Các Biện Pháp Đổi Mới Phương Pháp Sử Dụng Tlhv Vào Dạy Học Lịch Sử Việt Nam Thời Kỳ 1946 – 1954

liệu đố giải quyết phần nội dung nào trong bài học đáp ứng mục tiêu nào trong dạy học.

Trước khi cho HS quan sát hay làm việc với nguồn TLHV hoặc hình ảnh TLHV thì GV phải giao nhiệm vụ cho HS làm những gì, hướng dẫn HS quan sát, tìm hiểu để HS có thể tự tìm tri thức lịch sử HS khai thác thông tin chưa đựng bên trong TLHV, có thể có phản biên giữa các nhóm HS sau đó GV tổng kết.

Sau khi cho HS tìm hiểu và trình bày hiểu biết của mình qua TLHV GV phải nhận xét mặt được cũng như chưa được để HS rút kin nghiệm cho những lần sau, nếu có thể GV nên làm mẫu một lần để HS học hỏi.

Và cuối cùng GV lấy TLHV làm kiểm tra, đánh giá trong giờ học để kiểm tra mức độ tiếp thu bài của học sinh tại lớp.

2.4. Các biện pháp đổi mới phương pháp sử dụng TLHV vào dạy học lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954

2.4.1. Sử dụng TLHV để mở đầu định hướng bài học

Với đặc điểm của bộ môn lịch sử là nhiều sự kiện và kiến thức khó nhớ nên việc mở đầu bài học đối với môn sử là đặc biệt quan trọng, chỉ khi có phần mở đầu hấp dẫn giáo viên mấy có thể thu hút HS và lôi cuốn HS vào bài học.

Trong thực tế giảng dạy có rất nhiều cách mở bài khác nhau có thể đó là một câu hỏi định hướng dầu bài, một bức tranh định hương hay một đoạn phim tư liệu ngắn nhằm thu hút sự chú ý, gây tò mò của HS đối với bài học. Việc sử dụng hiện vật khi mở đầu bài học cũng là một trong những cách để GV gây tò mò đối với HS trước khi vào bài học.TLHV cũng có thể dùng như một đồ dùng trực quan trên lớ thông qua các phương tiện kỹ thuật như máy chiếu, máy tính, video. Khi sử dụng đồ dùng trực quan sẽ giúp cho HS dần hình thành biểu tượng trong quá trình dạy học nhanh hơn vì theo đúng quy luật của nhận thức quá trình nhận thức của con người luôn đi từ quá trình tạo

biểu tượng lịch sử dẫn đến hình thành khái niệm, rút ra quy luật phát triển và bài học lịch sử [7;67].

Việc GV sử dụng tư liệu hiện vật vào DHLS không chỉ giúp HS có bước đầu cho việc tạo biểu tượng lịch sử trong bài mà còn kích thích trí tò mò của HS điều này giúp cho giáo viên dễ dàng lôi cuốn HS vào bài học của mình hơn vì nguồn TLHV có hình ảnh cụ thể, chính xác về con người, sự kiện đã diễn ra trong quá khứ chính vì vậy khi HS tiếp cận được với TLHV sẽ giúp HS có cái nhìn cũng như có biểu tượng lịch sử một cách chính xác nhất có thể trong điều kiện lịch sử cụ thể nhất định. Nếu GV có điều kiện để mang TLHV đến tại lớp thì đó là điều tốt nhất nếu không nguồn tư liệu đó phải được đưa ra khai thác, sử dụng thông qua công cụ hỗ trợ vì nhưng hình ảnh mà HS thu nhận được thông qua cái hình ảnh thực tế sẽ giúp HS nhớ tốt hơn, lâu hơn mà từ đó sẽ dần hình thành biểu tượng và khái niệm lịch sử để tạo nên cơ sở của sự phát hiện ra quy luật lịch sử sau này.

Tuy nhiên bên cạnh đó khi sử dụng TLHV để định hướng mở đầu bài học GV cũng cần lưu ý khi đưa hiện vật ra để mở đầu định hướng bài học thì giáo viên phải khai thác triệt để nội dung tri thức lịch sử mà hiện vật đó mang, tránh việc đưa ra hiện vật mở đầu bài học sau đó không khai thác hiện vật mà bỏ quên hiện vật. Khi đã sử dụng thì phải khái thác triệt để chứ không chỉ trưng bày lên để cho có, và đặc biệt mỗi nội dung của mỗi bài đều có đặc điểm khác nhau cần phải hết sức lưu ý cẩn thận lựa chọn nguồn TLHV sao cho phù hợp nhất, tư liệu đó đưa ra sẽ phản ánh nội dung gì trong bài sau khi học thông qua TLHV đó giúp đạ được mục tiêu nào trong tiến trình dạy học. Đặc biệt việc dùng TLHV để mở đầu bài học hết sức lưu ý đó là GV đưa ra hiện vậtcó thể là vật thật hay thông qua công cụ hỗ trợ thì sau khi mở đầu định hướng xong bài học GV phải quay lại giải quyết vấn đề định hướng đó trong nội dung giảng dạy tránh việc vừa quên định hướng bài học lại vừa quên TLHV, GV cũng có thể gợi ý cho HS tìm hiểu nội dung bài học thông

qua phần định hướng bằng TLHV và hướng dẫn HS tìm hiểu tư liệu đó nó phản ánh nội dung nào trong bài học.

Ví dụ: khi GV triển khai quá trình dạy (bài 20) tiết 1 có thể sử dụng hình ảnh chiếc xe thồ của anh Ma Văn Thắng để định hướng mở bài như sau:

GV sau khi kiểm tra bài cũ thì đưa hình ảnh chiếc xe thồ của anh Ma Văn Thắng qua phương tiện hỗ trợ và đưa ra cho HS 2 câu hỏi đinh hướng:

Hình 2 16 Xe đạp thồ ông Ma Văn Thắng chở 10 chuyến lương thực với trọng 1


Hình 2.16. Xe đạp thồ, ông Ma Văn Thắng chở 10 chuyến lương thực với trọng tải 375-400 kg, vượt đèo dốc phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ



Mĩ?

(nguồn:http://www.btlsqsvn.org.vn)

- 1: Ta đã chuẩn bị những gì cho trận quyết chiến lần này với Pháp –


- 2: Hình ảnh chiếc xe thồ của anh Ma Văn Thắng có ý nghĩa như thế

nào đối với cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân 1953 – 1954 của ta?

Để trả lời được hai câu hỏi đó chúng ta sẽ đi tìm hiểu ý nghĩa của chiếc xe kia – đó chính là một nhân chứng cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta?

Sau đó GV đi vào bài mới.

Sau khi mở đầu và kết thúc phần I, GV chuyển sang phần II và đi vào mục 1: cuộc tiến công chiến lược dông –Xuân 1953 – 1954, đến nội dung sự chuẩn bị của quân ta GV phải quay về hình ảnh chiếc xe thồ để fiair thích và giúp HS khia thác nội dung thông qua hình ảnh.

- Sự chuẩn bị của ta rất kỹ càng, trong chiến dịch Điện Biên Phủ, vấn đề cung cấp, tiếp tế được coi là vấn đề khó khăn nhất. Trong điều kiện tiền tuyến cách xa hậu phương đến 400- 500km, thời tiết khắc nghiệt, địa hình hiểm trở, đường xá hư hỏng, nhưng ta phải bảo đảm cung cấp một khối lượng lớn vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm, đồ dùng, thuốc men một cách nhanh chóng, liên tục. Đặc biệt, việc tiếp tế cần được giữ bí mật tuyệt đối nhằm tránh địch phát hiện và đánh phá. Tuy nhiên, với tinh thần “Quyết chiến quyết thắng”, hàng vạn dân công đã được huy động để vận chuyển lương thực và đạn dược ra trận với phương tiện thô sơ. Một trong những phương tiện vận chuyển hiệu quả nhất thời điểm đó là chiếc xe đạp thồ. Thực hiện nhiệm vụ được giao, đầu tháng 1/1954, ông Ma Văn Thắng, Chủ tịch Ủy Ban kháng chiến hành chính xã Thanh Minh, huyện Thanh Ba (nay thuộc thị xã Phú Thọ) gia nhập Đoàn dân công phục vụ tiền tuyến.

Với chiếc xe của mình, trung bình mỗi chuyến Anh chỉ chở được 80- 100kg gạo. Trong quá trình vận chuyển, Anh đã có sáng kiến buộc thêm một đoạn tre nhỏ, dài khoảng 1 mét, gọi là "tay ngai" vào ghi đông để điều khiển; một đoạn tre cao hơn yên xe khoảng 50cm buộc vào trục yên, vừa giúp giữ thăng bằng, vừa đẩy xe đi; hàn thêm sắt, buộc thêm gỗ để tăng độ cứng của khung xe; lấy vải, quần áo cũ, săm cũ lót vào bên trong tăng độ bền của săm, lốp xe; bổ sung thêm 2 chiếc ghế, một chiếc để dựa xe trong lúc nghỉ chân, một chiếc để chèn xe khi xuống dốc.Với cách làm này, ông tăng dần khối lượng lên đến hơn 300 kg/chuyến...

Trong phần này GV vừa có thể sử dụng tư liệu cung cấp về sự kiện lịch sử, sự chuẩn bị của quân dân ta vừa kể một câu chuyện để lôi cuộc HS vào bài học cũng giáo dục được ý thức, tinh thần dân tộc của nhân ta trong khó khăn gian khổ mà vẫn có thể vượt qua.

2.4.2. Xây dựng hồ sơ TLHV và hướng dẫn HS khám phá, nghiên cứu các sự kiện lịch sử

Hồ sơ nhân vật lịch sử một khái niệm không còn lạ với chúng ta nữa.

Hồ sơ TLHV cũng giống như hồ sơ về nhân vật lịch sử.

Việc xây dựng hồ sơ tư liệu dạy học rất cần thiết đối với một giáo viên, đặc biệt xây dựng hồ sơ TLHV lại càng quan trọng vì khi xây dựng hồ sơ TLHV sẽ giúp giáo viên chủ động hơn trong quá trình lên lớp của mình. Bài nào sử dụng TLHV nào ở phần nội dung sự kiện nào và nó có ý nghĩa gì đối với ngày nay đều được giáo viên chuẩn bị trước khi lên lớp lúc xây dựng hồ sơ TLHV. GV phải là người chủ động phải là người hướng dẫn HS tìm hiểu tri thức lịch sử nếu GV không xây dựng cho mình một bộ hồ sơ về TLHV sẽ là rất thiếu xót vì hầu hết khi DHLS phần lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 thì tư liệu còn rất nhiều và được nhiều bảo tàng lưu giữ. Khi GV xây dựng bộ hồ sơ này sẽ tìm hiều được thêm nhiều điều mà có thể trước đó ngay chính GV chưa được tiếp cận, khi xây dựng được bộ hồ sơ thì GV càng nắm vững hơn kiến thức của mình.

Việc xây dựng hồ sơ TLHV không chỉ dừng lại ở việc mục nào nội dung nào có tư liệu nào mà phải xây dưng cả cách tiếp cận với tư liệu đó, cách khai thắc tư liệu hiên vật đó là sao cho có hiệu quả và những lưu ý khi sử dụng đối với từng tư liệu cụ thể ra sao.

Sau khi xây dựng được hồ sơ TLHV thì GV có thể dùng bộ hồ sơ đó để hướng dẫn HS khám phá tiếp cận sự thật lịch sử bằng những hướng dẫn từ hồ sơ mà GV cung cấp. HS cũng sẽ chủ động hơn trong hoạt động dạy và học tiến tới làm chủ tri thức.

Ví dụ: khi dạy bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953 – 1954).

Hình 2 17 Guốc chèn pháo của Trung đoàn lựu pháo 45 Đại đoàn 351 tự chế 2


Hình 2.17. Guốc chèn pháo của Trung đoàn lựu pháo 45, Đại đoàn 351 tự chế tạo để chèn bánh pháo (1/1954)


(Nguồn: new.zing.vn)

Ta có thể thiết kế hồ sơ TLHV với TLHV dưới đây như sau:


Guốc chèn pháo của Trung đoàn lựu pháo 45, Đại đoàn 351 tự chế tạo để chèn bánh pháo (1/1954)

Giới thiệu:Đây là một phương tiện chiến tranh của chúng ta.Nó là dụng cụ mà bộ đội ta dùng đề chèn pháo trong quá trình kéo pháo lên chiến trường Điện Biên Phủ

Tác dụng: Sở dĩ ta phải dùng đến dụng cụ này vì đường lên chiến trường rất dốc, pháo nặng, bộ đội kéo rất vất vả vừa kéo vừa đẩy để tiết kiệm sức lực và đảm bảo pháo không lăn xuống dốc.

Tấm gương: Tô vĩnh Diện người lấy thần mình thay thế Guốc chèn pháo để kéo pháo lên Điện Biên Phủ.

Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần dân tộc và ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn thể dân tộc ta.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 135 trang tài liệu này.

Ở mỗi bài khác nhau chúng ta xây dựng được một hồ sơ tư liệu khác nhau 3


Ở mỗi bài khác nhau chúng ta xây dựng được một hồ sơ tư liệu khác nhau. Đây là ví dụ về một cách xây dựng hồ sơ TLHV đối với một hiện vật dùng trong bài 20 sách giáo khoa Lịch sử 12.

2.4.3. TLHV được xây dưng thành một trang web để hỗ trợ quá trình dạy học trên lớp và hướng dẫn học ở nhà.

Hiện nay, công nghệ thông tin đang bùng nổ, công nghệ thông tin len lỏi vào mọi lĩnh vực trong đời sống trong đó có cả giáo dục. Thế hệ HS ngày nay đang ngày càng phụ thuộc vào công nghệ thông tin là không thể chỗi cãi. Thay vì cố hết sức ngăn cẳn nó thì hãy thử chung sống với nó.

Giới trẻ ngày nay bỏ hàng giờ chỉ để lên mạng xã hội dù không làm gì vì đó là một thói quen, vậy tại sao chúng ta không thiết kế một trang Web miễn phí về các TLHV đặc biệt là TLHV của lịch sử Việt Nam thời kỳ 1945 – 1954 cho mọi đối tượng có thể truy cập vào và tìm kiếm thông tin. Bằng những suy nghĩ đó chúng tôi thiết kế một website đơn giản để cho giới trẻ thay vì bỏ hàng giờ lướt web theo cách là „‟dạo chơi” thì truy câpj vào website tìm hiểu thông tin về lịch sử.

Chúng tôi tiến hành thiết kế website trên giao diện và phần mềm google đây là một web site miễn phí, chúng ta có thể dễ dang truy cập nếu được chủ nhân của web đó liên kết thông qua tài khoản gmail.

Trong web chúng tôi tiến hành thiết kế theo hướng như sau:

Đầu tiên là trang chủ của web: bao gồm phần giới thiệu web, các thức xem web, truy câp và lấy thông tin.

Thứ hai chúng tôi đi vào xây dưng vị trí của phần lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954 lý do chúng tôi chọn phần đó để xây dựng web tư liệu tham khảo.

Thứ ba là các TLHV có thể dùng, khai thác và tìm hiểu thuộc lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946 – 1954.

Thứ tư là những đoạn phim ngắn sưu tầm và tự làm của chúng tối về nhưng TLHV và nhưng nội dung, sự kiện của lịch sử Việt Nam thời kỳ 1946

– 1954.

Thứ năm chúng tôi đưa ra một số cách khai thác các nguồn TLHV đã nêu ở phần hai có link dẫn các sự kiện với cách sử dụng.

Và cuối cùng chúng tôi sẽ cho một vài gợi ý để người dùng có thể tham khảo dùng làm kiểm tra và đánh giá về tri thức lịch sử thông qua TLHV.

Trên đây là cơ bản phần thiết kế web của chúng tôi, việc thiết kế web của chúng tôi hướng đến không chỉ là những người dùng internet có nhiều thời gian rảnh mà chúng tôi thiết kế với mục đích đây sẽ là một trang web đóng vai trò như một công cụ hỗ trợ cho GV và HS trong quá trình dạy học. GV có thể hướng dẫn HS tìm hiểu sự kiện lịch sử và làm bài tập ở nhà thông qua trang web, hoặc sử dụng trang web như một nguồn tài liệu tham khảo. Đó chính là những gì chúng tôi hướng đến khi xây dựng trang web này.

Ví dụ: tại website của google site mang tên Góc nhìn hiện vật, GV giao bài tập về nhà cho HS là tìm hiểu một đến hai TLHV trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp lần 2 của nhân dân ta thể hiện ý chí quyết tâm chiến đấu của nhân dân ta?

Xem tất cả 135 trang.

Ngày đăng: 16/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí