Số Lượng Sản Phẩm Truyền Thông Của Ttđc Tỉnh Bình Phước Có Mục Đích Đăng Phát Giải Trí Cho Trẻ Em, Từ Tháng 6 Đến Tháng 10/2012


hai cha con xâm hại: con nay đã hơn 1 tuổi”3, người viết buộc cháu bé phải kể lại

chi tiết nỗi đau của mình trong tám năm để đưa lên mặt báo câu khách...

Cách đưa hình ảnh trẻ em Bình Phước cũng hết sức phản cảm, chỉ nhằm giật gân, câu khách như tin “Bình Phước: Kỷ luật thầy giáo đánh tím mông 7 học sinh” ngày 07-12-2012 trên http://giaoduc.net.vn/ chụp cận cảnh các vết bầm tím trên mông bảy cháu bé bị thầy giáo phạt đánh bằng thước ở xã Phước Sơn, huyện Bù Đăng ngày 02-12-2011. Ảnh chụp các cháu quay mặt vào tường giống như những người vi phạm pháp luật. Chụp mông các cháu để độc giả thấy vết bầm tím rất phản cảm, làm các cháu xấu hổ là vi phạm Điều 31 Bộ luật Dân sự Việt Nam. Cách nhà báo bảo vệ trẻ em qua việc phản ánh sự thật lại làm tổn thương trẻ em hơn.

Qua quan sát nhận thấy, báo ngoài tỉnh khai thác quá sâu đời sống riêng tư của một số trẻ em Bình Phước, khoét sâu thêm nỗi bất hạnh của trẻ em và gia đình; gây cản trở hoặc khó khăn thêm quá trình hòa nhập xã hội của trẻ em. Đôi khi thông tin bị bóp méo, thổi phồng, khai thác quá đà, làm tổn thương trẻ em, làm nhiễu thông tin, dư luận hoài nghi. Trong khi đó, TTĐC trong tỉnh lại làm nhà quản lý và Nhân dân lầm tưởng vấn đề trẻ em tốt.

Thực tế nghiên cứu cho thấy, vai trò phản ánh, giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em chưa được TTĐC trong tỉnh thực hiện tốt. Số lượng, chất lượng sản phẩm truyền thông còn nhiều hạn chế. Nhà truyền thông, cán bộ truyền thông còn thiếu cách tiếp cận quyền khi giám sát thực hiện quyền trẻ em. TTĐC phản ánh tình hình thực hiện quyền trẻ em tốt hơn là phê phán, đấu tranh chống lại hành vi vi phạm quyền. Báo Bình Phước và báo in quan tâm nhiều nhất cho vai trò giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em; thứ hai là Đài huyện Bù Gia Mập và báo mạng điện tử; thứ ba là Đài huyện Đồng Phú và truyền thanh cấp huyện; thứ tư là Đài thị xã Đồng Xoài và truyền hình; thứ năm là Đài huyện Bù Đăng; hạn chế nhất là Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước và phát thanh.

3.2.5. Vai trò giải trí cho trẻ em

TTĐC Bình Phước vừa là phương tiện giải trí hấp dẫn cho trẻ em, vừa giáo

dục trẻ em nhiều điều thú vị trong cuộc sống như tri thức khoa học, đạo đức, thẩm


3 Truy cập từ http://www.anninhthudo.vn/Phap-luat/ ngày 10-8-2013, tin được dẫn từ Cảnh sát toàn cầu.


mỹ, năng khiếu văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, dạy trẻ em các kỹ năng sống có ích, giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc... góp phần quan trọng thực hiện quyền được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch của trẻ em.

Theo bảng 3.8 sau đây, có 59,9% sản phẩm truyền thông được nghiên cứu có mục đích đăng phát thể hiện vai trò giải trí cho trẻ em. Cũng có 59,8% cán bộ truyền thông cho biết cơ quan của mình có mục đích đăng phát giải trí cho trẻ em. Kết quả này tưởng chừng như vai trò giải trí cho trẻ em đã được TTĐC trong tỉnh thực hiện tốt. Nhưng trên thực tế chỉ Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước có chương trình dành cho trẻ em và phục vụ nhu cầu giải trí của trẻ em.

Bảng 3.8. Số lượng sản phẩm truyền thông của TTĐC tỉnh Bình Phước có mục đích đăng phát giải trí cho trẻ em, từ tháng 6 đến tháng 10/2012

Cơ quan và loại hình TTĐC

Số lượng

Tổng số

Tỷ lệ


Cơ quan TTĐC

1. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước

1.329

1.622

81,9

2. Báo Bình Phước

1

218

0,5

3. Đài thị xã Đồng Xoài

0

178

0

4. Đài huyện Đồng Phú

1

109

0,9

5. Đài huyện Bù Đăng

0

56

0

6. Đài huyện Bù Gia Mập

0

39

0


Loại hình TTĐC

7. Báo in

1

149

0,7

8. Truyền hình

872

1.165

74,8

9. Phát thanh

457

457

100,0

10. Báo mạng điện tử

0

69

0

11. Truyền thanh cấp huyện

1

382

0,3

Chung

1.330

2.222

59,9

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay - 13

Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước đặc biệt ưu tiên mục đích giải trí cho trẻ em trong các vai trò đối với việc thực hiện quyền trẻ em, với 81,9% chương trình có nội dung giải trí cho trẻ em, ưu tiên nhất trong tất cả các vai trò đối với việc thực hiện quyền trẻ em. Báo Bình Phước và truyền thanh các huyện chưa thực hiện tốt, không có sản phẩm truyền thông, chuyên mục dành riêng cho trẻ em và phục vụ nhu cầu giải trí của trẻ em. Như vậy, TTĐC trên địa bàn tỉnh chưa thực sự quan tâm đến việc trò giải trí của trẻ em, đang bỏ qua một nhóm công chúng rất đông - trẻ em.


Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước thực sự quan tâm đến vai trò giải trí cho trẻ em. Phục vụ nhu cầu giải trí của trẻ em là một hoạt động quan trọng, góp phần thực hiện tốt quyền được vui chơi, giải trí, được phát triển năng khiếu, được tham gia các hoạt động xã hội của trẻ em, giúp trẻ em phát triển thể chất, tinh thần. Nhưng sự quan tâm đến vai trò này làm giảm đi sự quan tâm các vai trò quan trọng khác là vi phạm nguyên tắc tiếp cận quyền, vi phạm quyền trẻ em, ảnh hưởng tiêu cực đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Vai trò phục vụ nhu cầu giải trí cho trẻ em được báo phát thanh ưu tiên nhất với 100,0% chương trình có vai trò này; thứ hai là kênh BPTV 2; hạn chế nhất là kênh BPTV 1 (Xem hình 2 Phụ lục). Trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước, chương trình giải trí nhiều nhất cho trẻ em là Phim hoạt hình với 374 chương trình; thứ hai là Phim thiếu nhi với 220 chương trình (ở thời điểm khác là phim hoạt hình); thứ ba là Ca nhạc thiếu nhi với 180 chương trình; ít nhất là Con đã lớn khôn với 90 chương trình. (Xem hình 3 Phụ lục)

Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước sản xuất chương trình Tạp chí thiếu nhi mỗi tuần một số, với thời lượng 20 phút/số. Chương trình có sáu phần: phóng sự; bức tranh đẹp; văn học tuổi thơ; khoa học và em/em yêu sử Việt; đố vui để học và hộp thư là những nội dung giải trí bổ ích, giúp trẻ em vừa học vừa chơi, phát triển trí lực, mở mang hiểu biết và hoàn thiện nhân cách. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước đã tham gia vào quá trình xã hội hóa, truyền đạt các giá trị, chuẩn mực xã hội, giúp hình thành các vai trò xã hội cho trẻ em.

Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước sản xuất chương trình Vườn hoa âm nhạc tuổi thơ mỗi tháng một số, thời lượng 30 phút. Đây là chương trình ca nhạc dành cho thiếu nhi, trẻ em được giao lưu qua điện thoại với các ca sỹ, nhạc sỹ. Các chương trình giải trí cho trẻ em còn lại, Đài mua bản quyền (6/8 chương trình). Do vậy, một số chương trình không phù hợp với thực tế, xa lạ với trẻ em địa phương, nhất là trẻ em ở vùng sâu, vùng xa như chương trình Con đã lớn khôn, ghi hình và thực hiện ở các thành phố lớn Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, có cuộc sống hiện đại, khá giả, trẻ em khỏe mạnh, vui vẻ, được mặc đồ đẹp, ăn món ngon, được vui chơi ở khu giải trí hiện đại, được đi du lịch, được sinh hoạt xã hội... đôi khi làm chạnh lòng trẻ em xem chương trình, nhất là trẻ em vùng sâu, vùng xa.

Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước không có các chương trình truyền hình thực tế hay game show dành cho trẻ em. Theo đó, ở Bình Phước không có chuyện


lạm dụng trẻ em trên truyền hình như các kênh truyền hình lớn, gây nhiều tranh cãi ở các cuộc thi Đồ rê mí, tìm kiếm tài năng Việt Nam, giọng hát việt nhí... Song, qua quan sát nhận thấy nội dung của một số chương trình giải trí cho trẻ em ở Bình Phước còn không ít “hạt sạn”, cũng dạy trẻ biết yêu, hoặc có cảnh bạo lực và khiêu dâm. Nội dung một số chương trình nghèo nàn, chậm được đổi mới, thiếu tính hấp dẫn, không có sự tương tác với trẻ em. Chương trình dành riêng cho trẻ em, nhưng chủ yếu do người lớn dẫn chương trình, biên tập nội dung. Trẻ em Bình Phước không có nhiều sự lựa chọn trên TTĐC trong tỉnh. Nhiều em đã chuyển xem các chương trình giải trí trên Truyền hình cáp Việt Nam, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, VTV3, VOV, Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Thực tế này cho thấy trẻ em trên địa bàn tỉnh thực sự thiếu sân chơi ngoài cuộc sống và cả trên TTĐC.

Tóm lại, chỉ có Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước, loại hình truyền hình và phát thanh thực hiện tốt vai trò giải trí cho trẻ em, có chương trình dành cho trẻ em. Trẻ em Bình Phước đang chịu quá nhiều thiệt thòi trong việc vui chơi giải trí. Cho dù vai trò giải trí cho trẻ em đứng ở vị trí thứ hai trong các vai trò được TTĐC thực hiện, nhưng chỉ Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước thì chưa thể đáp ứng được nhu cầu giải trí của trẻ em trong tỉnh.

Từ kết quả phân tích nội dung thông điệp truyền thông, có thể nhận thấy vai trò của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước trong việc thực hiện quyền trẻ em ở địa phương hiện nay như sau:

Các cơ quan TTĐC tỉnh Bình Phước quan tâm thực hiện nhiều nhất là vai trò vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em. Thứ hai là vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục. Thứ ba là vai trò giải trí cho trẻ em. Thứ tư là vai trò giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em. Hạn chế nhất là vai trò hình thành và thể hiện dư luận xã hội.

Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước quan tâm nhiều nhất các vai trò đối với việc thực hiện quyền trẻ em, không chỉ về số lượng sản phẩm truyền thông cho trẻ em và người lớn, mà còn quan tâm cả về nội dung truyền thông thể hiện từng vai trò đối với việc thực hiện quyền trẻ em ở địa phương. Báo Bình Phước, đáng chú ý nhất là báo in rất quan tâm đến các vai trò đối với việc thực hiện quyền trẻ em, nhưng chưa chú ý đến công chúng trẻ em.

Các đài truyền thanh và truyền hình cấp huyện, tiêu biểu nhất là Đài

huyện Bù Gia Mập và Đồng Phú đã dành nhiều sự quan tâm cho hoạt động


truyền thông về trẻ em. Dù số lượng tin bài ở hai đài này chưa nhiều, nhưng các vai trò đối với việc thực hiện quyền trẻ em đều được quan tâm ở mức cao. Đài thị xã Đồng Xoài có số lượng sản phẩm truyền thông về trẻ em nhiều nhất trong các đài truyền thanh cấp huyện, nhưng chưa quan tâm nhiều đến việc thể hiện từng vai trò trong thực hiện quyền trẻ em.

Đối với Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước, vai trò vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em được quan tâm nhiều nhất; thứ hai là giải trí cho trẻ em; thứ ba là thông tin, tuyên truyền, giáo dục. Hạn chế nhất là vai trò giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em và hình thành, thể hiện dư luận xã hội.

Đối với Báo Bình Phước, vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục được quan tâm nhiều nhất; thứ hai là vai trò vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em; thứ ba là vai trò giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em và vai trò hình thành, thể hiện dư luận xã hội; hạn chế nhất là vai trò giải trí cho trẻ em. Đối với Đài huyện Bù Gia Mập và thị xã Đồng Xoài, vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục được quan tâm nhất; thứ hai là vai trò vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em; thứ ba là hình thành và thể hiện dư luận xã hội; rồi đến vai trò giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em; hạn chế nhất là vai trò giải trí cho trẻ em.

Bảng 3.9. Số lượng sản phẩm truyền thông có mục đích đăng phát thông tin thể hiện các vai trò đối với việc thực hiện quyền trẻ em, theo cơ quan TTĐC,

từ tháng 6 đến tháng 10/2012



Đài Phát thanh và

Truyền hình Bình Phước

Báo Bình Phước

Đài thị xã Đồng Xoài

Đài huyện Đồng Phú

Đài huyện Bù Gia Mập

Đài huyện Bù Đăng

1. Thông tin, tuyên

truyền, giáo dục

Số lượng

701

145

139

88

34

43

Tỷ lệ

43,2

66,5

78,1

80,8

87,2

76,8

2. Hình thành và thể hiện dư luận

xã hội

Số lượng

111

84

33

21

14

7

Tỷ lệ

7,3

38,5

18,5

19,3

35,9

12,5

3. Vận động,

khuyến khích

Số lượng

1.598

105

112

60

24

46

Tỷ lệ

98,5

48,2

62,9

55,0

61,5

82,1

4. Giám sát tình hình thực hiện

quyền trẻ em

Số lượng

120

25

31

25

10

7

Tỷ lệ

7,4

38,5

17,4

22,9

25,6

12,5

5. Giải trí cho trẻ em

Số lượng

1.329

1

0

1

0

0

Tỷ lệ

81,9

0,5

0

0,9

0

0


Đối với Đài huyện Đồng Phú, vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em được quan tâm nhất; thứ hai là vai trò vận động, khuyến khích; thứ ba là vai trò giám sát; rồi đến vai trò hình thành và thể hiện dư luận xã hội; hạn chế nhất là vai trò giải trí cho trẻ em. Đối với Đài huyện Bù Đăng, vai trò vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em được thực hiện tốt nhất; thứ hai là vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục; thứ ba là vai trò giám sát và vai trò hình thành, thể hiện dư luận xã hội; hạn chế nhất là vai trò giải trí cho trẻ em.

Truyền hình quan tâm nhiều nhất đến việc thực hiện quyền trẻ em, thứ hai là báo in, thứ ba là truyền thanh cấp huyện, rồi đến báo mạng điện tử, hạn chế nhất là báo phát thanh. Truyền hình quan tâm nhất đến vai trò vận động, khuyến khích thực hiện quyền trẻ em và giải trí cho trẻ em; ít nhất là vai trò hình thành và thể hiện dư luận xã hội. Báo in, báo mạng điện tử và truyền thanh cấp huyện quan tâm nhiều nhất cho vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em; ít nhất là vai trò giải trí cho trẻ em. Phát thanh quan tâm nhiều nhất đến vai trò vận động, khuyến khích và giải trí cho trẻ em, ít nhất là vai trò giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em và vai trò hình thành, thể hiện dư luận xã hội. (Xem bảng 13 Phụ lục)

Tóm lại, TTĐC có vị trí và vai trò rất quan trọng trong tiến trình thúc đẩy thực hiện tốt quyền trẻ em trên địa bàn tỉnh. Cả năm vai trò đều được thực hiện đầy đủ, nhưng không phải được quan tâm như nhau và các cơ quan quan tâm đến các vai trò cũng không như nhau. Có cơ quan quan tâm đến các vai trò chênh lệch quá lớn như Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước, nhất là phát thanh. Còn khá nhiều hạn chế về nội dung, hình thức thể hiện hoạt động truyền thông về quyền trẻ em, chưa thể đáp ứng được hết đòi hỏi của công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Thực tế đó có đáp ứng được các kỳ vọng, mong đợi của công chúng? Công chúng đánh giá như thế nào về vai trò của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em?

3.3. Ý KIẾN CỦA CÔNG CHÚNG VỀ VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG

ĐẠI CHÚNG TỈNH BÌNH PHƯỚC TRONG THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM

3.3.1. Về vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục

TTĐC ở Bình Phước là quá trình truyền thông một chiều từ cơ quan truyền thông, cán bộ truyền thông đến công chúng. Rất hiếm khi công chúng Bình Phước có ý kiến phản hồi về các chương trình trên TTĐC nói chung và


chương trình về trẻ em nói riêng. Đây là dịp để công chúng đánh giá, bày tỏ ý kiến về các chương trình truyền thông về trẻ em. Phần lớn công chúng Bình Phước đánh giá các vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em ở mức khá. Công chúng đánh giá cao nhất vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em (23,7% tốt, 49,3% khá).

Bảng 3.10. Kết quả điều tra đánh giá của công chúng người lớn về chất lượng

các vai trò đối với việc thực hiện quyền trẻ em của TTĐC Bình Phước



Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

Tổng

1. Vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em

Số lượng

126

262

131

12

531

Tỷ lệ

23,7

49,3

24,7

2,3

100,0

2. Vai trò hình thành và thể hiện dư luận xã hội

Số lượng

81

209

172

25

487

Tỷ lệ

16,6

42,9

35,3

5,1

100,0

3. Vai trò vận động, khuyến

khích thực hiện quyền trẻ em

Số lượng

90

254

157

19

520

Tỷ lệ

17,3

48,8

30,2

3,7

100,0

4. Vai trò giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em

Số lượng

158

238

111

06

513

Tỷ lệ

30,8

46,4

21,6

1,2

100,0


5. Vai trò giải trí cho trẻ em

Số lượng

95

216

161

31

503

Tỷ lệ

18,9

42,9

32,0

6,2

100,0

Công chúng đánh giá vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em ở Báo Bình Phước điện tử tốt nhất so với các loại hình truyền thông khác. Trên 38,0% số người theo dõi Báo Bình Phước điện tử đánh giá cơ quan này thực hiện tốt vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục; 45,7% đánh giá khá. Công chúng đánh giá Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước thực hiện tốt vai trò này đứng thứ hai; thứ ba là Báo Bình Phước in; đánh giá thấp nhất với truyền thanh cấp huyện. Như vậy, không phải tuyên truyền nhiều là được công chúng đánh giá cao, mà quan trọng là thông tin đó phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của công chúng. Thực tế Báo Bình Phước điện tử thông tin ngắn gọn, đơn giản nhưng cập nhật.


Bảng 3.11. Kết quả điều tra đánh giá của công chúng người lớn về việc thể hiện vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em của các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước


Tốt

Khá

Trung bình

Yếu

Tổng

1. Báo Bình Phước in

Số lượng

161

193

90

10

454

Tỷ lệ

35,5

42,5

19,8

2,2

100,0

2. Đài Phát thanh và

Truyền hình Bình Phước

Số lượng

197

203

107

3

510

Tỷ lệ

38,6

39,8

21,0

0,6

100,0

3. Đài truyền thanh và truyền hình cấp huyện

Số lượng

144

152

81

8

385

Tỷ lệ

37,4

39,5

21,0

2,1

100,0

4. Báo Bình Phước điện tử

Số lượng

76

91

32

0

385

Tỷ lệ

38,2

45,7

16,1

0

100,0

Thông tin phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được các cơ quan TTĐC Bình Phước thực hiện nhiều hơn là thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách về quyền trẻ em. Tuy nhiên, công chúng lại đánh giá vai trò thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách tốt hơn phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Có 82,8% công chúng đánh giá TTĐC thực hiện vai trò thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách về quyền trẻ em ở mức khá trở lên (37,0% tốt, 45,8% khá). Trong khi đó, tỷ lệ này ở vai trò phổ biến kiến thức, kỹ năng bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em chỉ đạt 70,0% (25,8% tốt, 44,2% khá). Sự khác biệt giữa công chúng nông thôn và đô thị, cũng như công chúng ở các nhóm trình độ học vấn, nghề nghiệp khác nhau trong đánh giá vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục về thực hiện quyền trẻ em không quá lớn và có thể suy rộng cho tổng thể (Xem thêm bảng 14 Phụ lục).

Hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục của TTĐC trong tỉnh đã giúp công chúng thỏa mãn được nhu cầu thông tin về quyền trẻ em. Công chúng người lớn cơ bản thỏa mãn với những thông tin về quyền trẻ em trên các phương tiện TTĐC Bình Phước (chiếm 65,3%). Số người được hỏi cho biết đáp ứng tốt chiếm tỷ lệ thấp (28,8%). Trong đó, mức độ thỏa mãn cao nhất dành cho Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước (33,3% đáp ứng tốt; 62,6% cơ bản đáp ứng được nhu cầu thông tin của bản thân); thứ hai là Báo Bình Phước in; thứ ba là Báo Bình Phước điện tử; thấp nhất là truyền thanh cấp huyện. Như vậy, Đài Phát thanh và Truyền

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 04/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí