Châu Thành, huyện Cầu Ngang và một vài huyện khác. Mức độ: rất gần (4 x 2 = 8 điểm) Quản lý điểm đến: trung bình, do hộ dân quản lý (2 x 2 = 8 điểm) | ||
4. Cảnh quan thiên nhiên – nhân tạo | ||
Di tích thắng cảnh quốc gia Ao Bà Om | Độ hấp dẫn: là di tích thắng cảnh quốc gia, sự kết hợp giữa tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa. Rất hấp dẫn (4 x 3 = 12 điểm) Yếu tố nguyên bản: rất tốt (4 x 3 = 12 điểm) Độ bền vững: dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết và sâu bệnh hại cây. Mức độ: bền vững (3 x 3 = 9 điểm) Tính cộng đồng: rất tốt (4 x 2 = 8 điểm) Nguồn nhân lực: không có thuyết minh viên, không có nhân viên cây cảnh, nhân viên hỗ trợ khách du lịch. Mức độ: khá tốt (3 x 3 = 9 điểm) Chính sách hỗ trợ và Khả năng khai thác: chưa được khai thác triệt để vào hoạt động du lịch. Mức độ: khá tốt (3 x 2 = 6 điểm) Sức chứa khách du lịch: rất lớn (4 x 2 = 8 điểm) Cơ sở vật chất hạ tầng, kỹ thuật du lịch và Dịch vụ hỗ trợ khách du lịch: thiếu bản chỉ dẫn, bãi giữ xe, thùng rác, khu vực nghỉ ngơi và nhà vệ sinh cho khách. Mức độ: trung bình (2 x 3 = 6 điểm) Mức chi phí khách chi trả cho hoạt động du lịch tại điểm tài nguyên: không có vé tham quan, không có hoạt động hỗ trợ để khách tiêu tiền. Mức độ: rất thấp (4 x 2 = 4 điểm) Vị trí tiếp cận: nằm cạnh chùa Âng và Bảo tàng văn hóa Khmer Nam bộ. Cách trung tâm thành phố Trà Vinh khoảng 6 km, mức độ: rất gần (4 x 2 = 8 điểm) Quản lý điểm đến: trung bình, do không có đội quản lý riêng, chịu sự quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh (2 x 2 = 4 điểm) | 85 điểm, điểm du lịch khá thuận lợi – loại II |
5. Lễ hội | ||
1. Lễ Chol- chnam-thmay 2. Lễ Sene- dolta | Độ hấp dẫn: thể hiện phong tục tập quán và những nét sinh hoạt cộng đồng, đời sống tinh thần của người Khmer. Rất hấp dẫn (4 x 3 = 12 điểm) Yếu tố nguyên bản: rất tốt (4 x 3 = 12 điểm) | 89 điểm, điểm du lịch |
Có thể bạn quan tâm!
- Định Hướng Trong Việc Bảo Tồn Và Phát Huy Văn Hóa Khmer Nam Bộ Của Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
- Các Tài Nguyên Văn Hóa Khmer Có Tiềm Năng Khai Thác Du Lịch Tại Trà Vinh Và Hiện Trạng
- Các Yếu Tố Cơ Bản Thu Hút Du Khách Của Điểm Đến Du Lịch
- Để Thực Hiện Tốt Nhiệm Vụ “Xã Hội Hóa” Du Lịch Văn Hóa Khmer Nam Bộ, Tỉnh Trà Vinh Cần Chú Ý Đến Các Yếu Tố:
- Quy Hoạch Và Thực Hiện Kế Hoạch Đầu Tư Khai Thác Du Lịch Văn Hóa Khmer Tại Trà Vinh Theo Từng Giai Đoạn Cụ Thể Với Sự Tham Gia Của Xã Hội Và Chính
- Nghiên cứu tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh - 12
Xem toàn bộ 141 trang tài liệu này.
Độ bền vững: rất bền vững (4 x 3 = 12 điểm) Tính cộng đồng: rất tốt (4 x 2 = 8 điểm) Nguồn nhân lực: kém (1 x 3 = 3 điểm) Chính sách hỗ trợ và Khả năng khai thác: chưa được khai thác vào hoạt động du lịch, trừ lễ hội Ok – om – bok. Mức độ: trung bình (2 x 2 = 4 điểm) Sức chứa khách du lịch: rất lớn (4 x 2 = 8 điểm) Cơ sở vật chất hạ tầng, kỹ thuật du lịch và Dịch vụ hỗ trợ khách du lịch: tập trung tại chùa là chủ yếu. Mức độ: rất tốt (4 x 3 = 12 điểm) Mức chi phí khách chi trả cho hoạt động du lịch tại điểm tài nguyên: không bán vé, khách tham quan các gian hàng trưng bày, ăn uống tùy theo nhu cầu cá nhân của khách. Mức độ: khá thấp (3 x 2 = 4 điểm) Vị trí tiếp cận: rất gần (4 x 2 = 8 điểm) Quản lý điểm đến: khá tốt. Hoạt động được tổ chức tại Ao Bà Om và các chùa Khmer, kết hợp với Hội chợ Xúc tiến thương mại. Nên chịu sự quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Công thương tỉnh (3 x 2 = 6 điểm) | khá thuận lợi – loại II | |
6. Nghề và làng nghề truyền thống | ||
1. Nghề làm bánh tráng Tra Vi, Châu Thành 2. Nghề đan chỉ sơ dừa, Càng Long 3. Nghề dệt chiếu Cà Hom – Bến Bạ, Trà Cú 4. Nghề làm bánh tét Trà Cuôn, Cầu Ngang 5. Nghề làm cốm dẹp Ba | Độ hấp dẫn: đặc trưng về hoạt động sản xuất và mưu sinh của người Khmer tại Trà Vinh. Hấp dẫn (3 x 3 = 9 điểm) Yếu tố nguyên bản: khá tốt, một số hộ dân đã máy móc hóa một vài công đoạn sản xuất (3 x 3 = 9 điểm) Độ bền vững: trung bình do quá trình cơ giới hóa và sự cạnh tranh của các sản phẩm hiện đại hoặc sản phẩm nhập khẩu (2 x 3 = 6 điểm) Tính cộng đồng: rất tốt (4 x 2 = 8 điểm) Nguồn nhân lực: kém, số lượng hộ dân theo nghề rất ít và đang lão hóa dần (1 x 3 = 3 điểm) Chính sách hỗ trợ và Khả năng khai thác: chưa được khai thác vào hoạt động du lịch. Mức độ: kém (1 x 2 = 2 điểm) Sức chứa khách du lịch: điểm làm nghề là hộ dân nên sức chứa khách ở mức trung bình (2 x 2 = 4 điểm) Cơ sở vật chất hạ tầng, kỹ thuật du lịch và Dịch vụ hỗ | 62 điểm, điểm du lịch trung bình – loại III |
trợ khách du lịch: hệ thống đường đi chưa đồng nhất về kích thướt, thiếu hệ thống đèn đường và bản chỉ dẫn. Mức độ: kém (1 x 3 = 3 điểm) Mức chi phí khách chi trả cho hoạt động du lịch tại điểm tài nguyên: không bán vé tham quan. Mức độ: rất thấp (4 x 2 = 8 điểm) Vị trí tiếp cận: rất gần (4 x 2 = 8 điểm) Quản lý điểm đến: kém, do hộ dân tự quản lý nên không chuyên nghiệp (1 x 2 = 2 điểm) |
(Nguồn: Tác giả nghiên cứu và khảo sát)
Sau khi đánh giá các thành tố du lịch văn hóa Khmer tiềm năng tại Trà Vinh, tác giả tiếp tục sử dụng phương pháp thang điểm tổng hợp để đánh giá mức điểm trung bình của các điểm du lịch tiềm năng (Phụ lục 2). Kết quả, tác giả có được thang điểm tổng hợp trung bình của các điểm du lịch tiềm năng từ 62 đến 101 điểm.
Bảng 2.5. Tổng hợp thành tố có tiềm năng phát triển du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh
Loại II – Điểm du lịch khá thuận lợi | Loại III – Điểm du lịch trung bình | Loại IV – điểm du lịch kém thuận lợi | |
01 | 06 | 04 | 0 |
1. Bảo tàng văn hóa dân tộc Khmer | 1. Di tích kiến trúc tôn giáo chùa Âng 2. Chùa Hang 3. Chùa Vàm Rây 4. Ẩm thực của người Khmer 5. Di tích thắng cảnh quốc gia Ao Bà Om 6. Các lễ hội của người Khmer | 1. Chùa Ông Mẹt 2. Thưởng thức và giao lưu văn nghệ Khmer 3. Phong tục tập quán của người dân (homestay) 4. Các nghề và làng nghề truyền thống |
(Nguồn: Tác giả)
Điều này cho thấy, tài nguyên văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh đã được phát triển thành điểm du lịch tuy còn nhiều hạn chế về mặt nhân lực du lịch, hoạt động khai thác nhưng nội tại các điểm du lịch cũng có sức thu hút và độ bền vững riêng của tài nguyên. Tóm lại, tài nguyên văn hóa Khmer có tiềm năng du lịch rất lớn, đã đang và sẽ phát triển thành điểm du lịch thu hút du khách.
2.7. Kết luận
Văn hóa Khmer Nam bộ là một tài nguyên du lịch rất có tiềm năng để phát triển. Việc khai thác nguồn tài nguyên này vào hoạt động du lịch sẽ mang lại nhiều lợi thế cho kinh tế - xã hội của tỉnh Trà Vinh. Chính sách của Nhà nước đã có, tuy nhiên các yếu tố văn hóa Khmer Nam bộ đang mong chờ những hành động cụ thể từ các cấp địa phương và những người có tâm với ngành du lịch, đặc biệt là những người con địa phương và đồng bào Khmer.
Thực trạng ngành du lịch Trà Vinh nói chung và hoạt động khai thác văn hóa Khmer Nam bộ vào phát triển du lịch nói riêng vẫn còn nhiều tồn tại và thách thức. Thực trạng chung của sự yếu kém trong hoạt động kinh doanh du lịch tại Trà Vinh là thiếu kinh nghiệm và tầm nhìn trong đầu tư chiến lược du lịch. Nhìn nhận được những hiện trạng còn tồn tại sẽ giúp cho các nhà làm du lịch hoạch định được những chiến lược cần thiết cho sự phát triển của đơn vị và của tỉnh nhà. Tuy nhiên, từ kế hoạch chiến lược khai thác đến thực hiện hành động, chính quyền và người dân Trà Vinh cần nhìn nhận đúng thực trạng và giải quyết chúng ngay từ bây giờ.
Chương 3: CÁC ĐỀ XUẤT KHAI THÁC TIỀM NĂNG ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA KHMER NAM BỘ TẠI TỈNH TRÀ VINH
3.1. Định hướng phát triển du lịch văn hóa Khmer tại Trà Vinh
Tác giả sử dụng phiếu câu hỏi khảo sát ý kiến các chuyên gia (Phụ lục 6) về tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh và các định hướng phát triển du lịch Trà Vinh trong tương lai. Chuyên gia là các giảng viên có thâm niên về giảng dạy du lịch, có học vị từ Cử nhân đại học (đang học Cao học) trở lên; hướng dẫn viên, điều hành có thâm niên của các công ty du lịch lữ hành tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Cần Thơ, Bến Tre và Trà Vinh; Chuyên viên, trưởng – phó phòng Trung tâm xúc tiến du lịch, các công chức làm việc tại Ủy ban và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; phóng viên báo Trà Vinh và Báo Du lịch. Họ là những người có kinh nghiệm và tâm huyết với du lịch, đặc biệt đã từng đến Trà Vinh ít nhất 2 lần và trong số họ có những người là người con của quê hương Trà Vinh.
Với ý kiến của chuyên gia mà tác giả tổng hợp và phân tích được, tác giả ứng dụng vào công tác định hướng phát triển du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh. Trước tiên, tác giả phân tích ý kiến chuyên gia với các nội dung cụ thể sau (Phụ lục 7):
3.1.1. Du khách ấn tượng và muốn được tìm hiểu nét đặc trưng văn hóa Khmer:
Ngôi chùa Khmer; ẩm thực; các loại hình nghệ thuật truyền thống; nghề và làng nghề truyền thống; lễ hội truyền thống; tập quán sinh hoạt; trang phục dân tộc; tín ngưỡng. Qua đó, các nhà làm du lịch có thể dựa trên nhu cầu tìm hiểu của khách để xây dựng chuỗi hệ thống các dịch vụ và sản phẩm du lịch cung ứng cho du khách.
3.1.2. Tầm quan trọng của các yếu tố tài nguyên văn hóa Khmer có khả năng khai thác và phát triển du lịch tại Trà Vinh,
Được đánh giá theo thứ tự: ngôi chùa Khmer; các loại hình nghệ thuật truyền thống; lễ hội truyền thống; ẩm thực; nghề và làng nghề truyền thống; tập quán sinh hoạt; trang phục dân tộc. Đánh giá mức độ quan trọng của từng yếu tố với mục đích quy hoạch phát triển từng tài nguyên thành sản phẩm du lịch theo thị hiếu khách hàng, từ đó lập kế hoạch đầu tư xây dựng và kêu gọi vốn đầu tư của địa phương. Thực hiện quy hoạch có lộ trình sẽ giúp địa phương phát triển du lịch một cách bền
vững, thuận tiện cho công tác kiểm tra, sửa lỗi và dễ dàng đón nhận những thách thức. Nhờ đó, địa phương và các doanh nghiệp du lịch có định hướng thời gian và nhiệm vụ cụ thể cho quá trình phát triển của đơn vị.
3.1.3. Mức độ quan trọng của các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài đến khả năng phát triển du lịch của tỉnh Trà Vinh
Yếu tố được đánh giá là quan trọng nhất quyết định sự phát triển du lịch tỉnh Trà Vinh là chính sách kêu gọi đầu tư kinh doanh du lịch của Nhà nước và của địa phương Trà Vinh, cũng như phát huy tốt vai trò của Trung tâm xúc tiến du lịch địa phương. Với mục tiêu xây dựng du lịch theo hướng “xã hội hóa” du lịch Trà Vinh vẫn đang cần nhiều nguồn lực tài chính, đầu tư, xây dựng ý tưởng kinh doanh từ các đơn vị tư nhân.
Hệ thống và phương tiện giao thông từ trung tâm đến điểm du lịch và từ tỉnh đến các địa phương khác. Và, hệ thống và phương tiện giao thông từ Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Cần Thơ đến Trà Vinh, là yếu tố quan trọng thứ hai. Khách du lịch đến từ các địa phương khác sẽ có nhu cầu chi tiêu du lịch nhiều hơn khách trong tỉnh và khách đến từ các tỉnh lân cận. Khoảng cách, chất lượng đường đi, thời gian di chuyển ảnh hưởng rất nhiều đến sự hài lòng của du khách đối với các sản phẩm du lịch; điều này cũng hạn chế phần nào khả năng quay lại của du khách.
Điểm du lịch và dịch vụ du lịch còn riêng lẻ, thiếu tính liên kết. Thật vậy, từ thực tế khảo sát của tác giả, các điểm du lịch thường tự phát hoặc do du khách tự khám phá nên các đơn vị làm du lịch vẫn chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm du lịch. Các điểm tham quan tự đón khách, chưa có sự hợp tác giữa các điểm tham quan với nhau, vô tình dẫn đến tâm lý cạnh tranh mặc dù các điểm có sự khác nhau về tính chất và đối tượng tài nguyên. Hệ quả là khách thấy nhàm chán do các điểm tài nguyên bị rời rạc, khách thiếu thông tin về các điểm tham quan khiến họ rút ngắn thời gian du lịch, hoặc tạo cho du khách ấn tượng chưa tốt về tính phối hợp của các đơn vị làm du lịch ở địa phương, tính chuyên nghiệp không cao. Ngoài ra, mối liên kết giữa dịch vụ với các công ty lữ hành cũng còn nhiều hạn chế do chưa thống nhất về lợi ích hợp tác giữa đôi bên.
Vấn đề quảng bá và marketing sản phẩm du lịch văn hóa Khmer Trà Vinh thông qua những thông tin về người Khmer, nét đẹp dân tộc cũng như các điểm đến
còn nhiều hạn chế. Mặc khác, các dịch vụ hỗ trợ khách du lịch như bản đồ, sách và các tạp chí thông tin du lịch còn thiếu và lạc hậu. Hay, hệ thống thông tin liên lạc và hỗ trợ đường đi còn thiếu, như: không có bảng chỉ dẫn, người dân không biết điểm du lịch nên không thể chỉ đường cho du khách, khó định vị điểm đến bằng hệ thống mạng. Việc này gây khó khăn cho đối với khách tự túc, làm hạn chế hình ảnh thân thiện, cởi mở của người dân địa phương với khách tham quan.
Yếu tố thứ năm là nguồn nhân lực phục vụ khách du lịch. Tại điểm tham quan không có thuyết minh viên (chùa Khmer, làng nghề,…); trình độ văn hóa và kiến thức du lịch của người dân Khmer còn yếu. Tài nguyên du lịch văn hóa Khmer còn đang ở dạng tiềm năng của giai đoạn khai thác, vì vậy du khách đến tham quan chủ yếu theo hình thức tự phục vụ, tự tìm hiểu là chính. Điều này, làm cho du khách không được thỏa mãn mục đích du lịch và người dân bản địa cũng không được hưởng lợi từ du lịch, gián tiếp gây lãng phí nguồn lao động sẵn có tại địa phương.
Yếu tố vị trí địa lý của các tài nguyên, vị trí của tỉnh Trà Vinh so với Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Cần Thơ cũng gây cản trở không nhỏ đến sự thu hút khách du lịch đến với Trà Vinh. Cuối cùng là số ít khách nước ngoài gặp trở ngại về vấn đề tôn giáo, dân tộc nên Nhà nước ta có một số quy định đặc biệt dành cho đối tượng này. Việc này làm hạn chế số lượng khách nước ngoài đến tham quan và lưu trú lại Trà Vinh, đặc biệt là sinh hoạt tại nhà của người Khmer (homestay).
3.1.4. Để phát triển du lịch dựa vào nền văn hóa Khmer Nam bộ thì Trà Vinh cần thực hiện các nhóm công việc theo thứ tự:
Đào tạo đội ngũ nhân lực du lịch, đặc biệt là người Khmer; Xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông;
Liên kết và quảng bá tiềm năng du lịch văn hóa Khmer của Trà Vinh đến các đơn vị du lịch trong và ngoài tỉnh;
Đầu tư xây dựng cơ sở phục vụ du lịch: nhà hàng, khách sạn, dịch vụ phụ trợ khác; Hoàn thiện chương trình và dịch vụ tour du lịch văn hóa Khmer thí điểm; Xây dựng quy định kinh doanh du lịch dựa vào khai thác văn hóa Khmer
Nam bộ;
Nghiên cứu và xuất bản tài liệu, ấn phẩm tìm hiểu về văn hóa người Khmer Trà Vinh. Đẩy mạnh truyền thông, tiếp thị và quảng bá hình ảnh văn hóa Khmer ra thế giới.
3.1.5. Để phát triển du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh thì địa phương nên kinh doanh du lịch theo hình thức:
Du lịch cộng đồng kết hợp homestay; Kinh doanh theo hình thức “Làng du lịch”;
Sản phẩm riêng lẻ, được liên kết bằng chương trình tour của các đơn vị lữ hành (kiểu kinh doanh truyền thống);
Land tour (địa phương bán sản phẩm gồm chương trình và dịch vụ tour của địa phương cho đơn vị du lịch ngoài tỉnh)
Xây dựng các show biểu diễn văn hóa, truyền thống lịch sử của người Khmer thành một sản phẩm du lịch
3.1.6. Để đánh giá tiềm năng du lịch văn hóa Khmer Nam bộ tại Trà Vinh, cần dựa trên những tiêu chí:
Tiêu chí 1: Sức hấp dẫn của tài nguyên
Tiêu chí 2: Yếu tố “nguyên bản” của tài nguyên văn hóa Khmer
Tiêu chí 3: Khả năng khai thác bền vững của điểm tài nguyên văn hóa
Tiêu chí 4: Yếu tố cộng đồng: sự tương tác của người dân địa phương với du khách, tính hiếu khách, sự thân thiện cởi mở và cách giao tiếp ứng xử
Tiêu chí 5: Chất lượng nguồn nhân lực phục vụ khách du lịch
Tiêu chí 6: Chế độ chính sách hỗ trợ phát triển du lịch tại điểm tài nguyên văn hóa Khmer
Tiêu chí 7: Sức chứa khách tham quan tại mỗi điểm tài nguyên
Tiêu chí 8: Dịch vụ hỗ trợ phục vụ khách tham quan: nhà vệ sinh, bãi giữ xe, tư vấn thông tin du lịch,….
Tiêu chí 9: Mức chi phí du khách chi trả cho hoạt động du lịch tại điểm tài nguyên
Tiêu chí 10: Điều kiện vật chất và cơ sở hạ tầng Tiêu chí 11: Vị trí tiếp cận điểm tài nguyên