Định Hướng Và Giải Pháp Phát Triển Du Lịch Tỉnh Kiên Giang Trên Cơ Sở Khai Thác Văn Hóa Của Người Khmer‌


Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH KIÊN GIANG TRÊN CƠ SỞ KHAI THÁC VĂN HÓA CỦA NGƯỜI KHMER‌

3.1. Định hướng‌


3.1.1. Cơ sở cho việc định hướng‌


3.1.1.1. Đinh hướng du lịch của cả nước và ĐBSCL


Việt Nam là một đất nước hòa bình ổn định, công tác giữ gìn an ninh trật tự xã hội luôn được đảm bảo là nhân tố quan trọng đảm bảo cho phát triển du lịch. Theo đánh giá Việt Nam là một điểm du lịch rất an toàn trong khu vực. Nền chính trị ổn định là một thuận lợi lớn, nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi mà nạn khủng bố toàn cầu làm ảnh hưởng lớn đến tâm lý đi du lịch của du khách.

Nằm trong khu vực Đông Nam Á, nơi đang diễn ra những hoạt động sôi động về kinh tế nói chung và du lịch nói riêng, và là điểm du lịch còn mới trên lãnh thổ du lịch thế giới với tiềm năng tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú, con người Việt Nam luôn mến khách…là những điều kiện đặc biệt quan trọng để thu hút khách du lịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Việt Nam có những lợi thế đặc biệt về vị trí địa lý, KT-XH. Nằm ở trung tâm Đông Nam Á, lãnh thổ Việt Nam vừa gắn liền với lục địa vừa thông ra đại dương, có vị trí giao lưu quốc tế thuận lợi cả về đường biển, đường sông, đường sắt, đường bộ và đường hàng không. Đây là tiền đề quan trọng trong việc mở rộng và phát triển du lịch quốc tế.

Chính sách “Đổi mới, mở cửa và hội nhập” của Đảng và nhà nước tiếp tục phát huy có hiệu quả, đã tạo điều kiện cho kinh tế đối ngoại phát triển, thị trường thương mại quốc tế ngày càng mở rộng, hoạt động ngoại thương đã có mặt ở 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các dự án đầu tư nước ngoài đang phát triển nhanh nên đã thu hút một số lượng lớn khách du lịch quốc tế đến Việt Nam.

Văn hóa của người Khmer trong định hướng phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang - 13


Nền kinh tế nước ta phát triển nhanh và ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, nhu cầu đi du lịch của người dân đã trở thành nhu cầu không thiết yếu, không thể thiếu.

Hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH của đất nước được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai thác các tiềm năng du lịch to lớn của đất nước, tăng khả năng giao lưu giữa các vùng (đặc biệt là vùng sâu, vùng xa nơi có nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc) và phát triển các tuyến, điểm tham quan du lịch.

Đảng và nhà nước ta đã khẳng định “Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước” và thực sự đã quan tâm đầu tư cho phát triển du lịch, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch đang được đầu tư hoàn thiện, đặc biệt tại các khu vực có tài nguyên du lịch hấp dẫn; cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và dịch vụ được phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Đối với khu vực ĐBSCL là khu vực có nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch, với lợi thế về tài nguyên tự nhiên như du lịch biển, đảo, hệ sinh thái đa dạng và tài nguyên nhân văn; ĐBSCL là khu vực có đường biên giới trên bộ với Campuchia, lại nằm cạnh TP. Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa lớn của cả nước, với vị trí như vậy, ĐBSCL có ý nghĩa quan trọng không những trong giao lưu kinh tế mà cả đối với quan hệ quốc tế, giữ gìn hòa bình với các nước lân cận và ổn định trong khu vực. ĐBSCL là vùng nông nghiệp hàng hóa lớn, trong đó sản phẩm lớn nhất là lúa, thủy sản và cây ăn trái. Là khu vực có hoạt động kinh doanh thương mại phát triển.

3.1.1.2. Định hướng phát triển KT – XH tỉnh Kiên Giang


Theo định hướng phát triển các ngành kinh tế của Kiên Giang, tỉnh đã xác định: Phát triển du lịch Kiên Giang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế và điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử. Phát triển mạnh các sản phẩm du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ du lịch, tăng cường hoạt động lữ hành, mở rộng tour tuyến để tăng nguồn thu cho ngành du lịch. Đầu tư cơ ở hạ tầng, nhân lực để phát triển bền vững.


Phát triển ngành du lịch Kiên Giang trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài phải dựa trên những định hướng phát triển chính sau:

- Phát triển du lịch nhằm góp phần phát triển KT –XH, tăng tỷ trọng GDP du lịch trong cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán, tạo ra sự liên kết và thúc đẩy các ngành kinh tế khác cùng phát triển.

- Phát triển du lịch gắn liền với công tác bảo vệ môi trường, truyền thống văn hóa, giải quyết công ăn việc làm, chú trọng cải thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao đời sống lao động, đặc biệt cộng đồng các dân tộc Khmer nơi có tiềm năng về tài nguyên du lịch.

- Phát huy tối đa tiềm năng và lợi thế để thu hút mạnh mẽ các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư phát triển du lịch. Phấn đấu đến năm 2015, du lịch tỉnh Kiên Giang trở thành một trong những trung tâm phát triển du lịch khu vực ĐBSCL có cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch đạt tiêu chuẩn cao, sản phẩm du lịch độc đáo – là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch trong và ngoài nước. Đến năm 2030 là trung tâm du lịch vùng Nam Bộ

3.1.2. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang‌


3.1.2.1. Định hướng phát triển các sản phẩm du lịch


- Sản phẩm du lịch gắn với tài nguyên du lịch biển và các đảo: Với các loại hình như tắm biển, nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm, lặn biển; thám hiểm đại dương…

- Sản phẩm du lịch gắn liền với các lễ hội và tín ngưỡng: Xây dựng các sản phẩm du lịch gắn với hoạt động lễ hội như: Các chương trình phục vụ khách đi dự lễ hội; cung cấp các dịch vụ cho khách hành hương như nhà hàng ăn uống, lưu trú và vận chuyển.

- Sản phẩm du lịch gắn với các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và các công trình văn hóa trên địa bàn: Đây là nguồn tài nguyên thu hút khách du lịch rất lớn của Kiên Giang.


- Sản phẩm du lịch sinh thái, du lịch đồng quê và du lịch sông nước miệt vườn: Kiên Giang có sự đa dạng hệ sinh thái tại các VQG, đồng bằng vùng Tây sông Hậu, bán đảo Cà Mau…đây là những tài nguyên quan trọng thu hút khách du lịch.

- Sản phẩm du lịch làng nghề, du lịch làng quê: Một số nghề truyền thống có thể phục vụ phát triển du lịch ở Kiên Giang như: Sản phẩm gốm màu tại ấp Đầu Doi (Hòn Đất), nghề đan cỏ bàng ở Kiên Lương, Giang Thành, nghề chế tác Mỹ nghệ ở Hà Tiên…

- Du lịch thương mại, công vụ: Hằng năm Kiên Giang có nhiều hội nghị, hội thảo khu vực, trong nước được tổ chức, đây là dịp để tổ chức các chương trình du lịch cho loại khách này.

- Du lịch thăm thân: Ở Kiên Giang số lượng bà con Việt Kiều về thăm quê và đi du lịch ngày càng tăng, họ đã dành nhiều thời gian đi tham quan các điểm du lịch trên địa bàn.

3.1.2.2. Định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch


a) Điểm du lịch


Trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có thể xây dựng được nhiều điểm cho du khách tham quan như:

- Điểm du lịch Bảo tàng tỉnh; Khu di tích Nguyễn Trung Trực; chùa Láng Cát


- Khu du lịch Ba Hòn


- Điểm du lịch VQG U Minh Thượng


- Điểm du lịch chùa Hang – Thạch Động; cửa khẩu Hà Tiên, Lăng Mạc Cửu, chùa Phù Dung, Đông Hồ.

- Điểm du lịch Bãi Chén


- Các điểm du lịch trên đảo Phú Quốc


- Các điểm du lịch gắn với làng nghề truyền thống: nghề đan cỏ bàng, nghề làm gốm màu, làng nghề chế tác đồi mồi…

b) Cụm du lịch


- Cụm du lịch sinh thái đảo Phú quốc: Các loại hình du lịch chủ yếu là nghỉ dưỡng biển, thám hiểm, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, thể thao, hội nghị, làng nghề…

- Cụm du lịch Hà Tiên – Kiên Lương và các vùng phụ cận: Các loại hình du lịch chủ yếu: Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lịch sử và tâm linh, du lịch làng nghề, lễ hội, tín ngưỡng…du lịch chuyên đề như đa dạng sinh học núi đá vôi.

- Cụm du lịch Rạch Giá – Kiên Hải và phụ cận: Các loại hình du lịch chủ yếu: Du lịch sinh thái nhà vườn, sinh thái biển đảo, tham quan các di tích lịch sử, lễ hội…

- Cụm du lịch U Minh Thượng và phụ cận: Loại hình du lịch chủ yếu: Tham quan, nghiên cứu hệ sinh thái rừng ngập mặn, các di tích lịch sử, du lịch sinh thái vườn…

d) Tuyến du lịch


- Các tuyến du lịch quốc tế và liên vùng


+ Từ Campuchia – Hà Tiên – Kiên Lương – Rạch Giá – Phú Quốc – các tỉnh trong khu vực ĐBSCL.

+ Từ TP. Hồ Chí Minh – Rạch Giá – Phú Quốc – các tỉnh ĐBSCL


- Các tuyến du lịch địa phương


+ Từ TP. Rạch Giá đến các cụm du lịch khác như: Hà Tiên; VQG U Minh Thượng; huyện Kiên Hải; Phú Quốc

+ Từ Hà Tiên đến các điểm du lịch: Kiên Lương – Hòn Đất – Rạch Giá.


+ Từ Phú Quốc đến các cụm du lịch khác: Rạch Giá, Hòn Đất, Kiên Lương, Hà

Tiên.


3.1.2.3. Định hướng về khách du lịch


a. Khách du lịch quốc tế


Khách quốc tế đến Kiên Giang trong những năm tới vẫn là thị trường các nước Châu Á như: Camphuchia, Lào, Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan… Ngoài ra Kiên Giang còn thu hút được một lượng khách không nhỏ đến từ các nước khác như: Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Canada, Oxtralia, Bỉ, Hà Lan, Đức, Ý. Tuy nhiên, Kiên Giang cần biện pháp thu hút, mở rộng thị trường khách quốc tế, trong đó tập trung vào các thị trường ASEAN, Đông Á, Tây Âu và Đông Âu.

b. Khách nội địa


Khách du lịch nội địa đến Kiên Giang thuộc nhiều thành phần từ nhiều địa phương trong nước, động cơ mục đích đi du lịch đa dạng, khách sử dụng phương tiện chủ yếu là ô tô, tàu thủy và máy bay để đến Kiên Giang.

Cần khai thác mạnh thị trường khách du lịch nội địa, trong đó chú trọng thị trường từ các đô thị lớn và các tỉnh ĐBSCL.

3.1.3. Định hướng khai thác văn hóa Khmer cho phát triển du lịch‌


3.1.3.1. Định hướng loại hình du lịch


Văn hóa dân tộc Khmer rất đặc sắc, phong phú và đa dạng. Ngành du lịch Kiên Giang có thể xây dựng nhiều loại hình du lịch gắn với lợi thế văn hóa đó. Vì vậy, để khai thác có hiệu quả lợi thế văn hóa dân tộc Khmer, ngành du lịch Kiên Giang cần lựa chọn một số loại hình du lịch văn hóa tiêu biểu làm trọng điểm để phát triển trong thời gian tới. Những loại hình này phải mang nét đặc trưng riêng, có sức hấp dẫn và khả năng thu hút khách du lịch lớn. Có thể định hướng một số loại hình du lịch gắn với tín ngưỡng tôn giáo (tham quan chùa chiền), làng nghề truyền thống (nghề làm gốm màu ở Hòn Đất, đan cỏ Bàng…), lễ hội (Ook om Bok, Đôn ta…), nghệ thuật dân gian (sân khấu Dù Kê, Rôbăm…). Tuy nhiên, để không trùng lắp với các sản phẩm du lịch văn hóa Khmer với các tỉnh trong vùng ĐBSCL, Kiên Giang cần đầu tư và khai


thác những loại hình du lịch mà tỉnh có nhiều lợi thế nhất. Trong đó đặc biệt chú ý đến loại hình du lịch gắn với những làng nghề truyền thống và tập trung khai thác ở những huyện tiếp giáp với Campuchia để đem lại hiệu quả cao . Ngoài ra, ngành du lịch Kiên Giang cũng cần chú ý tới việc phát triển loại hình du lịch Homestay vì thông qua loại hình này, du khách sẽ có những trải nghiệm thực tế thú vị, thẩm nhận sâu sắc, rõ nét từng khía cạnh của các giá trị văn hoá Khmer từ nhà dân cho đến chùa chiền.

3.1.3.2. Định hướng thị trường khách du lịch


Những giá trị văn hóa của dân tộc Khmer thuộc nhóm tài nguyên du lịch nhân văn, đây là nhóm tài nguyên có tác dụng nhận thức nhiều hơn, tác dụng giải trí không điển hình hoặc có tác dụng thư yếu. Do đó, ngành du lịch Kiên Giang cần phải có định hướng về khách du lịch một cách rõ ràng, để có giải pháp tuyên truyền, quảng bá thu hút du khách một có hiệu quả.

- Khách du lịch nội địa cần hướng tới các đối tượng phù hợp với từng loại hình sản phẩm du lịch. Với loại hình du lịch tôn giáo tín ngưỡng ưu tiên thu hút những khách có tôn giáo là đạo phật, lứa tuổi trung niên và về hưu, tầng lớp lao động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán…và theo nhóm tự tổ chức hoặc đi theo tour . Đối với loại hình du lịch lễ hội ưu tiên những khách hàng đi theo nhóm tự tổ chức, những người buôn bán và mọi lứa tuổi. Du lịch làng nghề hướng tới đối tượng khách tham quan theo tour; Với loại hình nghệ thuật dân gian ưu tiên thu hút những đối tượng khách là những nhà nghiên cứu… Thị trường khách theo vùng miền cần ưu tiên đầu tư thu hút khách ở khu vực ĐBSCL, Đông Nam Bộ…

- Khách du lịch quốc tế cần ưu tiên đầu tư thu hút đối tượng có độ tuổi trung niên (30 -50), trình độ văn hóa cao hoặc trung bình, đặc biệt ưu tiên khách đi theo tour trọn gói. Thị trường khách ưu tiên là các nước trong khu vực ASEAN (đặc biệt là Camphuchia nước có chung đường biên giới với Kiên Giang, Thái Lan…), Nhật Bản, Hàn Quốc,Đài Loan… Ngoài ra, Kiên Giang còn có một bộ phận dân cư là kiều bào sống ở nước ngoài, đây cũng là thị trường khách có khả năng chi trả cao.


3.1.4. Định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch gắn với văn hóa Khmer‌


Tổ chức không gian du lịch văn hóa dân tộc Khmer là một hướng đi mới đặt ra cho ngành du lịch Kiên Giang. Trên cơ sở khảo sát, đánh giá tiềm năng giá trị văn hóa khmer, kết hợp với hệ thống cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng hiện có của tỉnh, có thể xác định 3 cụm có thể phát triển du lịch gắn với văn hóa Khmer như sau:

- Cụm 1: TP. Rạch Giá – Hòn Đất với khoảng 36.811 người Khmer sinh sống (2009), đây là cụm phát triển du lịch văn hóa Khmer quan trọng của tỉnh. Vì TP.Rạch Giá vừa là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh, đồng thời TP. Rạch Giá cũng là trung tâm nhận khách và phân phối khách, có quốc lộ 80 chạy qua. Trên khu vực thành phố có nhiều ngôi chùa mang kiến trúc độc đáo, trong đó có chùa Láng Cát ( ở phường Vĩnh Lạc) được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa, ngoài ra các lễ hội lớn của người Khmer cũng được tổ chức tại đây. Các điểm du lịch tiêu biểu tại thành phố Rạch Giá như: Chùa Láng Cát, chùa Phật lớn, chùa Thôn Dôn... bảo tàng tỉnh nơi hiện đang lưu giữ, bảo tồn nhiều hiện vật quý của đồng bào Khmer, các lễ hội lớn như Ook Om Bok, Đôlta, Chol Chnam Thmay… Đặc biệt, từ TP. Rạch Giá khách du lịch có thể thuận lợi tham quan một số điểm du lịch gắn với văn hóa dân tộc Khmer ở Huyện Hòn Đất với hơn 15 ngôi chùa trong đó nổi tiếng nhất là chùa Sóc Xoài và làng nghề truyền thống làm gốm màu.

- Cụm 2: Gò Quao – Giồng Riềng – Châu Thành cụm hiện có khoảng 121.062 người Khmer sinh sống (2009), với khoảng gần 40 ngôi chùa, và nhiều lễ hội lớn được tổ chức trong năm. Các điểm du lịch tiêu biểu: chùa Cà Lang Ông, chùa Giồng Đá, chùa Sóc Ven, làng nghề truyền thống dệt chiếu ở Tà Niên, tham gia các lễ hội. Ngoài ra, khách du lịch còn có thể tham quan rất nhiều ngôi chùa khác trong vùng và tham quan nghề mây tre, nghề đan lục bình ở Giồng Riềng…

- Cụm 3: Hà Tiên – Kiên Lương có khoảng 20.030 người sinh sống trên địa bàn (2009), với khoảng 12 ngôi chùa. Các điểm du lịch tiêu biểu: Chùa Xà Xía, chùa Tà Phọt, chùa Mũi Nai…làng nghề truyền thống đan cỏ Bàng, lễ hội truyền thống.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/04/2023