Hướng Nghiên Cứu Về Phân Tích Nội Dung Truyền Thông Đại Chúng

ngôn ngữ BMĐT, mở ra hướng đi mới cho những nghiên cứu tiếp theo về đề tài này. Các kết quả của nghiên cứu là tài liệu tham khảo thiết thực cho các cơ quan quản lí, cơ quan báo chí truyền thông nói chung, BMĐT nói riêng và các tổ chức nghiên cứu về giới trong quá trình nâng cao chất lượng truyền thông về giới trong nội dung tin tức nhằm góp phần đạt được thắng lợi trong cuộc cách mạng BĐG.

8. Kết cấu của luận án

Gồm: Mở đầu, Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề định kiến giới trên BMĐT, 3 chương nội dung, Kết luận, Tài liệu tham khảo và phụ lục nghiên cứu.

Ba chương nội dung bao gồm:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam

Chương 2: Thực trạng định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam (Khảo sát báo mạng điện tử tuoitre.vn, vnexpress.net, giadinh.net.vn từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2016)

Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp cho vấn đề định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam.

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ĐỊNH KIẾN GIỚI TRÊN BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ VIỆT NAM‌

1. Hướng nghiên cứu về báo mạng điện tử

1.1. Nghiên cứu trên thế giới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 229 trang tài liệu này.

BMĐT là kết quả của sự tích hợp giữa công nghệ internet và ưu thế của các loại hình báo chí truyền thống để tạo ra một loại hình báo chí hiện đại với đặc điểm loại hình nổi bật là tính năng đa phương tiện. Các ưu thế riêng biệt đã khiến cho báo mạng điện tử nhanh chóng trở thành một loại hình báo chí thu hút số lượng công chúng đông đảo nhất dù ra đời muộn hơn. Hiển nhiên, BMĐT cũng trở thành đối tượng được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu.

Đầu tiên, không thể không nhắc đến cuốn The Online Journalists: Using the Internet and other electronic resources (Nhà báo trực tuyến sử dụng internet và các nguồn điện tử khác) của tác giả Randy Reddick & Elliot King [151]. Tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên năm 1995 và tái bản đến lần thứ 3 năm 2000. Trong gần 300 trang sách, tác phẩm đã khám phá và chứng minh làm thế nào để các phóng viên có thể sử dụng internet và các tài nguyên trực tuyến khác hiệu quả và hiệu quả hơn. Reddick và King cũng thảo luận về cách công nghệ này tác động đến báo chí, đến các phóng viên và biên tập viên, các cạm bẫy nên tránh cũng như các vấn đề pháp lý và đạo đức được đưa ra bởi báo chí trực tuyến. The Online Journalists được đánh giá hữu ích cho các nhà báo đang làm việc và sinh viên báo chí khi cung cấp những lời khuyên rõ ràng và thiết thực để thu thập thông tin chính xác, kịp thời.

Định kiến giới trên báo mạng điện tử Việt Nam Khảo sát báo mạng điện tử Tuoitre.vn, Vnexpress.net, Giadinh.net.vn từ tháng 01-2014 đến tháng 12-2016 - 4

News: Reporting and Writing (Làm báo và viết báo) của Alfred Lawrence Lozenz và John Vivian (1995) [6] là một cuốn sách gồm 23 chương, tích hợp toàn diện các phương pháp và kỹ năng làm báo và viết báo, từ báo in, truyền hình, phát thanh và quan hệ công chúng, từ việc quyết định thông tin gì được đăng tin và thông tin gì thì không, kỹ năng bắt đầu bài ghi nhanh, biên tập và sửa chữa bài viết, tổ chức bài thời sự,đến cách thức làm cho bài báo hấp dẫn, sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả; phương pháp tiến hành cuộc phỏng vấn, viết tường thuật… Đặc biệt, chương “Làm báo bằng công nghệ mới” đã giới thiệu về công việc làm báo với sự trợ giúp của máy tính và internet như những phương tiện công nghệ ưu việt giúp các phóng viên có thể tổ chức, phân tích và phổ biến thông tin một cách hiệu quả. Do đó, nhà báo cần phải có những kỹ năng cần thiết để thích nghi với thế giới mới của không gian máy tính và công nghệ truyền

thông đa phương tiện. Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ ra rằng các công cụ điện tử chỉ là phương tiện, không phải là mục đích. Các tiến bộ công nghệ không phải để thay thế con người, mà là giải phóng con người, làm cho họ tập trung vào các yếu tố phức tạp hơn của một chương trình truyền thông: tổng hợp, đánh giá và vạch chiến lược; cho phép nhà báo tìm ra được các câu chuyện có khả năng bị che giấu và bổ sung ngữ cảnh để giúp độc giả hiểu thông tin.

Writing for the web (Viết bài cho web) của Kilian Crowford (1999) [168] có lẽ là tác giả đầu tiên theo khảo sát của chúng tôi đề cập một cách chi tiết về cách thức sử dụng ngôn ngữ trong các bài viết đăng tải lên mạng internet. Tác giả chỉ ra rằng, các trang web hiệu quả chứa đựng nhiều thứ hơn là video, đồ họa và âm thanh xa vời - đó chính là văn bản mà mọi người sẽ muốn đọc. Viết cho Web đòi hỏi một kiểu viết khác, một kiểu kết hợp cả kiểu viết trên báo in và trên TV. Writing for the web cung cấp các nguyên tắc hợp lý mà người viết cần ghi nhớ cũng như các bài tập để củng cố kỹ năng viết và loại bỏ thói quen viết xấu.

Tác phẩm Journalism Online (Báo mạng điện tử) của tác giả Mike Ward (2002) [171] cung cấp những kiến thức cơ bản về báo mạng điện tử như khái niệm, đặc điểm, cách thức nghiên cứu và đưa tin trực tuyến; so sánh quy trình làm báo truyền thống với quy trình làm báo mạng điện tử; tìm hiểu các kiến thức về ngôn ngữ HTML (Hypertext Markup Language) và web; hướng dẫn chi tiết về thiết kế trang web và cung cấp kiến thức cho người sử dụng về web; cách thức tìm kiếm và tra cứu thông tin trên mạng internet. Mike Ward cũng chỉ ra những điểm nổi bật mà nhà báo cần lưu ý khi sử dụng ngôn từ cho BMĐT như ngắn gọn, dung lượng chỉ bằng 50% so với báo in, đi thẳng vào vấn đề, mỗi câu chỉ chứa đựng một ý hoặc một thông tin nhất định, dung từ dễ hiểu, gần gũi…

Công trình Search: Theory and Practice in Journalism Online (Tìm kiếm: Lý thuyết và thực hành báo chí trực tuyến) của Murray Dick (2013) [172] đã cung cấp một cái nhìn tổng quan về lý thuyết và thực tiễn tiềm năng nghiên cứu của nghề báo trong các công cụ trực tuyến khác nhau: Lý thuyết về tìm kiếm nâng cao, “web vô hình”, phương tiện truyền thông xã hội, đa phương tiện và xác minh tài liệu trực tuyến; tổng quan lý thuyết về đạo đức học, quyền riêng tư, sự tin tưởng và vấn đề quyền trực tuyến... Trong bối cảnh có rất nhiều câu chuyện, nhiều nhân vật, nhiều thông tin có sẵn trên internet cho các nhà báo trực tuyến, nhưng bắt đầu từ đâu, khai thác như thế nào để đạt hiệu quả tối đa, nghiên cứu

của Murray Dick đã cung cấp những kinh nghiệm của một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tìm kiếm trực tuyến cho những người làm báo mạng điện tử.

Có thể thấy, các nghiên cứu về báo mạng điện tử nêu trên tập trung ở ba nội dung chính: Thứ nhất là các nghiên cứu mang tính dự báo, xu hướng, tác động của loại hình phương tiện truyền thông trực tuyến nói chung cũng như của báo mạng điện tử nói riêng, chủ yếu trên phương diện ưu thế về mặt công nghệ, kỹ thuật. Thứ hai là các nghiên cứu về nghiệp vụ, kỹ năng làm báo, viết báo cho loại hình báo mạng điện tử, trả lời những câu hỏi liên quan đến công việc sáng tạo tác phẩm báo chí, những vấn đề cơ bản nhất để công việc của người làm báo đạt hiệu quả cao nhất. Hướng nghiên cứu thứ ba chú ý đến vấn đề đạo đức, pháp lý trong hoạt động báo mạng điện tử trước sự biến thiên của xã hội và áp lực của cơ chế thị trường.

1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam

Ở trong nước, có thể nhắc đến rất nhiều tác giả với các công trình nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực báo mạng điện tử như Nguyễn Thế Hùng (2001), Bùi Tiến Dũng (2003), Nguyễn Văn Dững (2006, 2011, 2013), Đỗ Thị Thu Hằng (2006), Tạ Ngọc Tấn (2007)… Trong đó, hệ thống và chuyên sâu nhất phải kể đến các công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Trường Giang. Cho đến nay, tác giả đã công bố năm công trình, bao gồm: Báo mạng điện tử: Những vấn đề cơ bản (2011), Sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử (2014), Báo mạng điện tử: Đặc trưng và phương pháp sáng tạo (2014, đồng chủ biên), Tổ chức diễn đàn trên báo mạng điện tử (2014) , Giáo trình Lý thuyết và kỹ năng báo mạng điện tử (2016) và nhiều bài viết liên quan khác.

Trong cuốn Báo mạng điện tử: Những vấn đề cơ bản (2011) [37], tác giả đã trình bày quá trình hình thành, phát triển của internet và BMĐT, đặc biệt là sự ra đời, phát triển của BMĐT ở Việt Nam. Nghiên cứu đã đưa ra những phân tích và khái quát khoa học về khái niệm, vai trò và đặc trưng của BMĐT, mô hình toà soạn, quá trình sản xuất thông tin của BMĐT, những yêu cầu phẩm chất của nhà báo trong làm BMĐT, đề xuất cách thức thiết kế, trình bày nội dung cho BMĐT. Ngoài ra, cuốn sách còn cung cấp kiến thức về lịch sử mô hình của một số tờ báo mạng điện tử ở Việt Nam như Nhân dân điện tử, Vietnamnet.vn, VnExpress.net và dantri.com.

Sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử (2014) [38] là công trình nghiên cứu đầu tiên đề cập đến đặc trưng và phương pháp sáng tạo các thể loại báo chí trong

chuyên ngành BMĐT. Trong 9 chương sách, tác giả đã hệ thống hoá về mặt lý luận các đặc trưng và phương pháp sáng tạo các thể loại báo chí, phân tích các kỹ năng thực hành từng thể loại BMĐT.

Báo mạng điện tử: Đặc trưng và phương pháp sáng tạo (2014) [41] đã cung cấp kiến thức và kỹ năng cơ bản về BMĐT ở các góc độ: lịch sử ra đời và phát triển của BMĐT, quy trình sản xuất, công chúng BMĐT, viết cho BMĐT, tổ chức diễn đàn, hình ảnh, âm thanh, video trên BMĐT.

Cuốn Tổ chức diễn đàn trên báo mạng điện tử (2014) [40] giới thiệu tổng quan về diễn đàn trên BMĐT, đánh giá về tác động của diễn đàn, giới thiệu các hình thức diễn đàn và phân tích đặc điểm, thành phần của diễn đàn, đồng thời nêu cách thức tổ chức diễn đàn trên BMĐT hiện nay.

Cuốn Giáo trình Lý thuyết và kỹ năng báo mạng điện tử (2016) [42] tạo lập kiến thức nền tảng và các thủ pháp nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho nhà báo BMĐT, trong đó nêu rõ về quá trình hình thành và phát triển của internet, lịch sử ra đời và phát triển của BMĐT, đặc trưng cơ bản của BMĐT, mô hình toà soạn và quy trình sản xuất thông tin của BMĐT, cách viết và trình bày nội dung BMĐT. Tất cả các công trình nghiên cứu này đã cung cấp một cách toàn diện, cơ bản và có hệ thống về cơ sở lý thuyết và thực hành BMĐT.

Ở một số góc độ tiếp cận chi tiết hơn, có thể kể đến một số công trình nghiên cứu như: Nâng cao chất lượng thông tin trên báo mạng điện tử (2008) của tác giả Phạm Thị Hằng [55] tập trung nghiên cứu về khái niệm, vị trí, vai trò của BMĐT, chất lượng thông tin trên BMĐT đối với đời sống xã hội. Tác giả đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng thông tin trên BMĐT tử hiện nay trên hai phương diện: những kết quả đạt được và mặt hạn chế cần khắc phục, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng thông tin trên BMĐT bằng các biện pháp cụ thể: Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật về báo điện tử để tạo môi trường pháp lý thuận lợi; rà soát điều chỉnh hợp lý quy hoạch phát triển hệ thống báo điện tử; xác định tính hợp pháp, sự phù hợp về tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của các tờ báo điện tử; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng quy hoạch đội ngũ cán bộ phóng viên của báo điện tử.

Công trình Vấn đề vi phạm đạo đức báo chí của nhà báo trên báo mạng điện tử hiện nay (2012) của tác giả Hoàng Minh Hạnh [52] khẳng định tầm ảnh hưởng và khả năng thu hút độc giả của loại hình BMĐT. Tuy nhiên, bên cạnh những đóng góp tích cực cho đời sống xã hội, BMĐT cũng là một trong những

loại hình có nhiều sai phạm về mặt đạo đức nghề nghiệp nhất trong số các loại hình báo chí hiện nay. Tác giả phân tích, đánh giá thực trạng vi phạm đạo đức nghề nghiệp của những người làm BMĐT ở Việt Nam thông qua việc khảo sát các vấn đề nổi bật của truyền thông trong năm 2013 và 2014 trên một số báo mạng, trang thông tin điện tử có số lượng độc giả lớn ở Việt Nam, từ đó tìm hiểu nguyên nhân của các hiện tượng vi phạm và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà báo Việt Nam nói chung và đội ngũ làm BMĐT nói riêng.

Đề tài khoa học cấp cơ sở Hình ảnh và âm thanh cho báo mạng điện tử (2014) của tác giả Vũ Thế Cường [18] đã tổng luận những kiến thức cơ bản về âm thanh và hình ảnh trên BMĐT, chỉ ra vai trò, đặc điểm tâm lý tiếp nhận âm thanh và hình ảnh trên BMĐT, kỹ năng sử dụng âm thanh và hình ảnh trong sáng tạo tác phẩm BMĐT … Tác giả cũng đề cập đến sự khác biệt khi sử dụng âm thanh và hình ảnh cho BMĐT so với các loại hình báo chí khác.

Vấn đề ngôn ngữ trên báo chí cũng được một số nhà khoa học quan tâm như Hoàng Anh (2003, 2008), Nguyễn Tri Niên (2006), Vũ Quang Hào (2004, 2007, 2010). Tuy nhiên, các công trình này chỉ bàn về ngôn ngữ và các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trên báo chí nói chung. Các nghiên cứu riêng về ngôn ngữ trên BMĐT thì rất khiêm tốn. Tác giả Hoàng Anh trong Những kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông đại chúng [3] đã có một bài viết về Các đặc điểm của ngôn ngữ báo mạng điện tử. Tác giả chỉ ra các đặc điểm riêng biệt của ngôn ngữ BMĐT so với ngôn ngữ báo chí nói chung, trong đó nhấn mạnh đến tính tương tác và kết cấu mở của ngôn ngữ BMĐT. Kết cấu mở giúp cho BMĐT “gợi mở thêm nhiều vấn đề để chính độc giả trả lời”, “nhờ tính tương tác cao, báo mạng cho phép độc giả dễ dàng gửi ý kiến của mình tới tòa soạn và những ý kiến như vậy có thể được biên tập và công bố tức thì” [3, 75]. Đặc điểm ngôn ngữ BMĐT và các lưu ý khi viết bài cho BMĐT cũng được đề cập đến trong cuốn Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản của tác giả Nguyễn Thị Trường Giang

[37] và một vài bài viết được trình bày dưới dạng chia sẻ kinh nghiệm của tác giả Lê Quốc Minh đăng trên website vietnamjounerlist.com như: Giật tít trên báo mạng điện tử, Nguyên tắc viết bài cho báo mạng điện tử, Thủ thuật viết bài cho website

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về BMĐT được triển khai theo hướng nghiên cứu lý thuyết cơ bản về khái niệm, bản chất, chức năng của báo chí, về

hoạt động sáng tạo tác phẩm, về cơ chế tác động của báo chí và các nghiên cứu sâu về kỹ năng, thủ thuật làm BMĐT, thiết kế giao diện, và xu hướng phát triển của BMĐT. Hệ thống kiến thức về BMĐT hiện nay ở Việt Nam chủ yếu có các công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Trường Giang. Các công trình nghiên cứu có tính hệ thống, logic và tương đối hoàn chỉnh các kiến thức lý thuyết và thực tiễn về BMĐT này đã giúp tác giả luận án tiếp cận, hiểu và nắm rõ hơn về các kiến thức, kỹ năng, các yêu cầu cơ bản về phương pháp sáng tạo nội dung và hình thức trên BMĐT, từ đó tạo nền tảng kiến thức cơ bản khi tiếp cận và phân tích nội dung đối tượng nghiên cứu. Vấn đề ngôn ngữ trên BMĐT dưới góc nhìn phân tích diễn ngôn truyền thông vẫn còn nhiều khoảng trống cần nghiên cứu.

2. Hướng nghiên cứu về phân tích nội dung truyền thông đại chúng

2.1. Nghiên cứu trên thế giới

Thuật ngữ “phân tích nội dung” được xuất hiện lần đầu tiên trong Từ điển Webster của Anh và được chấp nhận, sử dụng phổ biến vào những năm 1940. Phân tích nội dung truyền thông hay được gọi là phân tích thông điệp truyền thông (media content analysis), được xem là một nhánh của phương pháp phân tích nội dung văn bản (content analysis). Đây là một trong các phương pháp nghiên cứu xã hội học về truyền thông. Phương pháp này có lịch sử phát triển khá dài và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình nghiên cứu báo chí truyền thông, nó được coi là phương pháp cơ bản và tập trung nhất trong các nghiên cứu truyền thông và được đánh giá là phương pháp nghiên cứu phát triển nhanh và mạnh nhất ở thế kỷ XX. Trong suốt những năm 1920 - 1930, nó được sử dụng để nghiên cứu nội dung truyền thông, nội dung quảng cáo của các tờ báo, tạp chí và phim ảnh. Max Weber đã đánh giá phân tích nội dung truyền thông như là một công cụ giám sát và được coi là thử hàn biểu văn hoá của xã hội. Năm 1950, truyền hình xuất hiện đã thúc đẩy phương pháp này phát triển mạnh mẽ hơn, minh chứng là hàng loạt các nghiên cứu truyền thông về bạo lực, miêu tả người phụ nữ, phân biệt chủng tộc... trên các chương trình truyền hình và trong các bộ phim. Bước sang những năm 80 của thế kỷ XX, phương pháp phân tích nội dung trở thành công cụ, kỹ thuật quan trọng trong việc nghiên cứu thành công các chương trình, chiến dịch, hoạt động quan hệ công chúng thông qua việc thu thập và xử lý các thông tin trên báo chí nhằm xác định mức độ lan toả và độ chính xác của các thông tin quan hệ công chúng.

Nghiên cứu về nội dung văn bản báo chí - truyền thông thường được các nhà khoa học triển khai theo hai hướng tiếp cận: định tính hay định lượng hoặc kết hợp cả hai phương pháp định tính và định lượng (phương pháp hỗn hợp).

Nghiên cứu định lượng là hướng tiếp cận khởi nguồn trong nghiên cứu truyền thông, đó là việc sử dụng nhiều phương pháp khác nhau (chủ yếu là thống kê) để lượng hóa, đo lường, phản ánh và diễn giải mối quan hệ giữa các biến số với mục đích để đo lường mức độ của các mối quan hệ và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu có được từ lý thuyết.

Harold Lasswell - được xem là người sáng lập của khoa học chính trị truyền thông, là người đầu tiên hình thành nên phương pháp phân tích nội dung TTĐC. Trong “Propagand Technique in the World War” (Kỹ thuật tuyên truyền trong chiến tranh thế giới” (1927), Harold Lasswell đã tiến hành phân tích thực nghiệm, xem xét nội dung truyền thông bằng phương pháp phân tích thông điệp một cách khoa học và có hệ thống nhằm tìm ra phương thức truyền tải thông tin như thế nào để có thể định hướng được dư luận, và xem xét đến ảnh hưởng của truyền thông trong việc tạo dư luận xã hội thông qua các nội dung thông tin truyền tải. Harold Lasswell đã đưa ra mô hình truyền thông một chiều: Nguồn phát (source) - Thông điệp (messgage) - Kênh (channel) - Tiếp nhận (receiver); và định nghĩa kinh điển về truyền thông một chiều vẫn còn nguyên giá trị trong nghiên cứu báo chí - truyền thông ở giai đoạn hiện nay, đó là “Ai nói cái gì bằng kênh nào với ai cho hiệu ứng thế nào” (who says what in which channel to whom with what effect).

Tác giả Berelson trong cuốn “Content analysis in communication research (Nghiên cứu phân tích nội dung truyền thông) (1952) [theo 181] - cuốn sách giáo khoa đầu tiên về phương pháp phân tích nội dung văn bản báo chí - truyền thông đã chỉ rõ: phân tích nội dung văn bản báo chí - truyền thông là kỹ thuật nghiên cứu mang tính khách quan, hệ thống, mô tả định lượng những vấn đề phản ánh nội dung cơ bản của truyền thông. Berelso đã chỉ ra vai trò của phân tích nội dung truyền thông thể hiện qua các mục đích chính của phương pháp này là: Mô tả đặc điểm bản chất của nội dung thông điệp; mô tả đặc điểm hình thức của nội dung thông điệp; hiểu được hàm ý về nội dung từ nhà truyền thông; suy luận, giải thích về nội dung cho công chúng tiếp nhận; và cuối cùng là để dự đoán tác động ảnh hưởng của nội dung truyền thông trong lòng công chúng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/09/2024