Giá Trị Văn Hóa Của Người Khmer Tỉnh Sóc Trăng Trong Phát Triển Du Lịch‌

nhỏ” với các thành viên là các hộ gia đình có quan hệ chủ yếu là quan hệ huyết thống như ở các nơi khác (1).

Một điều đáng chú ý là trong các phum còn có những nhóm nhỏ hộ gia đình tập trung trong một “xóm nhỏ” gọi là “đôm”. Mỗi đôm có từ 5 – 10 gia đình. Quan hệ giữa các thành viên trong đôm chủ yếu là quan hệ huyết thống và quan hệ hôn nhân và có lẽ nó tương đương với “phum nhỏ”. Thành viên trong đôm thuộc các gia đình của các anh chị em và gia đình con trai, con gái của họ đã lập gia đình. Trong đó, số thành viên có quan hệ về phía mẹ là chủ yếu, nghĩa là số anh em trai và các con dâu ít hơn so với số chị em gái và các con rể.

Cũng cần lưu ý là trong người Khmer ở Sóc Trăng cũng như ở vùng ĐBSCL nói chung hiện nay vẫn còn tồn tại hình thức hôn nhân con cô con cậu (hôn nhân giữa các anh em họ chéo), hôn nhân con chú con bác (hôn nhân giữa các anh em họ song song). Cư trú sau hôn nhân thường là ở bên vợ và tùy theo điều kiện, sau đó, khi ra riêng ở, đôi vợ chồng mới có thể về phía nhà chồng nhưng trong đa số trường hợp thì họ ở lại phía vợ. Mặt khác, hôn nhân giữa người Việt và người Khmer cũng khá phổ biến.

Chính trong điều kiện cư trú trên giồng, đồng thời chịu sự chia cắt mạnh bởi hệ thống sông rạch mà sự phân bố cư trú của người Khmer trong tỉnh tạo thành từng cụm.

Do ảnh hưởng của Phật giáo, tổ chức xã hội truyền thống của người Khmer ở Sóc Trăng cũng như ở vùng ĐBSCL hết sức gắn bó với ngôi chùa. Sự gắn bó đó biểu hiện trước nhất là cách tổ chức người dân trong phum để cử hành các lễ tôn giáo, các lễ cộng đồng theo phong tục (cũng được tổ chức tại chùa) và dâng cúng thức ăn hàng ngày cho các sư sãi… Trong tỉnh Sóc Trăng có 90 ngôi chùa và như vậy có một số phum cùng có trách nhiệm với một ngôi chùa. Trong mỗi chùa có một Ban quản trị (Canăk camaka), được người dân bầu lên trong một cuộc họp trong các dịp lễ tổ chức tại chùa. Ban quản trị thường gồn từ 5 – 9 người, có nhiệm kỳ trong 3 năm.

2.2.2. Hoạt động kinh tế‌

Hoạt động kinh tế chính của người Khmer ở Sóc Trăng là nông nghiệp, trong đó chủ yếu là nông nghiệp lúa nước. Bên cạnh nghề nông, họ cũng làm các ngành nghề khác như chăn nuôi, đánh bắt cá đồng, buôn bán nhỏ. Đặc biệt trong những năm gần đây, nhờ chính sách hỗ trợ của Nhà Nước và chính quyền địa phương người Khmer Sóc Trăng tham gia nuôi trồng thủy sản. Trước đây, họ cũng làm các nghề thủ công truyền thống như đan, rèn, dệt, làm gốm. Hiện nay, ở Sóc Trăng một số khu vực người Khmer làm nghề đan tre, sử dụng nguồn nguyên liệu tre, trúc vốn có sẵn tại địa phương....

Trong nghề nông truyền thống, người Khmer phân biệt các loại ruộng đất khác nhau và trên mỗi loại, họ canh tác những loại cây trồng khác nhau cũng như có kỹ thuật canh tác thích hợp cho từng loại. Nói chung, có hai loại ruộng đất chính là ruộng để canh tác lúa (srê) và “rẫy” (chăm-ka) để trồng các loại hoa màu. Trong hai loại trên, ruộng lúa chiếm phần lớn và còn được phân biệt thành nhiều loại dựa vào địa hình như ruộng gò (srê toul), ruộng vừa (srê chumrơn) và ruộng rộc (srê tộ). Còn rẫy (chăm-ka) là đất thổ canh trên giồng, trên các vùng chân núi. Trên mỗi loại ruộng, người Khmer canh tác những giống lúa thích hợp và có thời gian canh tác khác nhau, được phân biệt thành vụ lúa sớm, vụ lúa mùa và vụ lúa muộn. Trên loại ruộng vừa canh tác hai vụ, họ cũng quen gọi vụ hè thu hay vụ đông xuân như nông dân người Việt trong vùng. Ở Sóc Trăng, rẫy (chăm-ka) chủ yếu nằm trên các giồng và thường ít hơn các vùng khác do các giồng thường nhỏ và do đó chỉ có một số ít gia đình có rẫy để canh tác các loại hoa màu (các loại rau cải, bầu bí, khoai bắp, đậu phộng… ).

Nhìn chung, đời sống của người Khmer ở Sóc Trăng vẫn còn ở mức khó khăn so với mức sống chung của cư dân nông thôn trong tỉnh. Từ năm 1992, đặc biệt là từ năm 1993 trở đi, với nhiều chương trình và dự án cải thiện đời sống, hỗ trợ sản xuất… hoạt động sản xuất của người Khmer đã có những chuyển biến tích cực và cuộc sống của họ cũng đã được cải thiện một bước.

2.3. GIÁ TRỊ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI KHMER TỈNH SÓC TRĂNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

2.3.1. Văn hóa vật thể của người Khmer ở Sóc Trăng

2.3.1.1. Ngôi chùa Khmer

Nghiên giá trị văn hóa dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng phục vụ cho phát triển du lịch - 7

a. Ý nghĩa của ngôi chùa.

Ngôi chùa đối với người Khmer có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó tồn tại trong ý thức của mỗi người dân. Ngôi chùa là sự thăng hoa trong văn của người Khmer

Về mặt tôn giáo: Nhìn từ góc độ tâm linh, ngôi chùa là đỉnh cao của thăng hoa tôn giáo. Xây dựng và làm đẹp cho ngôi chùa chính là làm cho lòng mình thêm sung sướng “cái đẹp hiện ra trong cái thiêng liêng phật tính”. Bởi vì ngôi chùa là nơi thờ Phật, nơi giữ cốt của tổ tiên, gắn bó với buổi đầu khai hoang lập ấp.

Về mặt giáo dục: Chùa như một ngôi trường, một thư viện, một bảo tàng của người dân Khmer. Tại đây các sư dạy cho phật tử về giáo lý, phật pháp, đạo lý làm người…Nhà chùa còn đóng vai trò là nhà văn hóa thông tin, dạy các phật tử về nghề mộc, điêu khắc, xây dựng, canh tác trồng lúa…Thông qua ngôi chùa, người nông dân Khmer thấy mình đoàn kết

hơn, chùa là trung tâm của phum, sóc, của cộng đồng. Theo lối tư duy “Tam đoạn luận” của người Khmer Nam Bộ thì “mất chữ viết là mất dân tộc, mất phong tục tập quán là mất dân tộc. Dân tộc và tôn giáo cùng tồn vong, mất tôn giáo là mất dân tộc”.

Về mặt văn hóa – nghệ thuật:

- Chùa là nơi diễn ra các lễ hội, kể cả dân gian và truyền thống của người Khmer. Chùa được xem là trung tâm văn hóa của phum, sóc, là nơi tập trung đội văn nghệ - thể thao cho các ngày hội lớn của dân tộc

- Riêng về mặt kiến trúc, ngôi chùa là tập hợp toàn bộ những nét tinh hoa về nghệ thuật trang trí, hội họa, âm nhạc, ca múa và sân khấu. Từ đó tạo nên bản sắc, giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc Khmer.

Như vậy, ngôi chùa là trung tâm tôn giáo, văn hóa, giáo dục, xã hội của người Khmer, là một tài nguyên du lịch có tiềm năng rất lớn, thu hút nhiều du khách đến tham quan, tìm hiểu đặc biệt là du khách nước ngoài.

a. Kiến trúc chùa

Nhìn chung, mỗi ngôi chùa người Khmer trong vùng ĐBSCL nói chung và ở Sóc Trăng nói riêng đều có một giá trị cao về giá trị mỹ thuật Phật Giáo. Một ngôi chùa Khmer là sự tổng hợp hài hòa về những yếu tố tạo hình, tạo dáng, điêu khắc, kiến trúc, hội họa. Môt ngôi chùa Khmer thường được kiến lập trên một khu đất khá rộng rãi trong mỗi địa phương. Với cảnh quan đó, chung quanh một ngôi chùa thường trồng nhiều loại cây to như thốt nốt, dầu, sao, những cây đặc sản miền Nam. Mỗi ngôi chùa Khmer thường bao gồm nhiều khu vực kiến trúc như: khu chánh điện, sala, nhà tăng, nhà tu thiền định, nhà thiêu hương và những tháp thờ.

Chánh điện

Trước chùa thường là cổng (tam quan) trang trí hoa văn theo kiểu kiến trúc đền tháp Campuchia. Vì là nơi cúng bái, hành lễ và cầu đảo, cho nên chánh điện giữa vị trí trung tâm của ngôi chùa. Những nền chùa Khmer thường được xây cất hơn mặt đất thường là một mét; phần để gia tăng vẻ tôn nghiêm; phần để tránh mùa lũ lụt. Chẳng hạn như chánh điện chùa Khléang tại thị xã Sóc Trăng có ba bậc: mỗi bậc được bao quanh bằng một vòng rào xây bằng gạch. Những hàng rào đều theo đúng các hướng đông, tây, nam, bắc; mỗi hướng đều có cửa ra vào, trang trí mỹ thuật. Bên cạnh cổng vào là những ngôi tháp nhỏ, mỗi loại điêu khắc và kiến trúc theo mỗi thể điệu khác nhau. Cũng như những ngôi chùa Khmer khác, chùa Khléang có sân rất rộng, thường dùng để tổ chức những ngày lễ lớn thường diễn ra

trong mỗi tháng. Khu chánh điện nằm vào trung tâm của toàn bộ quần thể nầy. Nền nhà được cất cao hẳn lên, và phân chia thành ba cấp bậc có những bố cục hoàn toàn khác nhau. Khu vực nầy được phân ra thành bốn phần, được quay hẳn về bốn hướng ra vào khác nhau. Mỗi hướng giành riêng cho mỗi tầng lớp người khác nhau vào chùa, từ vị trụ trì đến chư tăng, thiện nam tín nữ và những người phục vụ trong chùa.

Cũng nhờ kỹ thuật bố trí khá hoàn chỉnh cho nên từ ngoài nhìn vào sẽ thấy ngôi chánh điện cao hẳn lên; điều nầy có thể phân biệt được với chùa chiền cổ truyền Việt Nam. Khung mái chùa uốn cao hẳn lên và được làm bằng loại gỗ quý, được đưa từ nhiều vùng khác đến. Mái chùa được phân ra làm ba phần bọc quanh nhau và những góc cạnh đều được trang trí và điêu khắc rất công phu. Những nhánh cao vút lên ở những góc mái, mang hình tượng Vichnou cổ truyền. Chung quanh chùa có nhiều cột cao san sát nhau tạo ra một hình tượng vững chải và kỳ bí hẳn. Ba lớp la thành bọc quanh chiến phần lớn sân chùa, khiến cho du khách tưởng tượng đến những hạn chế từng vùng riêng biệt, mà nghi thức người Khmer thường đưa ra cho mọi tín đồ đến hành lễ.

Đặc biệt nhất là những hình tượng Krud, tức là hình người đầu chim, một biểu trưng về "vật nhân nhất thể". Ảnh hưởng Corinthien và Dorothien của Hy Lạp thể hiện rõ nét nhất trong những mô hình nầy. Trong điện thờ và nhà Tổ có nhiêu bao lam; những bao lam nầy vươn lên cao vút lên tận mái nhà. Tất cả những chi tiết nầy đều được chạm trổ, điêu khắc lẫn hội họa; màu sắc rực rỡ và được chiếu sáng rực hẳn lên (Nguyễn Quảng Tuân - 1990)

Mái chùa

Mái chùa Khmer là phần kiến trúc và trang trí nổi tiếng trong toàn bộ, cấu trúc khá phức ạp và độc đáo. Khung mái thường dùng toàn loại gỗ quý, lợp ngói. Có một số chùa lớn toàn thể bộ mái được đúc liền bằn xi măng và cẩn gạch nhiều màu (như ngôi chùa Srâ Lâung, ở xã Đại Tâm, Sóc Trăng). Thông thường trong kiến trúc bộ mái chùa Khmer gồm có ba cấp; mỗi cấp mái lại chia làm ba nếp. Nếp cẩn ở giữa thường lớn nhất và trang trí tinh vi nhất; còn hai nếp phụ ở hai bên cân đối, hài hoà. Hai mái trên cùng lợp lại hợp thành góc 60 độ (Theo Lê Đắt Thắng- 1988). Hai đầu trống ở hai đầu mái được đóng bít bằng một mảnh gỗ hình tam giác, được gọi là "Hô Cheang". Phần nầy thường được khắc họa và trang trí rất đẹp. Trên đầu hai góc mái trên cùng thường có một khúc đuôi rắn dài và con vút; nhờ vậy, trông đầu mái có cảm giác nhẹ nhàng hẳn lên.

Trên hai mái trên cùng nầy, ở phần giữa, thường xuất hiện một ngọn tháp cao vút (có chùa đến ba ngọn tháp như chùa "Tắc Gồng" (Brasat Kông tại xã Tham Đôn, huyện Mỹ

Xuyên). Nắp tháp to lớn, có hình một quả chuông úp xuống, gồm có nhiều tầng chồng lên nhau. Phía trên, có đặt một đầu tượng bốn mặt là vị thần "Maha Prum", như tại chùa Bãi Xài (Mỹ Xuyên); trên cùng lại có đặt thêm một cột thu lôi cao vút. Trên đầu góc của hai tầng mái dưới, thường thấy xuất hiện rất nhiều đầu con rồng (theo họa tiết Khmer); thân rồng là một bờ dãy, giương lên nhiều vi lưng. Những tài liệu của Malleret cho biết: trong những thế kỷ trước, chùa tháp Khmer không có tháp nóc; kiểu tháp nóc nầy do ảnh hưởng của nền kiến trúc Phật Giáo Thái Lan hay Miến Điện sang. Trong điện thờ và nhà Tổ có nhiều bao lam; những bao lam nầy vươn lên cao vút lên tận mái nhà.

Tất cả những chi tiết nầy đều được chạm trổ, điêu khắc lẫn hội họa; màu sắc rực rỡ và được chiếu sáng rực hẳn lên. Trên bàn thờ chính có nhiều tượng Phật trong những tư thế và giai đoạn khác nhau trong đời của Ngài, từ khi đản sinh cho đến hồi nhập diệt: ít nhất là 20 thể hình như thế. Sau mỗi pho tượng có đều ghi chú xuất xứ của pho tượng và người mang tượng đến cúng chùa.

Trong chùa không có những tượng Kim cương, tuy nhiên, ở những cửa ra vào thì được chạm nổi những hình Theanin và Reahu trông rất dữ dằn. Thậm chí những hình Tiên Nữ trên cửa hay trên cột trông cũng rất hung tàn, trong tư thế chiến đấu. Chánh điện của chùa Khmer chiếm hầu toàn phần lớn và vị trí quan trọng từ ngoài vào. Đây là gian phòng dùng trong việc hành lễ, thờ phụng, cầu đảo, truyền đạo, hành đạo. Thông thường, cách bài trí chánh điện đơn giản, nhưng không kém phần trang nghiêm. Trên bệ chính cao nhất, có nhiều tầng, đặt pho tượng Phật. Những tượng Phật của chùa Khmer thường quay về hướng đông. Giải thích về chọn phương hướng nầy, kinh điển Khmer cho rằng: Phật Tổ ở phương tây thì bao giờ cũng quay về hướng đông, để phổ độ chúng sanh. Phần bệ tượng chính thường khắc họa, trang trí một toà sen rộng lớn, chia nhiều bậc và mỗi bậc đều có nhiều hoa văn trang trí mỹ thuật. Bệ tượng thường là một toà sen và có nhiều bậc, được trang trí tỉ mỉ. Trên bệ gồm một tượng Phật chính, thiết trí ở chính giữa; nhiều tượng nhỏ chung quanh.

Khác với những ngôi chùa Việt Nam và chùa Trung Hoa, những loại chùa Khmer chỉ thờ đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, không thờ các vị Phật, Bồ tát khác như đức Quán Thế Âm Bồ tát, Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật, hay các vị Kim Cương, La Hán và các Bồ tát khác. Toàn thể tượng và bệ tượng thường đặt phía sau một cái khuôn lớn, có chạm khắc những mẫu hoa văn, hình kỷ hà rất tinh vi. Nổi bật nhất hiện nay là ngôi chùa Srâ Lâung, còn bảo lưu nhiều khung bằng gỗ, có những hình chạm trỗ rất đẹp. Những kỹ thuật chạm khắc gỗ tại chùa nầy được thể hiện qua những khung hình rất sắc sảo. Trong bố cục, phần

chánh điện thường được xây một nơi riêng biệt, cách xa hẳn các dãy sala và nhà tăng, nhà hậu.

Sala

Những kiến trúc chùa chiền Khmer, thì sala là ngôi nhà xây đầu tiên khi dựng chùa; sala cũng được là kiểu "nhà hội" của Phật tử, giảng đường của những sư sải. Sala cũng là nơi tiếp khác trong những ngày đại lễ Phật Giáo; có nhiều trường hợp sala được ngăn chia thêm những gian phòng nhỏ cho chư tăng hay nơi ngụ tạm cho khách thập phương (Lịch sử chùa Khmer - Trang 112)

Trong sala, phần trung tâm vẫn có bàn thờ Phật nhưng đơn giản hơn, và trong bố cục nầy thì sala phải hướng về phía đông như bao nhiêu chánh điện khác. Theo tổ chức, sala kiến tạo đơn giả hơn phần chánh điện. Nhìn tổng thể, thì những sala hiện có ở những ngôi chùa Khmer miền Nam Việt Nam hiện nay, tất cả đều được xây dựng theo quy cách hiện đại; ngày trước sala chỉ là ngôi nhà sàn nhỏ bé. Cách bài trí của sala không giống như chánh điện.Sala gồm có: phòng chính để cử hành lễ dâng cơm, nơi tổ chức sinh hoạt, phòng tiếp khác, nơi tổ chức phòng nhạc ngũ âm tế lễ. Tại chùa Bãi Xâu (Mỹ Xuyên) sala còn có thêm một dãy nhà khách. Nơi đây thường tổ chức chúng thập loại chúng sinh, trai đàn chẩn tế.

Nhà thiêu

Theo tập tục của người Khmer, nhất là trong tổ chức của tín đồ Phật Giáo, người chết được hoả táng tại nhà thiêu. Việc xây cất nhà thiêu không theo một quy định nào. Trên nguyên tắc, nhà thiêu chỉ là gian phòng nhỏ, thông gió, để áo quan, cách xa chùa, trên có ống thông khói khi hỏa táng. Cũng có những kiểu nhà thiêu khác; chẳng hạn như tại chùa Phướn (Trà Vinh) nhà thiêu có hình dáng cấu trúc lớn, với diện tích rộng, nền cao, ống thông lớn. Mái nhà thiêu lại có nhiều tầng, xếp chồng lên nhau. Trên mỗi đầu góc mái đều có trang trí hình rồng. Nhà thiêu Khmer trông giống như kiểu đền thờ linh vật của Chăm - Pa. Kiểu nầy chia hai phần: phần dưới là nhà thiêu; phần trên là ống khói. Trong khu vực chung quanh chùa Khmer, thường có những loại tháp lớn nhỏ đủ kiểu và loại khác nhau. Đây là những tháp để cốt. Những loại tháp nầy thường được cấu trúc ba phần: chân tháp khá rộng, hình vuông, có một lỗ nhỏ để cốt của người quá cố vào; thân tháp có nhiều tầng, nhỏ từ dưới lên trên; đầu tháp là những mũi nhọn, trên đỉnh thường để đầu thần có bốn mặt gọi là "Maha Prum". Phía trên đầu tượng nầy là cột sắt nhỏ, nhọn, có nhiều lông nhỏ. Còn những ngôi tháp lớn thì lưu lại cốt của các vị Sãi cả trong chùa, những người đã từng có

công lao xây dựng và trùng tu, kiến thiết chùa. Những ngôi tháp lớn hơn dùng để cốt của những người dân trong Phum, Srok.

Cổng chùa

Hầu hết những cổng chùa Khmer thường được trang trí, điêu khắc tỉ mỉ và được xem là những công trình nghệ thuật nổi tiếng. Tuy nhiên, những kiểu dáng của các chùa không theo một khuôn mẫu nào nhất định. Chẳng hạn như cổng chùa Phướn được xây dựng rất đồ sộ; phần trên là ba ngọn tháp theo kiểu cổng đền Angkor, trang trí bằng những hoa văn rất đẹp; phần dưới cổng có hình con rắn 7 đầu, nằm trên bờ lan can. Những cổng chùa theo mô thức Chăm - Pa thì thường chạm khắc hình những người đua ghe Ngo.

Như vây, với niềm tin, sự tôn kinh đối với phật giáo, người Khmer đã tập trung trí tuệ, của cải để xây dựng nên những ngôi chùa nguy nga, lộng lẫy, với lối kiến trúc cổ kính, bao hàm những tính triết lý nhân sinh sâu sắc. Có thể nói chùa của người Khmer là trung tâm tôn giáo, văn hóa, giáo dục, xã hội của người Khmer. Không những thế, trong xu thế phát triển hiện nay những giá trị về tâm linh, kiến trúc của các ngôi chùa Khmer mà điển hình ở Sóc Trăng là một tài nguyên du lịch vô cùng qúy giá để tạo nên những sản phẩm du lịch đặc sắc nơi đây. Ở Sóc Trăng hiện nay có khoảng 90 ngôi chùa Khmer, là một trong những địa phương có số lượng chùa Khmer nhiều nhất hiện nay, đây là điều kiện thuận lợi để những người làm du lịch xây dựng tour, tuyến du lịch tham quan giới thiệu đến du khách trong và ngoài nước. Một số ngôi chùa Khmer ở Sóc Trăng hiện nay thu hút đông khác tham quan là chùa Dơi (chùa Mã Tộc), chùa Khléang, chùa Chén Kiểu... Theo kết quả điều tra xã hội học về định hướng phát triển du lịch năm 2010 của Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch trực thuộc Sở văn hoa, thể thao và du lịch tỉnh Sóc Trăng, với 300 phiếu điều tra được phát ra và thu vào 261 phiếu, trong đó có nội dung hỏi mức độ thu hút du khách với các điểm du lịch (mức độ ưu tiên từ 1 đến 12) thì những điểm du lịch găn với văn hóa người Khmer chiếm một tỷ lệ lớn. Cụ thể điểm du lịch chùa Dơi được chọn ở mức độ 1 nhiều nhất với 130/261 phiếu chiếu 50%, chùa Sàlôn (chùa Chén Kiểu) chiếm 10%... Bên cạnh đó, nêu như được đầu tư tốt về cơ sở hạ tầng, công tác quảng bá du lịch và đầu tư đào tạo đội ngũ hướng dẫn

viên chuyên nghiệp...thì du lịch Sóc Trăng chắc chắn sẽ có sự phát triển đột phá4.

Tuy nhiên, hầu như những ngôi chùa Khmer ở Sóc Trăng đang đưa vào khai thác du lịch chưa được quản lý chặt chẽ, các tệ nạn chèo kéo khách tham quan còn khá phổ biến, nơi đậu đỗ xe chư thật sự thuận lợi và môi trường xung quang đang bị xâm hại... Do đó, để tạo


4 Kim Đạt – Phật giáo Khmer đồng bằng Nam Bộ

cảm giác thoải mái đối với khách tham quan, thiết nghĩ cần có sự quan tâm của cơ quan chức năng, của người dân nơi đây và cả những khách tham quan.

2.3.1.2. Nghệ thuật điêu khắc tượng

Tượng phật: Ở tất cả các chùa Khmer, tượng Phật tập trung vào bộ tượng “Thích ca bát thế” là 8 kiểu tượng cơ bản nhất.

- Tượng phật mới ra đời

- Tượng phật Tuyết Sơn khổ hạnh

- Tượng phật ngồi thiền định

- Tượng phật cứu độ chúng sinh

- Tượng phật ngồi trên rắn thần Muchalinda

- Tượng phật đi khất thực

- Tượng phật thành đạo

- Tượng phật ngồi trên tòa sen

- Tượng phật nhật niết bàn

Đầu tượng phần Kabil Maha Prum: Đầu thần có 4 mặt được đặt trên đỉnh tháp ở nóc chùa hay tháp để cốt tượng trương cho đỉnh Someru – trung tâm của vũ trụ, nơi ở của thiên thần. Nhân diện thần 4 mặt thể hiện những đặc điểm nhân chủng của người Khmer như ở tượng Phật, những tượng cổ nhân diện thể hiện đặc điểm nhân chủng của người Khmer, còn những tượng mới làm sau này có sự giao thoa với đặc điểm nhân chủng của người Việt và người Khmer như: khuôn mặt bầu tròn, mũi thấp, mắt một mí...

Tượng chằn – Yeak: Tượng chằn với hình dạng một người to lớn, khỏe mạnh, có gương mặt dữ tợn: mắt lồi, mày xếch, miệng rộng, nanh nhọn. Người mặc áo giáp, đầu đội mũ nhọn, tay cầm chày vồ. Tượng chằn thường được đặt ở các cổng chùa hay xung quanh hàng rào nơi chính điện để bảo vệ ngôi chùa. Tượng chằn thể hiện một ý nghĩa sâu xa của Triết lý Phật giáo, cái sấu mà nhân vặt chằn biểu hiện ở đâu không còn là một tai họa đáng sợ, đáng loại bỏ má đã được giáo huấn nhằm phục vụ cho cái đẹp, đầu tiên là diệt trừ quỷ xứ để bảo vệ chính nghĩa của ngôi chùa, của Đước Phật.

Tượng người chim – Krũd: Tượng người chim là mô típ trang trí của các nước chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Krũd còn có tên là Garuda là một loại chim thần, vua của các loài chim và là kẻ thù truyền kiếp của rắn. Krũd có hình dáng kết hợp giữa người và chim: mình người, có đôi cánh ở sau lưng, đầu và chân là chim, mỏ ngậm một viên hồng

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2023