Thực Trạng Khai Thác Nét Văn Hóa Của Người Khmer Cho Hoạt Động Du Lịch‌


Năm 2009 ở các cơ quan quản lý nhà nước lực lượng lao động có trình độ đại học là 10 người, cao đẳng, trung cấp 1 người, sau đại học 2 người, trình độ ngoại ngữ B trở lên là 50%. Ở các doanh nghiệp trình độ đại học là 118 người, cao đẳng, trung cấp là 171 người, sau đại học 2 người, trình độ ngoại ngữ B trở lên là 30%. Năm 2010 ở các cơ quan quản lý nhà nước lực lượng lao động có trình độ đại học là 12 người, cao đẳng, trung cấp là 1 người, sau đại học 1 người, trình độ ngoại ngữ B trở lên là 80%. Ở các doanh nghiệp trình độ đại học là 145, cao đẳng, trung cấp 235 người, sau đại học 2 người, trình độ ngoại ngữ B trở lên là 35%. Nhìn chung trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ tin học được nâng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng được cả về mặt số lượng và chất lượng, lao động chưa qua đạo tạo vẫn chiếm đến ¼ số lượng lao động hiện có.

Hiện tại ngành du lịch đã chú trọng nâng cao năng lực của người lao động cho các thành phần kinh tế trên địa bàn, đã mở được 31 lớp chuyên ngành đào tạo có 2230 người tham gia với ngành nghề khác nhau. Có nhiều cơ sở tham gia công tác đào tạo trên địa bàn.

2.4.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật.

a. Hệ thống các cơ sở lưu trú và ăn uống

Năm 2005 toàn tỉnh Kiên Giang có 150 cơ sở lưu trú, với 2564 phòng, trong đó có 10 cơ sở được xếp hạng chất lượng (cơ sở được xếp hạng từ 1 – 5 sao), chiếm 15% số lượng khách sạn, công suất sử dụng phòng là 38%. Năm 2010 tăng lên 225 cơ sở, với 4105 phòng, trong đó có 36 cơ sở được xếp hạng chất lượng (cơ sở được xếp hạng từ 1 – 5 sao), chiếm 16% so với số lượng khách sạn, công suất sử dụng phòng là 40%.

Phần lớn các cơ sở lưu trú được thống kê đều có thể đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi theo đoàn, hội nghị, hội thảo...có phòng ốc khép kín, đầy đủ tiện nghi trong phòng. Điều đó cho thấy chất lượng của các cơ sở đã nâng lên nhiều và ngày càng hiện đại. Tuy số lượng cơ sở lưu trú tăng nhanh, nhưng chất lượng tăng chậm, cơ sở đạt tiêu chuẩn chất lượng cao có số lượng không đáng kể, công suất sử dụng phòng thấp.


Bảng 2.8. Chỉ tiêu các cơ sở lưu trú



Chỉ tiêu

ĐVT

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Cơ sở lưu trú

Cơ sở

150

167

179

205

221

225

Tổng số phòng

phòng

2564

3200

3275

3682

3897

4105

Số cơ sở được xếp hạng từ 1 – 5 sao

Cơ sở

10

10

8

9

10

36

Công suất sử dụng phòng

%

38

36

39

42

39

40

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Văn hóa của người Khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang - 12

Nguồn: Sở VHTT & DL Kiên Giang Cơ sở dịch vụ về ăn uống trên địa bàn Kiên Giang bao gồm nhà hàng, quán ăn, các tiệm coffe-shop, bar...với chất lượng cũng rất khác nhau. Hiện nay, có 67 nhà hàng đủ tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch quốc tế, tập trung tại đảo Phú Quốc, Rạch Giá,

Hà Tiên và một số khu vực ven biển, số nhà hàng còn lại chủ yếu là phục vụ khách nội địa và khách vãng lai. Nhìn chung mạng lưới nhà hàng khách sạn phân phối chưa đều trong tỉnh, sản phẩm dịch vụ ăn uống còn mang tính bình dân, sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao chưa nhiều; khâu chế biến còn đơn điệu và ít được cải tiến về hình thức, chất lượng và mẫu mã, chưa thực sự gắn sản phẩm ăn uống với khu, tuyến điểm du lịch và tiềm năng trên địa bàn.

Tiếp thị, quảng cáo cho sản phẩm dịch vụ ăn uống chưa thường xuyên và chưa ấn tượng nên mức độ thu hút khách du lịch hạn chế. Đội ngũ chuyên gia, nghệ nhân lành nghề về ẩm thực còn thiếu nên chưa tạo được nhiều sản phẩm mang thương hiệu riêng cho du lịch Kiên Giang.

b. Các cơ sở vui chơi – giải trí – thể thao

Hiện nay, khách du lịch đến Kiên Giang chủ yếu do sức hấp dẫn của tài nguyên thiên nhiên, văn hóa lịch sử, di tích đền chùa...tuy nhiên bên cạnh việc thưởng ngoạn danh lam thắng cảnh du khách còn muốn sử dụng thời gian rỗi của mình vào


những trò chơi giải trí khác. Tuy nhiên, các cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ khách du lịch chỉ mới dừng lại vào loại hình tại các công viên công cộng, các dịch vụ văn nghệ, thể thao như công viên An Hòa, sân vận động, nhà hát, các trung tâm đờn ca tài tử...nhưng số lượng chưa nhiều, chất lượng còn hạn chế, nhiều khu vực, điểm tham quan du lịch chưa xây dựng hoặc tổ chức các dịch vụ vui chơi giải trí ảnh hưởng đến mức độ thu hút khách du lịch, cũng như việc kéo dài ngày lưu trú của khách. Một thế mạnh của du lịch Kiên Giang là tài nguyên biển nhưng chưa khai thác hết giá trị này để tổ chức loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch; tài nguyên nhân văn khai thác phục vụ khách du lịch còn ít... Việc đầu tư xây dựng các cơ sở các khu vui chơi giải trí tổng hợp là một yêu cầu cấp bách của vấn đề phát triển du lịch của tỉnh.

2.4.1.5. Đầu tư cho du lịch

Trong những năm gần đây, sự gia tăng về số lượng khách đến tham quan trên địa bàn tỉnh Kiên Giang là động lực để tỉnh mạnh dạn mời gọi đầu tư trong và ngoài nước, cho phát triển các dự án du lịch tại các điểm, các khu vực có điều kiện thuận lợi. Tỉnh cũng đã tập trung hoàn thiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tại các khu vực trọng điểm du lịch trên địa bàn với nguồn vốn huy động của địa phương và giúp đỡ của trung ương như hệ thống đường, cầu cảng, điện nước…Các nhà đầu tư trong nước đã đầu tư nhiều dự án về cơ sở lưu trú, khu du lịch, cơ sở vui chơi giải trí đặc biệt là các dịch vụ có chất lượng cao để phục vụ khách du lịch quốc tế tại Phú Quốc, Rạch Giá, Hà Tiên…

Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đã có 237 dự án đầu tư vào các khu du lịch với tổng số vốn là 106. 811,37 tỷ đồng và diện tích đầu tư 10,7 ngàn ha, trong đó Phú Quốc thu hút được nhiều dự án đầu tư nhất với 182 dự án. Các dự án đầu tư tập trung chủ yếu là cơ sở lưu trú, các resort, dịch vụ vui chơi giải trí, nhà hàng, vận chuyển…

Về tiến độ các dự án đầu tư phục vụ phát triển du lịch còn chậm cả trong khâu lập dự án và thi công, nhiều dự án phải điều chỉnh nhiều lần, thậm chí số lượng bị thu hồi hoặc không triển khai đầu tư còn nhiều đã lãng phí tài nguyên đất, cũng như ảnh hưởng chất lượng công trình và môi trường, vốn đầu tư về cơ sở hạ tầng và cơ sở


vật chất kĩ thuật rất ít, còn dàn trải và không đồng đều đặc biệt là đầu tư cho sản phẩm du lịch

Mặc dù là tỉnh có nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch nhưng các dự án có vốn đầu tư nước ngoài và vốn lớn chưa nhiều, chưa có vốn đầu tư của nước ngoài cho các sản phẩm du lịch có chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, vốn đầu tư cho bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch rất ít, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của du lịch.

2.4.2. Thực trạng du lịch theo lãnh thổ‌


2.4.2.1. Một số điểm du lịch

Các điểm du lịch nổi trội:

- Điểm du lịch Đá Dựng – Hà Tiên

- Điểm du lịch Hòn Me – Hòn Đất

- Điểm du lịch Bãi Chén – Kiên Hải

- Điểm du lịch Thạch Động – Hà Tiên

- Điểm du lịch hòn Phụ Tử - Kiên Lương

- Điểm du lịch cửa khẩu Hà Tiên, Lăng Mạc Cửu, chùa Phù Dung, Đông Hồ

- Khu di tích Nguyễn Trung Trực, Bảo tàng tỉnh, Chùa Láng Cát.

- Điểm du lịch tại đảo Phú Quốc: Suối Tranh, Nhà tù Phú Quốc, bãi Thơm, bãi Dài, vườn quốc gia Phú Quốc...

Ngoài ra, còn một số điểm du lịch khác như: Moso, quần đảo Bà Lụa – Kiên Lương, công viên An Hòa – TP. Rạch Giá...

2.4.2.2. Các cụm du lịch

Kiên Giang có 4 cụm du lịch:

- Cụm 1: Hà Tiên–Kiên Lương và vùng phụ cận, Hà Tiên là trung tâm phát triển với các sản phẩm du lịch gắn với biển đảo, hệ sinh thái và tài nguyên nhân văn.

- Cụm 2: Phú Quốc, thị trấn Dương Đông và An Thới là trung tâm du lịch với các sản phẩm du lịch sinh thái, văn hóa, các dịch vụ du lịch gắn liền với biển, đảo.


- Cụm 3: Rạch Giá và vùng phụ cận, lấy Rạch Giá là trung tâm phát triển, vừa là điểm đón khách vừa là trung tâm phân phối khách cho các cụm khác.

- Cụm 4: U Minh Thượng và vùng phụ cận, lấy U Minh Thượng là trung tâm phát triển du lịch, với các sản phẩm du lịch gắn liền với VQG U Minh Thượng.

2.4.2.3. Các tuyến du lịch

Hiện nay, Kiên Giang đang khai thác các loại hình du lịch sinh thái (rừng, biển, đảo), du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng và đưa vào một số tuyến chính như:

- TP. Rạch Giá – Hòn Đất – Kiên Lương – Hà Tiên với các điểm du lịch: Đền thờ Nguyễn Trung Trực, Chùa Láng Cát, chùa Phật Lớn, núi Mo So, lăng mộ họ Mạc…

- TP. Rạch Giá – các đảo huyện Kiên Hải với các điểm du lịch ở Rạch Giá và tắm biển ở bãi Chén, động Dừa, Đuôi Hà Bá

- TP. Rạch Giá – Minh Lương – Thứ Ba – Vĩnh Thuận theo quốc lộ 63 với các điểm du lịch đền thờ Nguyễn Trung Trực, chùa Tam Bảo, Chùa Láng Cát, Chùa Phật Lớn, Chùa Thôn Dôn, VQG U Minh Thượng.

- TP. Rạch Giá – ngã ba Ba Hòn – Hòn Chông theo quốc lộ 80, tỉnh lộ 11 với các điểm du lịch ở TP. Rạch Giá, núi Ba Hòn, chùa Hang, Hòn Phụ Tử.

- TP. Rạch Giá (hoặc Hà Tiên) đi Phú Quốc bằng đường biển và đường hàng không tới thị trấn Dương Đông với các điểm du lịch tắm biển bãi Khem, bãi Trường, bãi Thơm, Cửa Cạn, nhà tù Phú Quốc.

- TP. Rạch Giá – Gò Quao – thị xã Vị Thanh (Hậu Giang) – TP. Cần Thơ theo quốc lộ 61, nối liền các điểm du lịch của Kiên Giang với TP. Cần Thơ.

- TP. Rạch Giá – Hòn Đất – Kiên Lương – Hà Tiên – Châu Đốc, nối liền các điểm du lịch của Kiên Giang với An Giang qua đường Kinh Tám Ngàn và lộ Hà Giang.


2.5. Thực trạng khai thác nét văn hóa của người Khmer cho hoạt động du lịch‌


2.5.1. Các giá trị văn hóa Khmer đã được khai thác cho hoạt động du lịch ở Kiên Giang‌

Tỉnh Kiên Giang đã chú trọng xúc tiến du lịch không chỉ ở loại hình du lịch sinh thái, du lịch biển đảo mà đặc biệt còn chú trọng đến loại hình du lịch văn hóa, trong đó có loại hình du lịch văn hóa tìm đến với các giá trị văn hóa Khmer truyền thống, được đánh dấu bởi sự kiện “Những ngày văn hóa Khmer tại Hà Nội” diễn ra từ ngày 27- 30/10/2005 tại Trung tâm Triển lãm Văn hoá - Nghệ thuật Việt Nam (Vân Hồ - Hà Nội) với sự tổ chức của Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương; Hội đồng dân tộc của Quốc hội, Bộ Văn hoá - Thông tin; Uỷ ban Dân tộc của Chính phủ và Uỷ ban nhân dân của 9 tỉnh miền Tây Nam Bộ: Cà Mau, Cần Thơ, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu, Trà Vinh, Tây Ninh, Sóc Trăng, Vĩnh Long. Sự kiện này đã đưa giá trị văn hoá Khmer đến gần hơn với người dân thủ đô cũng như gây được tiếng vang lớn đến người dân cả nước và hơn thế nữa là bạn bè quốc tế.

Và trong những năm gần đây lượng khách tham quan các điểm du lịch văn hóa Khmer ở Kiên Giang đã tăng lên đáng kể. Một số điểm có sức hấp dẫn du khách là: Tháp bốn sư liệt sĩ (nằm cách thị trấn Minh Lương 2,5km). Du khách đến đây không chỉ được chiêm ngưỡng những nét kiến trúc độc đáo mà còn được tìm hiểu truyền thống anh hùng của người dân Kiên Giang, nơi đây có 12 bức bích họa tường thuật lại diễn biến từng giờ, từng đoạn đường cuộc biểu tình ngày 10/6/1974. Theo vị sư cả của chùa, mỗi năm nhà chùa đón khoảng vài trăm lượt khách, lượng khách đông nhất là vào các dịp lễ hội và ngày 10/6 âm lịch khi các vị chức sắc của 72 chùa trong tỉnh và chính quyền các cấp về làm lễ dâng hương tưởng nhớ 4 vị sư liệt sĩ.

Chùa Sóc Xoài cũng là một điểm du lịch hấp dẫn, chùa nằm ngay trên quốc lộ 80, cách Rạch Giá 20 km, đây là ngôi chùa Khmer được khởi công xây dựng năm 1885. Chùa Sóc Xoài mang đậm nét ngôi chùa Khmer theo truyền thống. So sánh trong vùng ĐBSCL chùa Sóc Xoài là một công trình kiến trúc độc đáo của dân tộc khmer. Trung bình mỗi ngày chùa đón khoảng hơn chục lượt khách tham quan, nhưng chủ yếu khách


vãng lai (theo quan sát của vị sư cả của chùa). Tuy nhiên, lượng khách này tăng đột biến vào những ngày lễ hội.

Một số ngôi chùa như: Chùa Phật Lớn (TP. Rạch Giá) - Ngôi chùa có cây hoa ưu đàm hơn trăm năm tuổi được thỉnh từ Srilanka về trồng và Chùa Láng Cát (phường Vĩnh Lạc, TP. Rạch Giá) - một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia cũng là những điểm thu hút khách du lịch trên địa bàn.

Các lễ hội lớn như Chol Chnam Thmay, Ook Om Bok…mang đậm nét văn hoá Khmer đã và đang được nhiều người từ khắp nơi biết đến và quan tâm. Tại Kiên Giang, Lễ hội có nhiều du khách tham gia nhất là lễ hội cúng trăng Ook – Om – Bok (chiếm khoảng 38% tổng lượng khách tham gia vào các hoạt động lễ hội của tỉnh)[1]. Năm 2008 có khoảng 60.000 lượt người trong tỉnh và vùng lân cận tham gia lễ hội. Hiện nay, Kiên Giang đang nghiên cứu và xây dựng những tour du lịch gắn với lễ hội của người Khmer để phục vụ du khách. Bên cạnh đó, ngành du lịch Kiên Giang cũng đưa vào khai thác các loại hình du lịch gắn với làng nghề truyền thống như: Nghề làm gốm màu ở Hòn Đất, nghề đan cỏ Bàng… Ngoài ra, các hoạt động diễn xướng dân gian, những loại hình nghệ thuật như: sân khấu kịch Rôbăm, làn điệu lâm thôn cũng được quan tâm giới thiệu rộng rãi qua những hội diễn, hội văn nghệ trong và ngoài nước, tạo cơ hội để nhiều người biết đến và từ đó tìm đến tỉnh để thưởng thức thực tế.

Hiện nay, tỉnh Kiên Giang đang đầu tư và khai thác một số loại hình sản phẩm du lịch gắn với văn hóa Khmer như: Du lịch tâm linh, du lịch lễ hội, du lịch làng nghề… Nhìn chung những loại hình này được ngành du lịch Kiên Giang khai thác một cách tổng hợp. Trong đó, loại hình du lịch lễ hội được tổ chức tốt và thu hút được nhiều du khách nhất.

2.5.2. Đánh giá chung‌


Trong những năm gần đây, hoạt động du lịch đã và đang khẳng định vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân. Và ngành du lịch đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của các tỉnh, thành trong cả nước.


Hiện nay, ở Kiên Giang ngành du lịch đang phát triển nhanh chóng và có đóng góp không nhỏ vào sự phát triển KT – XH của tỉnh. Hoạt động du lịch gắn với văn hóa Khmer là một hướng đi mới cho du lịch của tỉnh, góp phần làm đa dạng và phong phú hơn các loại hình sản phẩm du lịch. Đồng thời, khai thác các giá trị văn hóa Khmer phục vụ du lịch sẽ góp phần giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc.

Trong bước đầu đưa vào khai thác, bên cạnh những thuận lợi hoạt động du lịch gắn với văn hóa Khmer cũng gặp không ít khó khăn như:

+ Công tác sưu tầm, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của người Khmer, gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường một số nét văn hóa truyền thống của người Khmer đang dần bị mai một.

+ Các lễ hội truyền thống của người Khmer chỉ mới thu hút được sự tham gia của người dân địa phương và vùng lân cận, chưa tạo được sự quan tâm lớn của người dân trên cả nước. Do đó, lượng khách đến du lịch vào các mùa lễ hội còn hạn chế.

+ Vấn đề quản lý an ninh trật tự còn nhiều bất cập, trong các lễ hội thường xảy ra tình trạng mất cắp, tình trạng chen lấn, xô đẩy khi tham gia lễ hội.

+ Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho du lịch như: bãi để xe, đường giao thông, cung cấp điện, nước, dịch vụ ăn uống, nhà hàng, hệ thống các cửa hàng bán đồ lưu niệm…còn thiếu và yếu kém.

+ Đội ngũ thuyết minh viên, hướng dẫn viên du lịch có trình độ ngoại ngữ và am hiểu về văn hóa Khmer còn thiếu, chưa có tính chuyên nghiệp nên chưa tạo được sự thu hút lớn đối với khách du lịch quốc tế.

+ Công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch còn nhiều hạn chế nên không tạo được lực hút với du khách. Một số điểm hấp dẫn như: chùa Sóc Xoài, chùa Phật Lớn, làng nghề làm gốm… nhưng cơ sở hạ tầng và dịch vụ quá sơ sài và nghèo nàn.

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí