Giải Pháp Tăng Cường Vai Trò Của Truyền Thông Đại Chúng Tỉnh Bình Phước Trong Thực Hiện Quyền Trẻ Em


4.2.1. Xu hướng thứ nhất

TTĐC về quyền trẻ em trở thành một xu hướng của truyền thông hiện đại. Các vai trò của TTĐC với việc thực hiện quyền trẻ em đều có tiến triển tốt hơn, kiến tạo nên mô hình nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em đúng đắn theo CRC và pháp luật Việt Nam.

TTĐC quan tâm đến vấn đề quyền trẻ em hơn trong hoạt động truyền thông nói chung. Khi kinh tế - xã hội phát triển, hoạt động truyền thông về trẻ em hướng đến việc thực hiện quyền trẻ em được đầu tư mạnh mẽ hơn. Nó được dành cho cả nhóm công chúng trẻ em và người lớn. Trẻ em được tham gia vào hoạt động truyền thông với tư cách là chủ thể có quyền, là đối tượng phản ánh, là công chúng thực sự. Các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước cung cấp thông tin chính sách,

pháp luật về quyền trẻ em, các kỹ năng, kiến thức bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em khoa học hơn. TTĐC phản ánh ngày càng đầy đủ và toàn diện hơn cuộc sống của trẻ em, từ đó tham gia tích cực vào việc giải quyết các vấn đề của trẻ em. TTĐC ngày càng thông tin kịp thời, chính xác các vấn đề cấp bách của trẻ em, thực hiện quyền trẻ em để tạo nên dư luận xã hội tác động lên các thiết chế và đề xuất các phương án giải quyết; tổ chức và động viên Nhân dân tham gia hoạt động lãnh đạo, quản lý thực hiện quyền trẻ em; điều chỉnh và thúc đẩy sự phát triển các mô hình nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em đúng đắn. TTĐC ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu giải trí của trẻ em trong tỉnh.

4.2.2. Xu hướng thứ hai

Vẫn tiếp tục có sự chênh lệch, căng thẳng và xung đột giữa các vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em.

Vai trò vận động, khuyến khích và vai trò thông tin, tuyên truyền, giáo dục thực hiện quyền trẻ em sẽ vẫn được thực hiện tốt nhất; rồi đến vai trò giải trí cho trẻ em, vai trò giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em; hạn chế nhất là vai trò hình thành và hướng dẫn dư luận xã hội. Vẫn có sự khác nhau giữa các cơ quan, loại hình TTĐC trong vai trò thúc đẩy thực hiện quyền trẻ em trên địa bàn tỉnh. Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Phước vẫn thực hiện tốt nhất; thứ hai là Báo Bình Phước; thứ ba là các Đài truyền thanh cấp huyện. Các cơ quan báo chí khác trên địa bàn tỉnh sẽ quan tâm nhiều hơn đến hoạt động truyền thông về trẻ em. Loại hình truyền thông thực hiện tốt nhất là truyền hình; thứ hai là báo in, truyền thanh cấp huyện và báo mạng điện tử; hạn chế nhất là báo phát thanh.


4.2.3. Xu hướng thứ ba

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

Kỹ năng truyền thông về trẻ em nói chung, quyền trẻ em nói riêng trong đội ngũ cán bộ TTĐC của tỉnh tiếp tục được nâng lên. Vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em ở địa phương sẽ thay đổi theo xu hướng tính đến các yếu tố quyền của trẻ em đã được pháp luật thừa nhận.

Đến năm 2020 và những năm tiếp theo, tỉnh Bình Phước sẽ có một có một nền báo chí chuyên nghiệp, hiện đại, có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu thông tin phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, có khả năng liên kết trong nước và quảng bá hình ảnh, lợi thế tiềm năng của tỉnh ra khu vực và quốc tế... Đến năm 2030, Bình Phước có hệ thống các cơ quan báo chí đa dạng, có tiềm lực tài chính vững mạnh, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, cung cấp các loại hình thông tin phong phú, phạm vi hoạt động phủ khắp cả nước, vươn ra khu vực và quốc tế. Theo đó, TTĐC Bình Phước sẽ có nguồn nhân lực trình độ cao tiến sát với các cơ quan TTĐC lớn của đất nước, kỹ năng truyền thông về trẻ em theo cách tiếp cận quyền trẻ em hoàn thiện hơn, chuyên nghiệp hơn.

Vai trò của truyền thông đại chúng trong thực hiện quyền trẻ em ở tỉnh Bình Phước hiện nay - 19

4.2.4. Xu hướng thứ tư

Công chúng người lớn và trẻ em ở Bình Phước ngày càng thỏa mãn hơn, ứng dụng được nhiều hơn các thông tin về quyền trẻ em từ TTĐC, thực hiện quyền trẻ em tốt hơn, tham gia nhiều hơn vào quá trình truyền thông, nhưng sẽ yêu cầu cao hơn về nội dung, hình thức thể hiện và sự tiện lợi của hội tụ truyền thông.

Nhân dân trong tỉnh được thụ hưởng thông tin mọi lúc, mọi nơi, theo nhu cầu, theo đối tượng. Sự chênh lệch trong thụ hưởng thông tin của người dân đô thị và nông thôn gần như không còn. Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa bàn tỉnh sẽ có nhiều chuyển biến tích cực, hướng tới tạo cơ hội và điều kiện phát triển bình đẳng, toàn diện trong môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện cho mọi trẻ em. Trình độ dân trí ở Bình Phước đang ngày càng được cải thiện, theo đó hiểu biết của người dân về quyền trẻ em và sự cộng đồng trách nhiệm trong thực hiện quyền trẻ em sẽ được nâng cao. Người dân sẽ thực hiện quyền trẻ em tốt hơn, tham gia thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tích cực kiểm tra, giám sát tình hình tổ chức thực hiện quyền trẻ em trên địa bàn. Mặt bằng dân trí ngày càng cao, nhu cầu


tiếp nhận và phản hồi thông tin cũng như sự tham gia vào quá trình truyền thông của Nhân dân sẽ tích cực hơn. TTĐC Bình Phước kết hợp cùng các kênh truyền thông liên cá nhân, TTĐC ngoài tỉnh và đặc biệt là mạng xã hội, tác động mạnh mẽ đến nhận thức, thái độ và hành vi thực hiện quyền trẻ em của người dân. Nhưng cũng chịu sự cạnh tranh quyết liệt về công chúng, buộc TTĐC trong tỉnh phải thay đổi, cải tiến từ nội dung, hình thức đến giá cả và tính tiện ích.

Từ thực trạng, các nhân tố tác động và xu hướng biến đổi vai trò của TTĐC tỉnh Bình Phước trong thực hiện quyền trẻ em ở địa phương, có một số vấn đề đặt ra sau đây:

1. Nhận thức về quyền trẻ em, về trách nhiệm pháp lý và vị trí, vai trò quan trọng của các cơ quan TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp và toàn xã hội ở Bình Phước còn có những hạn chế nhất định, chưa ngang tầm với đòi hỏi của thực tiễn.

2. Tuy các phương tiện TTĐC tỉnh Bình Phước làm khá tốt năm vai trò trong thực hiện quyền trẻ em. Song, vẫn còn những hạn chế nhất định trong việc thông tin, chia sẻ kỹ năng, kinh nghiệm thực hiện quyền trẻ em, nhất là việc lựa chọn thông điệp truyền thông, kiến tạo mô hình nhận thức, thái độ, hành vi cho công chúng, cũng như tạo dư luận xã hội tích cực nhằm thực hiện tốt quyền trẻ em.

3. Sự phối hợp giữa các cơ quan TTĐC và các cơ quan hữu quan khác nhau chưa thật sự tích cực, chặt chẽ trong truyền thông về quyền trẻ em.

4. Việc nắm bắt nhu cầu, tạo ra nhu cầu cho công chúng cũng như năng lực kỹ năng, phẩm chất nghề nghiệp của cán bộ TTĐC cần được chú trọng, đặt ra như là một trong những vấn đề cần được nâng cao trong thời gian tới.

4.3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG TỈNH BÌNH PHƯỚC TRONG THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM

4.3.1. Đối với cơ quan truyền thông đại chúng

Cần quan tâm đến chế độ chính sách và điều kiện tác nghiệp của cán bộ TTĐC về trẻ em:

- Thực hiện tốt chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, thu hút nhân tài, sinh viên trẻ có trình độ bổ sung cho đội ngũ cán bộ TTĐC còn thiếu và yếu. Lựa chọn


những sinh viên đã từng được đào tạo kỹ năng truyền thông về trẻ em để đảm nhiệm

công tác truyền thông về trẻ em.

- Có nhuận bút khuyến khích cho tác giả có tác phẩm dành cho trẻ em và về trẻ em với mức khuyến khích từ 10-30% nhuận bút của tác phẩm đó. Tạo điều kiện hỗ trợ về phương tiện tác nghiệp, đi lại; ưu tiên thời lượng phát sóng; ưu tiên đưa tin khi có yêu cầu từ thực tiễn; hỗ trợ, cung cấp đầy đủ về tài liệu, thông tin liên quan đến trẻ em cho cán bộ TTĐC.

- Tôn vinh, khen thưởng kịp thời và xứng đáng những cán bộ có tác phẩm hay, ý nghĩa, phản ánh được những vấn đề bức xúc, khó khăn, nhạy cảm trong cuộc sống của trẻ em và khi triển khai chính sách về trẻ em, những trường hợp vi phạm quyền trẻ em đảm bảo nguyên tắc tiếp cận quyền trẻ em. Đồng thời xử lý thích đáng những trường hợp đưa tin không chính xác, thiếu tôn trọng, làm tổn thương trẻ em.

Cần đổi mới nội dung, đa dạng hình thức các chương trình, chuyên mục về đề tài trẻ em:

- Cần có sự kiểm duyệt gắt gao nội dung và hình thức các chương trình cho trẻ em và về trẻ em, tuyệt đối không bạo lực, khiêu dâm. TTĐC phải bảo vệ trẻ em dưới tác động của truyền thông bạo lực, khiêu dâm và sự lạm dụng trẻ em.

- Thông tin về quyền trẻ em chính xác, khoa học. Khi viết về trẻ em, cán bộ truyền thông cần tôn trọng sự thật, nhưng phải ưu tiên lợi ích tốt nhất của trẻ em, cần xác định liều lượng và cách tiếp cận vì lợi ích trẻ em, không làm công chúng hoang mang, lo sợ quá mức. Tác phẩm về trẻ em phải giản dị, dễ hiểu để mọi công chúng đều nhận được thông điệp về quyền trẻ em. Thông tin phải liên tục được cập nhật. Các sản phẩm truyền thông phải được phát hành kịp thời, đến được với tất cả các công chúng ở mọi vùng miền.

- Cần tạo ra nhiều điều kiện, môi trường, thời gian thuận lợi để trẻ em được tham gia vào quá trình truyền thông: tham gia viết tin bài, chụp ảnh, quay phim, dẫn chương trình; được phỏng vấn, được nói tiếng nói của mình, bày tỏ suy nghĩ, tham gia giải quyết những vấn đề của trẻ em, có liên quan đến trẻ em.

- Tổ chức các diễn đàn để trẻ em được tham gia giải quyết các vấn đề của trẻ em, vấn đề của xã hội từ góc nhìn trẻ em; các cuộc thi sáng tác tác phẩm văn hóa, văn nghệ cho trẻ em; các cuộc thi viết về quyền trẻ em... Thường xuyên giao lưu, trả lời thư và lắng nghe ý kiến góp ý, phản ánh của trẻ em. Cần coi trọng điều trẻ em nói, điều trẻ muốn làm; cung cấp đầy đủ thông tin cho trẻ em và đảm bảo sự


an toàn tuyệt đối khi trẻ em tham gia vào quá trình truyền thông. Nghiên cứu dư luận xã hội để nắm bắt nhu cầu thông tin của công chúng, đặc biệt là công chúng trẻ em. Theo dõi, phản ánh cơ quan chức năng giải quyết các vấn đề trẻ em kiến nghị để trẻ em kiểm soát sự tham gia của mình.

- Tác phẩm phải có hình ảnh, màu sắc trình bày đẹp, có sức hút với công chúng. Các chương trình, tác phẩm cho trẻ em càng phải sinh động, bắt mắt, phù hợp với thị hiếu của trẻ em ở từng độ tuổi, đảm bảo không độc hại hay bất lợi cho thị lực của trẻ em. Các chương trình game show, các cuộc thi trên truyền hình dành cho trẻ em không chạy theo lợi ích thương mại, đảm bảo tính giáo dục cao.

- Tăng cường chuyên mục, số lượng chương trình về quyền trẻ em; phát triển các kênh truyền thông cho riêng trẻ em trên tất cả các loại hình truyền thông. Quan tâm đến mọi nhóm đối tượng trẻ em, ở nhiều độ tuổi khác nhau. Đưa các tin, bài, chuyên mục trẻ em ở vị trí quan trọng; phát sóng trong những khung giờ vàng; đưa tin nhiều và thường xuyên trong các chương trình thời sự và tuyên truyền bằng tiếng dân tộc. Chú trọng tự sản xuất các chương trình mang đậm dấu ấn địa phương, phù hợp với trẻ em ở địa phương. Đề cập một cách trực tiếp và rõ ràng quyền trẻ em, không được né tránh hoặc biểu đạt bằng các khái niệm liên quan khác.

- Các chương trình, tác phẩm về đề tài trẻ em phải đảm bảo tiếp cận cả hai góc độ quyền con người với trách nhiệm pháp lý và góc độ đạo lý: Khi tác nghiệp về đề tài trẻ em, cán bộ TTĐC cần có tình thương yêu trẻ em, có trách nhiệm đối với trẻ em, đồng thời phải có đầy đủ các kiến thức pháp luật về quyền trẻ em, hiểu những đặc điểm tâm sinh lý đặc thù của trẻ em, có cách tiếp cận dựa trên quyền. Đạo đức nhà truyền thông về trẻ em cần được chuẩn hóa: Ba tuân thủ: luật pháp - CRC - đạo đức. Ba yêu cầu: yêu thương - bảo vệ - tham gia (Yêu thương trẻ em; bảo vệ trẻ em và cho trẻ em được tham gia vào quá trình truyền thông).

- Thông tin chủ trương, chính sách về quyền trẻ em cần đổi mới để giảm đơn điệu, khô cứng, công chúng có thể nắm được thông tin, thống nhất hành động. Quan tâm phản ánh, giám sát tình hình thực hiện quyền trẻ em, đề xuất hoàn thiện chính sách từ thực tiễn địa phương. Chú ý đăng tải những văn bản dự thảo của các cấp cần lấy ý kiến Nhân dân và trẻ em, tạo diễn đàn để Nhân dân có ý kiến góp ý.

- TTĐC cần được định hướng về nội dung, cách thức thông tin để hợp sức tạo nên dư luận xã hội về thực hiện quyền trẻ em. Phản ứng kịp thời, đến nơi, không né tránh các vụ vi phạm quyền trẻ em. Mở rộng kênh bạn đọc, có cơ chế để bạn đọc


tham gia thể hiện dư luận xã hội. Hiệu quả tác động của các sản phẩm truyền thông phản ánh tình hình thực hiện quyền trẻ em cần được các cơ quan truyền thông theo dõi, giám sát. TTĐC cần có nhiều sân chơi lành mạnh, bổ ích, phù hợp với từng độ tuổi của trẻ em. Quan tâm kêu gọi giúp đỡ trẻ em khó khăn, kêu gọi sự cộng đồng trách nhiệm của xã hội thực hiện quyền trẻ em.

- Ở cấp tỉnh, câu lạc bộ phóng viên nhỏ cần do Đoàn thanh niên chủ trì, phối hợp với các cơ quan báo chí và Hội Nhà báo thành lập. Mỗi huyện, thị cần có một câu lạc bộ. Đài phát thanh và truyền hình tỉnh hướng dẫn trực tiếp cho các câu lạc bộ ở cấp tỉnh, ở cấp huyện là Đài truyền thanh và truyền hình huyện về kỹ thuật, kỹ năng truyền thông về trẻ em, cách biểu đạt ý kiến và tham gia.

4.3.2. Đối với cán bộ truyền thông đại chúng

Cần xây dựng một đội ngũ phóng viên, biên tập viên chuyên nghiệp về đề tài trẻ em: Các phóng viên, biên tập viên chuyên nghiệp sẽ là người phụ trách chính các chuyên mục, sản phẩm truyền thông về trẻ em, kiểm duyệt nội dung truyền thông về trẻ em, đảm bảo thông tin được đăng phát có cách tiếp cận quyền trẻ em. Để có được một đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về đề tài trẻ em cần:

- Đưa nội dung đào tạo kỹ năng truyền thông về trẻ em với một khung chương trình chuẩn trong chương trình đào tạo cán bộ báo chí, truyền thông chung của cả nước ở các hệ, bậc đào tạo.

- Phân công cán bộ truyền thông chuyên về đề tài trẻ em có đặc điểm cá nhân xã hội phù hợp, có đủ các tiêu chuẩn nghề nghiệp, đã được đào tạo kỹ năng truyền thông về trẻ em. Tạo điều kiện thuận lợi về phương tiện tác nghiệp, chế độ nhuận bút, thời lượng đăng phát... để cán bộ yên tâm phụ trách đề tài trẻ em, nhưng cũng có sự luân chuyển cán bộ để phát huy được tư duy sáng tạo của họ.

- Cần trang bị thông tin, kiến thức, kỹ năng truyền thông về trẻ em cho các phóng viên, biên tập viên, đạo diễn, quay phim, phát thanh viên, kỹ thuật viên… để họ vẫn có thể tác nghiệp trên các lĩnh vực có liên quan đến trẻ em.

Cần làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ TTĐC về quyền trẻ em, các kỹ năng truyền thông về trẻ em và chuẩn mực đạo đức của cán bộ truyền thông về trẻ em:

- Nội dung: tập trung tuyên truyền các quyền trẻ em trong CRC và Luật Bảo

vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trong đó, cần chú ý đến những vấn đề nhạy cảm,


vấn đề nhận thức còn hạn chế. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng truyền thông về trẻ em, đạo đức truyền thông về trẻ em, cách tiếp cận vấn đề trẻ em dưới góc độ quyền con người, trách nhiệm pháp lý của nhà truyền thông; kỹ năng bảo vệ trẻ em dưới tác động của TTĐC, đặc biệt là các trang mạng xã hội.

- Hình thức, phương pháp: Tổ chức tập huấn kỹ năng truyền thông về trẻ em hàng năm, đảm bảo 100% lãnh đạo, cán bộ các cơ quan TTĐC đều được tham gia. Tổ chức các hội thảo, tọa đàm trao đổi kỹ năng đưa tin về trẻ em và đạo đức người làm báo; cuộc thi sáng tác tác phẩm báo chí hay về trẻ em; tôn vinh, trân trọng các tác giả, tác phẩm; hỗ trợ tác phẩm báo chí có chất lượng cao về đề tài trẻ em.

4.3.3. Đối với các cơ quan lãnh đạo, quản lý

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức, thái độ của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các cơ quan quản lý, chỉ đạo báo chí truyền thông về vị trí, vai trò của công tác truyền thông về quyền trẻ em.

- Tăng kinh phí tuyên truyền cho các cơ quan TTĐC, với tỷ lệ từ 20-30% của toàn chương trình, dự án, đợt hoạt động và bằng 20% ngân sách thường xuyên của công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em hàng năm. Đồng thời kêu gọi sự tài trợ của các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ cho hoạt động bảo vệ trẻ em, giúp đỡ trẻ em khó khăn.

- Đầu tư kinh phí nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện tác nghiệp cho các cơ quan TTĐC,... nhất là với phát thanh và báo mạng điện tử. Đầu tư hạ tầng kỹ thuật truyền dẫn, phát sóng, phát hành, hội tụ truyền thông để đưa được thông tin đến với quảng đại công chúng nhanh nhất, hấp dẫn nhất. Đầu tư xây dựng kênh truyền hình, tờ báo dành riêng cho trẻ em.

- Từng bước cụ thể hóa và tăng tính hiệu lực, khả thi của các văn bản pháp luật về TTĐC, khẳng định vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em. Trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cần bổ sung, cụ thể hơn năm vai trò, trách nhiệm của các cơ quan TTĐC với việc thực hiện quyền trẻ em. Cần quy định mọi hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm trẻ em đều bị xử lý, tính đến trẻ em bình thường bị xúc phạm, xâm hại trên TTĐC, mạng xã hội. Cần quy định không công khai tên và hình ảnh của trẻ em vi phạm pháp luật và cả chưa bị kết tội vi phạm pháp luật lên TTĐC để trẻ em có cơ hội tái hòa nhập cộng đồng.

- Sớm xây dựng một tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ báo chí

truyền thông về đề tài trẻ em, tiến tới bổ sung vào quy định về đạo đức nghề nghiệp


người làm báo Việt Nam. Bổ sung các quy định về chương trình trẻ em trên TTĐC

trong Luật Báo chí, Luật Xuất bản nước ta.

- Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển TTĐC cho trẻ em và về trẻ em ở tầm quốc gia. Đầu tư hệ thống truyền thanh cơ sở, mở rộng phủ sóng phát thanh và truyền hình, nhất là ở vùng lõm, vùng sâu, vùng xa, biên giới. Đầu tư xây dựng dự án mạng xã hội cho thanh thiếu niên. Thực hiện tốt việc cấp báo, tạp chí miễn phí cho trẻ em và Nhân dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, đảm bảo mọi người đều có cơ hội tiếp cận thông tin về quyền trẻ em. Mở rộng giao lưu, hợp tác với các nước, các tổ chức phi chính phủ trong công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng truyền thông về trẻ em cho đội ngũ cán bộ TTĐC.

- Làm tốt công tác định hướng tuyên truyền về quyền trẻ em. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về báo chí và xuất bản ảnh hưởng đến sự phát triển và hoàn thiện nhân cách trẻ em. Cán bộ cơ quan quản lý nhà nước về truyền thông cần có kiến thức nghiệp vụ tốt, hiểu biết về quyền trẻ em.

- Cấp ủy đảng các cấp tăng cường sự lãnh đạo đối với các cơ quan TTĐC và hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Chỉ đạo tăng cường ngân sách và cơ sở vật chất cho công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Chỉ đạo các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm giải quyết những vấn đề bức xúc liên quan đến trẻ em, các trường hợp vi phạm quyền trẻ em được phản ánh trên TTĐC; xử lý nghiêm minh, kịp thời các trường hợp vi phạm trong truyền thông về trẻ em.

4.3.4. Đối với công chúng

Đối với công chúng người lớn:

- Cùng với công chúng trẻ em nhận thức được vai trò của TTĐC trong thực hiện quyền trẻ em, hỗ trợ, giúp đỡ TTĐC thực hiện công tác tuyên truyền và biết yêu cầu TTĐC phải thực hiện trách nhiệm pháp lý này.

- Chủ động, tích cực theo dõi, tiếp nhận, ứng dụng và phổ biến, hướng dẫn người khác ứng dụng các thông tin có được từ TTĐC vào quá trình bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Chủ động tìm kiếm thông tin về quyền trẻ em; kịp thời phản hồi những quan điểm, ý kiến, đề xuất của mình cho TTĐC. Tích cực, chủ động và có trách nhiệm tham gia phản biện các chủ trương, chính sách về trẻ em.

- Chủ động bảo vệ con em mình trước những thông tin bạo lực, khiêu dâm trên TTĐC. Tạo điều kiện cho con em mình được tiếp cận nhiều thông tin về trẻ em, hướng dẫn cách chọn lọc thông điệp truyền thông, tham gia các hoạt động xã hội, các hoạt động truyền thông về trẻ em.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/11/2022