Để Thực Hiện Tốt Nhiệm Vụ “Xã Hội Hóa” Du Lịch Văn Hóa Khmer Nam Bộ, Tỉnh Trà Vinh Cần Chú Ý Đến Các Yếu Tố:


3.1.7. Để thực hiện tốt nhiệm vụ “xã hội hóa” du lịch văn hóa Khmer Nam bộ, tỉnh Trà Vinh cần chú ý đến các yếu tố:

Yếu tố bảo tồn và phát triển bền vững của các tài nguyên du lịch văn hóa Khmer;

Lợi ích cộng đồng và lợi ích doanh nghiệp đầu tư; Chính sách ưu đãi hỗ trợ cho nhà đầu tư;

Hình thức kinh doanh giữa Nhà nước và doanh nghiệp tư nhân; Hiện tượng “hòa tan văn hóa giữa du khách và dân địa phương”;

Yếu tố “gốc” và “văn hóa bản địa” của các tài nguyên văn hóa sau khi được khai thác du lịch;

Sự sao chép trong ý tưởng kinh doanh dịch vụ du lịch.

3.1.8. Ý kiến cho sự phát triển của du lịch tỉnh Trà Vinh nói chung và du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh nói riêng:

Về chủ thể người dân Khmer và nền văn hóa Khmer Nam bộ của Trà Vinh: Cần làm thế nào để người Khmer thấy được lợi ích khi họ tham gia làm du lịch; Quan tâm đặc biệt đến bảo tồn văn hóa Khmer ở Nam bộ và tỉnh Trà Vinh; Cần đề phòng tính chủ quan, ỷ lại và quá tự cao của người dân, nhất là người dân tộc Khmer; Đầu tư khôi phục các làng nghề truyền thống của đồng bào Khmer (nghề đan đác, điêu khắc, thợ mộc). Xây dựng và phục hồi các phum, xây dựng nhà ở được làm hàng rào bằng cây tre sống. Và, bảo tồn các cơ sở thờ tự tôn giáo – tín ngưỡng dân gian của đồng bào Khmer (chùa và Thala).

Về mặt chính sách và quy định của Nhà nước và địa phương: Cơ quan Nhà nước cần quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực du lịch; Có những ưu đãi, chính sách ưu đãi, thu hút, kêu gọi đầu tư vào du lịch: dịch vụ hỗ trợ gồm lưu trú, ăn uống, hạ tầng giao thông, vui chơi giải trí, mua sắm,… cũng là những tiêu chí góp phần rất lớn vào việc thu hút khách nên cần được chú trọng đầu tư đồng bộ; Thực hiện sự đồng bộ từ Trung tâm xúc tiến đến lợi ích du lịch của từng người dân, đẩy mạnh nâng cao hình ảnh văn hóa của người Khmer đến với cộng đồng quốc tế; Đầu tư các cơ sở du lịch: show văn hóa nghệ thuật, làng du lịch văn hóa truyền thống,… kết hợp các tài nguyên du lịch từ nhân tạo đến tự nhiên một cách hài hòa; Khai thác du lịch nhưng luôn bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Khmer; Kết hợp đồng nhịp giữa 3


nhà “Nhà nước – Nhà dân – Nhà làm du lịch”; Quy hoạch du lịch theo mô hình làng du lịch của người Khmer; Xây dựng kế hoạch về đề ra Phương hướng liên kết các điểm du lịch để tạo thành một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, thu hút các đơn vị lữ hành tham gia

Về mặt quy hoạch phát triển du lịch Trà Vinh và du lịch văn hóa Khmer tại Trà Vinh: Điều tra và phân loại tài nguyên du lịch của tỉnh làm cơ sở xây dựng đề án phát triển du lịch tỉnh, trong đó có phân thời gian thực hiện từng giai đoạn nhằm quy hoạch địa bàn và loại hình phát triển du lịch phù hợp; Xây dựng, phát triển mô hình, dịch vụ du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa cộng đồng Khmer phù hợp và mang nét đặc trưng tiêu biểu của địa phương, mang tính bền vững; Quy hoạch cụ thể cho các loại hình, điểm đến, dịch vụ du lịch của tỉnh; Có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa các điểm đến, dịch vụ và giữa các địa phương; Học hỏi cách tổ chức các dịch vụ chuyên nghiệp như mô hình du lịch Angkor Wat (Campuchia); Quan tâm đến phát triển loại hình du lịch cộng đồng.

Về nguồn nhân lực trong du lịch: Đào tạo đội ngũ hướng dẫn và phục vụ chuyên nghiệp; Đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ và quảng bá hình ảnh du lịch mang nét riêng của Trà Vinh; Đào tạo nghiệp vụ du lịch cho cá nhân/tổ chức tại các điểm tham quan định kỳ; Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ, kỹ năng nghề và năng lực quản lý Nhà nước về du lịch.

Về chất lượng sản phẩm du lịch: Thiết kế kịch bản một chương trình biểu diễn nghệ thuật Khmer (ca, múa, hát hoặc tái hiện một truyền thuyết nổi tiếng nhất của văn hóa Khmer) và đưa vào chương trình tour; Phát triển du lịch Trà Vinh nên có sự phối hợp hòa quyện văn hóa dân tộc Kinh – Khmer – Hoa; Tập trung xây dựng các sản phẩm du lịch của địa phương hoàn thiện hơn trên cơ sở phối hợp xây dựng tour, tuyến nội tỉnh, liên tỉnh và có chủ đề rõ nét từng tour, tuyến sao cho phù hợp với từng đối tượng khách, tránh chung chung hay cầu toàn dễ dẫn đến chương trình khô cứng, đơn điệu dễ nhàm chán; Các sản phẩm du lịch phải hết sức quan tâm khai thác giá trị “nguyên bản” để làm tăng giá trị sản phẩm và tránh ngộ nhận là trùng lắp với các địa phương khác; Thiết kế không gian điểm đến tạo sự khác biệt: phong cách phục vụ, thân thiện, … làm cho khách hòa nhập với cuộc sống sinh hoạt


của người dân bản địa; Tìm sự khác biệt du lịch văn hóa giữa Trà Vinh và Sóc Trăng để khẳng định thương hiệu sản phẩm.

Về công tác quảng bá và tiếp thị hình ảnh du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh: Đẩy mạnh công tác quảng bá, truyền thông về du lịch; Xây dựng hệ thống thông tin về du lịch Trà Vinh để du khách có thể nhớ và tiếp cận dễ dàng; Tổ chức họp báo, hội nghị mời báo đài, công ty du lịch quảng bá hình ảnh sản phẩm; Tăng cường đổi mới và thực hiện có hiệu quả công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch, giới thiệu điểm đến, sản phẩm “du lịch văn hóa Khmer” và dịch vụ du lịch Trà Vinh đến với khách trong và ngoài nước.

Về cơ sở hạ tầng – kỹ thuật, dịch vụ hỗ trợ phục vụ khách du lịch: Đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ và gắn liền với văn hóa bản địa; Xây dựng hệ thống giao thông đến các điểm tham quan thật tốt; Xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ, bãi đỗ xe thuận tiện cho khách tham quan.

Về vấn đề kêu gọi đầu tư, khai thác tiềm năng văn hóa Khmer: Tìm nhà đầu tư có năng lực và tâm huyết để liên kết các điểm tham quan lại với nhau tạo thành một chương trình tour đặc sắc của Trà Vinh; Tăng cường liên kết trong quy hoạch phát triển du lịch với các tỉnh, thành phố ở Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh; Tăng cường huy động mọi nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch.

Với sự hỗ trợ đóng góp ý kiến của trên 30 chuyên gia về du lịch, đã giúp tác giả rất nhiều trong việc đưa ra những định hướng cho sự phát triển của du lịch Trà Vinh nói chung và loại hình “du lịch văn hóa Khmer Nam bộ” nói riêng. Các ý kiến đã nêu bật tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh cũng như các yếu tố quan trọng và hành động cụ thể cần thực hiện để phát triển du lịch Trà Vinh theo định hướng “xã hội hóa” của Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh.

3.2. Đề xuất và giải pháp

Từ kết quả khảo sát thực tế và tham khảo ý kiến của các chuyên gia, tác giả đưa ra một số đề xuất cũng như giải pháp chiến lược cho sự phát triển của loại hình du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh, như sau:


3.2.1. Tập trung xây dựng và triển khai phục vụ du khách thí điểm một số sản phẩm du lịch văn hóa Khmer hoàn chỉnh

Du lịch tại Trà Vinh nói riêng và du lịch các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, sản phẩm du lịch đang được du khách sử dụng hoặc các đơn vị chào bán dưới dạng sản phẩm riêng lẻ. Hình thức kinh doanh riêng lẻ làm cho các đơn vị kinh doanh vô tình trở thành đối thủ cạnh tranh của nhau, mặt khác du khách cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc chọn điểm tham quan và tiếp cận du lịch địa phương. Kết quả, du khách vẫn chưa tham quan sử dụng được nhiều sản phẩm du lịch của Trà Vinh đã chán và chuyển sang du lịch ở một địa phương khác, rất khó trở lại lần thứ hai.

Sản phẩm được giới thiệu và bán dưới hình thức các gói dịch vụ (combo sản phẩm) tìm hiểu về văn hóa Khmer Trà Vinh. Khi khách đến bất kỳ một điểm du lịch nào tại Trà Vinh cũng sẽ được giới thiệu và lựa chọn gói dịch vụ và hỗ trợ tư vấn các thông tin du lịch khác. Hoặc du khách có thể đặt các gói dịch vụ thông qua website của công ty lữ hành, Trung tâm xúc tiến du lịch Trà Vinh. Tác giả đề nghị thí điểm 5 gói dịch vụ sau:

Bảng 3.1. Gói dịch vụ du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh


TT

Gói dịch vụ

Dịch vụ bao gồm

1

Cung cấp dịch vụ theo tour được thiết kế

sẵn

Dịch vụ bao gồm theo tour của

công ty lữ hành

2

Danh thắng Ao Bà Om (Ao Bà Om,

chùa Âng, Bảo tàng văn hóa Khmer Nam bộ)

Thuyết minh, 01 ảnh lưu niệm, xin xăm cầu may tại miếu Ông

3

Danh thắng Ao Bà Om + giao lưu văn nghệ Khmer Nam bộ

Thuyết minh điểm đến, 01 ảnh lưu niệm, giao lưu văn nghệ

Khmer Nam bộ tại chùa Lò Gạch

4

Tham quan 01 nghề truyền thống (nghề làm mặt nạ, làm nhạc cụ dân tộc Khmer, kết cườm trang phục truyền thống, nghề làm bánh tráng Trà Vi, dệt chiếu Cà

Hom, cốm dẹp Ba So, bánh tét Trà

Thuyết minh, phương tiện di chuyển (xe máy, xe đạp hoặc xe du lịch tùy theo số lượng và yêu cầu của khách), 01 ảnh lưu niệm,

thực hiện 01 thao tác trong quy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.

Nghiên cứu tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh - 10



Cuôn,…) + 01 chùa Khmer (chùa Lò

Gạch, chùa Âng, chùa Hang, …)

trình sản xuất sản phẩm

5

Lưu trú tại nhà người dân Khmer + giao lưu văn nghệ Khmer + tham gia học múa điệu múa dân tộc của người Khmer tại chùa

Chi phí sinh hoạt tại nhà dân (ăn uống, lưu trú), tham quan phum sóc, học múa cùng người dân, tham quan chùa Khmer, thuyết

minh, phương tiện di chuyển

(Nguồn: Tác giả)

Trường hợp du khách không chọn du lịch theo gói dịch vụ có thể chọn hình thức sử dụng dịch vụ tự chọn. Cụ thể, du khách chọn từng dịch vụ/sản phẩm du lịch riêng lẻ với giá bán lẻ, nhưng khi họ chọn và đăng ký trên 3 dịch vụ sẽ được giảm

%/combo sản phẩm hay miễn phí xe đưa đón, hoặc bốc thăm quà tặng,… Việc này giúp khách không bỏ lỡ sản phẩm du lịch hấp dẫn, bên cạnh đó cũng giúp kích cầu du lịch trong khách hàng, hơn nữa doanh nghiệp du lịch cũng hạn chế chi phí quảng cáo sản phẩm của đơn vị mình.

Bên cạnh những sản phẩm du lịch chính như đã kể trên, Trà Vinh cần nhanh chóng xây dựng ý tưởng và sản xuất các sản phẩm lưu niệm để tạo điểm nhấn và ghi dấu du lịch Trà Vinh trong ký ức du khách và quảng bá du lịch Trà Vinh một cách thiết thực nhất. Nhu cầu chung của du khách là sẽ mang về một món quà lưu niệm của điểm du lịch cho bản thân, gia đình và người thân. Tâm lý này sẽ giúp địa phương quảng bá một cách hiệu quả và mang về nhiều món lợi kinh tế cho người dân và địa phương.

3.2.2. Thực hiện tốt công tác quảng bá hình ảnh người Khmer Nam bộ và sản phẩm du lịch văn hóa Khmer tại Trà Vinh

Để tạo điểm khác biệt với hình ảnh người Khmer ở Sóc Trăng và cả người Khmer ở Campuchia, Trà Vinh cần xây dựng hình ảnh thương hiệu du lịch riêng cho mình. Tác giả đề nghị thương hiệu “Du lịch Trà Vinh – Trải nghiệm văn hóa xanh”, với hình ảnh đại diện là hình ảnh cô gái dân tộc Khmer với trang phục truyền thống bên cạnh hàng cây xanh của Ao Bà Om. Trà Vinh lấy văn hóa Khmer làm định hướng phát triển du lịch, tuy nhiên từ bao đời nay, người dân Đồng bằng sông Cửu Long và người dân Việt Nam đều biết đến Trà Vinh với danh xưng “Đô thị cây


xanh”. Xu hướng du lịch hiện đại là du lịch với ứng phó biến đổi khí hậu, do vậy du lịch Trà Vinh sẽ có sự dung hòa giữa “văn hóa Khmer” và “cây xanh”.

Nhiệm vụ đầu tiên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh, Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh kết hợp cùng Sở Công thương đầu tư thiết kế sản phẩm quảng bá và sản phẩm lưu niệm du lịch Trà Vinh. Tác giả đề nghị một số sản phẩm quảng bá nhỏ gọn nhưng mang nét đặc trưng riêng của người Khmer Trà Vinh như: Sách ảnh các điểm tham quan; Móc khóa hình logo; Lịch để bàn tất cả đều có logo thương hiệu và các hình ảnh biểu trưng cho văn hóa Khmer Mô hình chùa Khmer. Hay các sản phẩm mô hình thu nhỏ như: Móc khóa hình các họa tiết trong chùa Khmer: thần Bốn mặt, thần rắn Naga, thần Khỉ Hanuman, …; Mô hình thu nhỏ các nhạc cụ truyền thống của người Khmer và ngôi chùa Khmer; Búp bê với các trang phục truyền thống của người Khmer – Kinh – Hoa; Trang phục của dân tộc Khmer: xà rông và các phụ kiện,…

Song song đó, các đơn vị quản lý và kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Trà Vinh cần thực hiện đồng bộ các hoạt động quảng bá, như: Thiết kế và đặt các bảng quảng cáo out-door với 3 ngôn ngữ: tiếng Việt – tiếng Khmer – tiếng Anh, giới thiệu hình ảnh và điểm đặc trưng thu hút đối với thương hiệu “Du lịch Trà Vinh – trải nghiệm văn hóa xanh”; Xây dựng và quản lý hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật Khmer Nam bộ và hoạt động đón tiếp khách du lịch tại các điểm du lịch. Các đơn vị chức năng, Sở, Ban, Ngành và doanh nghiệp lữ hành cần tăng cường tham gia các Hội chợ thương mại du lịch, hội thảo về du lịch để tranh thủ khả năng đầu tư hỗ trợ và quảng bá sản phẩm “du lịch văn hóa Khmer”.

Đài truyền hình Trà Vinh thực hiện công tác biên tập, sản xuất và đăng tải các chương trình phóng sự về văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh như: tái hiện lễ cưới truyền thống, sinh hoạt cộng đồng tại các chùa Nam tông, hoạt động đua ghe ngo, quy trình sản xuất sản phẩm của các làng nghề,… Ban tuyên giáo và Ban Dân tộc thực hiện biên tập và xuất bản các tài liệu nghiên cứu về văn hóa tộc người Khmer tại Trà Vinh; phát hành các ấn phẩm tranh ảnh phục vụ nhu cầu lưu niệm và tìm hiểu của du khách.

Các cơ sở đào tạo phụ trách tập huấn, bồi dưỡng để hỗ trợ người dân làm du lịch với phương châm: nhà nhà làm du lịch và người người làm du lịch. Tuy nhiên,


phải theo đúng định hướng và quy hoạch của Nhà nước, tránh tình trạng tự phát như việc trồng trọt canh tác đất nông nghiệp gần đây.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh cùng các đơn vị lữ hành, doanh nghiệp kinh doanh du lịch văn hóa Khmer tại Trà Vinh cần đăng ký bản quyền hoặc độc quyền kinh doanh về ý tưởng kinh doanh của mình. Nhằm tránh hiện tượng “bắt chước” hoặc gian dối trong việc đón và phục vụ khách, gây ảnh hưởng đến thương hiệu và hình ảnh du lịch của tỉnh nhà Trà Vinh.


Xuất bản các tài liệu, sách, báo giới thiệu văn

hóa của người Khmer Trà Vinh

Giai đoạn 1:

Giới thiệu văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh

Phát hành các clip quảng bá văn hóa Khmer: lịch sử tộc người, đời sống sinh hoạt, nét đẹp văn hóa tín ngưỡng,.... Đăng trên các trang mạng xã hội, youtube, các phương tiện truyền thông của các đơn vị hành chính khắp trong nước và quốc tế.

Thiết kế các sản phẩm lưu niệm của du lịch Trà Vinh (văn hóa - xanh), hệ thống hóa chất lượng các sản phẩm đặc sản của Trà Vinh: bánh tét Trà Cuôn, cốm dẹp, bánh canh Bến Có, chiếu Cà Hom, rượu Xuân Thạnh,…


Giai đoạn 2:

Phủ “xanh văn hóa” cho những người tham gia hoạt động du lịch

Tập huấn cho người dân địa phương và người tham gia vào các hoạt động du lịch (đặc biệt là người Khmer): thế nào là du lịch? cách phục vụ và giao tiếp với khách? Ngoại ngữ? tiêu chuẩn và nội quy của các hoạt động du lịch...

Các tổ chức hoặc đơn vị tham gia hoạt động du lịch phải thực hiện đúng cam kết “văn hóa xanh”: “xanh” trong văn hóa công sở, văn hóa kinh doanh; “xanh” về môi trường đón tiếp khách.

Xây dựng bộ tiêu chí và tiêu chuẩn đánh giá chất lượng và xếp hạng các đơn vị cung cấp sản phẩm du lịch văn hóa Khmer theo chỉ tiêu xanh, như: văn hóa giao tiếp, nghiệp vụ chuyên môn (biểu diễn, hướng dẫn,….), môi trường đón tiếp khách du lịch,…


Giai đoạn 3:

Quảng bá sản phẩm "Du lịch Trà Vinh - trải nghiệm văn hóa xanh"

Thiết kế và xây dựng chương trình tour, tuyến điểm chuẩn mực cho sản phẩm du lịch văn hóa Khmer gửi đến các đơn vị chức năng, công ty du lịch,...

Tổ chức tour Famtrip: mời các đơn vị du lịch, báo đài, các đơn vị hữu quan tham gia chương trình tour, đóng góp ý kiến nhằm xây dựng hoàn chỉnh sản phẩm du lịch.


Sơ đồ 3.1: Các giai đoạn quảng bá thương hiệu “Du lịch Trà Vinh – trải nghiệm văn hóa xanh”

(Nguồn: Tác giả)

Xem tất cả 141 trang.

Ngày đăng: 10/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí