Nhận Xét Chung Về Ý Nghĩa Của Văn Hóa Khmer Trong Khai Thác Du Lịch Tỉnh Kiên Giang‌


Trong những ngày này mọi người đi thăm hỏi lẫn nhau, chúc nhau tài lộc, sức khỏe, phát đạt và cùng nhau tham gia các trò vui. Thời gian có khi kéo dài hơn tuần mới trở lại cuộc sống thường nhật.

Trong những ngày tết, không khí ở thôn ấp, chùa chiền náo nhiệt suốt ngày đêm với các nghi thức biểu hiện niềm tin tưởng trong năm mới sẽ đem đến sự bình an, thành công và hạnh phúc cho họ.

Qua các nghi thức và các sự tích liên quan đã góp phần thể hiện bản sắc văn hoá riêng của người Khmer, các bản sắc gắn liền với quan niệm của cư dân nông nghiệp lúa nước, lấy mùa mưa làm mốc thời gian.

Tết Chol Chnam Thmay bên cạnh ý nghĩa là chu kì của một năm, nó còn mang ý nghĩa giáo dục con người về tấm lòng hiếu thảo, về ước mơ hạnh phúc, ý thức hướng thiện và lòng biết ơn ông bà, cha mẹ, những người có công và những người đã khuất.

Cũng giống như Tết nguyên đán của người Việt, lễ hội Chol Chnam Thmay là dịp để mọi người vui chơi nghỉ ngơi, đón chào một năm mới. Bên cạnh những ý nghĩa đó, lễ hội Chol Chnam Thmay còn có nhiều hoạt động vui chơi giải trí khác, nên lễ hội có sự thu hút đối với khách du lịch. Các hoạt động trong lễ hội hầu hết được diễn ra tại chùa nên khách du lịch có thể tham dự một cách dễ dàng và xuyên suốt thời gian diễn ra lễ hội. Các hoạt động của lễ hội luôn chứa đựng một sự khác lạ, tạo sự hiếu kì đối với du khách lần đầu tham dự. Lễ hội Chol Chnam Thmay thực sự là nguồn tài nguyên quí giá để phát triển du lịch.

Lễ Sen Dolta


Hàng năm, cứ vào khoảng cuối tháng 8 âm lịch (Khmer gọi là tháng photrobot) đồng bào Khmer lại tổ chức mừng lễ hội Sen Đolta, còn gọi là tết Sen Đolta, nhằm tưởng nhớ công ơn cha mẹ, họ hàng, cầu phước cho linh hồn những người đã khuất và tri ân tổ tiên đã khai phá đất đai, phù hộ cho phum, sóc an vui. Không tưng bừng, náo


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

nức như lễ vào năm mới Chol Chnam Thmay, cũng không nhộn nhịp như ngày hội Ook Om Bok, lễ Sen Đolta thâm trầm hơn, mang đậm những sắc thái văn hóa, tín ngưỡng đặc trưng văn hoá của người Khmer Kiên Giang nói riêng và Khmer Nam bộ nói chung. Và hơn thế nữa, lễ hội thể hiện truyền thống đạo lý “cây có cội, nước có nguồn” của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mang tính nhân văn và tính giáo dục đạo đức sâu sắc.

“Sen Đolta” dịch ra tiếng phổ thông có nghĩa là “cúng ông bà”, do đó lễ hội Sen Đolta bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian. Từ xa xưa, đồng bào Khmer cho rằng ngoài thế giới hiện hữu còn có thế giới hồn linh; con người chỉ chết đi về thể xác, còn linh hồn thì vẫn tồn tại ở cõi vĩnh hằng. Xuất phát từ đó, hình thức “Sen” (cúng) là một lễ thức không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào với mục đích là để vừa bày tỏ lòng biết ơn, vừa cầu mong đạt được những điều tốt lành, phước đức của người đang sống đối với người đã chết. Việc “Sen” chủ yếu nhằm vào 2 đối tượng là hồn linh những người đã chết có quan hệ huyết thống với mình và những người có công tạo lập, bảo vệ cộng đồng dân tộc.

Văn hóa của người Khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang - 10

Và trong những ngày diễn ra lễ Đolta, tại các chùa Khmer còn diễn ra nhiều lễ hội, biểu diễn nghệ thuật với các loại hình đặc sắc mang đậm đà bản sắc văn hóa Khmer như hòa nhạc ngũ âm, múa các điệu múa truyền thống…nhiều hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và các họat động khác biểu hiện phong tục, tập quán của đồng bào Khmer.

Lễ Sen Đolta được tổ chức định kỳ hàng năm nhằm cầu phúc cho người quá cố, ngoài ra lễ còn góp phần giáo dục, nhắc nhớ người sống phải biết nhớ về cội nguồn, biết ơn những người đã có công rất lớn đối với mình.

Ngoài ra lễ Sen Đolta là dịp để người Khmer mở rộng giao lưu văn hóa, củng cố truyền thống dân tộc, thắt chặt tình đoàn kết trong từng Phum sóc khẳng định sự gắn bó mật thiết giữa Phật giáo tiểu thừa với đời sống đồng bào.


Với tinh thần đoàn kết giữa ba dân tộc anh em, Lễ Đolta không chỉ là ngày lễ của đồng bào dân tộc Khmer mà người Kinh, Hoa cũng đến chung vui, gắn kết tình làng nghĩa xóm.

Lễ hội Sen Đolta của người Khmer nhằm tưởng nhớ đến người quá cố, song lễ hội cũng mang những hình thức giải trí của đồng bào. Khác với lễ Vu Lan của người Việt, ngoài những cúng kiến tại chùa trong lễ hội còn có các hoạt động vui chơi. Điểm đặc biệt của lễ hội này là sự tổ chức các hình thức cúng kiến, các hình thức được phân định theo thời gian nhất định và mang một ý nghĩa cụ thể tạo nên sự khác lạ đầy hứng thú đối với du khách. Tuy nhiên, sự hấp dẫn đó không chỉ là sự hấp dẫn riêng phần hội mà bao gồm cả các hình thức nhớ về người quá cố của đồng bào.

Lễ hội Sen Đolta có vai trò lớn trong phát triển du lịch, xét về mặt đạo đức thì lễ hội mang một ý nghĩa hết sức thiêng liêng của cả dân tộc đối với những người đã khuất, về mặt văn hoá lễ hội cũng phản ánh những văn hoá của người Khmer. Vì thế lễ hội không chỉ có vai trò quan trọng trong phát triển du lịch, mà còn có vai trò bảo tồn và phát huy những giá trị nhân văn quý báu của một dân tộc.

Lễ Ook Om Bok và hội đua ghe Ngo


- Lễ Ook Om Bok hay còn gọi là lễ cúng trăng, lễ đưa nước hay lễ đút cốm dẹp có nguồn gốc từ rất lâu đời của người Khmer, luôn được tiến hành hàng năm vào trung tuần tháng 10 Âm lịch.Theo quan niệm của người Khmer, cúng trăng là để tạ ơn thần Mặt trăng suốt một năm đã bảo vệ mùa màng, đem lại mưa thuận gió hòa, giúp mùa màng bội thu, đồng thời giúp cho nông dân trúng mùa tới.

Lễ cúng Ook Om Bok, thường diễn ra tại sân chùa, sân nhà, hoặc một khu đất trống nào đó để mọi người dễ dàng quan sát Mặt trăng. Trước khi trăng lên, người ta đào lỗ cắm hai thanh tre cách nhau khoảng ba mét và gác ngang một thanh tre khác như một cái cổng thật đẹp và đặt dưới cổng một cái bàn. Trên bàn có bày biện các thức cúng như cốm dẹp, khoai lang, khoai môn, dừa tươi, chuối, bánh kẹo... Trong mâm cúng


luôn có một ấm trà, sau mỗi lần rót trà vào ly, người ta lại một lần khấn vái để nhớ ơn đức Phật. Khi trăng lên đỉnh đầu, một người lớn tuổi, đức độ, có uy tín được cử ra làm đại diện cúng Mặt trăng. Người cúng thắp nhang, rót trà và khấn nguyện. Trong quá trình cúng, trẻ em trong xóm tụ lại rất đông để đợi ăn bánh. Khi cúng xong, người lớn hướng dẫn trẻ em sắp thành một hàng dọc rồi lấy thức cúng mỗi thứ một ít đút vào miệng từng bé. Khi đút vào, bé không được nuốt ngay mà phải đợi khi được đút xong đủ mọi thứ vào miệng. Lúc này, người chủ lễ mới đấm vào lưng em đó nhè nhẹ ba cái, và hỏi lớn lên ước mơ sẽ làm gì. Vì thức ăn ở đầy trong miệng, em đó sẽ phát âm không rõ ràng khi trả lời nên sẽ tạo ra một trận cười sảng khoái cho những người xung quanh. Việc làm này là để đoán định tương lai của mỗi bé, để tượng trưng cho việc mọi người đã nhận được lộc của thần Mặt trăng và cũng là việc đánh dấu thành quả sau một năm lao động mệt nhọc của mỗi gia đình.

Hai sự kiện có tầm ảnh hưởng lớn và có sức thu hút mọi người nhiều nhất trong ngày lễ cúng trăng là thả đèn gió đua ghe ngo.

Đèn gió được cấu tạo từ những vật liệu tre, giấy quyến và dây kẽm, có hình vuông hoặc tròn (đèn tròn thông dụng hơn). Từ những nan tre chuốt nhẵn, người ta làm thành những vòng tròn có đường kính chừng 1 m, sau đó liên kết những nan tròn ấy thành khối trụ có chiều cao chừng 2 m, sau đó dán kín bằng giấy quyến, trừ đáy đèn để trống và gắn vào đó là một “ổ nhện” làm bằng kẽm lớn. “Ổ nhện” được phủ lên lớp gòn ta có tẩm ướt dầu phọng. Khi đốt lớp gòn, nhiều người cùng góp sức nâng đèn lên cao. Nhiệt độ làm giấy căng phồng, tạo ra lực đẩy. Những người nâng đèn nương tay theo và cùng buông tay khi lực đủ mạnh để đẩy đèn bay lên mà không bị chao nghiêng làm cháy giấy. Đèn bay thẳng lên không trung trong tiếng reo hò, vỗ tay của người xem. Tiếng nhạc trỗi lên càng làm đêm rằm náo nhiệt buông xuống. Hàng chục chiếc đèn được thả lên cả một vùng trời. Trên bầu trời, những ngọn đèn cứ đung đưa theo gió, xua đi những tai ương, rủi ro, bất trắc để phum sóc được yên bình.


- Hội đua ghe ngo: Một hoạt động thu hút nhất trong lễ hội Ook Om Bok là đua ghe ngo. Đua ghe ngo là hoạt động mang lại không khí vui nhộn và tinh thần đoàn kết, có thể xem đua ghe ngo là điểm nhấn của lễ hội Ook Om Bok.

Đua ghe ngo là môn thể thao dân gian truyền thống không thể thiếu trong lễ hội Ook Om Bok, thu hút hàng vạn người xem. Lúc đầu, đây chỉ là một trò chơi dân gian diễn ra trong đêm cúng trăng, nhằm dâng lên các đấng thần tiên nơi cung trăng thưởng thức, vì vậy chỉ được tổ chức vào ban đêm, lúc trăng lên, sau khi đã thực hiện xong các nghi lễ cúng trăng. Dần dần, trò chơi này được nâng lên thành lễ hội, mang tầm khu vực, thu hút được nhiều tầng lớp nhân dân tham dự. Hàng năm, vào dịp rằm tháng 10, ghe ngo lại được trang trí đẹp mắt, treo đèn kết hoa thật lộng lẫy.

Để ngày hội đua ghe ngo hấp dẫn, đông vui, cách đó cả tháng các chùa đã chuẩn bị tuyển chọn tay bơi là những chàng trai Khmer vạm vỡ ở các phum sóc rồi tập dợt cho dẻo dai, đều nhịp mái chèo. Ghe ngo là một dạng thuyền độc mộc, có chiều dài từ 25 – 30 m, chiều ngang từ 1 - 1,4 m, có đóng nhiều thanh ngang vừa cho hai tay bơi ngồi theo cặp suốt chiều dài ghe. Mỗi ghe đua thường có 46 đến 60 người chèo, riêng người điều khiển nhịp chèo ngồi ở trước mũi. Ngoài ra còn có người đứng giữa thổi còi phụ họa theo nhịp người điều khiển. Mái chèo được làm bằng gỗ nhẹ, dẻo, không thấm nước, bản rộng, mỏng và tròn dần về cán. Mỗi chiếc ghe ngo có những biểu tượng khác nhau, thường là kha la (con cọp), rồng, sư tử, cá poon-co... Trước khi hạ thủy, làm lễ cúng vị thần phù hộ cho ghe.

Đua ghe ngo là môn thể thao rất hấp dẫn và rất hào hứng. Vào trưa ngày rằm, khi nước bắt đầu dâng lên, người hai bên bờ chật kín, còn ghe xuồng đã sẵn sàng đậu dọc suốt hơn một cây số. Tiếng trống cùng dàn nhạc ngũ âm, tiếng còi nổi lên rộn rã. Khi một hồi còi rú lên - hiệu lệnh xuất phát thì từng cặp ghe đua với trăm đôi tay chèo lực lưỡng rạp người vung chèo đều tăm tắp theo nhịp tu huýt và phèng la đẩy chiếc ghe ngo vút nhanh về đích. Tiếng trống, tiếng loa hòa trong tiếng reo hò, vỗ tay cổ vũ náo động cả mặt sông.


Chiếc ghe ngo là một sản phẩm văn hóa hết sức độc đáo của đồng bào Khmer Nam bộ, cũng là biểu tượng của sự no ấm, sung túc. Chiếc ghe ngo còn là hình ảnh đại diện cho mỗi phum sóc hoặc cho toàn xã, toàn huyện nên cuộc đua ghe thường diễn ra rất quyết liệt không phải vì giá trị tiền thưởng mà vì danh dự và vinh quang của đơn vị đăng ký tham gia.

Lễ hội Ook Om Bok mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc trong đời sống tinh thần của đồng bào Khmer Nam bộ nói chung và đồng bào Khmer Kiên Giang nói riêng. Nó thể hiện được những khát vọng, tâm hồn và tình cảm của con người đối với con người và con người đối với các đấng bề trên, một lễ hội mang đầy đủ yếu tố tâm linh và giải trí và là một lễ hội qui tụ những yếu tố văn hoá của cả dân tộc. Vì vậy, việc tổ chức lễ hội Ook Om Bok hằng năm không chỉ là việc bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống, giàu tính nhân văn của đồng bào Khmer Nam bộ, mà còn là một sản phẩm du lịch hấp dẫn để thu hút du khách bốn phương.

Ngoài các lễ hội lớn của dân tộc, trong năm người Khmer còn có rất nhiều những nghi lễ khác mà nghi lễ nào cũng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như:

- Hội xác: ngày hội xác là ngày mà đồng bào mời các vị thần, các linh hồn, người khuất bóng… lên giữ lễ cúng bằng cách nhập vào các vị đồng cốt (những vị đồng cốt sau khi được nhập gọi là xác đồng).

- Lên tổ: đồng bào Khmer ở Phú Mỹ còn tin nhiều vào những điều mê tín dị đoan.Họ tin rằng bên cạnh thế giới hữu hình trước mắt còn tồn tại một thế giới khác của những lực lượng siêu hình, thần bí. Hai thế giới này quan hệ chặt chẽ với nhau. Họ quan niệm rằng thần giữ nhà, giữ ruộng, giữ rừng, giữ làng.

- Lễ cúng tổ: hằng năm vào cuối tháng 3 âm lịch, mỗi nghề của người Khmer Nam bộ nói chung, Kiên Giang nói riêng đều tổ chức lễ cúng tổ nghề. Tổ nghề không có tượng thờ mà chỉ là một nhân vật trong ý niệm.

+ Cúng tổ sư thợ mộc, thợ nề.


+ Cúng tổ Robăm

+ Cúng tổ Dùkê

+ Cúng tổ dàn nhạc ngũ âm

+ Cúng tổ dàn nhạc dây


- Lễ tắm Phật: Ngày 8/4 âm lịch hằng năm là ngày tắm Phật, các phật tử vào chùa dự và ăn chay. Sau khi các nhà sư đọc kinh người ta mạng tới một thau nước có hương thơm để tắm cho Phật. Nước tắm cho Phật được nhà sư dùng để uống hoặc để rửa mặt với mong muốn được thông minh sáng suốt.

- Lễ cầu mưa: Lễ được tổ chức vào những năm hạn hán, lễ thường diễn ra vào giữa trưa, các sư sãi và đồng bào Khmer đến hội tụ trên một cánh đồng, đào những hố nhỏ tượng trưng cho giếng nước. Lễ xong mọi người nhảy múa, ca hát rất vui nhộn. Ngoài ra, còn có các lễ hội khác như: Lễ vun lúa mới, lễ cúng sân lúa, lễ lên nhà mới, lễ dâng phước, lễ 100 ngày.

Tín ngưỡng


Phần lớn người Khmer đều theo Phật giáo Nam Tông. Lễ vật cúng của người Khmer có rất nhiều. Ngoài đèn nhang, nến, cơm canh, các thứ bánh làm bằng nếp, kẹo, bánh ngọt, trái cây, trà thuốc… người Khmer còn có những lễ vật khá đặc biệt như:

+ Sla – thô: là một vật cúng làm bằng cây chuối.

+ Chơng – thbâung: là một cái thúng trong đựng lúa hoặc gạo dâng cúng trong Lễ cắt tóc trả ơn mụ hoặc trong đám ma.

+ Súc vật: cúng cả nguyên con heo, bò, gia súc…còn sống để dâng cúng thần khi ước nguyện của họ được thỏa mãn.

+ Phướn: trong tang lễ của người Khmer, trước quan tài của người chết, họ treo phướn trắng gọi là “cờ hiệu của linh hồn”. Cờ phướn còn để treo trong các đám cưới ở chùa hay trong các đám rước như lễ thả đèn nước chẳng hạn.


+ Lọng: trên bàn thờ phật trong chùa hay tại tư gia ta thường thấy những chiếc lọng để che các tượng, vật thờ. Lọng này làm bằng giấy màu, trên nhỏ, dưới to, đặt chồng lên nhau như một cái trục.

Ngoài ra, còn các hình thức cúng của dân tộc Khmer ở Kiên Giang: cúng trong dân gian, cúng cơm (Sên – Prên), cúng cơm ông bà, cha mẹ, cúng trong đạo Bà – la – Môn...

2.3. Nhận xét chung về ý nghĩa của văn hóa Khmer trong khai thác du lịch tỉnh Kiên Giang‌

Du lịch là một ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt, hay nói một cách khác du lịch chỉ có thể phát triển trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên du lịch. Bên cạnh những tài nguyên du lịch tự nhiên, các giá trị văn hóa cũng được xem là dạng tài nguyên du lịch để khai thác tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, khác biệt và có khả năng cạnh tranh không chỉ giữa các vùng miền, các địa phương trong nước mà còn giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế.

Với nền văn hóa truyền thống đa dạng và giàu bản sắc, những nét văn hóa của người Khmer Kiên Giang nói riêng và Nam Bộ nói chung thực sự là một nguồn tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn, có thể khai thác phục vụ khách du lịch không chỉ ở trong nước mà cả khách du lịch quốc tế.

Vượt qua không gian và thời gian, cùng với đầu óc không ngừng sáng tạo, bàn tay khéo léo tài ba của những nghệ nhân đã sản sinh ra một nền văn hóa đặc sắc đậm chất Khmer Nam bộ. Điều này thể hiện rõ nhất trong nghệ thuật kiến trúc chùa Khmer. Chùa Khmer có kiến trúc cổ rất đẹp, nhiều ngôi chùa được xây dựng cách đây trên 100 năm, được trang trí bằng các hoa văn, họa tiết độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc (chùa Láng Cát, Chùa Sóc Xoài…). Chùa không những là trung tâm sinh hoạt tôn giáo mà còn thể hiện nét sinh hoạt văn hóa của người Khmer.

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí