PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG VÀ YÊU CẦU ĐỔI MỚI PHƯƠNG
PHÁP DẠY HỌC LỊCH SỬ HIỆN NAY
1. Quan niệm về đổi mới phương pháp dạy học nói chung và dạy học lịch sử nói riêng
1.1 Quan niệm về đổi mới phương pháp dạy học
Phương pháp : là con đường, cách thức và phương tiện tác động tới đối tượng để đạt được mục đích đề ra.
Phương pháp dạy học lịch sử : là những con đường, cách thức, biện pháp để giúp học sinh nhận thức được sự kiện hiện tượng lịch sử thông qua các phương tiện dạy học tác động tới học sinh để đạt được mục tiêu giáo dục.
Đổi mới phương pháp dạy học là chúng ta đi tìm những con đường, cách thức, biện pháp và những phiện tiện dạy học mới để giúp học sinh nhận thức được sự kiện, hiện tượng và hiểu được lịch sử.
Dù có ở thời điểm nào, ở xã hội nào đi chăng nữa thì phương pháp dạy học cũng không tách rời ý nghĩa thực tiễn của và lí luận của việc dạy học. Đó là :
Dạy học để làm gì – Mục đích dạy học ? Dạy học cái gì – Nội dung dạy học ?
Dạy học như thế nào – Phương pháp dạy học ?
Sự tác động của mối quan hệ giữ 3 yếu tố này trong dạy học lịch sử cuối cùng cũng đi tới một mục đích chung là : hình thành tri thức cho học sinh để các em có thể tự khám phá ra tri thức và vận dụng tri thức ấy vào cuộc sống phục vụ cho quá trình sống và cho xã hội. Nói khác hơn việc dạy học lịch sử ở phổ thông cũng góp phần vào quá trình đào tạo nhân tài, bỗi dưỡng nhân lực phục vụ đất nước.
Để làm được điều này cốt yếu và quan trọng nhất là học sinh phải nắm được kiến thức cơ bản của lịch sử ngay khi còn học trên ghế nhà trường. Từ kiến thức thu nhận được học sinh sẽ vận dụng vào đời sống. Vì vậy chọn một phương pháp giáo dục có hiệu quả nhất để truyền thụ hết kiến thức từ giáo viên tới học sinh không phải là điều dễ dàng. Việ c đổ i mớ i phương phá p phả i đả m bả o nhữ ng yêu cầ u sau.
1.1.1 Đổi mới phương pháp dạy học là vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học theo hướng tích cực
Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học hiện có thay vào đó là phải kế thừa phát triển các mặt tích cực của phương pháp dạy học truyền thống, đồng thời học hỏi vận dụng các phương pháp mới phù hợp với hoàn cảnh điều kiện dạy học hiện nay.
Vấn đề cơ bản là tìm ra cách vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học như thế nào phát huy được những mặt tích cực của phương pháp nhằm nâng cao trình độ tạo sự tích cực, chủ động, sáng tạo của các em trong học tập. Trên cơ sở đó
giúp các em biết cách tự học, biết các hợp tác, tích cực chủ động phát hiện giải quyết vần đề để vừa có kiến thức vừa ruyèn luyện được năng lực hành động.
1.1.2. Đổi mới phương pháp dạy học nghĩa là tổ chức dạy học theo lối mới
Cần hiểu đổi mới phương pháp dạy học nghĩa là tổ chức dạy học theo lối mới, tạo lập quá trình dạy học những điều kiện, những giá trị mới. Tạo cho học sinh một vị thế mới và những tiền đề, những điều kiện thuận lợi để hoạt động. Cụ thể là :
-Học sinh trở thành chủ thể hoạt động, tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo trong hoạt động lĩnh hội kiến thức.
-Tạo ra và duy trì ở học sinh những động lực mạnh mẽ : đó chính là động cơ, hứng thú, niềm lạc quan của học sinh trong quá trình học tập. Những nhân tố này chính là động lực thúc đẩy học sinh tích cực tự giác, chủ động sáng tạo trong quá trình hợp tác.
- Phát triển ở học sinh khản năng tự đánh giá kết quả học tập trên cơ sở đó có thể điều chỉnh các hoạt động của mình theo mục tiêu.
Xác lập vai trò chức năng mới của người thầy trong quá trình dạy học. Cụ thể là :
- Giáo viên là người tổ chức chỉ đạo điều khiển các hoạt động học tập tự giác, chủ động và sáng tạo của học sinh. Giáo viên không còn là nguồn phát thông tin duy nhất, không phải là người hoạt động chủ yếu trên lớp như trước đây mà sẽ là người tổ chức và điều khiển quá trình học tập của học sinh
Với tư cách là người tổ chức, chỉ đạo, điều khiển quá trình học tập của học sinh. Giáo viên cần phải đảm nhiệm và thực hiện tốt các chức năng sau :
+ Thiết kế : tức là lập kế hoạch cho quá trình dạy học cả về mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học. Người giáo viên cần phải xuất phát từ mục tiêu và nội dung bài học mà thiết kế ra những tình huống thích hợp để học sinh chiếm lĩnh nó thông qua hoạt động học tập tích cực của học sinh
+ Ủy thác : tức là thông qua đặt vần đề về nhận thức, tạo đông cơ hứng thú, người thầy biến ý đồ dạy học của mình thành nhiệm vụ học tập tự nguyện, tự giác của trò.
+ Điều khiển : quá trình học tập của học sinh trên cơ sở thực hiện một hệ thống mệnh lệnh, chỉ dẫn, trợ giúp, đánh giá ( bao gồm cả sự động viên).
+ Thể chế hóa : tức là xác nhận, định vị kiến thức mới trong hệ thống tri thức đã có, đồng nhất hóa kiến thức riêng lẻ của học sinh thành tri thức khoa học xã hội, hướng dẫn vận dụng và ghi nhớ.
Thầy
Tổ chức chỉ đạo QTNT
- Thiết kế
- Ủy thác
- Điều khiển
- Thể chế hóa
- Động cơ, hứng thú, lạc
quan
- Tích cực, tự giác, sáng tạo, hoạt động
- Tự đánh giá điều chỉnh
Chủ
thể nhận thức
Trò
Chất lượng và hiệu quả dạy học
Vai trò của người thầy và học trò được thể hiện qua sơ đồ sau :
1.1.3 Đổi mới phương pháp dạy học chỉ có kết quả trong điều kiện đổi mới một cách toàn diện quá trình dạy học
Quá trình dạy học được tạo thành từ các nhân tố : mục tiêu, nội dung, phương pháp (phương pháp – hình thức hoạt động của cả thầy và trò), phương tiện đánh giá. Tất cả các thành tố trên có mối quan hệ hữu cơ mật thiết với nhau. Trong đó mục tiêu dạy học quyết định nội dung và phương pháp, nội dung quyết định phương pháp, phương tiện. Ngược lại, phương pháp và phương tiện tác động (tích cực hoặc tiêu cực) tới đến mục tiêu và nội dung dạy học….
Việc đổi mới phương pháp dạy học cần phải xem xét tất cả các yếu tố của quá trình giáo dục, dạy học trong một chỉnh thể thống nhất liên quan chặt chẽ với nhau.
Dưới đây là bảng so sánh giữa dạy học thông thường và dạy học đổi mới3
Dạy học thông thường | Dạy học đổi mới | |
1.Mục tiêu | - Giáo viên ( qua bài học này giúp cho học sinh …) | - Học sinh ( sau bài học này học sinh cần phải …..) - Chỉ rõ sản phẩm mà họ sinh cần phải đạt được sau bài học. |
2.Nội dung | - Nặng về kiến thức lí thuyết, nhẹ về kĩ năng và khản năng vận dụng | - Tinh giản, vững chắc, thiết thực vì lợi ích của học sinh. - Coi trọng cả kiến thức, kĩ năng và giá trị. |
3. Phương pháp dạy học | - Truyền thống theo kiểu giải thích – minh họa : + Giáo viên : truyền thụ một chiều kiến thức đã chuẩn bị sẵn. + Học sinh : thông hiểu, ghi nhớ (nặng về ghi nhớ máy móc), tái hiện. | - Các phương pháp truyền thống được sử dụng linh hoạt tích cực theo hướng thích cực hóa hoạt động học tập của học sinh ( thuyết trình có sự tham gia tích cực của học sinh, đàm thoại, gợi mở, thảo luận, học nhóm…) - Áp dụng một số phương pháp dạy học mới, thích hợp : giải quyết vấn đề, thảo luận, điều tra, đóng vai, động não… |
4.Hình thức tổ chức dạy học | - Theo lớp, đồng loạt. Ngoài ra rải rác có ngoại khóa, thực hành, tìm hiểu địa phương | - Đa dạng : + Trên lớp, cá nhân, học nhóm, lớp. + Ngoài lớp : học ngoài trời, tham quan, khảo sát địa phương…. + Ngoại khóa, thực tế, câu lạc bộ lịch sử, trò chơi học tập… |
- Truyền thống là chủ yếu | - Truyền thống, hiện đại ( máy chiếu qua đầu, băng hình, máy vi tính và |
Có thể bạn quan tâm!
- Xây dựng thư viện điện tử hỗ trợ dạy học lịch sử Việt Nam - 1
- Xây dựng thư viện điện tử hỗ trợ dạy học lịch sử Việt Nam - 2
- Những Tiền Đề Của Việc Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Hiện Nay
- Cơ Sở Khoa Học Của Việc Sử Dụng Công Nghệ Thông Tin
- Một Số Yêu Cầu Khi Khai Thác Tài Liệu Trên Internet Trong Dạy Học Lịch Sử
Xem toàn bộ 144 trang tài liệu này.
3 Nguồ n : Nguyễ n Hải Châu, Phạm Thị Sen (Cb), Nguyễ n Đứ c Vũ , Nguyễ n Thị Kim Liên, Nguyễ n Văn Luyệ n (2006), đổ i mớ i phương phá p dạ y họ c và kiể m tra đá nh giá môn đị a lý10, trang 31-32-33.
- Sử dụng chủ yếu theo kiểu minh họa. | Projector, … - Sử dụng chủ yếu theo hướng nguồn tri thức (hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ chính các phương tiện dạy học) | |
6. Kiểm tra, đánh giá | Hình thức đơn điệu : tự luận là chính - Nội dung : chủ yếu kiến thức nặng về tái hiện. - Giáo viên độc quyền đánh giá | - Hình thức đa dạng : tự luận, trắc nghiệm khách quan, bài tập, phiếu khảo quan sát… - Nội dung : cả kiến thức và kĩ năng, chú trọng suy luận, khản năng thực hành, vận dung kiến thức. Nếu có tái hiện thì yêu cầu ghi nhớ lôgic. - Giáo viên kết hợp với học sinh đánh giá, tạo điều kiện cho học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. |
7. Điều kiện cơ sở vật chất | - Bảng đen, phấn trắng là chủ yếu, bàn ghế cố định khó di chuyển | Bảng đen phấn trắng bàn ghế thuận tiện cho việc di chuyển học theo nhóm, máy Photocopy, vi tính và các điều kiện khác phục vụ dạy học - Phòng bộ môn, câu lạc bộ…. |
8.Giáo viên | - Tạm bằng lòng với vốn chuyên môn, nghiệp vụ có sẵn | - Luôn phải nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tiếp cận với phương pháp dạy học tiên tiến và phương tiện dạy học hiện đại. |
9. Học sinh | - Kết hợp nghe giảng với ghi chép đầy đủ, hệ thống. Có kĩ năng kết hợp vở ghi với sách giáo khoa khi học ở nhà. | - Có kĩ năng làm việc với các nguồn tri thức ( có kĩ năng làm việc với sác giáo khoa, với bản đồ, biểu đồ, số liệu thống kê, máy vi tính, băng hình video, mạng internet….) Có kĩ năng chọn lọc xử lí hệ thống hóa thông tin. |
10. Cán bộ quản lí giáo dục | - An tâm với hoạt động dạy học bình thường của nhà trường | - Trăn trở, chia sẽ với những suy nghĩ việc làm của giáo viên - Quan tâm ủng hộ, khuyến khích tạo mọi điều kiện và nhân rộng điển hình tốt về đổi mới phương pháp dạy học. |
1.1.4 Đổi mới dạy học thể hiện trong một tiết học Lịch sử
Một tiết dạy học lịch sử theo tinh thần đổi mới cần khác một tiết học bình thường ở một số điển sau :
Đối với học sinh :
+ Học sinh biết rõ mục đích yêu cầu của giờ học, không chỉ về kiến thức mà còn cả về kĩ năng, tư tưởng và những thao tác vận dụng.
+ Học sinh được dành thời gian thích đáng để tự làm việc với sách giáo khoa, kênh hình và các nguồn cung cấp kiến thức khác dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
+ Học sinh biết cách làm việc độc lập, theo nhóm, hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ giáo viên giao cho.
+ Học sinh có cơ hội được thể hiện mình, được trình bày lại kết quả làm việc với các phương tiện học tập và nêu phương pháp làm việc, biết tự đánh giá kết quả học tập.
Đối với giáo viên :
+ Hình dung được kế hoạch bài dạy của mình một cách tường tận, chi tiết.
+ Hạn chế việc giảng, thuyết trình, minh họa, hạn chế đưa câu hỏi vụn vặt nên tập hợp câu hỏi thành những gợi ý hướng dẫn giải quyết một vấn đề, một nội dung học tập tương đối trọn vẹn.
+ Dành thời gian cho học sinh làm việc ( tất nhiên tùy thuộc vào nội dung, thời gian dành cho mỗi hoạt động của học sinh để giải quyết tìm hiểu một vấn đề). Khi học sinh làm việc cá nhân, hoặc làm theo nhóm, giáo viên theo dõi giúp đỡ và giải đáp các vấn đề nêu ra.
+ Sau mỗi hoạt động giáo viên cần chốt ý chính giúp học sinh khẳng định lại kiến thức cơ bản của bài. Việc sử dụng bất kì phương pháp nào vào cũng cần phải phát huy cao độ tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập.
Hoạt động của giáo viên và học sinh trên lớp thường theo trình tự sau :
Hoạt động của học sinh | |
1. Định hướng cho học sinh ý thức vào vấn đề | 1. Ý thức vấn đề hay tự đề xuất vần đề |
2. Giao nhiệm vụ cho học sinh, gợi ý cách làm ( khi cần thiết) | 2. Tiếp nhận nhiệm, vụ cách làm…. |
3. Theo dõi đôn đốc, giúp đỡ cá nhân hay hóm học sinh hoàn thành nhiệm vụ | 3. Huy động vốn hiểu biết, làm việc với các tài liệu, phương tiện học tập để tự mình hoặc kết hợp với các bạn trong nhóm hoàn thành nhiệm vụ. |
4. Điều khiển các hoạt động trình bày kết quả uốn nắn những sai lệch trong quá trình làm việc của học sinh, chuẩn xác kiến thức | 4. Trình bày kết quả đã nghiên cứu thảo luận ( hoặc tranh luận) để tìm lời giải đúng. |
5. Điều khiển học sinh tự đánh giá kết quả, nhận xét đánh giá học sinh. | 5. Tự đánh giá, hoặc đánh giá kết quả của bạn, của nhóm. |
2. Yêu cầ u đổi mới giáo dục và phương pháp dạy học lịch sử
hiện nay
1.2 Yêu cầu cấp thiết phải đổi giáo dục và phương pháp dạy học lịch sử
Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học kỉ thuật, sự phát triển của xã hội, của nền kinh tế thị trường... làm cho nền tri thức nhân loại tăng lên rất nhanh. Theo sự điều tra của các nhà Giáo dục học cứ 10 năm thì tri thức nhân loại tăng lên gấp đôi... Do vậy bắt buộc giáo dục phải đổi mới chương trình, nội dung cho phù hợp và theo kịp với thế giới để trong tương lai nền giáo dục và con người Việt Nam không lạc hậu so với các nước tiên tiến mà vẫn có thể theo kịp và sánh ngang cùng các nước đó. Việ c đổi mới giáo dục hiện nay là điều rất cần thiết nhất là nền giáo dục của các nước khác trên thế giớ i cũng đã thay đổi. Một khi đổi mới tổng thể nền giáo dục thì một yêu cầu cấp thiết là phải đổi mới phương pháp dạy học là điều không thể tách rời. Tiếp nối cải cách của giáo dục lần 3 (1979) ở chương trình sách giáo khoa dùng cho Trung học cơ sở (1986) và Trung học phổ thông (vào năm 1990). Đến năm 2001 trước thực tiễn của nền giáo dục quốc tế và giáo dục trong nước công cuộc đổi mới giáo dục được thực hiện.
Sự đổi mới giáo dục đặt ra nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Vì vậy nghị quyết TW2 – khóa VIII xác định mục tiêu đổi mới phương pháp giáo dục và đào tạo là nhằm :
“ Khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo cho người. Từng bước áp dụng phương pháp dạy học tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy và học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh nhất là sinh viên đại học ”.
Tuy nhiên thực trạng và kết quả học tậ p và thi môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay là một con số rất đáng buồn tẻ. Dướ i đây là mộ t số con số về kế t quả tuyể n sinh môn Lịch sử trong nhữ ng năm gầ n đây.
Đây là bả ng thố ng kê tỷ lệ bà i thi đạ t và không đạ t 4 yêu cầ u môn Lịch sử qua các kỳ thi tuyển sinh đại học vào trường Đạ i họ c Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh5
Tổng số bài thi | Bài đạt yêu cầu ( 5-10 điểm) | Bài không đạt yêu cầu ( 0-4,5 điểm ) | |||
Số bài thi | Tỉ lệ | Số bài thi | Tỉ lệ | ||
1999 | 5809 | 1585 | 27.29% | 4224 | 72.71% |
2000 | 11522 | 4425 | 38.4% | 7097 | 61.6% |
20005 | 8956 | 309 | 3.44% | 8648 | 96.56% |
2006 | 9241 | 613 | 6.63% | 8628 | 93.37% |
4 Bài thi đạt tức là được 4,75 điểm trở lên.
5 Lê Vinh Quốc (2008), Các yếu tố cơ bản trong quá trình giáo dục hiện đại và vấn đề đổi mới dạy học ở Việt Nam ( lý thuyết và ứng dụng) chuyên đề đổi mới dạy học, Nxb ĐHSP TP.HCM, trang 181.
Qua bả ng thố ng kê ta thấ y tỉ lệ bà i thi đạ t điể m từ trung bì nh trở lên chiế m tỉ lệ rất thấp. Và ngày càng giảm nhất là trong các năm 2005, 2006 tỉ lệ đạt không tới 10%.
Hay qua biể u đồ 6 này ta cũng thấy
đượ c kế t quả họ c và thi môn lị ch sử năm họ c 2004-2005 như thế nà o.
Ta thấ y rằng :
Tỉ lệ bài thi môn lịch sử vào các trườ ng đạ i họ c đạ t chỉ chiế m 3%, còn bài thi không đạ t chiế m tớ i 97%. Mộ t c on số khá buồ n cho nề n giá o dụ c nướ c nhà .
Còn t heo kết quả tổng hợp của Bộ Giáo dục trong kì thi Đại học năm học 2007-2008 có7 :
Số học sinh đạt điểm 0 đ chiếm 5,68%
Số học sinh đạt được điểm từ 0,5đ – 4,5đ chiếm tới 85,18%.
Số học sinh đạt được điểm từ 5đ – 8đ chỉ chiếm có 9,12 %
Số học sinh đạt được điểm 9đ có 0,02%
Và theo thố ng kê củ a Cụ c công nghệ thông tin ( Bộ giá o dụ c và Đà o tạo8) :
điểm trung bình các môn thi trong kì thi tuyể n sinh 2007-2008 rấ t thấ p. Thể hiệ n khá rõ trong sơ đồ sau :
Ta thấy rằng : trong tất cả các môn thi thì môn lịch sử có tỉ lệ bài thi điểm thấp nhất, chỉ trung bình 2 đ/1 bài thi.Đá ng lưu ý là trong tổ ng số hơn 150.000 thí sinh thi môn Lịch sử được điểm 0-4,5đ chiế m gầ n 96%. gầ n 6000 em đượ c điể m 0. Số thí sinh sử đạ t điể m 5 trở lên chỉ có 6.700 em chiế m gầ n 4%. Và chỉ 34 bài thi đượ c 8,5-9đ mà thôi.
Một thực tế cho thấy sự giảm sút trong chất lượng dạy học lịch sử. Tình trạng thường gặp ở học sinh là coi thường lịch sử, nhớ nhầm sự kiện, không hiểu lịch sử,
6 Báo Tuổi Trẻ số ra thứ 5 ngày 04-8-2005.
7 Báo Tuổi Trẻ số 82/2008 ( 5405), thứ 6 ngày 28-03-2008)
8 Nhatbao.vn ( số ra thứ sá u, ngày 28-3-2008)
không vận dụng vào bài học, kinh nghiệm quá khứ vào ruyèn luyện đạo đức, phẩm chất tư tưởng chính trị...
Để lí giải tình trạng này có rất nhiều cuôc hội thảo khoa học, nhiều bài báo bài viết trình bày ý kiến của mình … Họ đã chỉ trích và đưa ra nhiều nguyên nhân ( do đề thi, do quan niệm, do phương pháp giảng dạy, do học sinh, do giáo viên…), song ta có thể quy về hai nguyên nhân chính tác động lẫn nhau.
Ở giáo viên :
- Nhiều giáo viên còn có quan niệm không đúng đắn về chức năng nhiệm vụ của môn lịch sử ở trường phổ thông để đào tạo trẻ. Một số giáo viên vẫn chưa thấm nhuần tính cấp thiết, tầm quan trọng, bản chất, phương hướng và cách thức đổi mới phương pháp dạy học.
- Đa số giáo viên vẫn chú trọng truyền thụ kiến thức theo kiểu thuyết trình xen kẻ hỏi đáp, nặng về thông báo, giảng giải kiến thức, nhẹ về phát huy tính tích cực và phát triển tư duy học sinh, học sinh thụ động tiếp thu kiến thức một cách bị động. Do vậy phương pháp dạy học chưa phát huy được tính tích cực của học sinh.
- Hình thức tổ chức dạy học còn đơn điệu : dạy theo lớp là chủ yếu. Các hình thức dạy học cá nhân, theo nhóm, ngoài trời... chưa được thực hiệ n hoặc có thực hiện song cón ít và chưa hiệu quả.
- Cơ sở vật chất phục vụ dạy học, các phương tiện dạy học còn thiếu nhiều và chưa đồng bộ.
- Nhìn chung các giờ học Lịch sử chưa mang lại nhiều hứng thú cho học sinh.
Đối với học sinh:
- Do học sinh học kém nhiều môn những vẫn muốn thi đại học nên chọn khối C ( Văn – Sử- Địa) để thi với suy nghĩ không được thì thôi. Ban C vào có thể „„bịa‟‟ để viết mà lại không cần học – một quan niệm hoàn toàn sai lầm, coi thường ban C nói chung và Lịch sử nói riêng
- Xu hướng coi trọng môn học và nghành học có thể kiếm được nhiều tiền sau khi tốt nghiệp đại học ra trường nên học sinh xem thường khối thi Xã hội nhân văn.
- Học sinh với lối học thụ động không phát huy được tính tích cực...
Theo ý kiến của một số Giáo sư – Phó giáo sư Sử học thì có một số các nguyên nhân sau :
Theo Giáo sư Phan Huy Lê : “Quan điểm coi nhẹ lịch sử là nguyên do số một ” Theo Phó Giáo sư Vũ Dương Ninh : thời lượng môn lịch sử 1,5 -2 tiết /tuần là quá ít.
Theo Giáo sư Đỗ Thanh Bình – Chủ nhiệm khoa Lịch Sử Trường ĐH SP Hà Nội : do sự bất cập cả về trình độ lẫn nghiệp vụ sư phạm, lối dạy học “ như sách”dẫn tới học sinh chán học nghe giảng rồi chữ thầy trả thầy....
Hiện thực đáng buồn này đã làm đau đầu biết bao nhà giáo dục, làm tốn rất nhiều giấy mực của báo chí. Họ đổ lỗi cho người thầy dạy lịch sử. Có lẽ người thầy cũng phải gánh chịu một phần trách nhiệm này với kết quả học tập kém ấy của học sinh. Nhưng không phải tất cả lỗi ấy bởi, dù thầy có dạy giỏi mà trò không học thì cũng như không. Một phần trách nhiệm của giáo viên là không đổi mới được