Vận dụng phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông nhằm phát triển năng lực học sinh Qua thực nghiệm chương trình lớp 10 - 2

2.1.4. Cơ sở của việc vận dụng phương pháp dạy học môn Lịch sử nhằm phát

triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông 43

2.1.5. Phân loại phương pháp dạy học lịch sử nhằm phát triển năng lực học sinh 48

2.1.6. Vai trò, ý nghĩa của việc vận dụng phương pháp dạy học lịch sử nhằm phát

triển năng lực học sinh 53

2.1.6.1. Vai trò 53

2.1.6.2. Ý nghĩa 54

2.1.7. Các năng lực cần phát triển cho học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông 57

2.1.7.1.Các năng lực chung cần hình thành và phát triển trong quá trình DHLS 57

2.1.7.2. Các năng lực chuyên biệt của môn Lịch sử cần phát triển cho học sinh 58

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

2.2. Cơ sở thực tiễn 60

2.2.1. Thực trạng chung việc dạy và học lịch sử ở trường trung học phổ thông hiện nay 60

Vận dụng phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường Trung học phổ thông nhằm phát triển năng lực học sinh Qua thực nghiệm chương trình lớp 10 - 2

2.2.1.1. Thuận lợi 60

2.2.1.2. Khó khăn 60

2.2.2. Thực trạng vận dụng phương pháp trong dạy học lịch sử nhằm phát triển năng lực học sinh trong trường trung học phổ thông. 60

2.2.2.1. Mục đích, đối tượng, phương pháp điều tra 60

2.2.2.2. Kết quả điều tra, khảo sát 62

2.2.3. Những vấn đề cần giải quyết và giải pháp khắc phục 67

Tiểu kết chương 2 68

Chương 3. SỬ DỤNG PHỐI HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH 69

3.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình lịch sử bậc trung học phổ thông 69

3.1.1. Vị trí 69

3.1.2. Mục tiêu 69

3.1.3. Nội dung cơ bản của chương trình lịch sử trung học phổ thông 71

3.2. Những yêu cầu cơ bản khi vận dụng phương pháp dạy học lịch sử nhằm phát

triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông 72

viii

3.2.1. Vận dụng phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng nội dung của bộ

môn 72

3.2.2. Phương pháp dạy học phải kích thích được nhu cầu hứng thú học tập của

học sinh 73

3.2.3 Kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học, trong đó có một phương pháp chủ đạo 74

3.2.4. Phương pháp dạy học phải phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học

sinh trong nhận thức 75

3.2.5 Tận dụng được ưu thế của công nghệ thông tin, kĩ thuật dạy học hiện đại trong dạy học 76

3.2.6. Giáo viên phải giỏi về kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và hiểu

rõ học sinh 77

3.3. Các phương pháp dạy học môn Lịch sử nhằm phát triển năng lực học sinh ở trường trung học phổ thông 78

3.3.1. Nhóm phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử 78

3.3.1.1. Phương pháp sử dụng sử liệu viết 78

3.3.1.2 Phương pháp sử dụng nguồn sử liệu trực quan 82

3.3.1.3. Phương pháp trình bày miệng 85

3.3.2. Nhóm phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực nhận thức và tư duy

lịch sử 90

3.3.2.1. Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề 90

3.3.2.2. Tổ chức HS học tập theo nhóm kết hợp với kĩ thuật dạy học tích cực 93

3.3.2.3. Phương pháp tranh luận 97

3.3.2.4 Phương pháp đóng vai 101

3.3.3. Nhóm phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức

và kĩ năng đã học 104

3.3.3.1. Phương pháp dạy học theo dự án 104

3.3.3.2. Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học lịch sử 108

3.3.3.3. Hướng dẫn học sinh thực hành bộ môn Lịch sử 111

3.3.3.4 Hướng dẫn học sinh kết nối quá khứ với hiện tại và tương lai 115

Tiểu kết chương 3 118

Chương 4. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 119

4.1. Mục đích, đối tượng, địa bàn và giáo viên thực nghiệm sư phạm 119

4.1.1. Mục đích thực nghiệm 119

4.1.2. Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm 119

4.1.3 Nội dung và phương pháp thực nghiệm 120

4.2 Thực nghiệm sư phạm từng phần 121

4.2.1 Về nhóm phương pháp day học nhằm phát triển năng lực tìm hiểu lịch sử 122

4.2.2. Về nhóm phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực nhận thức và tư

duy lịch sử 123

4.2.3. Về nhóm phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến

thức và kĩ năng đã học 125

4.3. Thực nghiệm sư phạm toàn phần 127

4.3.1. Kế hoạch dạy học thực nghiệm toàn phần 127

4.3.1.1. Kế hoạch dạy học thực nghiệm toàn phần Bài 11: “Tây Âu hậu kì trung đại” 127

4.3.1.2. Kế hoạch dạy học thực nghiệm toàn phần chủ đề “Hành trình qua miền văn hóa” 131

4.3.2. Tiến trình thực nghiệm 132

4.3.2.1. Tiến trình thực nghiệm Bài 11: Tây Âu hậu kì trung đại ( tiết 1) 132

4.3.2.2. Tiến trình thực nghiệm chủ đề “Hành trình qua miền văn hóa” 136

4.3.3. Tổng hợp và đánh giá kết quả thực nghiệm toàn phần 139

4.3.3.1. Tổng hợp kết quả thực nghiệm 139

4.3.3.2. Tổng hợp đánh giá ý kiến của giáo viên và học sinh 144

Tiểu kết chương 4 147

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 148

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 2

PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy theo hướng phát triển năng lực toàn diện cho người học là vấn đề chiến lược, cấp thiết trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo hiện nay, trong đó có giáo dục phổ thông. Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” chỉ rõ:“Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học” [42].

Mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất người học được cụ thể hóa trong Khoản 1, Điều 29, Luật Giáo dục năm 2019: Giáo dục phổ thông nhằm phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kĩ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo;hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [104;9]. Đây là quan điểm mới, thể hiện tư duy chiến lược của Đảng trong việc đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nước nhà trước xu thế toàn cầu hóa và cách mạng khoa học công nghệ 4.0.

Trước những yêu cầu của thực tiễn đặt ra, cần thiết phải có những sự thay đổi về quan điểm, cách thức thực hiện các nội dung giáo dục ở trường phổ thông. Trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018, xác định mục tiêu giáo dục phổ thông cấp THPT là “giúp HS tiếp tục phát triển những phẩm chất, năng lực cần thiết đối với người lao động, ý thức và nhân cách công dân, khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời …”[21;6]. Như vậy, mục tiêu giáo dục đào tạo nói chung và mục tiêu giáo dục phổ thông nói riêng đều nhấn mạnh việc chuyển từ định hướng“tiếp cận nội dung” sang “phát triển năng lực và phẩm chất người học”. Theo đó, cần đổi mới đồng bộ tất cả các khâu của quá trình giáo dục, từ đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa đến đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học và cách thức kiểm tra, đánh giá. Trong đó, việc sử dụng các PPDH theo định hướng phát triển năng lực được coi là khâu then chốt của quá trình đổi mới. Bản chất của quá trình đổi mới PPDH là chuyển quá trình dạy học theo lối “truyền thụ” kiến thức một chiều của GV sang quá trình GV tổ chức, hướng dẫn người học “tìm kiếm, khám phá, chiếm lĩnh và làm chủ” tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, qua đó hình thành năng lực. Vấn đề đặt ra là GV phải vận


dụng các PPDH như thế nào để phát huy được tính tích cực, chủ động, độc lập và sáng tạo của HS trong quá trình nhận thức.

Nhiệm vụ của môn Lịch sử ở trường phổ thông là trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức cơ bản, toàn diện về lịch sử phát triển hợp quy luật của xã hội loài người và của dân tộc từ xưa đến nay. Qua đó rèn luyện kĩ năng nhận thức, tư duy, thực hành bộ môn và liên hệ, đánh giá thực tiễn cuộc sống cho học sinh. Đồng thời, môn Lịch sử cũng góp phần quan trọng vào việc giáo dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm và truyền thống quý báu của dân tộc cho các em. Từ đó góp phần quan trọng vào việc hình thành, phát triển năng lực chung và năng lực đặc thù của bộ môn, cũng như bồi đắp những phẩm chất tốt đẹp cho HS.

Nhiều GV đã nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới PPDH nên đã biết vận dụng linh hoạt các PPDH kết hợp với nhau. Thực tiễn dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay có nhiều điểm tích cực và đạt được những thành tựu đáng kể. Các hình thức tổ chức dạy học và phương pháp, kĩ thuật dạy học phù hợp, đa dạng, tạo nên nhiều giờ học đạt chất lượng tốt, tạo được niềm vui và hứng thú học tập bộ môn cho HS. Tuy nhiên, quá trình đổi mới phương pháp dạy học bộ môn diễn ra vẫn còn thiếu đồng bộ và hệ thống. Thực tiễn đó đặt ra yêu cầu nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống phương pháp dạy học môn lịch sử ở bậc học phổ thông là rất cấp thiết.

Dưới góc độ lí luận, phát triển năng lực người học trong dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông là vấn đề còn mới, Mặc dù vấn đề này đã bước đầu được nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau như năng lực thực hành, năng lực tự học bộ môn... tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện, chuyên biệt về việc vận dụng các phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực HS trong quá trình DHLS ở trường THPT. Vì vậy, đây là hướng nghiên cứu mới và có ý nghĩa lí luận, thực tiễn cao.

Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề: Vận dụng phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường THPT nhằm phát triển năng lực học sinh (Qua thực nghiệm chương trình lớp 10)” làm đề tài Luận án tiến sĩ khoa học chuyên ngành Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử, với mong muốn vận dụng linh hoạt, hiệu quả các PPDH trong quá trình DHLS ở trường THPT để phát triển năng lực HS. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn trước yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Là quá trình vận dụng các phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường THPT nhằm phát triển năng lực học sinh.


- Phạm vi nghiên cứu:

+ Về nội dung, nghiên cứu hệ thống phương pháp dạy học môn Lịch sử để phục vụ giảng dạy chương trình sách giáo khoa Lịch sử lớp 10.

+ Về thời gian, luận án khảo sát những vấn đề có liên quan đến sử dụng phương pháp dạy học môn Lịch sử từ năm 2013 đến năm 2020.

+ Về địa bàn điều tra, khảo sát: được tiến hành ở nhiều trường phổ thông trong phạm vi cả nước.

+ Về phạm vi thực nghiệm (từng phần và toàn phần): tiến hành tại 18 trường THPT, phân bố đồng đều cả ba miền Bắc, Trung, Nam.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

-Mục đích nghiên cứu: trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc vận dụng phương pháp dạy học môn Lịch sử nhằm phát triển năng lực học sinh, luận án đề xuất các biện pháp sư phạm vận dụng hiệu quả phương pháp dạy học đó, nhằm góp phần việc đổi mới giáo dục và nâng cao chất lượng bộ môn.

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Chọn lọc, khảo cứu tài liệu, đánh giá tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, qua đó xác định những vấn đề luận án sẽ tiếp tục đi sâu nghiên cứu, giải quyết.

+ Nghiên cứu cơ sở lí luận về vận dụng phương pháp dạy học lịch sử nhằm phát triển năng lực cho học sinh. Làm sáng tỏ bản chất của vận dụng phương pháp dạy học lịch sử, nhằm phát triển năng lực HS trong môn Lịch sử ở trường phổ thông.

+ Khảo sát, đánh giá thực trạng vận dụng phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường THPT, chỉ ra những ưu điểm, hạn chế.

+ Nghiên cứu chương trình, SGK lịch sử Lớp 10 để xác định những nội dung kiến thức, định hướng cho việc vận dụng các PPDH phù hợp.

+ Đề xuất cách thức vận dụng hiệu quả phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông nhằm phát triển năng lực của học sinh.

+ Tiến hành thực nghiệm sư phạm từng phần và toàn phần để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp.

4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

- Cơ sở phương pháp luận: Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục nói chung, giáo dục lịch sử nói riêng, đặc biệt là định hướng đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục, đào tạo của Đảng.


- Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, có sự tiếp cận, kế thừa thành tựu của nhiều ngành khoa học khác nhau, đặc biệt là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Dựa trên những nguyên tắc nghiên cứu của khoa học nói chung và căn cứ vào những đặc thù của bộ môn, nội dung, tính chất của đề tài, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: được sử dụng nhằm xây dựng tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lí luận của đề tài. Nguồn tài liệu được nghiên cứu gồm tâm lí học, giáo dục học, lý luận về PPDHLS nhằm phát triển năng lực của người học, cùng các tài liệu liên quan đến thực tiễn dạy học lịch sử như chương trình, SGK, SGV.

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: nhằm mục đích khảo sát thực trạng việc dạy học lịch sử nói chung, việc vận dụng PPDHLS nhằm phát triển năng lực HS nói riêng, làm cơ sở để xác định và cách vận dụng các PPDH để phát triển năng lực HS trong môn Lịch sử. Cách thức tiến hành gồm:

+ Phương pháp quan sát: quan sát hoạt động dạy và học lịch sử của giáo viên, học sinh, để rút ra những kết luận khoa học thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án.

+ Điều tra bằng phiếu hỏi: đối tượng là giáo viên lịch sử và học sinh ở trường THPT nhằm thu thập các thông tin về việc sử dụng phương pháp dạy học nói chung và việc vận dụng PPDHLS nhằm phát triển năng lực HS nói riêng.

- Phương pháp chuyên gia: được sử dụng để xin ý kiến chuyên gia về các vấn đề liên quan đến luận án, đặc biệt là cách thức vận dụng các PPDH nhằm phát triển năng lực HS ở trường THPT. Phương pháp này được thực hiện với hình thức hội đồng chuyên gia (xêmina) và phỏng vấn trực tiếp một số GV phổ thông môn Lịch sử giàu kinh nghiệm trong dạy học ở trường phổ thông.

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: nhằm mục đích kiểm định tính đúng đắn và tính khả thi của các biện pháp sư phạm đề xuất trong luận án, làm cơ sở để rút ra những kết luận khoa học của đề tài.

- Phương pháp nghiên cứu trường hợp: tập trung đi sâu nghiên cứu trường hợp lớp 10 – lớp đầu tiên của cấp THPT, từ đó rút ra những kết luận chung cho đối tượng HS ở cấp học này.

- Phương pháp toán học thống kê: tập hợp và xử lí số liệu điều tra thực tiễn và thực nghiệm sư phạm để phân tích và rút ra những kết luận, khuyến nghị phù hợp.


5. Giả thuyết khoa học của đề tài

Thực tiễn vận dụng PPDHLS ở trường THPT hiện nay còn tồn tại nhiều bất cập và hạn chế. Nếu giáo viên vận dụng linh hoạt các PPDH dạy học theo luận án đề xuất sẽ đạt được mục tiêu dạy học và phát triển được năng lực học sinh. Qua đó, góp phần đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Ý nghĩa khoa học: kết quả nghiên cứu của luận án làm phong phú thêm lí luận về PPDHLS. Việc xác định được cách thức lựa chọn, sử dụng và phối hợp các PPDHLS đề xuất trong luận án góp phần quan trọng vào việc phát triển năng lực học sinh trong quá trình học tập môn Lịch sử ở trường THPT. Qua đó, thực hiện mục tiêu môn học theo yêu cầu mới.

-Ý nghĩa thực tiễn: Các biện pháp Luận án đề xuất khi được triển khai trong thực tiễn sẽ phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử nhằm phát triển năng lực học sinh. Luận án là tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh, giáo viên và học sinh trong quá trình giảng dạy, học tập và nghiên cứu.

7. Đóng góp của Luận án:

- Làm rõ bản chất của việc vận dụng PPDHLS nhằm phát triển năng lực học sinh ở trường THPT.

- Đánh giá được thực trạng việc vận dụng phương pháp dạy học lịch sử nhằm phát triển năng lực HS hiện nay ở trường THPT.

- Đề xuất được cách thức sử dụng và phối hợp hiệu quả các PPDHLS ở trường THPT nhằm phát triển năng lực học sinh.

8. Cấu trúc Luận án:

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, cấu trúc Luận án gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án.

Chương 2: Vấn đề vận dụng phương pháp dạy học môn Lịch sử nhằm phát triển năng lực học sinh ở trường trường trung học phổ thông: Lí luận và thực tiễn.

Chương 3: Sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường trung học phổ thông nhằm phát triển năng lực học sinh

Chương 4: Thực nghiệm sư phạm

Xem tất cả 225 trang.

Ngày đăng: 11/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí