Kết Quả Điều Tra Mức Độ Thỏa Mãn Của Công Chúng Người Lớn Với


hình Bình Phước thực hiện tốt nhất các vai trò đối với việc thực hiện quyền trẻ em

và cũng thỏa mãn tốt nhất nhu cầu thông tin của công chúng.


Bảng 3.12. Kết quả điều tra mức độ thỏa mãn của công chúng người lớn với

thông tin về quyền trẻ em trên các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước



Đáp ứng

tốt

Cơ bản đáp ứng

Chưa đáp ứng được

Tổng

1. Đài Phát thanh và

Truyền hình Bình Phước

Số lượng

168

316

21

505

Tỷ lệ

33,3

62,6

4,2

100,0

2. Báo Bình Phước in

Số lượng

115

288

25

428

Tỷ lệ

26,9

67,3

5,8

100,0

3. Báo Bình Phước điện tử

Số lượng

45

134

14

193

Tỷ lệ

23,3

69,4

7,3

100,0

4. Đài truyền thanh và truyền hình cấp huyện

Số lượng

92

235

32

359

Tỷ lệ

25,6

65,5

8,9

100,0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay - 14

Cán bộ truyền thông đánh giá cao hơn công chúng. Đa số cán bộ truyền thông cho biết các chương trình cho trẻ em của cơ quan họ tốt, thu được sự quan tâm của công chúng trẻ em (chiếm 60,8%) và 48,1% cán bộ cho biết các chương trình này là tốt, thu được sự quan tâm của công chúng người lớn. Với các chương trình về trẻ em, đa số cán bộ cho rằng các chương trình của cơ quan họ tốt, thu hút được sự quan tâm của công chúng người lớn (chiếm 65,8%) và 29,1% cán bộ cho rằng các chương trình này tốt, thu được sự quan tâm của công chúng trẻ em. Điều đó cho thấy, công chúng chưa thực sự thỏa mãn như mong muốn của cán bộ truyền thông, cho dù họ đã đánh giá cao nội dung truyền thông về quyền trẻ em. Công chúng kỳ vọng vào thông tin về quyền trẻ em trên TTĐC Bình Phước rất cao.

Công chúng người dân tộc thiểu số thỏa mãn nhu cầu thông tin về quyền trẻ em hơn công chúng người Kinh. 48,8% công chúng dân tộc thiểu số nhận thấy thông tin về quyền trẻ em đã đáp ứng tốt nhu cầu của bản thân; 48,8% cơ bản đáp ứng. Tỷ lệ này ở công chúng người Kinh lần lượt là 26,7% và 67,2%. Sự khác biệt trong mức độ thỏa mãn giữa công chúng người Kinh và dân tộc thiểu số tương đối lớn và có thể suy rộng cho tổng thể (Cramer’sV= 0,4364; sig=0,006). Có thể do sự


4 Cramer’s V là thống kê để đo mức độ phụ thuộc của hai biến số định danh với định danh hoặc định danh với thứ bậc. Giá trị của Cramer’s V từ 0-1, càng gần đến 1 chứng tỏ hai biến càng phụ thuộc với nhau. Sig (p) là mức ý nghĩa thống kê tính toán được từ thực nghiệm.


kỳ vọng và nhu cầu thông tin về quyền trẻ em của công chúng người Kinh cao hơn công chúng dân tộc thiểu số. Nhưng trẻ em dân tộc Kinh thỏa mãn nhu cầu thông tin về quyền trẻ em trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước hơn trẻ em dân tộc thiểu số, dù sự khác biệt này cũng không quá lớn và có ý nghĩa cho tổng thể (Cramer’s V=0,212; sig=0,014). Điều này được giải thích là: “Nhiều thông tin đọc trên Đài truyền hình Bình Phước cháu nghe không rõ, có khi thì không kịp, nên chủ yếu xem hình. Chương trình tiếng S’tiêng trên Đài truyền hình hay đài truyền thanh huyện ít nói về trẻ em lắm” (PVS, nữ, công chúng trẻ em, dân tộc S’tiêng, học lớp 3).

Không có một xu hướng nhất định ở các nhóm tuổi khác nhau với sự thỏa mãn nhu cầu thông tin của bản thân thu được về quyền trẻ em trên TTĐC Bình Phước, và sự khác biệt này không quá lớn dù có ý nghĩa cho tổng thể (sig=0,000; Gamma= -0,3035) (Xem bảng 15 Phụ lục). Tương tự với đánh giá của công chúng ở

nông thôn và công chúng ở đô thị (Cramer’s V= 0,260; sig=0,004). Công chúng có trình độ cao có nhu cầu và đòi hỏi cao về chất lượng thông tin về quyền trẻ em, vì thế mức độ thỏa mãn của họ thấp hơn công chúng có trình độ thấp. Tuy nhiên, xu hướng này không đều nhau, dù sự khác biệt là không quá lớn và có ý nghĩa thống kê (sig=0,000; Gamma= 0,380) (Xem bảng 16 Phụ lục). Kết quả nghiên cứu tương tự với công chúng ở các nghề nghiệp khác nhau.

Một công chúng cho biết: “Tôi thường xuyên theo dõi, thấy nhiều thông tin về trẻ em trên các cơ quan truyền thông của tỉnh rất hay, thiết thực cho tôi trong chăm sóc, dạy dỗ con cái. Tôi cũng nghe được, hiểu được trẻ em có các quyền, gia đình và xã hội phải có trách nhiệm thực hiện. Tôi thích thú với các chương trình dạy kỹ năng nuôi con, chăm sóc dinh dưỡng, rất bổ ích, thích nhất là có những điều tôi chưa biết bao giờ. Nói thật có học được ở đâu đâu, nếu không xem truyền hình Bình Phước thì tôi không biết. Tôi cũng trao đổi, nói cho chị em trong chi hội phụ nữ ở ấp” (PVS, nữ, công chúng, nông dân, 50 tuổi, chưa học hết tiểu học).

Mức độ thỏa mãn của công chúng trẻ em với những thông tin thu được về quyền trẻ em trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước cao hơn so với công chúng người lớn. Có 41,4% công chúng trẻ em cho biết được mở rộng hiểu biết về


5 Gamma là thống kê để đo mức độ phụ thuộc của hai biến số thứ bậc với thứ bậc. Giá trị của Gamma từ (-1)- 1, càng gần đến 1 chứng tỏ hai biến càng phụ thuộc với nhau.


quyền trẻ em và nghĩa vụ của trẻ em; 42,9% biết được một số thông tin cơ bản về

quyền trẻ em và nghĩa vụ của trẻ em. (Xem bảng 17 Phụ lục)

Như vậy, theo đánh giá của công chúng Bình Phước, thông tin trên TTĐC về quyền trẻ em mới chỉ cơ bản đáp ứng được nhu cầu của công chúng. Vì vậy, để có được nhiều thông tin phục vụ cho hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục con em mình, công chúng người lớn đã tìm đến các phương tiện TTĐC khác ở ngoài tỉnh. VTV được lựa chọn nhiều nhất (chiếm 94,5%); thứ hai là các đài phát thanh - truyền hình tỉnh khác (chiếm 56,3%); thứ ba là Báo Tuổi trẻ (chiếm 47,4%). Truyền hình được công chúng lựa chọn nhiều nhất. (Xem bảng 18 Phụ lục)

Những thông tin về trẻ em trên TTĐC chưa được công chúng ứng dụng tốt trong cuộc sống. Mới có 49,1% công chúng người lớn ứng dụng được nhiều thông tin về quyền trẻ em thu được từ các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước. Và cũng chỉ có 42,1% công chúng ứng dụng được ít và 8,9% công chúng không ứng dụng được. Theo thông tin định tính, nguyên nhân là do mức độ phù hợp với thực tiễn của những thông tin từ TTĐC tỉnh Bình Phước về trẻ em chưa cao. Việc chưa ứng dụng nhiều thông tin về quyền trẻ em thu được từ TTĐC sẽ là rào cản để công chúng đến với TTĐC và TTĐC về đề tài trẻ em.

Bảng 3.13. Kết quả điều tra mức độ ứng dụng thông tin về quyền trẻ em vào cuộc sống của công chúng người lớn, theo từng cơ quan TTĐC tỉnh Bình Phước


Ứng dụng được nhiều

Ứng dụng được ít

Không ứng

dụng được

Tổng


1. Đài Phát thanh và

Truyền hình Bình Phước

Số lượng (người)

291

188

30

509

Tỷ lệ

(%)

57,2

36,9

5,9

100,0


2. Báo Bình Phước in

Số lượng (người)

216

176

40

432

Tỷ lệ

(%)

50,0

40,7

9,3

100,0


3. Báo Bình Phước điện tử

Số lượng (người)

78

94

24

196

Tỷ lệ

(%)

39,8

48,0

12,2

100,0


4. Đài truyền thanh và truyền hình cấp huyện

Số lượng (người)

159

160

49

368

Tỷ lệ

(%)

43,2

43,5

13,3

100,0


Theo bảng 3.13 ở trên, thông tin từ Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước được công chúng người lớn ứng dụng vào thực tiễn nhiều nhất; thứ hai là từ Báo Bình Phước in; thứ ba là thông tin từ Báo Bình Phước điện tử; ít nhất là từ truyền thanh cấp huyện. Có thể thấy, Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước không chỉ làm công chúng thỏa mãn nhu cầu thông tin mà còn ứng dụng được nhiều trong thực tế, chứng tỏ nhà Đài đã làm tốt vai trò của mình trong thực hiện quyền trẻ em.

Công chúng tuổi càng cao càng ứng dụng được nhiều thông tin về trẻ em vào thực tiễn cuộc sống. Nhưng hệ số Cramer’s V=0,325 cho thấy có sự khác biệt giữa các nhóm công chúng theo độ tuổi không quá lớn và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (sig=0,000). Kết quả tương tự với công chúng ở các nhóm trình độ và nghề nghiệp khác nhau.

Thông tin phỏng vấn sâu cho biết, việc ứng dụng thông tin về quyền trẻ em vào cuộc sống không phải chỉ vì thông tin đó khoa học, hay và thiết thực, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ học vấn của công chúng. Công chúng có trình độ học vấn cao kỳ vọng và đặt ra những yêu cầu rất cao với thông tin về quyền trẻ em, nên chưa cảm thấy thỏa mãn và cũng chưa ứng dụng nhiều vào thực tiễn cuộc sống. Hay phụ thuộc vào tính cách, nếp nghĩ, lối sống và điều kiện sống của công chúng… “Nói thật, em lu bù với công việc ca kíp, ít có thời gian rảnh rỗi, nên cũng chẳng để ý là mình có ứng dụng những gì xem trên tivi vào chăm sóc con không. Nhiều lúc chăm con đại đại thôi, thấy người ta làm thì cũng làm. Nhiều khi cũng muốn chăm sóc con, cho con uống sữa tốt, cho ăn món ngon như tivi nói, nhưng em không có tiền. Biết gửi con ở chỗ tư là không tốt nhưng gửi ở trường công thì chưa đến tuổi” (PVS, nữ, công chúng, công nhân, 27 tuổi, trình độ hết THCS).

Nhưng cũng có người thì cho rằng: “Nói vậy chứ không phải cái gì tivi, báo, đài cũng nói đúng. Mình cũng phải chọn lọc, kiểm tra, thử nghiệm rồi hỏi thêm người có kinh nghiệm mới vận dụng. Chăm sóc con cái không phải cứ khoa học mà tốt đâu, cũng còn tùy, cái phù hợp thì mình vận dụng. Tivi bảo mắng con, đánh con là vi phạm này nọ, nhưng nhiều khi nóng giận quá, nói nhẹ nhàng chúng có nghe đâu” (PVS, nữ, công chúng, buôn bán, 45 tuổi, trình độ hết THCS).

Một trường hợp phỏng vấn sâu khác thì cho biết: “Trước đây tôi nhiều khi cũng hay gia trưởng, can thiệp vào đời tư của con cái, ít cho các cháu quyết định,


thường nghĩ chúng còn nhỏ không biết gì, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”. Bây giờ, xem báo đài tôi biết tôi suy nghĩ thế là sai, vi phạm quyền trẻ em đấy. Tôi chăm sóc và tôn trọng sự riêng tư, ý kiến của con cháu hơn nhiều. Thấy bổ ích, tôi để ý nhiều hơn các chương trình về trẻ em trên truyền thông” (PVS, nam, công chúng, cán bộ hưu trí, 65 tuổi, trình độ trung cấp). Có thể thấy, TTĐC trong tỉnh có thể làm thay đổi những nếp nghĩ, thói quen, phong tục, tập quán mà chúng ta tưởng là hiển nhiên đúng và kiến tạo nên nhận thức, thái độ và hành vi mới, tích cực về quyền trẻ em thông qua quá trình xã hội hóa. Đúng như Peter L. Berger đã nói, chúng ta không phải hoàn toàn bị câu thúc bởi xã hội, mà chúng ta có thể chủ động, tích cực, làm thay đổi thực tại thực hiện quyền trẻ em.

Công chúng người lớn càng thỏa mãn với những thông tin thu được về quyền trẻ em trên TTĐC thì ứng dụng vào thực tiễn cuộc sống càng nhiều. Trong những công chúng đáp ứng tốt nhu cầu thông tin của bản thân có 81,6% ứng dụng được nhiều vào thực tiễn cuộc sống. Những công chúng cơ bản đáp ứng được nhu cầu thông tin của bản thân có 37,8% ứng dụng được nhiều. Tỷ lệ này ở công chúng chưa thỏa mãn nhu cầu thông tin là 16,1%. Sự khác biệt giữa các nhóm công chúng có mức độ thỏa mãn nhu cầu thông tin khác nhau về mức độ ứng dụng thông tin là khá lớn và có ý nghĩa thống kê (Gamma=0,753; sig =0,000). (Xem bảng 19 Phụ lục)

Đa số công chúng trẻ em mới ứng dụng được ít những thông tin về quyền trẻ em biết được từ Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước vào cuộc sống hàng ngày (chiếm 40,2%). Số trẻ em ứng dụng được nhiều chỉ chiếm 27,0%. Còn khá nhiều em chưa có cơ hội ứng dụng (chiếm 23,8%). Một số em không thể ứng dụng (chiếm 9,0%). Có thể nói, thông tin cho trẻ em trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước chưa được trẻ em ứng dụng nhiều, mà nguyên nhân theo thông tin phỏng vấn sâu cũng vì thông tin chưa phù hợp với thực tiễn cuộc sống của trẻ em.

Trẻ em học lớp thấp ứng dụng được nhiều hơn học sinh ở lớp cao (Gamma=0,351; sig=0,000). Học sinh lớp 7 ứng dụng được nhiều nhất (ứng dụng được nhiều chiếm 32,7%); thứ hai là học sinh lớp 8 (ứng dụng được nhiều chiếm 59,2%); thứ ba là học sinh lớp 9 (ứng dụng được nhiều chiếm 8,2%). Tuy nhiên, không thấy mối liên hệ giữa việc thỏa mãn nhu cầu thông tin và việc ứng dụng vào thực tiễn ở công chúng trẻ em.


Hầu hết công chúng người lớn trao đổi, bàn luận những thông tin thu được về đề tài trẻ em trên TTĐC với người khác (chiếm 98,1%), giúp nâng cao nhận thức, điều chỉnh thái độ và hành vi của nhiều người trong việc thực hiện quyền trẻ em. Họ thường trao đổi, bàn luận với những người có mối quan hệ gần gũi như người thân trong gia đình và bạn bè, đồng nghiệp; ít trao đổi, bàn luận với hàng xóm, láng giềng và càng ít trao đổi, bàn luận với họ hàng. Thông tin trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước được công chúng trao đổi, bàn luận nhiều nhất (chiếm 79,1%); thứ hai là trên Báo Bình Phước in; thứ ba là trên truyền thanh cấp huyện; ít nhất là trên Báo Bình Phước điện tử (Xem bảng 20 Phụ lục). Không có sự khác biệt giữa các nhóm công chúng trong việc trao đổi, bàn luận những thông tin thu được về quyền trẻ em trên TTĐC Bình Phước.

Phần lớn công chúng trẻ em trao đổi, bàn luận những thông tin có được về quyền trẻ em từ Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước với người khác (chiếm 87,4%), thấp hơn công chúng người lớn. Các em trao đổi, bàn luận nhiều nhất với bố mẹ, ông bà và người thân trong gia đình (chiếm 69,9%); thứ hai là với bạn bè (chiếm 67,2%); thứ ba là với người họ hàng (chiếm 13,7%); rất hạn chế với hàng xóm, láng giềng (chiếm 9,8%). Không có sự khác biệt giữa các nhóm công chúng trẻ em trong việc trao đổi, bàn luận với người khác các thông tin thu được về quyền trẻ em từ Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước.

Công chúng trao đổi, bàn luận thông tin về trẻ em thu được từ TTĐC, dẫn dắt mọi người có thông tin về quyền trẻ em, nhưng hầu như không có bao giờ trao đổi, phản hồi với cơ quan TTĐC. Các cơ quan TTĐC trong tỉnh chưa từng thăm dò dư luận của công chúng về các nội dung đăng phát, chỉ thu nhận những ý kiến rất ít ỏi từ thư từ, điện thoại của công chúng. Theo mô hình truyền thông của Roman Jakobson, đây chính là sự truyền thông một chiều. Do đó, hiệu quả của quá trình truyền thông bị hạn chế, nhà truyền thông không nắm bắt được mức độ thỏa mãn và nhu cầu thông tin về quyền trẻ em của công chúng.

TTĐC Bình Phước thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em góp phần giúp công chúng có được nhận thức, thái độ tích cực về quyền trẻ em. Tuy nhiên, nhận thức, thái độ về quyền trẻ em của công chúng vẫn còn nhiều hạn chế.

Đa số công chúng người lớn được hỏi cho rằng, TTĐC có tác động rất lớn đến nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em của mỗi người (chiếm 71,1%). Phần lớn công chúng cũng cho rằng, việc tiếp cận các thông tin về quyền


trẻ em trên TTĐC là rất cần thiết (chiếm 86,5%). Điều này thể hiện ở việc ứng dụng kiến thức, kinh nghiệm từ TTĐC vào thực tiễn cuộc sống và ở nhận thức, thái độ thực hiện quyền trẻ em của mỗi người.

Phần lớn công chúng người lớn nhận thức được quyền trẻ em là những quy định các em được hưởng để có điều kiện phát triển toàn diện (chiếm 83,3%); quyền trẻ em là những quy định mà Nhà nước, cộng đồng xã hội, gia đình có bổn phận, nghĩa vụ phải thực hiện, bảo vệ (chiếm 86,3%). Nhưng chỉ có 68,5% công chúng cho rằng, quyền trẻ em là một bộ phận của quyền con người. Chỉ có 47,7% công chúng cho rằng, trẻ em là chủ thể của quyền và có những nghĩa vụ kèm theo.

Công chúng nhận thức chưa đầy đủ và toàn diện về quyền trẻ em, cũng nhận thức chưa tốt về các quyền trẻ em được nêu trong CRC. Phần lớn công chúng cả người lớn và trẻ em đều chỉ nhận thức được quyền mà họ thấy quen thuộc như: quyền có họ tên và có quốc tịch; được sống và phát triển; được giáo dục; được nghỉ ngơi, giải trí, vui chơi, sinh hoạt văn hóa; được sống với cha mẹ; được bảo vệ khỏi bị bóc lột kinh tế và các công việc nguy hiểm, độc hại; được chăm sóc sức khoẻ... Công chúng nhận thức chưa tốt các quyền được bảo vệ đời tư; được giữ gìn bản sắc; được tự do biểu đạt; tự do kết giao và hội họp hoà bình. (Xem bảng 21 Phụ lục)

Công chúng người lớn và trẻ em nhận thức về các quyền trẻ em trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em tốt hơn các quyền trong CRC và cũng nhận thức tốt ở các quyền gần gũi trong cuộc sống hàng ngày như: quyền được khai sinh và có quốc tịch; được chăm sóc, nuôi dưỡng; được vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, du lịch; được học tập; được sống chung với cha mẹ; được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm và danh dự... Công chúng chưa nhận thức tốt quyền được có tài sản. (Xem bảng 22 Phụ lục)

Công chúng nhận thức chưa tốt trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em là sự cộng đồng trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, cộng đồng xã hội và cả bản thân trẻ em (Xem bảng 23 Phụ lục). Đây là thực tế cho thấy một lỗ hổng nhận thức rất lớn về quyền trẻ em của Nhân dân và chính trẻ em. Chưa nhận thức tốt quyền trẻ em, không rõ ai có trách nhiệm thực hiện trẻ em, trẻ em không biết đòi hỏi quyền của mình phải được thực hiện như là trách nhiệm pháp lý, và người lớn cũng không rõ trách nhiệm pháp lý mà mình phải thực hiện với trẻ em.


Công chúng trẻ em nhận thức tốt bổn phận trẻ em hơn so với các quyền của trẻ em. Phải chăng do cách giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội theo kiểu trẻ em “phải” tốt hơn là trẻ em “được”, nên các em biết nghĩa vụ của mình nhiều hơn là quyền. 98,5% trẻ em nhận thức rằng trẻ em có nghĩa vụ giúp đỡ người già yếu, khuyết tật, người gặp hoàn cảnh khó khăn; các nghĩa vụ còn lại đều chiếm từ 80,0% - 95,0%.

Theo kết quả nghiên cứu, số công chúng ủng hộ việc thực hiện quyền trẻ em không nhiều, chỉ chiếm 64,8%. Phần lớn trẻ em được hỏi có nhận thức về quyền của trẻ em ở mức khá (đạt 25,4 điểm trung bình/41 điểm); nhận thức tốt (từ 33-41 điểm) chiếm 34,3%; nhận thức khá (25-32 điểm) chiếm 36,9%; nhận thức trung bình (21-24 điểm) chiếm 10,8%; nhận thức kém (dưới 21 điểm) chiếm 18,1%. Nhận thức của công chúng người lớn về quyền trẻ em cũng ở mức khá (đạt 26/36 điểm); mức nhận thức tốt (29-36 điểm) chiếm 48,6%; nhận thức khá (22-28 điểm) chiếm 22,5%; nhận thức trung bình (18-21 điểm) chiếm 10,8%; nhận thức kém (dưới 17 điểm) chiếm 18,1%. Sự chênh lệch về mức độ nhận thức quyền trẻ em giữa các nhóm công chúng không đáng kể.

Không có mối liên hệ chặt chẽ giữa việc thường xuyên theo dõi các kênh TTĐC và mức nhận thức về quyền trẻ em. Càng thường xuyên theo dõi chủ đề về trẻ em trên TTĐC trong tỉnh, công chúng người lớn càng nhận thức tốt quyền trẻ em chỉ đúng với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh. Sự khác biệt này dù có ý nghĩa thống kê nhưng là không đáng kể (sig=0,035; Gamma=-0,121) (Xem bảng 24 Phụ lục). Tương tự với công chúng trẻ em theo dõi chương trình về trẻ em trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước (sig=0,029; Gamma=-0,216).

Việc trả lời câu hỏi kênh truyền thông nào mang lại nhận thức cho công chúng Bình Phước tốt nhất là điều vô cùng khó khăn. Vì công chúng đồng thời chịu sự tác động về mặt nhận thức từ nhiều kênh truyền thông khác nhau, không chỉ có TTĐC trong tỉnh. Nhưng có thể biết được rằng, công chúng người lớn theo dõi thông tin về trẻ em từ Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước có nhận thức về quyền trẻ em tốt hơn công chúng không theo dõi. Song sự khác biệt này là rất nhỏ (sig=0,032; Cramer’s V=0,130). Điều này cũng tương tự với những công chúng người lớn theo dõi thông tin về trẻ em từ truyền thanh cấp huyện và Báo Bình Phước in, nhưng không xảy ra với Báo Bình Phước điện tử. (Xem bảng 25 Phụ lục)

Xem tất cả 233 trang.

Ngày đăng: 04/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí