Nghĩa là, TTĐC chưa mang lại cho công chúng nhiều kinh nghiệm, kỹ năng thực hiện quyền trẻ em. Một mặt do tính tiện lợi của các phương tiện khác; mặt khác có thể là do công chúng chưa chịu tiếp cận những thông tin, kinh nghiệm, kỹ năng thực hiện quyền trẻ em từ TTĐC trong tỉnh, hoặc là công chúng chưa ứng dụng tốt và cũng có lý do thông tin không phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Có những nhóm công chúng như cán bộ công chức, người có trình độ học vấn đại học trở lên có khả năng tiếp thu những thông tin từ TTĐC, thu nhận thông tin nhiều hơn và nhanh hơn, nhưng còn thiếu tin tưởng, thậm chí xem nhẹ thông tin về quyền trẻ em từ TTĐC. Họ chưa thỏa mãn, chưa ứng dụng nhiều. TTĐC trong tỉnh chưa kiến tạo cho công chúng nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em tiến bộ và toàn diện.
“Báo chí cứ phải trừ hao đi vài chục phần trăm. Mình bị nhiều lần rồi, mỗi báo nói một kiểu, không biết vận dụng thế nào. Thông tin nhiều lúc cũng tam sao thất bản lắm, báo này cóp của báo kia. Mình nghĩ kiến thức và kinh nghiệm học được từ người lớn trong gia đình và bạn bè cũng tạm ổn. Thông tin trên báo đài cũng dè chừng thôi, áp dụng ngay cũng phải xem lại, phải trao đổi với bạn bè và kiểm chứng nữa” (PVS, nữ, công chúng, 31 tuổi, trình độ đại học). Đúng như mô hình truyền thông của Roman Jakobson, thông tin đã được thay đổi qua bộ lọc, được chọn lọc theo tiêu chuẩn, kinh nghiệm và hành trang văn hóa của công chúng.
Tóm lại, công chúng Bình Phước đã có những đánh giá tích cực về vai trò vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em của TTĐC tỉnh Bình Phước. Trong đó, việc nêu gương người tốt, việc tốt, mô hình hay về thực hiện quyền trẻ em được công chúng đánh giá cao hơn việc kêu gọi giúp đỡ trẻ em khó khăn, nhưng không đáng kể.
3.3.4. Về vai trò giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em
Vai trò giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em mặc dù các phương tiện TTĐC chưa quan tâm thực hiện tốt. Nhưng vẫn được công chúng đánh giá ở mức cao (30,8% tốt; 46,4% khá), cao nhất so với các vai trò khác. Công chúng đánh giá cao nhất vai trò của Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước; thứ hai là Báo Bình Phước điện tử; thứ ba là truyền thanh cấp huyện và hạn chế nhất là Báo Bình Phước in. Công chúng đã đánh giá cao vai trò của Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh hơn Báo Bình Phước, dù Báo Bình Phước quan tâm nhiều nhất cho hoạt động giám sát việc thực hiện quyền trẻ em.
Bảng 3.16. Kết quả điều tra ý kiến của công chúng người lớn về việc thể hiện vai trò giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước
Tốt | Khá | Trung bình | Yếu | Tổng | ||
1. Báo Bình Phước in | Số lượng (người) | 152 | 177 | 102 | 4 | 435 |
Tỷ lệ (%) | 34,9 | 40,7 | 23,4 | 0,9 | 100,0 | |
2. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước | Số lượng (người) | 187 | 202 | 93 | 7 | 489 |
Tỷ lệ (%) | 38,2 | 41,3 | 19,0 | 1,4 | 100,0 | |
3. Truyền thanh cấp huyện | Số lượng (người) | 142 | 140 | 82 | 10 | 374 |
Tỷ lệ (%) | 38,0 | 37,4 | 21,9 | 2,7 | 100,0 | |
4. Báo Bình Phước điện tử | Số lượng (người) | 75 | 78 | 43 | 0 | 196 |
Tỷ lệ (%) | 38,3 | 39,8 | 21,9 | 0 | 100,0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Số Lượng Sản Phẩm Truyền Thông Của Ttđc Tỉnh Bình Phước Có Mục Đích Đăng Phát Giải Trí Cho Trẻ Em, Từ Tháng 6 Đến Tháng 10/2012
- Kết Quả Điều Tra Mức Độ Thỏa Mãn Của Công Chúng Người Lớn Với
- Về Vai Trò Hình Thành Và Thể Hiện Dư Luận Xã Hội
- Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay - 17
- Dự Báo Xu Hướng Biến Đổi Vai Trò Của Truyền Thông Đại Chúng Tỉnh Bình Phước Trong Thực Hiện Quyền Trẻ Em Thời Gian Tới
- Giải Pháp Tăng Cường Vai Trò Của Truyền Thông Đại Chúng Tỉnh Bình Phước Trong Thực Hiện Quyền Trẻ Em
Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.
TTĐC ở Bình Phước đã phản ánh tình hình thực hiện quyền trẻ em, phê phán các vụ việc vi phạm quyền trẻ em. TTĐC giám sát tình hình thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về quyền trẻ em, CRC và tham gia tổng kết thực tiễn thực hiện quyền trẻ em. TTĐC trong tỉnh giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em bằng dư luận xã hội, bằng tai mắt của Nhân dân. Tuy trên thực tế hoạt động này còn nhiều hạn chế về nội dung, hình thức thể hiện, nhưng đã đáp ứng được kỳ vọng của công chúng nên được công chúng đánh giá cao.
Những vấn đề TTĐC phản ánh, giám sát nhiều và vấn đề công chúng quan tâm không hoàn toàn trùng khớp. TTĐC phản ánh, giám sát quyền được học tập của trẻ em nhiều nhất, nhưng công chúng quan tâm ở vị trí thứ hai. Tương tự ở quyền được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch; quyền được phát triển năng khiếu; được chăm sóc, nuôi dưỡng; được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự. Nhưng quyền được khai sinh và có quốc tịch được phản ánh, giám sát trên TTĐC và sự quan tâm của công chúng đều trùng khớp (đứng ở vị trí số 07); tương tự với quyền được có tài sản. Tuy nhiên, TTĐC phản ánh một số quyền rất ít, nhưng
công chúng lại đặc biệt quan tâm như: quyền được sống chung với cha mẹ và được chăm sóc sức khoẻ (Xem bảng 28, 29 Phụ lục). Kết quả này cho thấy, các phương tiện TTĐC Bình Phước đã thành công trong việc thu hút sự quan tâm của công chúng vào việc thực hiện một số quyền trẻ em. Nhưng TTĐC cũng đang lèo lái công chúng bỏ qua một số quyền khác. Đây tiếp tục là sự vi phạm cách tiếp cận quyền trẻ em.
3.3.5. Về vai trò giải trí cho trẻ em
TTĐC tỉnh Bình Phước là phương tiện giải trí hấp dẫn cho trẻ em, giúp trẻ em sử dụng hợp lý thời gian rỗi và cân bằng trạng thái tâm lý sau thời gian học tập với những chương trình ca nhạc, chiếu phim hoạt hình, chương trình giáo dục. Công chúng trẻ em đánh giá vai trò của Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước trong phục vụ nhu cầu giải trí của trẻ em tuy có cao hơn công chúng người lớn, nhưng phần lớn cũng chỉ ở mức khá, chưa làm công chúng hoàn toàn thỏa mãn.
5,1%
15,4%
40,0%
39,4%
Tốt Khá Trung bình Yếu
Biểu đồ 3.5. Kết quả điều tra ý kiến đánh giá của công chúng trẻ em Bình Phước về việc thể hiện vai trò giải trí cho trẻ em của Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước
Một trường hợp phỏng vấn sâu cho biết: “Cháu thích xem chương trình Vườn hoa âm nhạc tuổi thơ và Tạp chí thiếu nhi. Cháu thích nhất xem mục đố vui, bức tranh đẹp, văn học tuổi thơ và cũng học được nhiều điều hay từ bạn bè. Cháu thấy chương trình ca nhạc rất hay” (PVS, công chúng trẻ em, nữ, 10 tuổi, học sinh lớp 4). Nhưng cũng có trường hợp lại nhận thấy: “Cháu thấy chúng cháu ít được lựa chọn quá, Đài truyền hình Bình Phước có mấy chương trình như Tạp chí thiếu nhi, Vườn hoa âm nhạc, Ca nhạc thiếu nhi... nội dung không mới mẻ, cứ lặp lại hoài. Cháu xem mãi cũng chán. Cháu thích có chương trình chiếu phim dành cho
trẻ em, chương trình game show cho trẻ em. Cháu thích người dẫn là trẻ em hơn” (PVS, nam, công chúng, 14 tuổi, học sinh lớp 8).
Sự khác biệt giữa các nhóm công chúng trẻ em theo nhóm tuổi và địa bàn cư trú trong đánh giá vai trò giải trí cho trẻ em của Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước là không đáng kể và hoàn toàn có ý nghĩa thống kê. Và cũng không có sự khác biệt giữa các nhóm trẻ em nam và nữ, ở các lớp học, trẻ em dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số trong đánh giá vai trò giải trí cho trẻ em.
Công chúng người lớn chưa đánh giá cao vai trò giải trí cho trẻ em của TTĐC trong tỉnh. Phần lớn công chúng mới đánh giá vai trò này ở mức khá, với 18,9% công chúng đánh giá tốt và 42,9% đánh giá khá. Trong đó, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước với sự nỗ lực của mình đã được công chúng đánh giá cao nhất (tốt chiếm 31,8%; khá chiếm 38,7%); cơ quan truyền thông khác không được đánh giá cao vì gần như không có chương trình giải trí cho trẻ em (Xem bảng 30 Phụ lục). Không có sự khác biệt trong ý kiến đánh giá vai trò giải trí cho trẻ em giữa các nhóm công chúng người lớn khác nhau.
Công chúng đánh giá cao vai trò của TTĐC Bình Phước trong việc đáp ứng nhu cầu giải trí đang rất thiếu thốn của trẻ em trong tỉnh. Nhưng nhu cầu này vẫn chưa được thỏa mãn một cách đầy đủ, trẻ em vẫn còn khát sân chơi lành mạnh trong đời thường lẫn truyền thông. Công chúng vẫn kỳ vọng vào khả năng thỏa mãn nhu cầu giải trí cho trẻ em từ TTĐC trong tỉnh.
Từ ý kiến của công chúng tỉnh Bình Phước, có thể nhận thấy vai trò của các phương tiện TTĐC trong tỉnh với việc thực hiện quyền trẻ em ở địa phương hiện nay đã được công chúng đón nhận và đánh giá khá tích cực.
Vai trò giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em được công chúng đánh giá cao nhất vì đã thỏa mãn nhu cầu của công chúng, tham gia giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em ở địa phương. Thứ hai là vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục về quyền trẻ em, vì đã mang đến cho công chúng nhận thức, thái độ về quyền trẻ em tương đối tốt, cơ bản đáp ứng được nhu cầu thông tin của công chúng và có được công chúng ứng dụng trong thực tế. Thứ ba là vai trò vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em, vì đã giới thiệu được các mô hình hay, điển hình tiên tiến, khuyến khích Nhân dân có hành vi thực hiện quyền trẻ em tích cực, giúp đỡ trẻ em
khó khăn. Thứ tư là vai trò giải trí cho trẻ em, giúp trẻ em giải trí. Hạn chế nhất là vai trò hình thành và thể hiện dư luận xã hội.
Công chúng đánh giá cao nhất vai trò của Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em; thứ hai là Báo Bình Phước điện tử; thứ ba là báo Bình Phước in và truyền thanh cấp huyện.
Đối với Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước, công chúng đánh giá vai trò giám sát và vai trò giải trí cho trẻ em tốt hơn các vai trò khác. Với Báo Bình Phước điện tử, vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục; vai trò hình thành và thể hiện dư luận xã hội; vai trò vận động, khuyến khích được đánh giá cao như nhau và cao hơn vai trò giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em. Với truyền thanh cấp huyện, công chúng đánh giá vai trò hình thành và thể hiện dư luận xã hội và vai trò giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em tốt hơn vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục và giải trí cho trẻ em. Đối với Báo Bình Phước in, vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục và vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em thực hiện tốt hơn vai trò hình thành, thể hiện dư luận xã hội và giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em. Vai trò giải trí cho trẻ em của truyền thanh cấp huyện; Báo Bình Phước in và điện tử được công chúng đánh giá rất hạn chế.
Tiểu kết chương 3
Chương 3 phân tích khái quát tình hình truyền thông về trẻ em. Đánh giá các vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em từ kết quả phân tích nội dung thông điệp truyền thông so với ý kiến của cán bộ truyền thông và ý kiến đánh giá của công chúng. Vấn đề trẻ em chưa thực sự được quan tâm trên TTĐC Bình Phước, thường phải đứng sau vấn đề chính trị, kinh tế. Quá ít sản phẩm truyền thông có dùng từ “quyền trẻ em”, quyền trẻ em chỉ được ngầm ý thể hiện. TTĐC đặt lợi ích của trẻ em lên trên hết, trước hết, bảo vệ, tôn trọng quyền trẻ em, phản ánh trung thực cuộc sống trẻ em, không làm tổn thương trẻ em nhưng chưa thực sự nói được tiếng nói của trẻ em, chưa phản ánh toàn diện hình ảnh trẻ em trên thực tế. Sự tham gia của trẻ em trên TTĐC mới chỉ ở hình thức tượng trưng, thấp hơn mặt bằng chung của cả nước.
Nói như R.Merton, ở vị trí là cơ quan TTĐC, các cơ quan TTĐC và cán bộ truyền thông Bình Phước có nhiều vai trò đối với việc thực hiện quyền trẻ em, trong bối cảnh còn có nhiều vai trò khác cũng phải thực hiện. Các vai trò không phải đều được quan tâm như nhau và các cơ quan quan tâm đến các vai trò cũng không như nhau. TTĐC Bình Phước đang gặp phải sự chênh lệch, căng thẳng, xung đột vai trò đối với việc thực hiện quyền trẻ em. Vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay có sự khác biệt không đáng kể giữa vai trò thực tế; trong ý kiến đánh giá của cán bộ truyền thông và ý kiến đánh giá, kỳ vọng của công chúng.
Căn cứ tiêu chí đánh giá mức độ thực hiện tốt vai trò đối với việc thực hiện quyền trẻ em có thể thấy: Các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước thực hiện tốt nhất vai trò vận động, khuyến khích và vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em; rồi đến vai trò giải trí cho trẻ em, vai trò giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em; hạn chế nhất là vai trò hình thành và thể hiện dư luận xã hội.
Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước là cơ quan truyền thông thực hiện tốt nhất các vai trò đối với việc thực hiện quyền trẻ em; thứ hai là Báo Bình Phước; thứ ba là Đài huyện Bù Gia Mập; rồi đến Đài huyện Đồng Phú, thị xã Đồng Xoài; hạn chế nhất là Đài huyện Bù Đăng. Loại hình truyền thông thực hiện tốt nhất là truyền hình; thứ hai là truyền thanh cấp huyện, báo in; thứ ba là báo mạng điện tử; hạn chế nhất là phát thanh.
Chương 4
YẾU TỐ TÁC ĐỘNG; XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG TỈNH BÌNH PHƯỚC TRONG THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM
4.1. YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI
CHÚNG TỈNH BÌNH PHƯỚC TRONG THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM HIỆN NAY
4.1.1. Tác động của sự phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội địa phương
Mặc dù kinh tế - xã hội trong 17 năm tái lập tỉnh đã có nhiều bước phát triển, đời sống của Nhân dân dần được cải thiện, nhưng Bình Phước vẫn còn là một tỉnh nghèo, nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Một số vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết có hiệu quả. Đời sống của một bộ phận nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa còn khó khăn.
Đến cuối năm 2013, toàn tỉnh có 21 xã đặc biệt khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo là 4,72%, trong hộ dân tộc thiểu số nghèo chiếm 41,56%. 13,0% dân số toàn tỉnh chưa được sử dụng điện. Gia đình có internet và báo chí phần lớn ở đô thị. Do vậy, cơ hội hưởng thụ văn hoá, tiếp cận thông tin của người dân còn nhiều hạn chế, làm cho sự phân hóa đời sống kinh tế - văn hóa giữa người dân nông thôn và đô thị giãn rộng. Một bộ phận dân cư không được đọc báo, xem truyền hình, nghe đài trong khi ở khu vực này vấn đề nâng cao dân trí bức thiết nhất. “Ở đây đâu có điện mà xem tivi. Hôm nào xạc được bình thì cả nhà mới xem. Truyền thanh cũng không có. Tôi và các con thường nghe đài tiếng nói Bình Phước bằng cái đài xài pin. Báo chí cũng không có, mà đi mua sao được, phải có tiền và đi rất xa. Muốn con cái biết này biết kia, muốn biết cách chăm sóc, dạy bảo con lắm, nhưng cũng chịu thôi” (PVS, nam, công chúng, người làm thuê, 43 tuổi, học hết tiểu học).
Trẻ em trong các gia đình nghèo, gia đình dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa đang chịu nhiều thiệt thòi trong việc ăn, uống, mặc, ở, học hành, vui chơi giải trí, tiếp cận thông tin và phần lớn phải nghỉ học sớm, lao động sớm, không được chăm sóc sức khoẻ… Đúng như nhận định của tác giả Nguyễn Hữu Minh và Đặng Bích Thủy: “Điều kiện kinh tế khó khăn là một trong những nguyên nhân rất cơ bản của việc chưa thực hiện đầy đủ quyền trẻ em ở nước ta” [78]. Trẻ em được hưởng lợi từ
sự phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cũng là người gánh chịu khó khăn nhất những
hạn chế, kém phát triển và mặt trái của sự phát triển.
Trình độ dân trí thấp nên nhận thức về quyền trẻ em và trách nhiệm thực hiện quyền còn nhiều hạn chế. Ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều phong tục tập quán lạc hậu, thói quen sinh hoạt không khoa học. Thực tế này gây ra sự va chạm văn hóa, ảnh hưởng nhiều đến công tác tuyên truyền, vận động, tổ chức thực hiện quyền trẻ em. Thông tin phỏng vấn sâu cho biết, phong tục tập quán và trình độ dân trí thấp làm cho việc chuyển biến nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về thực hiện quyền trẻ em rất khó khăn. Nhận thức của cộng đồng ảnh hưởng đến nhận thức của cán bộ truyền thông, không ít người đã đem nhận thức đó vào quá trình tác nghiệp (trẻ em biết gì đâu, viết gì mà chẳng được!).
Tuyên truyền thực hiện quyền trẻ em cũng được ngành chức năng tổ chức thực hiện bằng các hoạt động truyền thông liên cá nhân và qua các phương tiện TTĐC ngoài tỉnh. Công chúng trẻ em được biết thông tin về quyền trẻ em từ thầy cô giáo nhiều nhất (chiếm 69,3%); từ cha mẹ, ông bà, người thân trong gia đình (chiếm 48,1%); từ Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước (chiếm 60,8%); từ Báo Bình Phước điện tử (chỉ chiếm 10,1%). Công chúng người lớn biết các quyền trẻ em nhiều nhất từ Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước (chiếm 76,5%); từ cán bộ dân số - gia đình và trẻ em (chiếm 46,5%); từ Báo Bình Phước in (chiếm 44,1%); từ Báo Bình Phước điện tử (chiếm 14,3%).
Tóm lại, trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán còn lạc hậu, kinh tế - xã hội còn khó khăn đang cản trở không nhỏ đến việc thực hiện quyền trẻ em và các hoạt động TTĐC về quyền trẻ em, đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu cấp thiết phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi thực hiện quyền trẻ em. Các phương tiện TTĐC trong tỉnh chưa phải là kênh thông tin về quyền trẻ em duy nhất và chủ yếu nhất đến với công chúng Bình Phước.
4.1.2. Tác động của các chính sách về quyền trẻ em, truyền thông đại chúng và vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước
Nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản chỉ đạo [100, tr.112]. Ngày 07-11-2000, Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 20 về tăng cường công tác lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác bảo vệ,