng dẫn đến sự thay đổi cơ cấu của hệ thống phân phối. Mội ví dụ là ở Tây Ban Nha, các kênh phân phối bán lẻ hàng dệt may tại đây đã và đang trong quá trình thay đổi cơ cấu do người Tây Ban Nha đang thay đổi thói quen mua hàng. 39 Trước đây, họ chọn mua các loại trang phục tại các cửa hàng ở trung tâm hoặc ngay gần trung tâm thành phố cho thuận tiện. Tuy nhiên, gần đây, người Tây Ban Nha đang có xu hướng mua hàng ở các trung tâm bán hàng có quy mô lớn - nơi tập trung nhiều các cửa hàng bày bán đa dạng các loại sản phẩm với những thương hiệu khác nhau.

- Thứ tư, chính sách xúc tiến hỗn hợp và quảng cáo bị ảnh hưởng sâu sắc bởi vấn đề ngôn ngữ và thái độ của nền văn hoá đang được tiếp cận. Một ví dụ là ở Nhật Bản, hãng P&G đã sử dụng một đoạn quảng cáo xà bông Camay trong đó một người đàn ông khi gặp một người phụ nữ lần đầu tiên đã so sánh làn da của cô ấy với làn da của một con búp bê bằng sứ xinh đẹp. Mặc dù đoạn phim quảng cáo này

38 Donald Ball, Wendell McCulloch, Michael Geringer, Paul Frantz, Michael Minor (2007), International Business: The Challenge of Global Competition, NXB Mc Graw Hill, xuất bản lần thứ 9, tr. 293.

39 Cục xúc tiến thương mại, “Các kênh phân phối hàng dệt may tại Tây Ban Nha”,

http://www.hptrade.com.vn/news/hoso/200902265510313672

rất có hiệu quả ở Nam Mỹ và Châu Âu nhưng lại là một sự xúc phạm đối với người Nhật. Lý do là vì với người Nhật, một người đàn ông mà khen một người phụ nữ như vậy là không tinh tế và thậm chí còn bị coi là thô lỗ.40

Như vậy có thể thấy, VHKD là một vấn đề khá mới mẻ nhưng lại có ảnh hưởng sâu rộng tới thương mại, đặc biệt là thương mại quốc tế. Việc tìm hiểu về VHKD cũng như tác động của nó tới thương mại quốc tế sẽ giúp các doanh nghiệp có thể nâng cao khả năng thâm nhập vào thị trường mới cũng như mở rộng kinh doanh ở thị trường hiện tại. Bên cạnh đó, hiểu biết về VHKD của đối tác sẽ giúp doanh nghiệp có được lợi thế trong giao dịch thương mại quốc tế, đặc biệt là trong đàm phán. Vì vậy, có thể nói am hiểu VHKD là một trong những nhân tố tạo nên thành công cho các chủ thể kinh doanh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.


40 Donald Ball, Wendell McCulloch, Michael Geringer, Paul Frantz, Michael Minor (2007), International Business: The Challenge of Global Competition, NXB Mc Graw Hill, xuất bản lần thứ 9, tr. 293.

Chương 2‌‌

ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HOÁ KINH DOANH ĐAN MẠCH ĐẾN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI CỦA ĐAN MẠCH VỚI VIỆT NAM


2.1. Giới thiệu chung về Đan Mạch

2.1.1. Đất nước Đan Mạch

Vương quốc Đan Mạch là một đất nước thuộc vùng Scandinavia với diện tích

43.098 km²,41 một phần ba trong số đó là diện tích của 443 hòn đảo lớn nhỏ. Thuộc chủ quyền của Đan Mạch (nhưng không thuộc Liên minh châu Âu) còn có các vùng tự trị đảo Greenland với diện tích là 2.175 km² và Quần đảo Faroe (gồm 18 đảo ở biển Bắc) với diện tích là 1.399 km². Địa hình của Đan Mạch khá bằng phẳng, với điểm cao nhất chưa tới 171m so với mực nước biển. Phía Nam Đan Mạch có đường biên giới với Đức, phía Tây là Bắc Hải và phía Đông giáp với biển Baltic.

Về địa phận hành chính, chính quốc bao gồm 5 vùng: Hovedstaden, Midtjylland, Nordjylland, Sjaelland, Syddanmark. Thủ đô của Đan Mạch – Copenhagen - là thành phố lớn nhất của Đan Mạch, đồng thời là thành phố lớn thứ hai trong khu vực Bắc Âu (chỉ thua thành phố Stockholm - thủ đô của Thuỵ Điển). Copenhagen có 1,1 triệu dân (năm 2009).42 Với cương vị thủ đô, Copenhagen là nơi đặt trụ sở của các cơ quan lập

pháp, hành pháp và tư pháp trung ương của Đan Mạch.

Do có dòng hải lưu nóng Gulff Stream chảy qua, cùng với vị trí phía bắc nên Đan Mạch có khí hậu ôn hoà: mùa hè lạnh hơn so với các nước châu Âu khác, nhưng mùa đông lại ấm áp hơn, lượng mưa hàng năm vào loại trung bình. Nhiệt độ trung bình cả năm là 7,90oC. Tháng 2 là tháng lạnh nhất, nhiệt độ trung bình xuống tận

- 40oC. Tháng 7 là tháng nóng nhất, nhiệt độ trung bình là 16,60oC. Tài nguyên chủ yếu

của Đan Mạch là dầu mỏ, khí gas tự nhiên, cá, muối, đá vôi, đá phấn, sỏi và cát. Các cảng biển và ga chính là Aarhus, Asnaesvaerkets, Aalborg, Copenhagen, Elsinore, Ensted, Esbjerg, Fredericia, Frederikshavn, Kalundborg, Odense và Roenne.


41 DENMARK.DK (The official website of Denmark), (06/04/2009): http://www.denmark.dk/en/menu/About- Denmark/Denmark-In-Brief/Facts-about-Denmark.htm

42 DENMARK.DK (The official website of Denmark), (06/04/2009): http://www.denmark.dk/en/menu/About-

Denmark/Denmark-In-Brief/Facts-about-Denmark.htm

2.1.2. Hệ thống chính trị

Đan Mạch là xứ sở cổ kính và tồn tại như một quốc gia độc lập từ hơn 1.400 năm nay và là một trong những vương quốc lâu đời nhất thế giới. Ngày quốc khánh của Đan Mạch là ngày 16/04 - ngày sinh nhật của nữ hoàng Margrethe II.

Đan Mạch theo thể chế quân chủ lập hiến, vua hoặc nữ hoàng là nguyên thủ quốc gia (chỉ đóng vai trò tượng trưng) và người đứng đầu đất nước hiện nay là nữ hoàng Margrethe II. Bà sinh năm 1940, là con gái vua Frederik VII và lên ngôi từ năm 1972.43

Các hoạt động của Nhà nước do Hiến pháp điều chỉnh. Hiến pháp được vua Frederik VII ký ban hành ngày 5 tháng 6 năm 1849. Luật này chuyển quốc gia Đan Mạch từ một vương quốc do một người cai trị sang một quốc gia theo chính thể quân chủ lập hiến với chế độ tam quyền phân lập. Quyền lập pháp ở trong tay quốc hội, quyền hành pháp do chính phủ đảm nhiệm và quyền tư pháp độc lập. Hiện nay, có 7 đảng trong Quốc hội gồm Đảng Tự do, Đảng Xã hội Dân chủ, Đảng Nhân dân Đan Mạch, Đảng Bảo thủ, Đảng Tự do Xã hội, Đảng Nhân dân XHCN, Danh sách Thống nhất. Thủ tướng hiện nay là ông Anders Fogh Rasmussen thuộc Đảng Tự do. Đan Mạch có quan hệ gắn bó về mọi mặt với các nước Tây Bắc Âu và Mỹ.

Quốc gia này ủng hộ một châu Âu thống nhất, vững mạnh về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng và cũng sớm tham gia vào các tổ chức quốc tế và khu vực như: Hội viên khối EFTA năm 1959, Hội đồng Bắc Âu năm 1952. Đan Mạch gia nhập NATO năm 1949 và là thành viên EU từ 01/01/1973. Đan Mạch phê chuẩn Hiệp ước Maastricht về liên minh kinh tế và tiền tệ từ 18/05/1993. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, Đan Mạch vẫn chưa tham gia hệ thống tiền tệ chung châu Âu (Euro).

2.1.3. Con người

Đan Mạch là đất nước nhỏ nhất vùng Scandinavia với dân số khoảng

5.511.451 người (tính đến tháng 1 năm 2009). 44 Theo số liệu thống kê ngày mùng 1 tháng 1 năm 2007 từ Statistics Denmark, cơ quan thống kê thuộc chính phủ Đan Mạch, có tới 91,1% dân số nước này là người bản địa, còn lại 8,9% là người nhập cư hoặc con cháu của họ, những người đến từ Bosnia, vùng Nam và Tây Á và từ


43 Bộ ngoại giao Việt Nam: http://www.mofa.gov.vn/vi/cn_vakv/euro/nr040819111225/ns070628110800

44 Statistics Denmark: http://www.statbank.dk/statbank5a/default.asp?w=1024.

những nước láng giềng của Đan Mạch. Ngoài ra, còn có những nhóm dân cư nhỏ sống ở vùng đảo Greenland và Faroese. Đan Mạch có các dân tộc sau: Scandinavian, Inuit, Faroese, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Somali.

Đan Mạch còn là một trong những quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới (77,96 tuổi), trong đó, tuổi thọ trung bình của nữ giới là 80,41 tuổi còn nam giới là 75,65 tuổi.45 Cùng với sự tăng cao về mặt tuổi thọ trung bình, người Đan Mạch cũng có xu hướng kết hôn muộn. Ngày nay, tuổi kết hôn lần đầu trung bình ở nam giới là 34 tuổi và nữ giới là 32 tuổi.46 Số lượng con cũng ít hơn (trung bình mỗi gia đình có khoảng 2 con) và do đó, tỷ lệ tăng dân số ở nước này rất thấp chỉ có khoảng 0,295% (năm 2008).47

Người dân Đan Mạch cực kỳ thân thiện và tử tế với khách nước ngoài đến đây, họ nói tiếng Anh lưu loát và luôn giữ sự thân mật một cách hết sức “hygge” (có nghĩa là cảm giác hài lòng, tin tưởng, thoải mái và gần gũi) - một khái niệm khó diễn đạt lại bằng ngôn ngữ khác. Đó có thể là sự hài lòng với những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống hằng ngày, giống như uống cà phê hay đọc sách vào một buổi trưa trời mưa hoặc một bữa sáng trong yên lặng với bạn bè dưới ánh mặt trời vào một ngày chủ nhật. Ngoài ra, người Đan Mạch còn rất khiêm tốn, không thích khoe khoang những thành tích của bản thân mình. Đức tính khiêm tốn này được thể hiện rõ trong “Jante Law”, 48 một đạo luật bất thành văn của Aksel Sandemose – tiểu thuyết gia mang hai dòng máu Na Uy và Đan Mạch – với nội dung quan trọng là:

- Đừng nghĩ mình là tất cả.

- Đừng nghĩ bạn quan trọng hơn chúng tôi

- Đừng nghĩ bạn thông minh hơn chúng tôi

- Đừng nghĩ bạn giỏi giang hơn chúng tôi.

Đạo luật này giúp cho người dân Đan Mạch tránh thói tự phụ và ý thức được trách nhiệm xã hội của mình.


45 Hồ sơ thị trường /VCCI: http://vcci.vn/hstt/Denmark.htm

46 Jan Plovsing, National Statistician, Denmark in Figures 2008, Statistics Denmark, Cục thống kê Đan Mạch.

47 NationMaster.com: http://www.nationmaster.com/country/da-denmark/peo-people

48 Verner Worm (1997), Vikings and Mandarins Handelshojskolens Forlag, Copenhagen Business School

Press.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/04/2022