Mục Tiêu Chung: Nghiên Cứu Tiềm Năng Du Lịch Văn Hóa Khmer Nam Bộ Tại Trà Vinh.


2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung: Nghiên cứu tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh.

2. 2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nghiên cứu tiềm năng du lịch.

- Đánh giá tiềm năng văn hóa Khmer Nam bộ và đánh giá thực trạng du lịch tại Trà Vinh.

- Đề xuất giải pháp để khai thác tiềm năng du lịch Khmer Nam bộ tại tỉnh Trà Vinh.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

- Các thành tố của tài nguyên du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

- Thực trạng du lịch của tỉnh Trà Vinh và hoạt động du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh.

- Các tài nguyên văn hóa Khmer có tiềm năng du lịch và bộ tiêu chí đánh giá điểm du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh.

Nghiên cứu tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh - 3

3.2. Phạm vi nghiên cứu:

- Không gian nghiên cứu: Địa bàn tỉnh Trà Vinh, đặc biệt là hai địa phương: Thành phố Trà Vinh và huyện Châu Thành. Do các đơn vị hành chính này có đông đồng bào Khmer sinh sống và sở hữu nhiều thành tố tài nguyên văn hóa Khmer có tiềm năng phát triển du lịch. Bên cạnh đó, địa phương đã có một số tài nguyên được đưa vào khai thác và phục vụ khách du lịch.

- Thời gian nghiên cứu: 6 tháng từ tháng 9/2017 đến tháng 3/2018.

4. Điểm mới của đề tài

4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước

Lê Văn Hiệu, (2011), Nghiên cứu giá trị văn hóa dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng phục vụ cho phát triển du lịch, Luận văn Thạc sĩ Địa lý học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả giới thiệu giá trị văn hóa của dân tộc Khmer trong phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng. Qua đó, đề tài góp phần định hướng khai thác giá trị văn hóa Khmer trong phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng.


Phạm Thị Bích Thủy, (2011), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình, Luận văn Thạc sĩ Du lịch (Chương trình đào tạo thí điểm), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Tác giả đánh giá thực trạng khai thác sản phẩm du lịch văn hóa của tỉnh Thái Bình. Trên cơ sở thực trạng, nêu ra những đề xuất góp phần phát triển du lịch văn hóa và bảo tồn di sản văn hóa tỉnh Thái Bình.

Mai Thị Huệ (2014), Lễ hội Phật giáo của người Khmer Trà Vinh, Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học, Trường Đại học Trà Vinh. Đề tài nghiên cứu tìm hiểu về các lễ hội Phật giáo nhằm làm rõ vai trò, giá trị của các lễ hội Phật giáo trong nền văn hóa của dân tộc Khmer. Thông qua đó cũng chỉ ra được những yếu tố văn hóa truyền thống còn được bảo lưu và những biến đổi trong quá trình cộng cư, giao lưu và tiếp biến văn hóa với các dân tộc. Đặc biệt là trong bối cảnh toàn cầu hóa, hiện đại hóa hiện nay.

Lưu Thị Sóc Kha, (2014), Chùa Phật giáo Nam tông trong đời sống văn hóa người Khmer Kiên Giang, Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học, Trường Đại học Trà Vinh. Tác phẩm đi sâu phân tích, đánh giá vai trò, chức năng của chùa Phật giáo Nam tông trong đời sống văn hoá và xã hội của người Khmer ở Kiên Giang; đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cho việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá và xã hội của chùa Phật giáo Nam tông trong cộng đồng người Khmer ở Kiên Giang.

Sơn Ngọc Khánh (2015), Sinh hoạt văn hóa cộng đồng của người Khmer trong hoạt động du lịch ở địa bàn thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, Luận văn Thạc sĩ Văn hóa học, Trường Đại học Trà Vinh. Nội dung đề tài tập trung khai thác các hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng tiêu biểu của người Khmer gắn với các hoạt động du lịch ở tỉnh Trà Vinh. Qua đó khai thác tiềm năng văn hóa để phát triển du lịch và cuối cùng thông qua du lịch để giới thiệu, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng người Khmer trong quá trình hội nhập hiện nay.

Trần Minh Thanh (2016), Giải pháp phát triển du lịch Trà Vinh đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2025, Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Trà Vinh. Đề tài phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch thời gian qua nhằm xác định được các điểm mạnh, điểm yếu của du lịch Trà Vinh, phân tích phản ứng của ngành du lịch trước các yếu tố tác động của môi trường bên trong, bên ngoài đến sự phát triển của ngành, từ đó chỉ ra những cơ hội và thách thức cho


ngành du lịch Trà Vinh; đề xuất những giải pháp để thực hiện các chiến lược này giúp cho ngành du lịch Trà Vinh có hướng đầu tư, quảng bá, tập trung vào những lợi thế hiện có của tỉnh để đạt mục tiêu đến năm 2025.

4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước: Trên thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Âu có khá nhiều đề tài nghiên cứu, sách viết về du lịch văn hóa. Tuy nhiên, các đề tài đều tập trung nghiên cứu hoạt động du lịch văn hóa trường hợp tại một quốc gia, một vùng hoặc một điểm du lịch văn hóa tại quốc gia. Tính đến thời điểm nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ”, tác giả chưa tìm được đề tài nào có cùng đối tượng và mục đích nghiên cứu như đề tài.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Dữ liệu dùng cho nghiên cứu:

- Dữ liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được lấy từ niên giám thống kê; các văn bản Nhà nước; Số liệu của UBND tỉnh Trà Vinh; Số liệu của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Trà Vinh; số liệu từ các nguồn nghiên cứu trên báo, tạp chí và các hội thảo khoa học, …

- Dữ liệu sơ cấp: Ý kiến của các chuyên gia có thâm niên và kinh nghiệm trong hoạt động du lịch, giảng dạy về du lịch, quản lý và xúc tiến du lịch.

5.2. Phương pháp nghiên cứu::

5.2.1. Phương pháp thống kê mô tả và phân tích tổng hợp

- Nghiên cứu các tài liệu về văn hóa Khmer Nam bộ.

- Chọn lọc những nét văn hóa cơ bản, đặc trưng và có khả năng khai thác du lịch đưa vào phân tích nghiên cứu.

- Đánh giá thực trạng phát triển của các mãng văn hóa Khmer Nam bộ trong đời sống sinh hoạt và kinh tế xã hội của người dân tại Trà Vinh.

- Thống kê số liệu du khách đến Trà Vinh từ năm 2010 đến nay: số lượt khách lưu trú và doanh thu từ lữ hành.

5.2.2. Phương pháp khảo sát và nghiên cứu thực địa

- Nghiên cứu thông tin thực tế của văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh. Từ đó, đánh giá và phân tích SWOT cho các thành tố văn hóa Khmer khi đưa vào khai thác phát triển du lịch, như: lễ hội, chùa Khmer, làng nghề, ẩm thực,…


- Khảo sát các thành tố văn hóa Khmer Nam bộ tại các địa phương có đông người dân Khmer sinh sống và có tài nguyên văn hóa Khmer được đưa vào phục vụ khách du lịch: Thành phố Trà Vinh và các huyện Châu Thành, Cầu Kè, Trà Cú, Cầu Ngang.

5.2.3. Phương pháp chuyên gia

- Tác giả thiết kế bảng hỏi, thu thập ý kiến đánh giá về tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh của các chuyên gia: nhà khoa học – giảng viên du lịch, đại diện doanh nghiệp lữ hành (điều hành và hướng dẫn viên), đại diện cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch (Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ủy ban Nhân dân).

- Phân tích ưu – nhược điểm và đánh giá khả năng hấp dẫn khách của tour du lịch văn hóa Khmer Trà Vinh.

- Kiểm tra tính phù hợp của các tiêu chí thuộc bộ tiêu chí đánh giá sản phẩm du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh thông qua thực tế đón và phục vụ khách du lịch của các điểm tài nguyên văn hóa Khmer tại thành phố Trà Vinh.

6. Bố cục luận văn

Phần mở đầu Phần nội dung

Chương 1: Cơ sở lý luận về tiềm năng du lịch văn hóa và văn hóa Khmer Nam bộ.

Chương 2: Thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh.

Chương 3: Các đề xuất khai thác tiềm năng để phát triển du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại tỉnh Trà Vinh.

Kết luận


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA KHMER NAM BỘ

1.1. Cơ sở lý luận về tiềm năng du lịch văn hóa

1.1.1. Khái niệm về du lịch và sản phẩm du lịch

Trên thế giới và cả Việt Nam, du lịch có rất nhiều khái niệm và định nghĩa, điều này giúp cho chúng ta dễ dàng tiếp cận và lựa chọn định nghĩa phù hợp với mục đích và sự quan tâm về lý luận du lịch. Như tác giả Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2009, trang 9 – 16), Du lịch là hiện tượng những người ở chỗ khác, ngoài nơi cư trú thường xuyên, đi đến bằng các phương tiện giao thông và sử dụng sản phẩm của các xí nghiệp du lịch”; hay “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ và hiện tượng phát sinh từ cuộc hành trình và lưu trú tạm thời của các cá nhân tại những nơi không phải là nơi ở và nơi làm việc thường xuyên của họ”. Các khái niệm trên cho thấy, du lịch có ba thuộc tính: con người di chuyển khỏi nơi cư trú thường xuyên, sử dụng dịch vụ du lịch, có các mối quan hệ khác trong suốt cuộc hành trình; tuy nhiên, về mục đích của chuyến đi thì chưa được tác giả đề cập đến.

Mặt khác, theo quan điểm của Robert W.Mc.Intosh, Charles R.Goeldner, J.R Brent Ritcie, du lịch là tổng hợp các mối quan hệ nảy sinh từ các tác động qua lại giữa khách du lịch, nhà cung ứng, chính quyền và cộng đồng chủ nhà trong quá trình thu hút và đón tiếp khách du lịch (trích dẫn bởi Trần Thị Mai, Vũ Hoài Phương, La Phương Anh, Nguyễn Khắc Toàn, 2009).

Tại Việt Nam, Quốc hội (2017), Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá một năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác. Hay theo góc độ về văn hóa thì Du lịch là quá trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo, khác lạ so với quê hương không nhằm mục đích sinh lời được tính bằng đồng tiền (Trần Nhạn, 1995).

Theo Trần Văn Thông (2016), Sản phẩm du lịch là sự kết hợp hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên du lịch nhằm đáp ứng mọi nhu cầu cho du khách trong hoạt động du lịch. Mặt khác, theo Quốc hội (2017) thì Sản phẩm


du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch.

1.1.2. Khái niệm về tài nguyên du lịch và tiềm năng du lịch

Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn (Quốc hội, 2017).

Tài nguyên du lịch (TNDL) nhân văn là nhóm tài nguyên có nguồn gốc nhân tạo do con người tạo ra. TNDL nhân văn gồm TNDL nhân văn vật thể và TNDL nhân văn phi vật thể. TNDL nhân văn vật thể gồm các di sản văn hóa thế giới, các di sản thế giới về tư liệu, các di tích lịch sử văn hóa và các công trình đương đại, các vật kỷ niệm, các cổ vật quý. TNDL nhân văn phi vật thể gồm: các di sản văn hóa truyền miệng và phi vật thể của nhân loại, nghệ thuật sản xuất hàng thủ công truyền thống, lễ hội, văn hóa ẩm thực, văn hóa nghệ thuật, tôn giáo, phong tục tập quán, các giá trị văn hóa liên quan tới dân tộc học, các phát minh, sáng kiến, văn học dân gian và thơ ca,… (Bùi Thị Hải Yến, 2012a).

Tham khảo Wiktionary, Tiềm năng là tổng hợp tất cả các điều kiện bên trong và bên ngoài có giá trị khai thác, sử dụng và phát triển. Hay, Tiềm năng là những thế mạnh mà chưa được khai thác (Nguyễn Như Ý, 2007). Tích hợp khái niệm về tiềm năng với hoạt động du lịch, tác giả định nghĩa ‘tiềm năng du lịch là một trong những điều kiện trực tiếp để phát triển du lịch; và tiềm năng du lịch sẽ bao hàm: vị trí địa lý, tài nguyên du lịch, con người, thị trường, các điều kiện về kinh tế - xã hội,….

1.1.3. Du lịch văn hóa và du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi (Quốc hội, 2017).

Tổ chức du lịch thế giới (WTO - World Tourism Organization), du lịch văn hóa là những chuyến đi mà mục đích chính hoặc mục đích bao gồm trong đó là thăm các địa điểm, sự kiện mà giá trị văn hóa, lịch sử của chúng khiến chúng trở thành một phần trong di sản văn hóa của một cộng đồng. Hay du lịch văn hóa


loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác giá trị văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, tôn vinh giá trị văn hóa mới của nhân loại (Quốc hội, 2017). Theo tác giả, du lịch văn hóa có hai hình thái chính: Du lịch tìm hiểu bản sắc văn hóa (mục đích: khảo cứu, nghiên cứu, tìm hiểu bản sắc văn hóa vùng miền và đối tượng chủ yếu là các nhà nghiên cứu, học sinh – sinh viên); Du lịch tham quan văn hóa (du khách thường kết hợp giữa tham quan và nghiên cứu tìm hiểu văn hóa trong một chuyến đi và đối tượng khách rất phong phú).

1.1.4. Tiềm năng và vai trò của khai thác tiềm năng văn hóa trong phát triển du lịch

Tài nguyên du lịch là các yếu tố tự nhiên và nhân văn có ý nghĩa đối với việc phát triển du lịch, kích thích con người tìm đến tham quan và sử dụng dịch vụ tại địa phương. Tiềm năng du lịch là TNDL đã được đánh giá là có khả năng khai thác phục vụ du lịch; từ đó định hướng hình thành sản phẩm du lịch và chuỗi cung ứng sản phẩm du lịch của địa phương. Điều này đồng nghĩa với việc, TNDL là nền tảng để tiềm năng du lịch phát triển thành sản phẩm du lịch.

Tài nguyên du lịch

(yếu tố tự nhiên và nhân văn đặc biệt, thu hút khách du lịch)


Tiềm năng du lịch

(tài nguyên có khả năng khai thác và phát triển du lịch)

Sản phẩm du lịch

(tài nguyên du lịch tiềm năng đã được khai thác để phục vụ khách du lịch)

Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa Tài nguyên du lịch, Tiềm năng du lịch và Sản phẩm du lịch

(Nguồn: tổng hợp của tác giả)

Theo từ điển tiếng Việt thì, khai thác là hoạt động thu lấy những nguồn lợi sẵn có (Nguyễn Như Ý, 12007). Theo đó, khai thác tiềm năng là hoạt động sử dụng những yếu tố tiềm năng phục vụ cho con người nhằm mục đích sinh lợi. Tương tự vậy, khai thác tiềm năng văn hóa trong phát triển du lịch được hiểu là hoạt động sử dụng các tài nguyên văn hóa vào hoạt động kinh doanh du lịch, từ đó mang đến lợi ích kinh tế cho người làm du lịch (cá nhân, đơn vị kinh doanh), cộng đồng và chính quyền địa phương.


Trong quyển Phát triển du lịch trên cơ sở khai thác hợp lý giá trị di sản văn hóa thế giới vật thể của Nguyễn Thị Thống Nhất (2016) thì “Khai thác hợp lý là việc khai thác nhưng vẫn giữ gìn được tài nguyên, đảm bảo tài nguyên không bị hư hại và vẫn đáp ứng nhu cầu của các thế hệ trong tương lai, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đảm bảo lợi ích cho cộng đồng và bền vững về môi trường”. Qua đó cho thấy, khai thác tài nguyên không phải là sản xuất mà là hoạt động chuyển đổi loại hình của cải và của cải đó phải vừa được bảo toàn giá trị vừa sinh lời. Vì vậy, việc khai thác hợp lý các tài nguyên cũng như tiềm năng du lịch sẵn có đều vô cùng quan trọng đối với bất kỳ quốc gia nào. Điều này quan trọng là phải biết cách khai thác, khai thác như thế nào và khai thác bao nhiêu là đủ. Trong giai đoạn hiện nay và đặc biệt với những kinh nghiệm làm du lịch từ các địa phương thì, khai thác cần dựa trên quan điểm phát triển bền vững, bền vững về kinh tế, bền vững về môi trường và bền vững về xã hội. Từ đó, sẽ hạn chế sự suy thoái của tài nguyên, khắc phục ô nhiễm môi trường, giữ lại được đặc thù của địa phương, tăng cường phát triển kinh tế như mục đích chính của phát triển du lịch mang lại.

Nhìn chung, hoạt động khai thác tiềm năng văn hóa vào việc phát triển du lịch không những có vai trò rất lớn trong nền kinh tế mà còn có ý nghĩa không nhỏ với các mặt trong đời sống xã hội của Việt Nam. Khai thác có hiệu quả tiềm năng văn hóa vào hoạt động du lịch sẽ mang đến những lợi ích cụ thể, như: Giới thiệu và quảng bá tài nguyên văn hóa của nước nhà đến bạn bè thế giới, thúc đẩy sự hiểu biết giữa các nước với Việt Nam thông qua nét đẹp văn hóa truyền thống; Góp phần làm phong phú và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch của địa phương và Việt Nam, từ đó tăng tính cạnh tranh ở thị trường du lịch cả trong và ngoài nước; Khôi phục và tôn tạo các di sản văn hóa, di tích lịch sử bị lãng quên hoặc có nguy cơ bị biến mất; Nhân rộng nét đẹp của tài nguyên nhân văn đến thế hệ mai sau thông qua các hoạt động giới thiệu, bảo tồn và tìm hiểu về tài nguyên văn hóa; Mang tài nguyên đến gần hơn với du khách nhằm mang lại giá trị sử dụng và giá trị kinh tế cho người dân địa phương, chủ sở hữu và ngân sách Nhà nước.

1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động khai thác tiềm năng văn hóa phục vụ phát triển du lịch

Trong quá trình nghiên cứu và khảo sát thực tế, tác giả tổng hợp đánh giá các

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 10/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí