Vai Trò, Ý Nghĩa Của Việc Đổi Mới Phương Pháp Sử Dụng Tlhv Trong Dạy Học Lịch Sử Ở Thpt

4.2. Đối tương nghiên cứu

Biện pháp đổi mới phương pháp sử dụng TLHV trong dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 ở trường THPT

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa tài liệu nhằm xác định các khái niệm công cụ và cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu.

5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

5.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Mục đích: thu thập thông tin về thực trạng sử dụng TLHV vào dạy học môn Lịch sử và đề xuất một số biện đưa TLHV vào dạy học lịch sử ở trườngTHPT

Phương tiện: phiếu hỏi dùng cho GV và HS.

5.2.2. Phương pháp quan sát

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Mục đích: Thu thập các biểu hiện sinh động, khách quan về thái độ, hứng thú cũng như mức độ tham gia hoạt động trong giờ học của HS khi tiết học có sử dụng một số biện pháp đưa TLHV vào dạy học.

5.2.3. Nhóm phương pháp thống kê toán học

Đổi mới phương pháp sử dụng tư liệu hiện vật vào dạy học Lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 ở trường trung học phổ thông - 3

Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các kết quả đã thu được nhằm đảm bảo sự chính xác, khách quan, khoa học và độ tin cậy cao

6. Giả thuyết nghiên cứu

Nếu tiến hành đổi mới phương pháp sử dụng TLHV trong dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 ở THPT theo hướng đề xuất của đề tài sẽ giúp HS tăng hứng thú học tập, hình thành biểu tượng lịch sử, phát triển các kỹ năng năng lực của bản thân, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học Lịch sử trong trườngTHPT.

7. Đóng góp mới của đề tài

- Khẳng định vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc sử dụng nguồn TLHV trong dạy học lịch sử ở trườngTHPT

- Đánh giá thực trạng việc việc sử dụng TLHV trong dạy học lịch sử ở trườngTHPT

- Đề xuất một số biện pháp đổi mới phương pháp sử dụng nguồn TLHV trong dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 một cách hiệu quả.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài luận văn bao gồm hai chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới phương pháp sử dụng TLHV trong dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 - 1954 ở trường THPT.

Chương 2: Một số biện pháp đổi mới phương pháp sử dụng TLHV trong dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 ở trường THPT. Thực nghiệm sư phạm.


CHƯƠNG 1:

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TLHV VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬVIỆT NAM THỜI KỲ 1946 - 1954 Ở TRƯỜNG THPT.

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.1. Một số khái niệm

1.1.1.1. Tư liệu lịch sử

Một trong những vấn đề quan trọng của nghiên cứu lịch sử và DHLS đó chính là tư liệu lịch sử.Tuy nhiên, liên quan tới khái niệm tư liệu lịch sử vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau.

Theo Từ điển tiếng Việt: “Tài liệu là văn bản giúp cho tìm hiểu một vấn đề gì: tài liệu học tập, tài liệu tham khảo; tư liệu là tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu” [27; 1132]. Trong tài liệu lịch sử bao gồm tư liệu lịch sử. Do đó, ta thấy tư liệu lịch sử thường được trích ra từ trong các tài liệu lịch sử. Nó là phần quan trọng của tài liệu lịch sử, phục vụ cho quá trình nghiên cứu hay học tập lịch sử.Tư liệu lịch sử chứa những sự kiện lịch sử, đó chính là cấu tạo cơ bản của lịch sử.Điều này đã khẳng định vai trò của tư liệu lịch sử hết sức đặc biệt đối với khoa học lịch sử.

Từ việc phân tích các đặc trưng của bộ môn và những khái niệm có liên quan trong sách “Phương pháp luận sử học” do Phan Ngọc Liên NXB ĐHSP Hà Nội, 2008, các tác giả đã đưa ra cách hiểu “tư liệu lịch sử là khâu trung gian nối liền giữa nhà sử học với các công trình nghiên cứu lịch sử”. “Tư liệu lịch sử là những di tích của quá khứ, xuất hiện như sản phẩm của quan hệ xã hội nhất định, mang trong mình những dấu vết của quan hệ ấy, phản ánh trực tiếp và trừu tượng hóa một mặt hoạt động nào đấy của con người”. [21;206]

Theo quan niệm của triết học thì tư liệu lịch sử là khái niệm phản ánh đặc tính của hiện vật có thể để thu nhận tri thức của hiện vật khác.

Theo nhà sử học Nga Chi-khơ-mi-rốp cho rằng tư liệu lịch sử là tất cả những gì còn sót lại của cuộc sống đã trải qua hay Re-ban cho rằng tư liệu lịch sử là tổng hợp thành quả từ hoạt động nhận thức và thực tiễn của con người được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng phương diện xã hội.

Nhà sử học Ba Lan J.iopolski đã viết: Tư liệu luôn là tài sản quý giá nhất của nhà sử học, không có nó ta không thể là nhà sử học. Và nếu xem một công trình nghiên cứu lịch sử là một món ăn thì các nguồn tư liệu chính là những sản phẩm, những gia vị để chế biến nên món ăn đó. Không có nguồn tư liệu thì lịch sử không thể được viết ra vì nguồn tư liệu lịch sử không có gì có thể thay thế nó được.

Theo quan niệm xã hội tư liệu lịch sử là một phương tiện để bảo tồn, giữ gìn, truyền bá tri thức lịch sử.

Xét về mặt lý luận thì có nhiều quan niệm khác nhau về tư liệu lịch sử nhưng ta có thể hiểu một cách đơn giản như trong từ điển bách khoa toàn thư có ghi tư liệu lịch sử là nơi lưu giữ các tri thức liên quan đến quá khứ và quan hệ xã hội của loài người và nó phản ảnh trực tiếp quá khứ. Tư liệu lịch sử vừa là cơ sở vừa là xuất phát điểm của nhận thức lịch sử.

Theo chúng tôi tư liệu lịch sử là các sự kiện, tài liệu mà mỗi giáo viên cần phải sưu tầm để tìm hiểu quá trình lịch sử đang học.Tư liệu càng sinh động, phong phú bao nhiêu thì sự kiện càng cụ thể và càng hay bấy nhiêu. Trong giảng dạy lịch sử, điều kiện cơ bản nhất để tái tạo hình ảnh quá khứ là tư liệu lịch sử. Nếu không có nguồn tư liệu phong phú, không cung cấp được nguồn tư liệu cụ thể chân thực thì dù có vận dụng phương pháp giảng dạy nào đi chăng nữa cũng không thể đạt hiệu quả mong muốn.

Hiện nay, các nhà sử học thường chia tư liệu lịch sử thành các nhóm: tư liệu thành văn, tư liệu vật chất, tư liệu truyền miệng dân gian, tư liệu ngôn

ngữ, tư liệu dân tộc học, tư liệu phim ảnh, băng ghi hình và tư liệu băng ghi âm (chiếm vị trí chủ yếu là các tư liệu thành văn).

Một là, tư liệu vật chất (hay còn gọi là tư liệu vật thật).Đây là nguồn tư liệu duy nhất để nghiên cứu về các thời cổ đại khi chữ viết chưa xuất hiện.Nguồn tư liệu này mang ý nghĩa rất quan trọng. Đó là những dụng cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt, vũ khí của người xưa, các thành quách nhà cửa... được các nhà khảo cổ học tìm thấy tại các di chỉ khảo cổ. Đây là nguồn tư liệu chủ yếu trong thời kì chưa có chữ viết và phản ánh một cách khá trung thực và khách quan một mặt nào đấy của cuộc sống.

Hai là, tư liệu thành văn (tư liệu chữ viết): Đây là nguồn tư liệu quý, ngày nay chúng ta có thể dễ dàng thu thập chúng dưới nhiều hình thức khác nhau. Quan trọng là phải có phương pháp nghiên cứu và xử lí tư liệu.Vì lịch sử mang tính giai cấp, nên tư liệu lịch sử mang tính chủ quan của tác giả (ảnh hưởng của tính giai cấp).Khi tìm hiểu về tư liệu lịch sử chữ viết, cần có sự đối chiếu và xem xét chúng với các tư liệu truyền miệng dân gian để có cái nhìn toàn diện và chân thực nhất về lịch sử. Ngoài ra, tư liệu chữ viết còn bao gồm cả những bảng số liệu được thống kê lại từ những ngành liên quan như quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa giáo dục. Thông qua những bảng thống kê đó lịch sử được cụ thể hóa.

Nguồn tư liệu thành văn rất phong phú và đa dạng, nên để nghiên cứu nguồn sử liệu này một cách dễ dàng hơn, người ta thường phân chia thành các loại khác nhau như: phân chia theo lĩnh vực, phân chia theo ngành, theo đặc điểm, nguồn gốc…

Ba là, tư liệu hình ảnh: Là loại tư liệu có tính chất đặc biệt, ta có thể tri giác được hình ảnh lịch sử. Nó giúp ta miêu tả lịch sử một cách sinh động, cụ thể hơn. Hình ảnh lịch sử có thể có hai trường hợp: một là tranh, ảnh được chụp, vẽ tại thời điểm xảy ra sự kiện lịch sử. Đây là tư liệu lịch sử gốc; hai là có thể được dựng lại để chụp… Vì vậy, khi sử dụng chúng ta cần có sự đánh giá, phân biệt rõ.

Bốn là, tư liệu băng ghi âm, ghi hình: Đây là loại tư liệu mới xuất hiện cùng với xã hội hiện đại. Loại tư liệu này cho phép chúng ta nghe, nhìn hiện thực lịch sử.Nó ghi lại một cách chân thực và tái hiện gần như đầy đủ các sự kiện, hiện tượng xảy ra. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn tư liệu này rất dễ được xử lí bằng kĩ thuật công nghệ do đó, khi sử dụng cần lưu ý về tính trung thực, nguyên bản của nó.

Ngoài ra, còn có loại tư liệu truyền miệng dân gian: bao gồm những thông tin lịch sử chưa được tập hợp, còn lưu truyền tự nhiên trong dân gian và có nhiều dị bản khác nhau. Sự tồn tại của các huyền thoại, truyền thuyết, trải qua nhiều thời kì, đã được bao phủ lên bởi một màu sắc kì bí.

1.1.1.2. Quan điểm về khái niệm Tư liệu hiện vật

Tư liệu lịch sử bao gồm rất nhiều loại tư liệu khác nhau trong đó có TLHV nằm trong phân loại của tư liệu vật thật (tư liệu vật chất).

Có rất nhiều quan niệm về TLHV được các nhà nghiên cứu lịch sử đưa ra nhưng chúng ta có thể hiểu TLHV là những vật thực mang trong nó nội dung phản ánh sự kiện lịch sử, theo từ điển bách khoa toàn thư thì những hiện vật này có thể được dùng để làm bằng cớ và chứng minh cho sự kiện lịch sử.

Sách giáo khoa lịch sử lớp 6 có đưa ra khái niệm TLHV là những di tích, những đồ vật của người xưa còn giữ được trong lòng đất hay trên mặt đất.

Chúng tôi xin đưa ra quan điểm của mình về khái niệm TLHV như sau: TLHV là những vật thực mang theo sự phản ánh về sự kiện lịch sử.

TLHV nói chung và TLHV ở bảo tàng nói riêng là phương tiện trực quan rất quan trọng góp phần tạo biểu tượng lịch sử chân thực cụ thể, chính xác cho HS, những TLHV không mang tính lý luận mà rất cụ thể, rõ ràng các sự kiện, hiện tượng chứng minh sự kiện quan trọng của một đất nước, ở một thời kỳ nhất định. TLHV ở bảo tàng được sắp xếp có hệ thống theo trình tự thời gian là phương tiện trực quan giúp HS hình thành tri thức lịch sử. TLHV ở bảo tàng còn có ý nghĩa giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức sâu rộng cho

HS đặc biệt là trong tình hình hiện nay, bảo tàng có ý nghĩa to lớn đối với việc giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ.

Nguồn TLHV là một nguồn tư liệu khó khai thác đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng và có cái nhìn tổng quan của người sử dụng nó.Bản thân TLHV là một nguồn thông tin lịch sử chính xác nhất, không ai có thể thay đổi thông tin mà hiện vật đấy phản ánh.Nhưng TLHV là nguồn tư liệu khó tiếp cận kể cả là góc độ của nhà nghiên cứu hay góc độ của giáo viên khi sử dụng nguồn tư liệu này vào quá trình dạy học vì tư liệu này tự bản thân nó lại không nói lên những gì nó đang phản ánh thế nên đòi hỏi cách thức tiếp cận cũng khác so với các nguồn tư liệu lịch sử khác.

Trong luận văn này chúng tôi tìm hiểu TLHV dưới hai góc độ khác nhau. Thứ nhất là nguồn TLHV mang trong nó tri thức và phản ánh sự kiện lịch sử, thứ hai là chúng tôi khai thác nội dung mà tư TLHV đó phản ánh dưới dạng hình ảnh của TLHV chủ yếu đang được trưng bày tại hai bảo tàng là bảo tàng Cách mạng Việt Nam và bảo tàng Lịch sự Quân sự Việt Nam.

1.2.1. Vai trò, ý nghĩa của việc đổi mới phương pháp sử dụng TLHV trong dạy học lịch sử ở THPT

1.2.1.1. Vai trò của việc đổi mới phương pháp sử dụng tư liệu hiện vạt vào dạy học lịch sử ở trường THPT

Tư liệu lịch sử đóng vai trong quan trọng đối với hoạt động DHLS nói chung và hoạt động DHLS ở trường THPT nói riêng.

Đặc điểm của lịch sử đó là chỉ xảy ra một lần duy nhất trong quá khứ và không bao giờ lặp lại thế nên chỉ có TLHV mấy tiếp cận gần nhất được với sự thật lịch sử.

Ví dụ: năm 1954 với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ làm chấn động cả năm châu cả thế giới đều biết đến chiến thắng này, nhưng đúng với bản chất của lịch sử thì sự kiện lịch sử đó đã diễn ra trong quá khứ vào đúng thời gian là năm 1954, đúng không gian là lòng chảo Điện Biên, đúng con người là những chiến sĩ đã chiến đấu tại đó vào năm 1954 mà người chỉ huy là Đại

tướng Võ Nguyễn Giáp. Điều đó không bao giờ lặp lại nữa, ngày nay chúng ta dựng lại chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, tại lòng chảo Điện Biên với những nhân chứng của trận chiến năm xưa kể lại nhưng thử hỏi xem có còn đúng tất cả những chiến sĩ năm xưa đang chiến đấu họ đều có mặt tại đây hay không, có đúng khoảng thời gian là 1945 hay là đang 2017 còn nữa có còn Đại tướng của chúng ta ở đó chỉ huy trận đánh nữa hay không? Chính những điều đó tạo nên một lịch sử không bao giờ có lặp lại ý như nó đã từng xảy ra ngoài những nhân chứng sống phản ánh phần nào của cuộc chiến năm xưa thì TLHV chính là những nhân chứng không một lời nói dối của chiến thắng đó vấn đề ở đây là chúng ta phải khai thác làm sao, sử dụng như thế nào trong quá trình nghiên cứu đặc biệt là hoạt động DHLS.

Như vậy TLHV là những nhân chứng quan trọng nhất còn tồn tại mãi mãi cùng sự thật lịch sử nếu chúng ta gìn giữ chúng một cách cẩn thận và chân trọng nhất.Chúng sẽ là cầu nối giúp cho không chỉ những nhà nghiên cứu tiếp cận sự thật lịch sử mà còn giúp cho GV, HS trong hoạt động dạy và học.

TLHV mang trong mình câu chuyện lịch sử về sự kiện lịch sử thế nên khi sử dụng TLHV lịch sử vào hoạt động DHLS thay vì GV sẽ là người nói người thuyết trình cho cả buổi học dễ gây nhàm chán thì giáo viên có thể mang hiện vật đó (nếu có điều kiện) hoặc sử dụng ảnh, phim về TLHV đó để giới thiệu cho HS, hướng HS vào câu chuyện mà hiện vật đó phán ánh. Khi mà HS mới tiếp cận với nguồn TLHV có thể sẽ khó khăn cho cả GV và HS nhưng dần sẽ hình thành thói quen để HS có thể khai thác được nguồn tư liệu này.Việc đưa ra TLHV vào dạy học GV cần phải hướng dẫn học HS như đây là hiện vật gì?Nó dùng để làm gì?Trong lịch sử thì vật dụng này đã được ai dùng và dùng như thế nào?Bằng chính những gợi ý đó dần dần thông qua TLHV HS sẽ tiếp cận được với sự kiện lịch sử.

Như vậy có thể thấy dù TLHV không tự nói lên sự kiện lịch sử mà bản thân nó phản ánh nhưng GV và HS có thể tiếp cận được sự kiện lịch sử thông

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/04/2023