Tổng Quan Đặc Điểm Kinh Tế - Xã Hội Của Người Khmer‌


2.2. Tổng quan đặc điểm kinh tế - xã hội của người Khmer‌


2.2.1. Điều kiện cư trú‌


Người Khmer Kiên Giang hiện nay có khoảng 210.899 người (chiếm 12,49%), là tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống (đứng thứ ba sau Trà Vinh và Sóc Trăng). Đồng bào Khmer sinh sống tập trung ở 13/14 huyện, thị. Đông nhất là huyện Gò Quao

43.184 người (chiếm 20,48%), ít nhất là huyện Kiên Hải 338 người.


Ở Kiên Giang người Khmer thường cư trú thành những cụm rời, nhỏ là một ấp, lớn hơn là xã, xen kẽ giữa người Việt và người Hoa. Ngoài ra, người Khmer còn định cư dọc theo biên giới Việt Nam – Campuchia.

Do đặc điểm địa lí, người Khmer đều sống trên các giồng cao (Giồng Riềng), gò nổi (Gò Quao), ven đồi (Kiên Lương – Hà Tiên – Hòn Đất), ngọn sông (Miệt Thứ), ngọn lạch, lung bào (Chắc Băng – Vĩnh Thuận…) nơi khí hậu ôn hòa thuận lợi cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt thủy sản.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Ngoài ra, người Khmer Kiên Giang còn cư trú ở “Miệt vườn” lấy sông rạch, vườn cây làm tiêu chuẩn, để đem lại sự thoáng mát. Vùng ít hoặc không có sông họ phải đào kênh để “dẫn thủy nhập điền” và lưu thông. Sống ở đây họ phải đối mặt với môi trường khắc nghiệt vì vùng này đất nhiễm phèn còn nặng. Họ sống trong từng “ấp” nhỏ tạo thành những “ốc đảo” xanh tươi giữa vùng nước mênh mông.

Tập quán cư trú của người Khmer Kiên giang được hình thành do nhiều yếu tố khác nhau: Nguồn gốc lịch sử tộc người, địa lí tự nhiên, đặc điểm hoạt động kinh tế, sự giao lưu văn hóa, những biến động của xã hội… Có thể nói đất giồng là nơi cư trú đầu tiên của người Khmer, có nhiều loại đất giồng: tên chữ Khmer là Phnô Bần Đôy (giồng xuôi), Phnô Tô Tưng (giồng ngang), Phnô Com Bôch (giồng cụt), Phnô Thôm (Giồng lớn), Phnô Tít (giồng nhỏ). Khi đồng bằng sông Cửu Long chưa được khai phá, phần lớn nơi đây hoang vu, ngập nước, lầy lội…thì đất giồng chính nơi dừng chân thích hợp đầu tiên của con người để từ đó dần dần lấn đất, khai mở ra thêm. Đất giồng được tạo thành do sự phân chia dòng chảy của các con sông mang nhiều phù sa, mặt trên là đất


cát pha trộn, dưới bùn là đất sét (dấu tích này còn lại tại Láng Cát – chùa Láng Cát – Rạch Giá) nên dễ thoát nước ở mặt trên lại giữ được nước dưới sâu. Cũng như gò, đất giồng cao hơn mặt ruộng nhưng lại khá rộng hơn về bề ngang nên có thể vừa cất nhà để ở, vừa có đất để trồng một số loại hoa màu, cây ăn trái. Do diện tích lớn nên giồng có thể lập thành nhiều phum hoặc nhiều sóc, dân cư sinh sống và sinh hoạt cộng đồng thuận lợi, đông đúc. Lúc đầu dân lập phum, sóc ngay ở giữa của giồng nên trục giao thông chính nằm ở giữa, dân cư phát triển dọc theo hai bên đường tạo thành “xương sống” của cả khu vực.

Quá trình khẩn hoang ngày càng mạnh mẽ, dân cư mỗi ngày một đông lên nên các phum lập sau lần lượt được phát triển về phía ngoài, đất canh tác được mở rộng ra vùng chân giồng, đất gò (Đây tual) nơi đất đai màu mỡ, Giồng Riềng, Gò Quao là loại hình cư trú này. Dân số ngày càng tăng người Khmer bắt đầu chuyển xuống vùng đất ruộng tạo lập các phum, sóc mới. Tuy cư trú trên đất ruộng nhưng người Khmer vẫn đắp đất để tạo thành những khoảng gò sau đó mới cất nhà. Kiểu cất nhà trên gò độc đáo này phản ánh tập quán cư trú và sự sáng tạo của người Khmer trong quá trình khai phá vùng đất này.

Với hệ thống kênh, rạch phong phú như: sông (tự nhiên), kênh (nhân tạo), rạch, lạch, xẻo…có thể nói rằng hình thức cư trú ven sông, kênh, rạch, đường giao thông thủy là nét đặc trưng của người Khmer ở Kiên Giang. Tuy nhiên, các phum, sóc ở Kiên Giang phát triển dọc theo các con sông, kênh, rạch đã bị biến dạng đi nhiều, ít mang tính chất quần tụ đậm đặc của đất giồng mà phân tán theo chiều dài như Sóc Ven (Sóc dài theo con kênh).

Nếu như cư trú trên đất giồng là phương thức quần cư truyền thống của người Khmer thì ngày nay phương thức cư trú dọc theo đường bộ đang dần trở nên phổ biến hơn. Họ nhận thức được sự tiện lợi của việc sống gần đường giao thông như: tiện đi lại, vận chuyển, mua bán sản phẩm, học hành, giao lưu… Tuy nhiên do dấu ấn quần cư trên đất giồng còn đậm nét và kinh nghiệm sống chung với những điều kiện bất lợi


của tự nhiên (lũ, lụt) nên người Khmer vẫn đắp nền, tôn nền nhà hoặc cả khuôn viên nhà nên cao.

Ở các vùng có núi như Hà Tiên, Kiên Lương, Hòn Đất cư dân Khmer trước đây thường lập các phum, sóc quanh các sườn đồi, sườn núi thành từng lớp từ triền núi trải dài xuống chân núi. Hình thức này ngày nay vẫn còn tồn tại nhưng đã ít phổ biến, họ chuyển dần sang cư trú ven kênh, rạch và dọc theo các trục giao thông đường bộ.

2.2.2. Các đặc điểm kinh tế xã hội‌


2.2.2.1. Hoạt động sản xuất


Nông nghiệp


Phần lớn người Khmer ở Kiên Giang sinh sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước. Ở thời kì đầu, do đất hoang còn nhiều, kĩ thuật canh tác lại lạc hậu nên họ luôn áp dụng chế độ luân canh “1 năm làm, 3 năm nghỉ”. Ngoài trồng lúa nước, họ còn thạo nghề đánh bắt cá đồng với các kĩ thuật đánh bắt như: dùng lọp, trúm, câu…để đặt, giăng bắt.

Người Khmer từ xa xưa đã có kĩ thuật trồng lúa nước. Ở gần sông rạch, người dân đã biết lợi dụng nước thủy triều lên để đưa nước vào ruộng rồi đắp đập nhỏ giữ nước rửa phèn. Đến khi lúa sắp lên đòng (trổ đòng đòng) thì phá đập xổ phèn, bắt cá, xong lại đắp đập để giữ nước sông và phù sa. Ở xa sông rạch thì đắp bờ thành ô để giữ nước mưa (gọi là bờ giồng bờ mẫu), khi cần tát nước bằng gầu giai, gầu sòng như người Việt. Nghề làm ruộng của người Khmer cũng là quá trình giải quyết những khó khăn, phức tạp trong canh tác và cải tạo đất đai:

Khi đã chuẩn bị dây buộc cày,

Tôi đi cày, đi bừa, đi gieo giống và đi nhổ mạ Lưng tôi rám khô dưới nắng

Tay tôi dựa trên “ chorơnây” (nàng)


Tôi gặt một bó lúa: được một Kờ - ta (10 lít)

Tôi gặt một gánh: được một cộ đầy (Bài ca tạ ơn thần Brô lưng Srâu)

Nghề thủ công nghiệp


Nghề thủ công khi xưa khá phát triển như: nặn cà ràng, dệt chiếu, sản xuất bạch lạp (đèn cầy trắng)... Riêng mặt hàng đèn bạch lạp khá phát triển vì ông Mạc Cửu (Tổng trấn Hà Tiên) chủ trương mua sáp ong, sản xuất bạch lạp để xuất khẩu. Mặc dù vậy, tất cả các ngành nghề nói trên mang tính “tự cung tư cấp”. Nhiều sản phẩm làm ra, trừ sáp trắng dễ kiếm và xuất khẩu được, còn lại hầu hết chỉ phục vụ cho nhu cầu của phum, sóc. Sự giao lưu với bên ngoài thời kì này rất hạn chế. Thực chất, đó chỉ là một dạng kinh tế tự nhiên thuộc nền sản xuất nhỏ, lạc hậu.

Ngày nay, một số nghề thủ công đã bị thất truyền. Bên cạnh đó một số ngày nghề còn lưu truyền cho đến tận ngày nay như: nặn cà ràng, nồi đất, dệt chiếu…

2.2.2.2. Tổ chức đời sống xã hội


Đặc điểm tổ chức đời sống xã hội của người Khmer Kiên Giang nhìn chung giống với người Khmer Nam bộ, đơn vị cư trú truyền thống của người Khmer Kiên Giang hiện còn tồn tại là Phum. Tuy nhiên, các phum hiện nay không chỉ những hộ có quan hệ thân thuộc, mà đã mở rộng rất nhiều. Do ảnh hưởng của phật giáo, nên tổ chức xã hội truyền thống của người Khmer Kiên Giang cũng như ở các vùng đồng ĐBSCL gắn bó mật thiết với ngôi chùa. Sự gắn bó đó biểu hiện trước nhất là cách tổ chức người dân trong phum để cử hành các lễ tôn giáo, các lễ cộng đồng theo phong tục và dâng cúng thức ăn hàng ngày cho các sư sãi.

Về hôn nhân – gia đình: Chế độ hôn nhân của người Khmer tương đối rành mạch nhưng không thuần nhất. Có thời gian dài đàn ông lấy nhiều vợ, người đàn bà chỉ lấy một chồng. Theo cổ tục, do ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ nên người Khmer ngoại trừ anh em ruột không được lấy nhau, còn lại đều có thể kết hôn (kể cả anh em chú bác


ruột Khi xưa nhiều gia đình còn khuyến khích họ hàng lấy nhau và ở quây 1


ruột). Khi xưa, nhiều gia đình còn khuyến khích họ hàng lấy nhau và ở quây quần trong khu vực (phum, sóc) để bảo vệ dòng họ và của cải không bị lọt ra ngoài.

Ý thức về dòng họ, huyết thống của người Khmer không nặng nề như người Việt. Xã hội bao gồm các tiểu gia đình hai thế hệ (gồm có cha mẹ và các con). Cha mẹ là chủ gia đình, không có trưởng chi, trưởng tộc như xã hôi người Việt. Khi bố mẹ chết, con trai, con gái, anh cả, anh hai…đều được hưởng gia tài như nhau và cùng có nghĩa vụ lo cho cha mẹ nếu cha mẹ nghèo.

2.2.3. Đặc điểm văn hóa của người Khmer‌


2.2.3.1. Đời sống vật chất


Văn hóa ẩm thực


Nhìn chung, các món ăn của người Khmer ở ĐBSCL nói chung và ở Kiên Giang nói riêng không cầu kỳ, nhưng nó phản ánh khá rõ nét đặc điểm văn hóa trong ẩm thực của cộng đồng tộc người này. Đó là quá trình thích ứng, tương tác và tận dụng đối với môi trường thiên nhiên mà đồng bào Khmer dễ chế biến ra nhiều món ăn phong phú, mang bản sắc riêng. Một số món ăn tiêu biểu như:

- Mắm bo – hoc: Đây là món đặc sản của người Khmer được bà con dùng hàng ngày. Họ thường làm món này theo công thức gia truyền. Cách làm: Cá làm sạch đem phơi nắng cho cá ươn mềm, trộn cơm nguội, thính, muối, nhận vô hũ đem phơi nắng từ 7 đến 10 ngày là ăn được. Mắm mùi nồng nặng, hậu nhẫn và chua, để lâu mắm sẽ bị đắng. Chế biến món mắm bo–hoc dùng nhiều sả ớt bằm và rau ngò om. Người Khmer nấu canh rau thường nêm mắm bo–hoc, nồi canh hương vị đậm đà hơn. Ngoài mắn bo–hoc người Khmer còn nhiều loại mắm khác: mắm ơnpư làm bằng tôm tép; mắm pơling làm bằng cá sặc, mắm pha ớt…

- Cốm dẹp: Là loại thức cúng đặc biệt trong ngày lễ Ok Om Bok, được làm từ nếp mới chín đỏ đuôi gặt về đập lấy hột, rang đến khi hột nếp xoán lại nổ râm ran, đổ ra cối, lúc đầu đam nhẹ tay người đâm người dùa cho hột cốm dẹp lại không dính vỏ


thóc vào cốm. Họ đâm mạnh tay hơn cho những hột còn sót lại tróc vỏ ra. Đâm xong đổ ra cái vừng, sàng sẩy cho sạch. Nước dừa rám vỏ rưới vô cốm cho mềm; cho cơm dừa nạo mịn, đường trộn chung, để khoảng 10 phút cốm thấm rất ngon.

- Xiầm lo cà cô: Đây là móm canh đặc thù của người Khmer. Người Khmer coi món canh này như là một món ăn bổ dưỡng, đặc biệt là đối với những người bệnh. Để nấu món này nguyên liệu gồm có: cá đồng, thính gạo rang xay mịn, rau canh, mắn bo–hoc. Người Khmer cũng dùng sơ mít, mít non, môn nước thay cho rau. Cái đặc biệt của món Xiầm lo cà cô là phải có chất bột trong nước canh. Món ăn này tuy của người Khmer nhưng người Việt, người Hoa cũng rất thích.

- Canh Xiêm lo: Người ta thường nói là nấu xiêm lo chứ không gọi là canh xiêm lo, nhưng đó là một loại canh. Nguyên liệu chính để nấu món này là khô cá (khô cá gì cũng được, nhưng ngon nhất vẫn là khô cá biển). Ở các huyện vùng bán đảo Cà Mau người Khmer thường dùng khô cá lóc. Ở vùng Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc người ta thường dùng đầu khô cá bè, cá rúng, kế đến là bắp chuối (hoa chuối). Nấu xiêm lo khá đơn giản, chỉ cần một nồi nước sôi, dầm một ít me cho nước trở nên chua, thả cá khô vào nấu cho chín rồi cho tiếp bắp chuối vào, nêm một ít rau thơm, như vậy là ăn được.

- Bún mắm, bún nước cà chơi: Người Khmer rất thích món này. “Cà chơi” nói đúng âm Khmer “Khchey” – là một loại củ thuộc họ ngải, người Việt gọi là ngải bún. Bún nước cà chơi được chế biến từ cá lóc, nhưng thay vì làm cho thịt cá rời ra thành từng miếng thì người Khmer lại băm nó ra hòa chung với nước, nêm vào một ít mắn bo-hoc sau đó nghiền củ cà chơi cho vào, nồi nước bún cà chơi trong vắt mà vẫn đủ mùi vị. Bún nước cà chơi luôn gắn bó với người Khmer vì đồng bào sống ở vùng sâu vùng xa, vùng sông nước, cá tôm, cây trái bốn mùa. Nước cà chơi không tốn kém nhiều nhưng rất ngon và bổ dưỡng. Họ coi món này là món chính trong các bữa ăn, trong các ngày lễ như: Chol Chnam Thmay, Đôn ta, đám cưới, đám giỗ…


- Các món bánh ngọt: Bánh ngọt giữ một vị trí khá quan trọng trong đời sống của người Khmer vì nó không thể vắng mặt trong tất cả các dịp lễ, tết, cúng bái theo phong tục gồm một số loại tiêu biểu sau: Num Crọp Khnô:Num Crọp Khnô nghĩa là bánh hột mít. Bánh làm đậu xanh nấu mềm, đãi bỏ vỏ, giã nhuyễn trộn với đường thốt nốt như nhân bánh ít. Sau đó, dùng tay vắt viên tròn như hột mít, lăn vào lòng đỏ trứng vịt, gà. Sau đó, đem chiên giòn. Num chô: Bánh làm bằng gạo trắng vo sạch, để ráo rồi cho vào cối giã nhừ, khi giã dùng sàng rây nhiều lần để giã lại cho thật nhuyễn, bột càng nhuyễn, bánh càng nổi to. Nước đường thốt nốt thắng đến rít lại, bỏ bột gạo vào quậy đều như nhân bánh ít, đem ra nắn từng cái hình tròn hay vuông tùy ý, sau đó bỏ vào chiên. Num Khnhây: Num Khnhây là bánh gừng. Nếp trắng vo sạch, để ráo đem quết thành bột, khi quết dùng sàng rây nhiều lần để giã cho thật nhuyễn, bột giã xong, đem phơi cho thật khô. Sau đó, lấy lòng trắng trứng vịt đánh nổi, cho bột vào quậy đến sền sệt, sau đó nắn thành hình củ gừng (có người nắn hình cá, hình chim...). Bánh gừng chiên bằng mỡ, sau đó ngào với nước đường thốt nốt thắng sền sệt.

Num Niềng Nóc: Theo các bậc trưởng thượng thì Nóc là tên người đầu tiên làm thứ bánh này. Gạo đem vo sạch, ngâm trong nước độ một đêm, sau đó quết thành bột, đổ nước sền sệt, lấy màu vàng của nghệ, màu đỏ của gấc pha vào cho đẹp mắt. Nhân làm bằng đậu xanh quết nhuyễn trộn với đường thốt nốt, nước cốt dừa. Bắc chảo lên bếp, đợi mỡ gần sôi thì lấy bột nhúng vào kéo lên, kéo xuống, tréo qua, vắt lại cho đến khi bột giòn thì nắn thành hình hộp như hộp thuốc lá, để nhân ở giữa, chiên tiếp cho vàng, vớt ra.

Ngoài những món ăn đặc sản đã nêu ở trên thì người Khmer ở Kiên Giang còn có những món đặc trưng cho địa bàn cư trú: Những món ăn từ thịt chuột : Chuột nấu canh chua, chuột xào lá mãng cầu gai, chuột kho rau răm, chuột khô – mắm chuột… Các món ăn từ rắn: Rắn xào lá cách, rắn nướng lèo… hay món nấm tràm.

Về thức uống: Vào mùa mưa, người dân Khmer thường tích nước mưa vào trong các lu, vại, hồ chứa để dùng cho cả năm. Người già thường dùng nước trà và nước trà

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí