soát’ gồm 6 chỉ mục và thành phần ‘Truyền thông và giám sát’ gồm 10 chỉ mục. Sự tích hợp giữa thành phần truyền thông với thành phần giám sát cũng là một đặc thù trong hoạt động của Đài, khi mà quá trình chia sẻ thông tin giữa các bộ phận tác nghiệp cũng là quá trình giám sát để Đài thực hiện các nhiệm vụ của mình. Giá trị của biến tổng hợp mới được xuất trích từ phần mềm SPSS được sử dụng cho các bước phân tích tiếp theo trong phân tích hồi qui và sẽ triệt tiêu hiện tượng tương quan giữa các biến độc lập, thòa mãn các giả thuyết của bài toán hồi qui.
Việc xây dựng bộ đo lường có ý nghĩa thực tiễn đối với các Đài PT-TH. Đó là tham chiếu để các Đài có thể tiếp tục hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá thực hiện mục tiêu kiểm soát của các Đài cũng như các thành phần của hệ thống KSNB tại các đơn vị đó. Về mặt đổi mới cơ chế quản trị, nó sẽ thay thế cách đánh giá mang tính truyền thống dựa vào định tính mà sẽ chuyển sang đánh giá theo hệ thống định lượng, hướng tới phát triển KPI tại các Đài. Nhờ đó, hàng năm Đài có thể đánh giá việc thực hiện mục tiêu rò ràng hơn và các yếu tố ảnh hưởng để đưa ra định hướng khắc phục các lỗi tiềm tàng của hệ thống KSNB.
Về mặt khoa học, kết quả nghiên cứu này mở ra một hướng đi đo lường mục tiêu kiểm soát ở các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tự chủ. Nhiều nghiên cứu trước đây đa phần chỉ quan tâm đến mục tiêu tài chính và thường áp dụng với các doanh nghiệp. Với các đơn vị sự nghiệp công lập, việc kết hợp các khung COSO (2013) và INTOSAI GOV (9100) có thể định hình bộ tiêu chí đo lường có điều chỉnh cho phù hợp với tình hình của từng đơn vị.
5.1.2. Tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các Đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh
Như đã đề cập ở phần cơ sở lý luận, khung COSO (2013) có sự thay đổi so với COSO (1992) ở nhiều khía cạnh, trong đó có nhìn nhận về tính hữu hiệu của hệ thống KSNB. Theo đó, hệ thống KSNB được xem là hữu hiệu không chỉ quan tâm đến mục tiêu kiểm soát có đạt được hay không mà còn quan tâm các thành phần của hệ thống KSNB có tồn tại và có vận hành hay không. Đây cũng chính là mục tiêu thứ hai mà luận án cần phải trả lời.
Trên cơ sở bộ đo lường chính thức đã giải quyết ở mục tiêu nghiên cứu thứ nhất, kết quả cho thấy cả ba mục tiêu kiểm soát nói trên đều đạt được, trong đó ‘Mục tiêu chính trị của Đài’ được đánh giá cao nhất, trong khi ‘Mục tiêu hiệu quả tài chính của Đài’ còn ở mức khiêm tốn. Những con số trên cho thấy các Đài PT- TH đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình thông qua dẫn sóng kênh truyền hình VTV và phát thanh, phát sóng kênh truyền hình địa phương về các hoạt động kinh tế - chính trị - xã hội. Tuy nhiên, trong bối cảnh các Đài cũng được giao quyền tự chủ thông qua Nghị định 43/2006/NĐ-CP trước đây và Nghị định 16/2015/NĐ- CP hiện nay thì các Đài cần phải nỗ lực hơn nữa trong quản lý chi phí, tìm kiếm các nguồn thu dịch vụ để nâng cao hơn nữa thu nhập của người lao động.
Kết quả điều tra từ 63 Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt Nam cho thấy các chỉ mục của các thành phần thuộc hệ thống KSNB đều tồn tại và đa phần đều vận hành hữu hiệu, với mức đánh giá trung bình đều cao hơn 4. Không có một chỉ mục nào đánh giá ở mức cao nhất là rất hữu hiệu. Kết quả này đặt ra cho lãnh đạo các Đài phải nỗ lực hơn nữa trong công tác quản trị tại các Đài PT-TH cấp tỉnh, khi mà yêu cầu đổi mới cách thức quản lý trong bối cảnh tự chủ hoạt động dần được giao cho các Đài.
Một số nội dung liên quan đến thành phần Đánh giá rủi ro còn chưa được đánh giá có tính hữu hiệu, như chỉ mục ‘RR 4 – Ban giám đốc luôn nhận diện các sai phạm tiềm tàng khi đánh giá rủi ro’, ‘RR5 – Ban giám đốc luôn xác định và đánh giá những thay đổi có thể ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống KSNB tại Đài’; hoặc một số chỉ mục về hoạt động kiểm soát (KS3, KS4, KS7) có giá trị trung bình khi đánh giá về tính hữu hiệu còn thấp. Trong bối cảnh công nghệ truyền thông qua mạng xã hội phát triển cực kỳ nhanh chóng, yêu cầu quản lý công sản ngày càng cao, việc bỏ qua đánh giá rủi ro và các hoạt động ngăn ngừa rủi ro có thể dẫn đến nguy cơ về hiệu quả hoạt động của các Đài trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm!
- Thống Kê Mô Tả Các Chỉ Mục Thành Phần Truyền Thông Và Giám Sát
- Mô Hình Đánh Giá Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Các Đài
- Kết Quả Phân Tích Hồi Qui Theo Tính Tinh Cậy Báo Cáo Quyết Toán
- Đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh tại Việt Nam - 20
- Đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại các đài phát thanh truyền hình cấp tỉnh tại Việt Nam - 21
- Công Cụ Đánh Giá Hệ Thống Ksnb Theo Báo Cáo Coso 2013
Xem toàn bộ 202 trang tài liệu này.
5.1.3. Ảnh hưởng của các thành phần kiểm soát nội bộ đến mục tiêu kiểm soát
Mục tiêu thứ ba của luận án liên quan đến xây dựng mô hình các thành phần của hệ thống KSNB đến mục tiêu kiểm soát của các Đài PT-TH cấp tỉnh tại Việt
Nam. Phương pháp phân tích hồi qui được vận dụng để xem xét ảnh hưởng của các thành phần kiểm soát đến từng mục tiêu kiểm soát. Nhờ áp dụng phân tích nhân tố như đã đề cập ở trên, các giả thuyết của bài toán hồi quy được thòa mãn, đặc biệt là không có hiện tượng tự tương quan giữa các biến độc lập.
Kết quả phân tích cho thấy sự vận hành hữu hiệu của các thành phần KSNB tại các Đài PT-TH góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát. Mô hình ảnh hưởng của các nhân tố đến mục tiêu hiệu quả tài chính của Đài có khả năng giải thích cao nhất, trong khi mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến mục tiêu chính trị của Đài có khả năng giải thích thấp nhất. Xét về tác động của các thành phần KSNB, có thể rút ra những kết luận chính sau:
Môi trường kiểm soát, Đánh giá rủi ro và Hoạt động kiểm soát ảnh hưởng thuận chiều đến mục tiêu hiệu quả tài chính của Đài và mục tiêu tính tin cậy BCQT của Đài, nhưng không ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu chính trị của Đài. Những kết quả này vừa ủng hộ giả thuyết xây dựng, đồng thời cho thấy trong lĩnh vực công đang có sự chuyển đổi về cách thức quản lý thì việc xây dựng môi trường kiểm soát tốt, thực hiện đúng các hoạt động kiểm soát sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính mà Nhà nước giao.
Thành phần tích hợp Truyền thông và giám sát ảnh hưởng thuận chiều đến mục tiêu chính trị của Đài và tính tin cậy của BCQT, nhưng không ảnh hưởng đến mục tiêu hiệu quả tài chính của Đài. Nếu xét mục tiêu chính trị của Đài là mục tiêu quan trọng nhất tại các Đài thì mục tiêu này chỉ có một nhân tố ảnh hưởng – đó là việc Truyền thông và giám sát. Ở góc độ thực hiện nhiệm vụ chính trị của các Đài, kết quả này cho thấy cần tăng cường nhiều hơn công tác giám sát việc sản xuất và phát sóng các bản tin, chương trình… ,có sự hỗ trợ thông tin trong quá trình hoạt động thì các Đài sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình.
5.2. Một số kiến nghị từ kết quả nghiên cứu
Thiết lập một hệ thống KSNB hữu hiệu là một trong những mối quan tâm của lãnh đạo các đơn vị để thực hiện mục tiêu của mình. Đối với các Đài PT-TH cấp tỉnh là những đơn vị sự nghiệp công lập đặc thù trong lĩnh vực truyền thông,
một hệ thống KSNB hữu hiệu có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý. Kết quả nghiên cứu chỉ ra một số kiến nghị như sau:
5.2.1. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá mục tiêu kiểm soát ở các Đài phát thanh truyền hình
Mục tiêu của mỗi Đài được cụ thể hóa qua chức năng nhiệm vụ của các Đài. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua việc lượng hóa các nhiệm vụ này chưa được cụ thể, có tính định tính nên có thể dẫn đến chưa đánh giá đúng mức về mục tiêu kiểm soát của mỗi Đài. Đổi mới công tác quản trị ở các đơn vị sự nghiệp trong khu vực công gắn liền với đánh giá kết quả của các tổ chức đó một cách rò ràng thông qua bộ tiêu chí cụ thể (KPI). Mục tiêu kiểm soát của mỗi Đài chính là kết quả việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đài, các mục tiêu về tuân thủ pháp luật và mục tiêu về hiệu quả tài chính. Tuy luận án chỉ mới dừng lại bước đầu về đo lường mục tiêu kiểm soát, nhưng qua đó gợi ra hàm ý sau:
Thứ nhất: Cần tiếp tục lượng hóa việc thực hiện nhiệm vụ chính trị trong thời gian tới cho phù hợp với chức năng của Đài PT-TH cấp tỉnh. Mục tiêu chính trị không chỉ là dẫn sóng của kênh VTV mà còn là tính đa dạng, thời lượng, chất lượng của các bản tin, chương trình địa phương và sức lan truyền của nó đến các tầng lớp nhân dân trên địa bàn các tỉnh. Như vậy, bộ tiêu chí cần liệt kê chi tiết hơn cụ thể tác động của các bản tin, chương trình, kênh phát thanh truyền hình cụ thể thì khi đó mới nâng cao việc thực thi nhiệm vụ chính trị của các Đài. Đánh giá thực hiện mục tiêu chính trị không chỉ quan tâm từ phía tự đánh giá của lãnh đạo cơ quan Đài, mà còn từ phía người sử dụng các kênh phát thanh truyền hình.
Thứ hai: Vấn đề hiệu quả sử dụng các nguồn lực tại các Đài không thể không xem xét đến. Tuy nghiên cứu này chỉ dừng lại ở các nội dung về trích lập quỹ và thu nhập của người lao động là những biến số chính, nhưng về lâu dài cần tiếp tục cụ thể hóa các nội dung này. Trong bối cảnh Nghị định 16/2015/NĐ-CP đang được triển khai và việc tính đúng, tính đủ chi phí hoạt động ở các đơn vị sự nghiệp công lập được đặt ra thì cần phải có những tiêu chí đánh giá hiệu quả cho rò hơn, nhất là khi Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 hướng dẫn chế độ kế toán các
đơn vị sự nghiệp được áp dụng từ năm 2018. Do nghiên cứu của luận án được triển khai khi các Đài đang bắt đầu áp dụng Thông tư 107/2017/TT-BTC, nên trong thời gian đến, việc đánh giá mục tiêu tài chính nên được lượng hóa như các nghiên cứu ở doanh nghiệp. Cơ sở để áp dụng vấn đề này là chế độ kế toán ở các đơn vị hành chính, sự nghiệp cũng áp dụng kế toán dồn tích, và ngoài hệ thống báo cáo quyết toán còn có báo cáo tài chính (BCTC) như các DN.
Thứ ba: Sự tin cậy của báo cáo quyết toán và BCTC ở khu vực công cũng là điểm cần phải được quan tâm nhiều hơn. Các yêu cầu về công khai, minh bạch việc sử dụng các nguồn lực Nhà nước thông qua các báo cáo quyết toán và các báo cáo khác phải được chú ý hơn nữa để đảm bảo người dân giám sát việc sử dụng tiền thuế của người dân. Điều đó đòi hỏi ngành phát thanh truyền hình phải đưa ra thêm các tiêu chí đánh giá về sự tin cậy báo cáo quyết toán để qua đó thấy được mức độ giải trình như trên tinh thần của INTOSAI. Trong thời gian tới, khi chuẩn mực kế toán ở khu vực công tại Việt Nam đi vào thực tiễn, các yêu cầu về công bố và minh bạch thông tin được áp dụng thì các tiêu chí về mục tiêu báo cáo phải được cụ thể hơn, không chỉ theo hướng tin cậy mà còn quan tâm đến tính kịp thời và minh bạch.
Thứ tư: Mặc dù mục tiêu tuân thủ pháp luật và các qui định qua phân tích nhân tố của luận án bị loại bỏ do hệ số tải trùng lắp qua ba nhân tố còn lại. Tuy nhiên, kết quả này không có nghĩa phủ nhận vai trò của tính tuân thủ pháp luật và các qui định nội bộ tại các Đài PT-TH địa phương. Hệ số tải bao trùm trên ba nhân tố hàm ý việc tuân thủ pháp luật và các qui định sẽ ảnh hưởng đến việc thực thi các nhiệm vụ chính trị, mục tiêu hiệu quả tài chính và cả mục tiêu báo cáo. Điều này đòi hỏi lãnh đạo các Đài PT-TH phải hết sức chú ý việc tuân thủ pháp luật và các qui định nội bộ, tạo kỷ cương và sử dụng tài sản của Nhà nước một cách hữu hiệu. Có như vậy mới tránh được những sai phạm trong quản lý tài chính – nhân sự và các vấn đề khác tại các đơn vị sự nghiệp công lập trong bối cảnh tự chủ.
5.2.2. Kiện toàn hệ thống kiểm soát nội bộ
Mặc dù kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các Đài đã thiết lập hệ thống KSNB và hệ thống này đã vận hành và thực sự tác động đến mục tiêu kiểm soát. Tuy nhiên, từ kết quả đó gợi ra một số kiến nghị sau:
Một là: Ngành PT-TH và lãnh đạo các Đài cần đặc biệt quan tâm đến đánh giá rủi ro để có những cách thức truyền thông tốt nhất, thực hiện các mục tiêu của các Đài. Kết quả nghiên cứu từ thống kê mô tả trong chương 4 cho thấy hai nội dung: “Ban giám đốc luôn nhận diện các sai phạm tiềm tàng khi đánh giá rủi ro’ và ‘Ban giám đốc luôn xác định và đánh giá những thay đổi có thể ảnh hưởng đáng kể đến hệ thống KSNB tại Đài’ được đánh giá mức không hữu hiệu đặt ra nhiều câu hỏi trong quản trị tại các Đài. Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng, đặc biệt là việc sử dụng mạng xã hội thì sức hút của lĩnh vực phát thanh – truyền hình sẽ bị suy giảm. Tuy nhiên, hiện tại việc nhận diện các sai phạm tiềm tàng, đánh giá rủi ro thường xuyên và có những cách thức để đối phó rủi ro chưa thực sự được quan tâm. Do vậy, trong thời gian tới phải đưa nội dung này thành một nội dung có tính chiến lược trong thiết kế và vận hành hệ thống KSNB tại các Đài. Ngoài ra cũng cần quan tâm những rủi ro từ khía cạnh công nghệ, đến hình thức quảng cáo đến kĩ thuật sản xuất các chương trình, bản tin,… để mục tiêu chính trị của Đài được thực hiện.
Hai là: Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần ‘Truyền thông và giám sát’ là thành phần duy nhất và ảnh hưởng rất lớn đến thực hiện mục tiêu chính trị. Do vậy, các Đài PT-TH cấp tỉnh cần tiếp tục kiện toàn hoàn thiện thành phần truyền thông và giám sát, theo các hướng như sau:
- Thông tin giữa các bộ phận trong Đài phải đảm bảo đầy đủ, thông suốt để đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên, đặc biệt các bản tin, chương trình,
….,phải bám sát định hướng tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước, cũng như các chính sách của chính quyền địa phương.
- Thông tin về hoạt động quản lý trong nội bộ Đài phải được báo cáo cho lãnh đạo đầy đủ, rò ràng, kịp thời để qua đó điều hành hoạt động một cách hữu hiệu
- Lãnh đạo Đài phải xây dựng các qui trình giám sát hiệu quả để cán bộ viên chức và người lao động thực hiện đầy đủ chức trách nhiệm vụ được giao, tránh tuyên truyền sai lệch các chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước.
- Có sự phân chia trách nhiệm giữa các cá nhân trong công tác giám sát để qua đó đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ truyền dẫn, phát sóng các bản tin, các chương trình phát thanh truyền hình theo đúng kế hoạch chương trình đã xây dựng. Có như vậy mới hạn chế sai sót không đáng có khi thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình.
Ba là: Kết quả nghiên cứu cho thấy ‘Hoạt động kiểm soát’ có mức độ ảnh hưởng thuận chiều và độ lớn ảnh hưởng lớn nhất đối với mục tiêu tài chính và mục tiêu báo cáo. Trong bối cảnh các Đài PT-TH chuyển sang lộ trình tự chủ, hoạt động sản xuất chương trình phát thanh truyền hình vừa thực hiện nhiệm vụ chính trị, vừa theo đơn đặt hàng của nhà nước thì kết quả nghiên cứu này cho thấy hoạt động kiểm soát có vai trò hết sức quan trọng. Những nguyên tắc, những chỉ mục cấu thành trong thành phần ‘Hoạt động kiểm soát’ từ nghiên cứu này hàm ý các điểm sau:
- Luôn bám sát nguyên tắc phân chia trách nhiệm hợp lý, không vi phạm nguyên tắc bất kiêm nhiệm.
- Công tác kiểm kê vật chất cần duy trì thường xuyên, nhất là kiểm kê vào cuối năm để đảm bảo các vật tư, trang thiết bị đặc thù của ngành PT-TH được bảo quản, sử dụng, tránh lãng phí.
- Cần thường xuyên rà soát, đánh giá các thủ tục kiểm soát tại các Đài PT-TH, đặc biệt là hoạt động mua sắm, thanh lý tài sản, cho thuê tài sản công, định giá dịch vụ quảng cáo… để việc sử dụng các nguồn lực tại Đài có mục đích và hiệu quả. Lãnh đạo các Đài cần nhận thức rằng, hoạt động kiểm soát nếu được thực hiện tốt thì không chỉ thực hiện được nhiệm vụ chính trị của mình mà còn góp phần làm tăng hiệu quả tài chính của các Đài, đảm bảo số liệu BCQT trung thực.
Bốn là: Kết quả nghiên cứu cho thấy ‘Môi trường kiểm soát’ có vị trí khá quan trọng và ảnh hưởng đến cả mục tiêu hiệu quả tài chính và mục tiêu báo cáo. Do vậy, người đứng đầu các Đài PT-TH cần phải quan tâm hơn môi trường kiểm soát, chú trọng đạo đức tác nghiệp chuyên môn trong đơn vị mà mình phụ trách.
Ban giám đốc các Đài PT-TH cấp tỉnh thực sự chú trọng vai trò của hệ thống KSNB thông qua việc thiết lập cơ chế kiểm soát chặt chẽ đối với toàn bộ hoạt động của các Đài PT-TH, xây dựng nền tảng văn hoá kiểm soát toàn diện trong các Đài, đặc biệt chú trọng đề cao các vấn đề giá trị đạo đức trong quá trình tác nghiệp, nhất là khi các vụ việc về vi phạm về đạo đức tác nghiệp chuyên môn trong lĩnh vực PT-TH ngày càng gia tăng ở Việt Nam.
Hoàn thiện, tăng cường tổ chức bộ máy của các Đài PT-TH theo hướng hiện đại, đảm bảo tính hiệu quả của từng phòng, ban, qua đó đảm bảo tốt các mục tiêu của các Đài PT-TH đã đề ra.
Các quyết định liên quan đến công việc quản lý, được lãnh đạo Đài ban hành cần có sự tin cậy cao, các công việc quản lý của Ban lãnh đạo các Đài PT-TH cần cân đối phù hợp không quá ôm đồm nhiều việc. Công việc kiểm soát và công việc quản lý tại các Đài PT-TH cần có sự liên hệ mất thiết với nhau hơn nữa để đạt hiệu quả công việc cao hơn, nhân viên tại Đài PT-TH cần hiểu chức năng và quyền hạn công việc theo mô tả vị trí việc làm của mình. Cần có sự cam kết của nhân viên đối với quy chế làm việc tại Đài PT-TH, ngược lại Đài PT-TH cấp tỉnh cần có sự quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ nhằm đề bạt các nhân viên có năng lực lên vị trí cao hơn. Các Đài PT-TH cấp tỉnh cần có các chính sách tiền lương, thưởng phù hợp để động viên cán bộ viên chức có thành tích trong công tác, và đồng thời có các biện pháp kỷ luật rò ràng đối với các hành vi vi phạm của nhân viên.
5.3. Hạn chế của nghiên cứu và huớng nghiên cứu tiếp theo
Ngoài những kết quả đã đạt được như phân tích trên, luận án vẫn còn các hạn chế do những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Đó là:
Thứ nhất: Việc đo lường mục tiêu kiểm soát thực sự chưa toàn diện và gắn với đặc thù của lĩnh vực phát thanh truyền hình. Đây cũng là khoảng mờ trong nhiều nghiên cứu khác về hệ thống KSNB trong và ngoài nước, đòi hỏi giới học thuật tiếp tục nghiên cứu. Điểm chưa toàn diện thể hiện qua đánh giá việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong lĩnh vực công như thế nào? Tiêu chí để thể hiện thực