Phương Hướng Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Lịch Sử Ở Trường Phổ Thông Hiện Nay.

Tranh cổ động lịch sử là một nguồn tư liệu trực quan rất mới trong dạy học lịch sử. Tranh bao gồm phần chữ và phần hình rất rõ nét, trong đó phần hình ảnh đa số minh họa cho phần chữ. Hình ảnh trên tranh rất sinh động, độc đáo thể hiện theo cái nhìn của tác giả, đặc biệt khiến cho người xem dễ bị lôi cuốn và khắc sâu một cách tự nhiên. Chủ yếu nội dung tranh cổ vũ tinh thần đấu tranh chống quân giặc trên các mặt trận chính trị, quân sự, hưởng ứng các phong trào thi đua hay cỗ vũ công tác hậu cần trên mọi mặt trận. Do vậy, nếu lựa chọn được phương pháp sử dụng phù hợp sẽ góp phần to lớn trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học lịch sử, tạo hứng thú học tập cho học sinh.

Do đó việc sử dụng các loại đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông là điều kiện không thể thiếu được. Giáo viên không chỉ được chuẩn bị chu đáo về việc nắm vững các nội dung đồ dùng trực quan, chế tạo ( những loại đồ dùng trực quan cần thiết, không có) và nhất là biết sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học…Học sinh cũng được hướng dẫn, chế tạo các loại đồ dùng trực quan phù hợp với trình độ, yêu cầu và điều kiện học tập của các em.

- Ý nghĩa của việc sử dụng tranh ảnh, tranh cổ động trong dạy học lịch sử Biểu tượng lịch sử là hình ảnh về quá khứ khách quan được tạo nên

bằng nhận thức cảm tính thông qua giác quan, trên cơ sở tài liệu chính xác. Việc sử dụng tranh ảnh trong dạy học lịch sử nói chung và tranh cổ động nói riêng phát triển được năng lực tư duy sáng tạo, thực hành bộ môn cho học sinh góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử ở trường THPT.

Tranh ảnh lịch sử là một loại đồ dùng trực quan có khả năng khôi phục được hình ảnh của sự kiện lịch sử một cách cụ thể và sinh động… Tranh cổ động không chỉ minh họa kiến thức lịch sử mà còn là một nguồn quan trọng cung cấp kiến thức cho học sinh, tạo cho học sinh những hình ảnh về con người, hoạt động của họ, bối cảnh không gian, thời gian xác định trong những

điều kiện lịch sử cụ thể. Do đó sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử cũng góp phần quan trọng vào việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh.

Trong sách giáo khoa lịch sử, tranh ảnh là phương tiện trực qua được đưa vào nhiều nhất. Tranh ảnh, tranh cổ động có thể tham gia vào các quá trình của một bài dạy như mở đầu bài học, trong tiến trình dạy và ôn tập, củng cố sau khi kết thúc bài học. Hoặc có thể tham gia vào các hoạt động học tập của GV và HS. Vì vậy đây là nguồn tư liệu quan trọng của GV và HS có thể khai thác cung cấp kiến thức lịch sử.

Việc sử dụng tranh cổ động lịch sử sẽ đem tới một kết quả khả quan mà chính các giáo viên không thể ngờ tới có thể được lý giải bởi các lý do cơ bản sau.

Thứ nhất, bản thân tranh cổ động cũng là một loại kênh hình, vì vậy nó có tính trực quan cao. Bên cạnh đó, tranh cổ động lại sử dụng kênh chữ, kênh hình mang đậm chất tuyên truyền, cổ vũ và phong cách thể hiện độc đáo thu hút học sinh mà tranh minh họa lich sử đơn thuần không có được. Vì vậy tranh cổ động, học sinh đơn thuần không chỉ quan sát tranh và liên hệ đến nội dung kiến thức, mà còn phân tích, giải thích, đánh giá được những nội dung kiến thức được thể hiện thông qua tranh. Mặt khác tranh cổ động, về mặt thẩm mỹ rất độc đáo và cuốn hút người xem, về nội dung thì ngắn gọn, xúc tích giúp HS dễ dàng nắm bắt được nội dung của tranh một cách tự nhiên mà không khô khan, nặng nề như bản đồ.

Thứ hai tranh cổ động có vị trí quan trọng trong việc giảng dạy về sự kiện lịch sử xác định, phong trào đấu tranh trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội. Cho đến trước khi những chiếc máy ảnh đầu tiên ra đời vào thế kỉ XlX, lịch sử loài người được lưu giữ chủ yếu qua văn bản và tranh vẽ mà chưa có những bức tranh chụp trực tiếp về sự kiện, hiện tượng hay di tích lịch sử. Vì vậy bên cạnh văn bản thì tranh vẽ, mà đặc biệt là tranh cổ động của các tác giả đã khẳng định được những ưu thế vượt trội trong việc dạy học nhiều nội dung lịch sử.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 140 trang tài liệu này.

Thứ ba mặc dù ít nhiều tranh cổ động mang tính chủ quan của tác giả thể hiện nhưng nó cũng có ý nghĩa to lớn, đặc biệt trong việc dạy học lịch sử trên cả ba mặt: kiến thức, kĩ năng và thái độ.

Về mặt kiến thức, học sinh khi xem xét một bức tranh cổ động, muốn hiểu được những biểu hiện trong đó nói lên điều gì, buộc học sinh phải quan sát, suy nghĩ. Bên cạnh việc phải phân tích, học sinh phải thiết lập các mối liên hệ giữa hình ảnh và nội dung bài học để đưa ra kết luận. Như vậy, khi sử dụng tranh cổ động, học sinh được tái hiện một lần nữa kiến thức liên quan đến hình ảnh và qua quá trình suy luận, kiến thức dễ khắc sâu hơn rất nhiều so với việc sử dụng các kênh hình thông thường.

Về kĩ năng, việc sử dụng thích hợp các tranh cổ động đã thúc đẩy học sinh không thể làm việc đơn giản thông qua việc phân tích văn bản( kênh chữ) hay nghe giảng một cách đơn thuần mà nó đòi hỏi tổng hợp các kĩ năng: phân tích hình ảnh, đọc văn bản, liên hệ kênh chữ và kênh hình, liên tưởng, liên hệ, suy xét và kết luận. Khi giải mã bức tranh, tức là học sinh được lần lượt thực hiện các kỹ năng nói trên, và khi lặp lại nhiều lần, các kỹ năng của học sinh sẽ trở nên thuần thục. Mặt khác, tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh được phát triển trong việc đánh giá tranh cổ động. Các hình ảnh mang yếu tố trực quan đánh thức tư duy, đưa học sinh đi từ biết đến hiểu sâu sắc kiến thức.

Ví dụ: Khi dạy bài 18 “ Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp”, chúng ta có thể sử dụng tranh cổ động “Chuẩn bị Thu- Đông” tranh thể hiện sự chuẩn bị tích cực của ta cho cuộc kháng chiến.

Hình 1 3 Tranh cổ động kêu gọi nhân dân chuẩn bị chiến dịch thu – đông 1


Hình 1.3. Tranh cổ động kêu gọi nhân dân chuẩn bị chiến dịch thu – đông. (Nguồn: Chụp từ cuốn 9 năm kháng chiến qua tranh tuyên truyền cổ động – Bảo tàng cách mạng Việt Nam, tr. 14)

Khi học sinh quan sát tranh sẽ có những liên tưởng nhất định, một cái nhìn tổng quan, người trong hình là những ai, họ làm công việc gì? Từ đó liên hệ với kiến thức trong bài, học sinh tìm hiểu, phân tích, sau đó đưa ra kết luận và tìm sự kiện trong SGK biểu thị cho hình ảnh nêu trên. Từ một bức tranh cổ động, học sinh có thể tìm hiểu, khám phá kiến thức bởi sự thể hiện độc đáo của hình ảnh. Điều này được giáo viên sử dụng nhiều lần, sẽ hình thành kỹ năng khai thác kiến thức thông qua tranh ảnh lịch sử cho học sinh trong DHLS.

Về mặt thái độ, tranh cổ động mang đến sự hấp dẫn và cuốn hút học sinh bởi chính đặc thù của tranh cổ động. Học sinh, nhất là học sinh THPT dễ bị lôi cuốn vào sự thể hiện cổ động độc đáo trong bức tranh. Học sinh từ chỗ tò mò, hiếu kỳ về những yếu tố đặc biệt trong tranh, đi đến muốn tìm hiểu nội dung thể hiện trong bức tranh đó là gì?

Khi mới bắt đầu quan sát tranh cổ động học sinh thấy được nét đặc trưng của tranh đó có thể là kêu gọi, tuyên truyền hay cổ vũ…sau đó các em sẽ phân tích, tổng hợp kiến thức, liên hệ để giải thích nội dung trong đó. Sau cùng học sinh sẽ bày tỏ được quan điểm và thái độ của mình đối với vấn đề được đề cập.

Ví dụ: Khi dạy bài 18 “ Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp”, chúng ta có thể sử dụng tranh cổ động hình ảnh người phụ nữ giang tay, cầm lá cờ sao vàng với dòng chữ “Hỡi ai yêu nước thương nòi trở về tổ quốc giết loài thực dân”.

Hình 1.4. Tranh cổ động kêu gọi nhân dân trở về tổ quốc chống thực dân Pháp. (Nguồn: Chụp từ cuốn 9 năm kháng chiến qua tranh tuyên truyền cổ động – Bảo tàng cách mạng Việt Nam, tr. 60)

Cho học sinh quan sát hình ảnh, sau đó HS tìm hiểu, phân tích, nội dung, ý nghĩa hình ảnh đó. Qua đó, HS có thể cảm nhận được tinh thần đấu tranh chống thực dân Pháp thông qua bức tranh này. Từ đó các em được bày tỏ quan điểm của mình về tinh thần đấu tranh và đánh giá thái độ đấu tranh chống quân xâm lược của nhân dân ta lúc bấy giờ.

Tóm lại việc sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử rất quan trọng và cần thiết vì nó không chỉ cung cấp kiến thức cho học sinh giúp học sinh nhớ lâu hơn mà còn rèn luyện kỹ năng và thái độ cho học sinh, giúp bài học sinh động hơn, không khí lớp học thoải mái. Chính vì vậy tranh cổ động trở thành một phần không thể thiếu trong dạy học nói chung và dạy học Lịch sử nói riêng.

1.1.3 Phương hướng đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông hiện nay.

Giáo dục phổ thông nước ta đang chuyển từ chương trình định hướng nội dung sang tiếp cận năng lực của người học. Nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì và làm như thế nào qua việc học. Để đạt được mục đích này, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học nặng về truyền thụ kiến thức sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Đồng thời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sang kiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, chú trọng kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học và giáo dục. Việc chuyển từ dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng nội dung sang định hướng phát triển năng lực là một hướng đi phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo.

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực… Trong các phương pháp dạy học tích cực, học sinh là chủ thể nhận thức; giáo viên tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học tập của học sinh một cách hợp lý; giúp học sinh tự chủ chiếm lĩnh, xây dựng, kiến tạo tri thức cho riêng mình. Hoạt động học của học sinh bao gồm sự nghiên cứu, khai thác tư liệu dạy học, trao đổi, tranh luận với nhau và trao đổi với giáo viên.

Sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử Việt Nam ( 1946 – 1954)

ở trường THPT theo hướng đổi mới phương pháp dạy là việc GV định hướng cho HS cách thức khai thác kiến thức lịch sử từ tranh cổ động thông qua các hoạt động học tập. Từ đó HS chủ động tiếp thu kiến thức, phát triển năng lực tư duy sáng tạo, thực hành bộ môn góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử ở trường THPT, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Thực trạng của việc sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử Việt Nam (1946-1954) ở trường THPT

Để có được cơ sở thực tiễn việc sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử Việt Nam (1946-1954) ở trường THPT hiện nay. Chúng tôi đã tiến hành điều tra đối với giáo viên và học sinh lớp 12 ở trường THPT bằng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Mục đích tiến hành điều tra

Tiến hành nhằm thấy được việc sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử tại trường THPT Gia Bình số 1, thấy được hứng thú và hiệu quả học tập của học sinh khi tham gia các bài học lịch sử có sử dụng tranh cổ động.

Đối tượng điều tra

Giáo viên dạy lịch sử và học sinh lớp 12 trường THPT Gia Bình số 1

Nội dung điều tra

Phiếu điều tra sẽ giúp cho người nghiên cứu thu thập được các thông

tin


Về phía giáo viên

+ Ý kiến, quan điểm của giáo viên về tranh cổ động và việc sử dụng

tranh cổ động trong dạy học lịch sử lớp 12 ở trường THPT.

+ Tần suất sử dụng tranh cổ dộng trong các tiết dạy học lịch sử.

+ Thực trạng giáo viên sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử theophương pháp gì, các loại bài có sử dụng tranh cổ động và mục đích sử dụng, thái độ và hứng thú của học sinh về sử dụng tranh cổ động trong các tiết học lịch sử.

+ Thuận lợi và khó khăn của giáo viên khi sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử ở trường THPT.

+ Đề xuất của giáo viên về việc sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử lớp 12 ở trường THPT.



nghĩa.

Về phía học sinh

+ Nhận thức của học sinh về tranh cổ động: khái niệm, vai trò và ý


+ Tần suất sử dụng tranh cổ động trong các tiết học lịch sử.

+ Thực trạng giáo viên sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử lớp

12 ở trường THPT: cách thức, phương pháp và loại bài mà giáo viên sử dụng tranh cổ động, mục đích sử dụng.

+ Thái độ, hứng thú, nhu cầu của học sinh về sử dụng tranh cổ động trong các tiết dạy học lịch sử.

+ Thuận lợi và khó khăn của học sinh khi sử dụng tài liệu tranh cổ động trong khi học lịch sử.

+ Đề xuất của học sinh để việc sử dụng tranh cổ động trong dạy học lịch sử đạt hiệu quả.

Phương pháp điều tra

Bên cạnh việc trao đổi nói chuyện với giáo viên và học sinh. Biện pháp chủ yếu của tôi là tiến hành phát phiếu điều tra đến giáo viên và học sinh.

Kết quả điều tra

Về phía giáo viên: Chúng tôi đã tiến hành phát phiếu hỏi ý kiến của 6 giáo viên dạy bộ môn lịch sử ở trường THPT Gia Bình số 1, THPT Gia Bình số 2. Chúng tôi thu lại được 6 phiếu đã phát ra.

Về phía học sinh: chúng tôi tiến hành phát phiếu điều tra ngẫu nhiên 120 em học sinh lớp 12 trường THPT Gia Bình số 1 và thu lại được số phiếu là 110 phiếu hợp lệ.

Xem tất cả 140 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí