Liên Kết Phát Triển Du Lịch Văn Hóa Người Khmer Với Các Địa Phương Khác Trong Vùng.‌

đào tạo phát triển nguồn nhân lực cần được coi là khâu đột phá trong phát triển du lịch của tỉnh nói chung và khai thác giá trị văn hóa người Khmer trong du lịch nói riêng.

Nhóm giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực gồm những nội dung sau:

- Chú trọng đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên tại điểm có trình độ và am hiểu về tình hình hoạt động của du lịch văn hóa Khmer, để có thể truyền tải hết những giá trị và bản sắc tôn giáo cho du khách đến tham quan. Ngoài ra, cần chú trọng đào tạo hướng dẫn viên có trình độ ngoại ngữ để phục vụ khách quốc tế, trong đó hướng dẫn viên trình độ tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Hoa là ưu tiên hàng đầu.

- Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý du lịch của tỉnh. Bồi dưỡng nghiệp vị các cán bộ đương nhiệm kết hợp có chính sách ưu đãi tuyển dụng cán bộ trẻ có năng lực là nguồn cho công tác quản lý và hoạch định chính sách.

- Đào tạo nhân lực bao gồm đào tạo mới và đào tạo bổ sung cho nguồn nhân lực hiện có, cần coi trọng việc đào tạo những người lao động trực tiếp cũng như đội ngũ cán bộ quản lý, các nhà doanh nghiệp.

-Xã hội hóa công tác du lịch, nâng cao nhận thức về du lịch cho nhân dân và du lịch, hỗ trợ giáo dục cộng đồng cho người dân trực tiếp tham gia vào các hoạt động du lịch.

- Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ con em đồng bào dân tộc Khmer tham gia đào tạo các chuyên ngành về du lịch

3.4.4. Kêu gọi và thu hút đầu tư‌

Vốn đầu tư cho phát triển du lịch là yếu tố cần thiết cho ngành du lịch Sóc Trăng khai thác hiệu quả thế mạnh của mình. Chính vì vậy trong những năm tới tính cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Kê gọi đầu tư phát triển các điểm du lịch văn hóa Khmer trên địa bàn trọng điểm như: Chùa Dơi, chùa Khleang, chùa Chén Kiểu, lễ hội Ook Om Bok, lễ Chol Chnam Thmay…cùng các loại hình nghệ thuật văn hóa đặc sắc như: Sân khấu Dù Kê, Rô Băm, dàn nhạc Ngũ Âm…cùng các tín ngưỡng tôn giáo Nam Tông của người Khmer để trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng và trọng yếu trong việc khai thác phục vụ du lịch trên địa bàn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

- Tập trung đầu tư phát triển du lịch từ nguồn ngân sách của tỉnh theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích thu hút các nguồn vốn đầu tư khác vào việc gìn giữ và bảo tồn các điêm du lịch, cũng như các dự án du lịch.

- Xây dựng các cơ chế chính sách thông thoáng, phù hợp để thu hút và tạo ra các nguồn vốn đầu tư phát triển các hoạt động kinh doanh du lịch. Huy động mọi nguồn vốn để giải

Nghiên giá trị văn hóa dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng phục vụ cho phát triển du lịch - 14

quyết nhu câu đầu tư. Các nguồn vốn có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong việc đầu tư phát triển các hoạt động kinh doanh du lịch của tỉnh là:

+ Vốn tích lũy của các doanh nghiệp; vốn vay ngân hàng với lãi xuất ưu đải; nguồn vốn đầu tư trong nước, trong dân thông qua Luật Đầu tư;vốn thông qua cổ phần hóa các doanh nghiệp; dùng quỷ đất để tạo nguồn vốn thông qua hình thức cho thuê đất trả tiên trước

+ Thu hút vốn đấu tư trực tiếp nươc ngoài (FDI) hoặc liên doanh với nước ngoài,vốn đầu tư 100% nước ngoài, vốn ODA...

- Thực hiện xã hội hóa trong công tác đầu tư phát triển du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch dưới các hình thức khác nhau, đặc biệt có cơ chế thích hợp để thu hút nguồn vốn trong dân. Thực hiện xã hội hóa trong công tác đầu tư bảo tồn, tôn tạo các giá trị tài nguyên và môi trường để phục vụ phát triển du lịch...

3.4.5. Liên kết phát triển du lịch văn hóa Người Khmer với các địa phương khác trong vùng.‌

Các công ty du lịch, trung tâm xúc tiến du lịch của tỉnh và các cơ sở hoạt động du lịch tại đểm liên kết với nhau và liên kết với các địa phương khác trong vùng tạo ra các chương trinh du lịch văn hóa Khmer tiêu biểu cho tỉnh như: Du lịch lễ hội Khmer, du lịch tham quan tìm hiểu kiến trúc chùa kết hợp với du lịch homestay tìm hiểu đời sống sinh hoạt của người Khmer…Các điểm du lịch đưa vào chương trình du lịch cũng phải đa dạng và có tính hệ thống, việc lựa chọn các tài nguyên du lịch văn hóa Khmer để giới thiệu cho du khách cũng phải có kế hoạch và tránh sự trùng lấp, dễ gây nhàm chán.

Liên kết phát triển là giải pháp quan trọng nhằm khai thác hiệu quả những giá văn hóa dân tộc Khmer ở ĐBSCL, qua đó có thể giảm thiểu những khó khăn đồng thời phát huy thế mạnh của từng địa phương, làm cho sản phẩm du lịch thêm phong phú và hấp dẫn hơn. Đối với Sóc Trăng việc liên kết với các địa phương người Khmer đông như: An Giang, Kiên Giang, Trà Vinh... là không thể thiếu. Ngoài ra, việc liên kết với Cần Thơ – trung tâm của vùng ĐBSCL cũng phải được quan tâm đúng mức. Vấn đề liên kết phát triển giữa các địa phương dưa theo các nội dung sau:

- Xây dựng chương trình du lịch (tour du lịch) thống nhất của các địa phương liên kết, tránh tình trạng trùng lấp, gây nhàm chán cho du khách.

- Tập trung quảng bá nét độc đáo của văn hóa Khmer.

- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

3.4.6. Nâng cấp cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật‌

Xây dựng thêm các công trình phục vụ du lịch văn hóa Khmer như trạm thông tin du lịch, cửa hàng lưu niệm các sản phẩm liên quan đến văn hóa Khmer,…tại các chốt giao thông trong tỉnh, bến xe, khách sạn, nhà hàng… và đặc biệt là các điểm như chùa Khmer để phục vụ du khách một cách trực tiếp và nhanh chóng.

Xây dựng mới và nâng cấp các tuyến đường giao thông trong tỉnh, cụ thể là trong địa bàn thành phố Sóc Trăng nơi có các hoạt động du lịch văn hóa Khmer đang diễn ra như tại các chùa. Đặc biệt là chùa Dơi với đường giao thông còn nhỏ hẹp, cần được nâng cấp mở rộng.

3.4.7. Công tác quản lý‌

Quy hoạch lại các điểm du lịch văn hóa trên địa bàn của tỉnh, tập trung chủ yếu trên địa bàn thành phố Sóc Trăng, và các huyện: Châu Thành, Mỹ Xuyên, Kế Sách, Vĩnh Châu. Đây là nơi tập trung đông đồng bào Khmer sinh sống, là nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch văn hóa. Thống kê, khảo sát một cách chính xác các điểm du lịch văn hóa Khmer có thể khai thác phục vụ du lịch. Đồng thời, kiểm tra tu bổ các công trình như chùa chiền đang có nguy cơ hư hại và xuống cấp để kịp thời sửa chữa, trả lại giá trị ban đầu của điểm du lịch.

Lập bản thống kê tình trạng hoạt động của các điểm du lịch văn hóa Khmer theo từng giai đoạn với các tiêu chí: Lượng khách du lịch văn hóa, doanh thu du lịch, mức độ hấp dẫn của các điểm du lịch đối với du khách theo từng cấp độ, tình trạng cơ sở vật chất điểm đến, ý kiến đóng góp…để có thể dễ dàng quản lý và nắm bắt nhanh chóng các hoạt động diễn ra.

Các cơ quan thẩm quyền thường xuyên tổ chức các hoạt động kiểm tra, quản lý trực tiếp các hoạt động du lịch văn hóa Khmer để có những hướng giải quyết và hoạch định phát triển.

Thành lập đội tuần tra, bảo vệ tại các điểm du lịch, khu vực liên quan đến văn hóa Khmer để đảm bảo trật tự an ninh du lịch. Bên cạnh đó, cần phối hợp với ban quản lý các điểm du lịch và du khách nhằm kịp thời giải quyết, ngăn ngừa các tệ nạn xã hội như: Trộm cắp, ăn xin, mê tín di đoan, chèo kéo du khách, chặt chém giá cả…Để tạo được không gian văn hóa du lịch đúng nghĩa và an toàn.


3.4.8. Bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch‌

Xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá và phân loại tài nguyên du lịch, tiêu chuẩn môi trường du lịch, trên cơ sở đó thực hiện rà soát đánh giá, kiểm kê và phân hạng tai nguyên du lịch về tiềm năng phục vụ du lịch.

Thường xuyên theo dõi biến động để có những giải pháp kịp thời phối hợp cùng các ban, ngành và địa phương liên quan để khắc phục sự cố tình trạng xuống cấp về tài nguyên và môi trường du lịch. Xác định những khu vực năm dưới sự kiểm soát chặt chẽ về môi trường.

Quy định vấn đề đánh giá tác động môi trường phải được tiến hành trong tất cả các quy hoạch. Cần sớm nghiên cứu, xây dựng và ban hành tiêu chuẩn ngành về thiết kế và xây dựng các công trình du lịch phù hợp với cảnh quan và môi trường.

Chú trọng xử lý nước thải, chất thải ở các khách sạn, nhà hàng, các điểm du lịch, khu du lịch đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp ấp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó cũng cần áp dụng chế độ xử phạt đối với các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Xây dựng thêm các nhà vệ sinh công cộng (di động) ở một số khu vực trong thành phố, đặc biệt là ở những khu vực diễn ra lễ hội.

Đối với các điểm tham quan du lịch cần xây dựng bãi dậu xe, có biện pháp thu gom, xử lý rác thải, xây nhà vệ sinh công cộng.

Đối với các yếu tố văn hóa phi vật thể, cần nghiên cứu sức chứa và quản lý sức chứa về khía cạnh văn hóa, môi trường; tạo điều kiện và nâng cao mức sống cho người dân đê họ có khả năng duy trì các ngành nghề truyền thống. Xây dựng quy chế quản lý khách du lịch, giáo dục du khách tôn trọng phong tục, tập quán của dân cư.

PHẦN KẾT LUẬN‌

Phát triển du lịch hiện nay là một ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế của các địa phương trong cả nước. Là địa phương sở hữu nhiều tiềm năng phát triển du lịch trong khu vực ĐBSCL, Sóc Trăng đang từng bước khai thác hiệu quả cao thế mạnh này, đưa du lịch trở thành ngành mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế địa phương.

Sóc Trăng là tỉnh có số lượng ngươi Khmer sinh sống đông nhất ở Nam Bộ. Trải qua lịch sử định cư lâu dài ở đây người Khmer đã tạo dựng được những giá trị văn hóa đặc sắc bao gồm những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể. Trong bối cảnh phát triển hiện nay những giá trị văn hóa của người Khmer ở Sóc Trăng là một tiềm năng không nhỏ để ngành du lịch của tỉnh khai thác phục vụ phát triển du lịch. Những điểm du lịch gắn với văn hóa người Khmer thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước như Chùa Dơi, Chùa Đất Sét, Chùa Kh’ Leang…Bên cạnh đó, những lễ hội độc đáo như Chol Chnam Thmay, lễ hội Sen Đolta, lễ hội Ooc-Om-Boc và đua ghe Ngo, lễ cúng Phước Biển, lễ hội nghinh Ông, lễ hội cúng Dừa... là nhân tố quan trọng để thu hút khách du lịch đến với Sóc Trăng. Yếu tố văn hóa dân gian của người Khmer nơi đây cùng là một lợi thế không nhỏ...

Thực tế cho thấy trong những năm qua, ngành du lịch Sóc Trăng đã có những bước phát triển đáng khích lệ, sơ sở vật chất kỹ thuật, cở sở hạ tầng phục vụ du lịch được đầu tư xây dựng; doanh thu, số lượng khách đến với Sóc Trăng không ngừng tăng lên. Tuy nhiên, sự phát triển đo chưa thực sự tương xứng với tiềm năng của tỉnh.

Trên cơ sở nghiên cứu các giá trị văn hóa của người Khmer Sóc Trăng phục vụ phát triển du lịch. Để ngành du lịch Sóc Trăng khai thác hiệu quả những thế mạnh của mình thiết nghĩ cần phải thực hiện một số vấn đề sau:

- Thứ nhất, tăng cường khai thác đầu tư cho các loại hình du lịch văn hóa Khmer, vốn được xem là thế mạnh của tỉnh.

- Thứ hai, đào tạo đội ngũ cán bộ có chuyên môn về nghiệp vụ du lịch. Thành lập một đội ngũ nghiên cứu về lĩnh vực du lịch, để có thể xúc tiến tạo ra những sản phẩm du lịch mới lạ, có chất lượng và thu hút du khách.

- Thứ ba, tăng cường quảng bá hình ảnh du lịch Sóc Trăng trên các phương tiện thông tin đại chúng, lấy yếu tố văn hóa Khmer làm trọng tâm.

- Thứ tư, xây dựng các cửa hàng quà lưu niệm mang đặc thù nền văn hóa Khmer như: Mô hình chiếc ghe Gho, xà rông, trang phục truyền thống Khmer…

- Thứ năm, xây dựng lại câu lạc bộ biểu diễn nghệ thuật sân khấu, dàn nhạc dân tộc Khmer với mô hình “Làng du lịch văn hóa Khmer” để phục vụ du khách khi đến Sóc Trăng.

- Thứ sáu, thiết lập hệ thống đánh giá hoạt động của các điểm du lịch nhằm tìm ra những điểm mạnh và hạn chế, nâng cao vai trò giữ gìn và phát huy các giá trị của các công trình du lịch văn hóa Khmer.

- Thứ bảy, liên kết phát triển sản phẩm du lịch với các tỉnh lân cận như: Cần Thơ, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau…để hình thành nên tour tuyến du lịch văn hóa khmer với các loại hình du lịch khác, để sản phẩm du lịch được phong phú và linh động hơn.

- Thứ tám, đẩy mạnh công tác đầu tư, ra soát và kiểm kê hiện trạng các điểm du lịch đã và đang hoạt động trên địa bàn tỉnh để có kế hoạch tôn tạo, nâng cấp và kêu gọi đầu tư. Thống kê, quy hoạch và tu bổ các công trình văn hóa Khmer đã và đang xuống cấp, từng bước nâng cao chất lượng điểm đến.

- Thứ chín, trọng việc chỉ đạo, điều hành các chương trình hoạt động du lịch văn hóa phải có định hướng và sự quản lý của các cấp và chính quyền địa phương, ban tôn giáo dân tộc…để có thể liên kết, tạo mối quan hệ gần gũi để du lịch văn hóa có một cơ sở phát triển vững chắc. Riêng các công ty lữ hành cần tạo ra nhiều hơn các sản phẩm du lịch văn hóa Khmer thuần túy hay các sản phẩm du lịch văn hóa Khmer kết hợp với các loại hình du lịch khác để khích thích và hướng du khách tìm đến với du lịch văn hóa Khmer tại Sóc Trăng. Tập trung xây dựng các dịch vụ du lịch phụ kèm nhằm khích thíc hoạt động du lịch đa dạng hơn

TÀI LIỆU THAM KHẢO‌

1. Ban chỉ đạo phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời số văn hóa huyện Tri Tôn, 2006, Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa Khmer Tri Tôn

2. Trần Văn Bổn, 1999, Một số lễ tục dân gian người Khmer ĐBSCL, NXB Văn hóa dân tộc

3. Đào Ngọc Cảnh, 2009. Giáo trình Tổng quan du lịch, Trường Đại học Cần Thơ

4. Nguyễn Khắc Cảnh, 7/1996, Chùa Khmer Nam bộ - một công trình nghệ thuật kiến trúc độc đáo. Tập san khoa học, trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn

5. Nguyễn Khắc Cảnh, 1998, Phum sóc Khmer ở ĐBSCL, Nxb Giáo dục

6. Nguyễn Mạnh Cường (2002), Vài nét về người Khmer Nam bộ, NXB Khoa học xã hội.

7. Cục thống kê Sóc Trăng, 2010, Niên giám thống kê Sóc Trăng, NXB Thống kê

8. Sơn Phước Hoan (Chủ biên), Sơn Ngọc Sang, Danh Sên, 1998, Các lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ, NXB Giáo dục

9. Vũ Ngọc Khanh, 2007, Văn hóa lễ hội truyền thống cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân

10. Trần Hồng Liên (Chủ biên), 2002, Vấn đề dân tộc và tôn giáo ở Sóc Trăng, NXB Khoa học Xã hội

11. Trường Lưu (Chủ biên), 1993, Văn hoá người Khmer vùng ĐBSCL, NXB Văn hoá Dân tộc

12. Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Sóc Trăng– Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch, 2010, Cẩm nang du lịch Sóc Trăng, NXB Thông tấn

13. Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Sóc Trăng– Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch, 2010, Ẩm thực Sóc Trăng, NXB Thông tấn.

14. Sở văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Sóc Trăng– Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch, 2010, Bản tin du lịch xuân tân Mão 2011.

15. Trần Ngọc Thêm, 1999, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục.

16. Lê Thông (chủ biên), 1998, Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục.

17. Huỳnh Ngọc Trảng, Văn Xuân Chí, Hoàng Túc - Đặng Vũ Thị Thảo, Phan Thị Yến Tuyết, 1987, Người Khmer tỉnh Cửu Long, Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Cửu Long

18. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên), Lê Thông, Vũ Đình Hòa, Lê Mỹ Dung, Nguyễn Trọng Đức, Lê Văn Tín, Trần Ngọc Điệp, 2010, Địa lý du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục.

19. Phan Thị Yến Tuyết, 1993, Nhà ở - Trang phục – Ăn uống của các dân tộc vùng ĐBSCL, NXB Khoa học Xã hội

20. Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng, 2008, Cẩm nang xúc tiến đầu tư – Thương mại và du lịch, NXB Thông tấn

21. Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng, 2008, Điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2007 – 2010 và định hướng đến năm 2020.

22. Bùi Thị Hải Yến (chủ biên), Phạm Hồng Long, 2009, Tài nguyên du lịch, Nxb Giáo dục.

23. Lê Thị Vân (chủ biên), 2006, Giáo trình văn hóa du lịch, Nxb Hà Nội

24. Trần Quốc Vượng, 1997, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục

Các trang Web

25. http://festivalluagaovietnam.vn

26. http://soctrang.gov.vn

27. http://sovhthdl.soctrang.gov.vn

28. http:// vietnamtourism.com

29. http://vietnamtourism.gov.vn

30. http://vi.wikipedia.org

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 20/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí